Tăng Cường Các Biện Pháp Quản Lý Hành Chính



cách cho phép phát hành cổ phần để gia tăng thêm cổ đông góp vốn, xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tăng vai trò chủ đạo của NHTM Nhà nước trong thị trường tài chính - tín dụng. Kinh nghiệm về tái cơ cấu NHTM trên thế giới, việc cổ phần hóa ngân hàng, sau đó thoái vốn và bán cổ phần ra bên ngoài (có cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm chi phối) có hiệu quả tích cực. Kinh nghiệm này đã và sẽ được NHNN áp dụng đối với Vietcombank và Vietinbank. Hiện nay, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam vẫn có thể là Ngân hàng 100% vốn nhà nước để có thể phục vụ cho khu vực nông nghiệp rộng lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước mắt BIDV cần được xem xét cụ thể thực hiện bán cổ phần cho các nhà đầu tư tài chính, cổ đông chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính.

- Nới room khối ngoại (tỷ lệ sở hữu cổ phần ở NHTM cho nhà đầu tư ngoại), siết kỷ luật quy định về room của các nhà đầu tư trong nước. Nới room cho khối ngoại sẽ tác động tích cực tới ngân hàng, như thu hút thêm nhà đầu tư mới, thu hút thêm nguồn lực tài chính, nâng cao sự hợp tác của các đối tác. Theo Quyết định số 254/QĐ-TTg này 1/3/2012, Chính phủ hướng tới mục tiêu đưa các NHTM Việt Nam phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu sở hữu nhà nước phù hợp, đồng thời khuyến khích nhà ngân hàng nước ngoài tốt. Nghị định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6/2014 quy định tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với NHTM cổ phần nhà nước từ 65-75% tổng số cổ phần tại tổ chức tín dụng. Theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2015, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam ở mức 30%, trong đó một tổ chức không được sở hữu quá 20% ) và sang tháng 6 năm 2015 là không hạn chế, tùy thuộc vào quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.. Như vậy, quan điểm của Chính phủ là rất rõ ràng và nhất quán. Tuy nhiên, việc mở cửa ồ ạt cho khối ngoại vào ngành ngân hàng có thể gây phức tạp câu chuyện về cam kết, mức độ độc lập và khả năng chủ động về chính sách tiền tệ.

Do đó, nới room thì cần phân loại ít nhất làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Các ngân hàng TMCP Nhà nước. Đối với các NHTM nhà nước có tỷ lệ sở hữu nhà nước rất cao như BIDV và VCB, NHNN nên có lộ trình giảm tỷ



lệ sở hữu của nhà nước và gia tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM. Việc khuyến khích tư nhân và nước ngoài tham gia nhiều hơn vào quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu cũng như cổ phần hóa hiện nay có ý nghĩa to lớn.

+ Nhóm 2: Các ngân hàng TMCP có quy mô vốn trên 5000-10.000 tỷ VND như MB, Sài Gòn, Sacombank, Eximbank, Vpbank, Tienphongbank, SHB, Hdbank…: các NHTM này xây dựng lộ trình đa dạng tỷ lệ sở hữu theo quy định của NHNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

+ Nhóm các ngân hàng TMCP yếu kém hơn: việc áp dụng một mức room khác nhau phải thận trọng và còn tùy thuộc nhiều vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng này của NHNN, mặt khác còn tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng này cũng như kết quả của thành tra giám sât ngân hàng của NHNN.

Việc nới room đối với ngành ngân hàng cần được thực hiện trong vòng trung và dài hạn bởi đây là ngành có tính nhạy cảm cao, có thể ảnh hưởng đến an ninh ngành. Mức độ, liều lượng cũng như thời điểm như thế nào là do Chính phủ quyết định, dựa trên các yêu cầu về quản lý và mục tiêu của nền kinh tế.

Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 21

- Một giải pháp đúng hướng nữa là buộc các NHTM thực hiện quy định về room cho nhà đầu tư trong nước theo tinh thần không để tình trạng cổ đông và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu cổ phần, dẫn đến thao túng, chi phối ngân hàng, phục vụ lợi ích riêng. Vừa qua, có 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn điều lệ, 5 ngân hàng khác có tổ chức nắm giữ quá tỷ lệ 15% vốn, 8 ngân hàng mà nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 20%. NHNN đã từng bước xử lý và đưa ra lộ trình cụ thể để một số tổ chức và cá nhân thoái vốn khỏi ngân hàng hoặc thực hiện sáp nhập để giảm sở hữu chéo (trường hợp Sacombank và ngân hàng Phương Nam). Việc thoái vốn khỏi ngân hàng sẽ làm cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng bị thoái vốn giảm xuống, trong khi dư nợ và huy động vốn đang ở mức rất cao. Những NHTM này cần giám sát chặt, một mặt tạo điều kiện cho họ mời gọi các cổ đông là các định chế tài chính nước ngoài tham gia để nhanh chóng bù đắp phần vốn chủ sở hữu đã thoái vốn; mặt khác giám sát thường xuyên về hoạt động kinh doanh, giúp họ nâng cao chất lượng tài



sản và quản lý có hiệu quả vốn chủ sở hữu.

- Thực hiện M&A trong lĩnh vực NHTM theo đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã trình Chính phủ. Theo quy định của Thông tư 36/2014/TT- NHNN các ngân hàng thương mại đang sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quá 5% tại tổ chức tín dụng khác không còn cách nào là phải thoái vốn về mức quy định. Do đó, M&A được xem là giải pháp tăng quy mô vốn nhanh chóng. Có thể dự đoán hoạt động này vẫn sẽ được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới để có thể tập trung hóa cao trong ngành ngân hàng, tạo ra những ngân hàng có mức vốn đạt mức vốn trung bình trong khu vực để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc sáp nhập mới chỉ đáp ứng quy mô của ngân hàng sau sáp nhập lớn hơn. Còn để ngân hàng hoạt động lành mạnh hơn, phải giải quyết nhiều vấn đề trong đó có lợi ích của các bên sáp nhập và lợi ích của nền kinh tế. Vì thế thực hiện M&A trong ngân hàng để có những ngân hàng lớn, một mặt tăng quy mô, chất lượng hoạt động, mặt khác không đồng nghĩa với việc xóa bỏ các NHTM nhỏ kinh doanh hiệu quả và không liên quan đến sở hữu chéo.

- NHNN cần thẩm định chắc chắn nguồn vốn khi NHTM tăng vốn điều lệ, qua thanh tra giám sát mà kiểm tra các quan hệ cho vay, ủy thác đầu tư, các giao dịch giữa ngân hàng và các bên liên quan, các bên có quyền lợi liên quan. Đồng thời NHNN cũng thông tin rộng rãi về tổ chức, cá nhân góp vốn cổ phần vào NHTM (tình hình tài chính, tình hình quản trị…) và nghiêm khắc xử lý các trường hợp che giấu, gian lận về nguồn gốc vốn được góp vào ngân hàng.

3.2.1.6. Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính

Thứ nhất, NHNN yêu cầu các NHTM phải minh bạch về sổ sách, về kế toán, về phân loại nợ, định nghĩa rủi ro trong hệ thống, không chỉ rủi ro cho vay tín dụng, mà cả rủi ro thị trường, rủi ro vận hành/rủi ro nghiệp vụ. Tất cả loại các loại rủi ro đó đều phải được định nghĩa chính xác, rồi từ định nghĩa đó, các ngân hàng sẽ xây dựng “khẩu vị rủi ro” (risk appetite), tức là những loại rủi ro nào chấp nhận được và hạn mức chấp nhận (risk tolerance/risk limit), tiếp theo là những biện pháp để quản lý. Đặc biệt, các báo cáo tài chính của ngân hàng phải được thực hiện đúng với chế



