“cứng”, thông tin chuẩn mực cho phép các nhà đầu tư đánh giá trị giá công ty theo đúng những gì đã diễn ra trong quá khứ; hoặc cho phép nhà đầu tư ước tính được trị giá giải thể công ty khi các tài sản của công ty được bán một cách đơn lẻ. Chủ sở hữu, các cổ đông nói chung cũng không nhận được thông tin “mềm”, hay thông tin dự tính tương lai. Thông tin loại này bao gồm những dự đoán của HĐQT hay những người quản lý khác về những biến đổi giá có thể xảy ra trên mỗi loại thị trường mà công ty đang hoạt động (thị trường sản phẩm, thị trường cung ứng nguyên liệu, thị trường vốn, thị trường lao động v.v...), và ước tính thay đổi về cầu đối với sản phẩm của công ty. Thông tin loại này là thứ không thể thiếu để đánh giá trị giá công ty trong dòng vận động, vì nó cho phép nhà đầu tư dự tính được những thay đổi có thể xảy ra ở tương lai trong lưu chuyển tiền tệ1.
2.5. Quyền khởi kiện của cổ đông
Trong trường hợp quyền lợi hợp pháp của cổ đông bị xâm hại, cổ đông có quyền khởi kiện ra Tòa và yêu cầu Tòa án buộc người xâm phạm bồi thường thiệt hại. Luật Công ty của các nước thường quy định quyền khởi kiện của cổ đông gồm có hai loại là tố tụng trực tiếp và tố tụng đại diện.
Tố tụng trực tiếp có nghĩa là bản thân cổ đông làm nguyên đơn khởi kiện công ty trước Tòa án để bảo vệ lợi ích của chính mình. Loại tố tụng này bao gồm: yêu cầu hủy bỏ hoặc tuyên bố vô hiệu các Nghị quyết của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT, yêu cầu bồi thường thiệt hại; khởi kiện trực tiếp thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ nếu họ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ công ty và các nghị quyết của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT, gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của cổ đông.
Tố tụng đại diện có nghĩa là trong trường hợp lợi ích của công ty bị xâm hại nhưng công ty không đứng ra khởi kiện thì cổ đông đứng ra thay công ty để kiện ra Tòa và kết quả tố tụng sẽ thuộc về công ty. Lợi ích của công ty cũng là lợi ích của cổ đông, vì vậy, việc cổ đông khởi kiện vì lợi ích của công ty về bản chất cũng là vì lợi ích của mình, tuy có quan hệ một cách gián tiếp.
1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, Hà Nội, năm 2009, tr.355.
LDNVN 2005 không quy định quyền cổ đông trực tiếp khởi kiện HĐQT hay yêu cầu toà án xem xét miễn nhiệm thành viên HĐQT hoặc BKS trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, điều 107 LDN 2005 có thừa nhận quyền của cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHĐCĐ nếu trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện theo đúng quy định của LDN 2005 và điều lệ công ty hoặc trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Tuy nhiên, quy định về quyền tố tụng của cổ đông nêu trên còn sơ sài, chưa đủ mạnh để đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn. Bên cạnh đó, quy định tại điều 107 này đặt ra một vấn đề đáng quan tâm là: nếu ĐHĐCĐ đã thông qua một nghị quyết vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đã trải qua 90 ngày mà chưa có người khởi kiện để yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết này thì nên chăng nghị quyết đó có hiệu lực pháp luật hay không? Nếu theo quy định trên thì nghị quyết đó vẫn có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên về nguyên tắc một quyết định mà nội dung của nó trái với pháp luật không thể nào có hiệu lực pháp luật cho dù đã được thông qua trước một thời gian khá lâu.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Ctcp Của Nhật Bản
- Bình Luận Các Mô Hình Quản Lý Ctcp Trên Thế Giới Và Mối Liên Hệ Của Chúng Tới Mô Hình Quản Lý Ctcp Ở Việt Nam.