độ kế toán của Việt Nam và các nguyên tắc kế toán quốc tế, kèm theo các giải thích, thuyết minh về việc phân loại nợ và những rủi ro ngân hàng đang đối diện đúng theo tiêu chí quốc tế, cũng như những món nợ xấu gây hậu quả nghiêm trọng, tài sản đầu tư thua lỗ, ngay cả các vụ kiện tụng cũng phải được công bố trên báo cáo tài chính. Còn nếu những rủi ro và thiệt hại chỉ được nói một cách chung chung, mập mờ thì bản báo cáo tài chính đó không có giá trị về mặt quản lý rủi ro đối với bản thân các ngân hàng và đối với tất cả các đối tác của ngân hàng, đặc biệt là nhà đầu tư và công chúng.

Thứ hai, NHNN yêu cầu các NHTM phải xây dựng các quy chế, quy trình quản lý rủi ro nội bộ, kèm theo một bộ máy kiểm soát và quản lý rủi ro bao gồm Ủy ban quản lý rủi ro của hội đồng quản trị, khối quản trị rủi ro của Ban điều hành. Nhiều ngân hàng trên thế giới thiết lập một cơ chế phòng thủ rủi ro bao gồm ba phòng tuyến: phòng tuyến 1 là các đơn vị và cán bộ kinh doanh, phòng tuyến 2 là các đơn vị thuộc ủy ban và khối quản lý rủi ro, và phòng tuyến 3 gồm ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Các loại rủi ro khi thâm nhập vào ngân hàng sẽ đụng phải các phòng tuyến này, được kiểm soát và xử lý trước khi trở thành thiệt hại.

Thứ ba, NHNN yêu cầu các NHTM tuân thủ những quy định của NHNN và những quy định nội bộ. Các nguyên tắc và công cụ của Basel đòi hỏi tính tuân thủ nghiêm ngặt như quy định về vốn chủ sở hữu, cổ phần của các bên liên quan không được vượt quá tỷ lệ đã được quy định; các quyết định về cho vay, đầu tư phải được phân cấp ủy quyền chặt chẽ và các đơn vị được ủy quyền tuân thủ tuyệt đối sự phân cấp ủy quyền này. Việc che giấu các bên liên quan sở hữu cổ phần mà không công bố công khai sẽ làm hỏng việc thực hiện Basel 2 bởi hiệp ước này đòi hỏi những thông tin công bố phải thực sự chính xác, nếu thông tin không chính xác thì công cụ cũng vô hiệu. Đồng thời, cần tăng mạnh hơn mức chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng theo tỷ lệ thuận tương xứng với quy mô và lợi nhuận thu được từ sự vi phạm mới thực sự có giá trị răn đe, cảnh báo và giúp ngăn ngừa tái diễn cố ý các vi phạm trong lĩnh vực này.



Thứ tư, NHNN sử dụng “công cụ thanh tra và chẩn đoán theo Basel” để chẩn đoán và đo khoảng cách về dữ liệu - Data Gap giữa tiêu chuẩn Basel 2 và hiện trạng tại các NHTM. Đây là cơ sở ban đầu giúp NHNN có cái nhìn chính xác và toàn diện về hiện trạng thực tế tại các NHTM, đồng thời là cơ sở để ra các quyết định, chính sách và yêu cầu về tỷ lệ an toàn và các nguyên tắc của công tác quản trị rủi ro phù hợp với năng lực thực thi của các NHTM.

Do đó, phải cải thiện được tất cả những điều trên, sau đó mới có thể áp dụng Basel 2 một cách hiệu quả được.

3.2.1.7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Để xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu trong hoạt động quản lý, giám sát ngân hàng, NHNN cần tiến hành triển khai trong trung hạn thông qua công bố công khai về bộ tiêu chuẩn, tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao đến tất cả các cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ với hai loại danh sách: danh sách cán bộ quy hoạch chức danh quản lý và danh sách cán bộ quy hoạch chức danh chuyên gia [43].

* Với đào tạo chức danh quản lý:

+ Yêu cầu chung:

- Xây dựng kế hoạch quản lý vốn chủ sở hữu trên cơ sở mục tiêu đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro.