- Thực Trạng Điều Chỉnh Pháp Luật Về Các Quyền Của Cổ Đông Nói Chung
- Thực Trạng Điều Chỉnh Pháp Luật Về Cuộc Họp Đhđcđ
- Khái Niệm, Địa Vị Và Trách Nhiệm Pháp Lý Của Gđ/tgđ Trong Ctcp
- Nhìn Lại Chế Độ Quản Lý Nội Bộ Của Dnnn Và Ảnh Hưởng Của Nó Tới Thực Trạng Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Hóa Từ Dnnn.
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Ngoài ra, trong thực tế, còn có một số biểu hiện khác trong việc thực hiện chưa đúng các quy định về quyền của cổ đông như: (i) Bỏ phiếu tại cuộc họp của ĐHĐCĐ theo đầu người, chứ không phải theo số cổ phần sở hữu; (ii) Điều lệ của một số CTCP đặc biệt là các CTCP không niêm yết đã quy định chỉ có những cổ đông sở hữu một mức cổ phần nhất định (ít nhất 1% hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50 triệu, 100 triệu, hoặc 500 triệu đồng) mới được quyền trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ1 (iii) Một số không nhỏ CTCP không lập Sổ đăng ký cổ đông và không cấp cổ phiếu cho cổ đông v.v. Về mặt luật, sổ đăng ký cổ đông là nơi xác nhận và theo dõi cổ đông. Nhưng trên thực tế, có nhiều công ty không lập
sổ đăng ký cổ đông, không cấp cổ phiếu, nghi ngờ về hiệu lực pháp lý, chuyển nhượng cổ phần mà không đăng ký vào danh sách cổ đông, nên đa số mà vẫn là thiểu số hay ngược lại, và không biết về mặt pháp lý ai đang thực sự sở hữu công ty.
1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện, trình bày trong cuốn “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr.357.
Đây là những khiếm khuyết lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông và công ty1.
3. Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số
LDN 2005 cũng như các văn bản pháp luật khác không có quy định cụ thể về cổ đông thiểu số (cổ đông nhỏ). Cổ đông thiểu số là thuật ngữ dùng để chỉ những người nắm giữ một lượng cổ phần trong công ty mà trong mối quan hệ giữa họ với các cổ đông khác thì họ không đủ sức mạnh để chi phối các hoạt động của công ty như thông qua quyết định hay bầu các chức danh quản lý của công ty.
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần phổ thông để được coi là cổ đông lớn hay cổ đông nhỏ thường do Điều lệ công ty quy định trên cơ sở tuân thủ LDN 2005. Chẳng hạn, nếu điều lệ công ty quy định cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là cổ đông lớn thì tức là cổ đông sở hữu ≤10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là cổ đông nhỏ. Theo khoản 9 điều 6 Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 quy định: “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”. Như vậy, có thể hiểu rằng, cổ đông nhỏ là cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng lạm dụng quyền của các cổ đông lớn
LDN 1999 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền: (i) Đề cử người vào HĐQT và BKS (nếu có); (ii) Yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ; (iii) Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ. So sánh với LDN 1999, LDN 2005 đã có những quy định mở rộng hơn quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số như: (i) Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 điều 79); (ii) Nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một
1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, Hà Nội, năm 2009, tr.357.
tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
Ngoài ra, LDN 2005 đã thừa nhận một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: (i) Quy định cho phép cổ đông ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ; (ii) Quy định cho phép nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung; vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty). Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận; (iii) Với trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo quy định tại khoản 1 điều 90 LDN 2005. Đây là một công cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đông đều có quyền sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình theo các điều kiện quy định; (iv) Quy định việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu (điểm c khoản 3 điều 104), điều này tạo điều kiện pháp lý cho các cổ đông thiểu số đoàn kết lại với nhau và cùng nhau đưa được ít nhất một người mà họ ủng hộ vào HĐQT hay BKS của công ty.
Thực trạng bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ trong thực tế và việc lạm dụng quyền của các cổ đông lớn
Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù quy định về bầu dồn phiếu để bảo vệ nhóm cổ đông thiểu số trong các kỳ ĐHĐCĐ được tuyên truyền khá nhiều song