- Tham mưu cho cấp cao hơn xây dựng cơ chế quản lý giám sát hệ thống ngân hàng và đề án chiến lược phát triển ngân hàng theo các mô hình quản lý rủi ro của Basel theo từng giai đoạn.

- Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại. Đồng thời chủ trì và tham gia các đề tài, công trình nghiên cứu để đổi mới hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng theo khuyến nghị của Ủy ban Basel.

+ Kiến thức và kỹ năng cần đào tạo:

- Kiến thức sâu, rộng về chuyên môn, nghiệp vụ; về quản lý giám sát hệ thống ngân hàng; về tình hình kinh tế xã hội trong nước và về kinh nghiệm triển



khai Basel 2 của các nước trên thế giới.

- Kỹ năng xây dựng và kiểm soát các mô hình quản lý rủi ro theo quy định của Basel như: IRB, VAR, BIA, TSA, AMA.

- Năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học để

quản lý hoặc phát triển khuyến nghị quản trị rủi ro của Ủy ban Basel.

- Kỹ năng đánh giá các phân tích và kết quả công việc của cấp dưới;

- Kỹ năng quản lý quá trình chuyển đổi theo mô hình quản lý rủi ro Basel.

* Với đào tạo chức danh chuyên gia:

+ Yêu cầu chung:

- Kỹ năng vận hành và kiểm soát thực hiện các mô hình quản lý rủi ro theo quy định của Basel;

- Kỹ năng tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá nội dung công việc được giao;

- Tham mưu, đề xuất cho cấp cao hơn về các văn bản, quy trình, quy định và các công việc liên quan đến việc quản lý, giám sát ngân hàng.

+ Kiến thức và kỹ năng cần đào tạo:

- Kiến thức sâu, rộng các quy định về kế toán, báo cáo tài chính và các quy

định trong hoạt động tài chính theo chuẩn mực Basel.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro.

- Khả năng nghiên cứu độc lập;

- Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học;

- Nghe, nói, đọc, viết thông thạo một ngoại ngữ.

Bên cạnh việc đào tạo, NHNN cần xây dựng cơ chế khen thưởng và khuyến khích đội ngũ nhân sự. Hiện nay, việc trả lương cho cán bộ, nhân viên của NHNN được thực hiện theo quy định về lương của nhà nước. Dẫn đến mức lương của các cán bộ này thường thấp so với khu vực tư nhân. Do đó, để khuyến khích đội ngũ cán bộ hướng tới chất lượng công việc, NHNN có thể xây dựng một chính sách lương dành riêng cho đội ngũ quản lý và các chuyên gia theo chế độ “Trả lương theo năng lực”. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng yếu của NHNN trong quá trình quản lý vốn chủ sở hữu của các ngân hàng



thương mại theo các chuẩn mực quốc tế và các kỹ thuật hiện đại.

* Việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ của NHNN và NHTM để triển khai Basel 2 luôn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian qua cũng như trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, do hầu hết các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã triển khai Basel 2 nên NHNN làm đầu mối tạo cơ chế hợp tác chia sẻ kinh nghiệm áp dụng Basel 2 giữa ngân hàng nước ngoài và TCTD Việt Nam thông qua các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm hoặc thúc đẩy hợp tác song phương giữa các TCTD Vệt Nam và ngân hàng nước ngoài để có được những kinh nghiệm, tư vấn kỹ thuật triển khai Basel 2, áp dụng cho hệ thống các TCTD Việt Nam [42].

Ngành ngân hàng Việt Nam chưa có hệ thống các chứng chỉ thống nhất hành nghề ngân hàng theo các vị trí việc làm cơ bản và phổ biến trong hoạt động ngân hàng. Đây là sự thiếu vắng vô cùng to lớn trong sự nghiệp đào tạo và quản lý nhân lực ngân hàng, kể cả ở NHNN lẫn các NHTM mà sau 64 năm của ngành ngân hàng, nền kinh tế đã và đang phải giải quyết hậu quả này. Nếu có giấy pháp hành nghề được cấp và quản lý bởi NHNN, các nhân viên ngân hàng ở mọi vị trí sẽ phải chịu sự ràng buộc của pháp luật ngay từ khâu đào tạo chuyên sâu, tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, sử dụng cán bộ đúng theo giấy phép hành nghề và bằng cấp đào tạo, tạo ra sự nghiêm túc và tính chính danh trong hoạt động chuyên môn. NHNN sẽ lập danh sách những cán bộ ngân hàng có độ liêm chính tốt để vinh danh và danh sách “ đen “ đối với những cán bộ ngân hàng vi phạm luật pháp để quản lý và công bố rộng rãi trong hệ thông tài chính quốc gia. Những người vi phạm luật pháp và độ liêm chính sẽ không bao giờ được hành nghề trong lĩnh vực tài chính. Có như vậy, sức răn đe và phòng ngừa mới thật sự cao, qua đó góp phần đào tạo, sử dụng cán bộ ngân hàng tận tâm, tân tụy và chuyên cần.

Để làm được điều này, Vụ Tổ chức cán bộ của NHNN sẽ làm đầu mối, xây dựng danh sách các giấy pháp hành nghề ngân hàng quốc gia, trình Thống đốc quyết định và áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Trên cơ sở đó, Vụ Tổ chức cán bộ NHNN phối hợp với phòng tổ chức cán bộ của trụ sở chính của các NHTM để xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ ngân hàng của hệ thống, nhận báo cáo đào tạo từ các NHTM, báo cáo tình hình quản lý nhân sự định kỳ và đột xuất …dể quản lý cơ sở



dữ liệu này. Thiết nghĩ rằng đây là công việc quan trọng nhất để chấn chỉnh công tác quản trị nhân lực trong toàn hệ thống ngân hàng.

3.2.1.8. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê

Đây là các điều kiện cần thiết để giúp cho việc quản lý của NHNN đối với NHTM được chính xác, kịp thời.

Thứ nhất, Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật theo thời gian. Điều này giúp NHNN có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân tích công tác quản lý vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Để phát triển hệ thống này cần đảm bảo các điều kiện: thống nhất chế độ báo cáo theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống báo cáo tự động các chỉ tiêu cơ bản; nâng cao khả năng tìm kiếm dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát trong hệ thống tài chính và giữa các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, NHNN cần đầu tư các công cụ phân tích dữ liệu chuyên sâu, thực hiện được các yêu cầu phức tạp cũng như có thể đưa ra những dự báo, xu hướng vốn của các ngân hàng thương mại thông qua dữ liệu về tài sản nợ, tài sản có, chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ thanh khoản,… của từng ngân hàng. Từ đó giúp NHNN có những can thiệp kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra với các ngân hàng, kiểm soát sự ổn định của hệ thống. Hiện nay, hệ thống dữ liệu ngân hàng tại Việt Nam còn chưa đầy đủ và chính xác nên để có một hệ thống công nghệ thông tin lành mạnh, tin cậy NHNN cần xây dựng một lộ trình trong trung hạn và dài hạn với công tác thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu từ khung pháp lý cho đến giai đoạn thực hiện.

Thứ ba, Tích cực triển khai dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ và cơ sở dữ liệu; có các giải pháp tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin hiện có thông qua cơ chế chia sẻ và hệ thống công nghệ tích hợp để phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, giám sát của NHNN và việc triển khai, quản lý dự án tại các NHTM trong quá trình thực hiện Basel 2. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng được thực hiện trong tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm xếp hạng tín dụng nội bộ, quản trị rủi ro theo Basel 2, dự án khởi tạo vay vốn- LOS, dịch vụ ngân hàng điện tử…Vấn đề là cần hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa các chương trình công nghệ để có thể tương thích với các giao diện trên thị trường tài chính (như thị trường chứng khoán, bảo hiểm…) và với các đối tác nước ngoài trong các hoạt động ngân hàng. Việc

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí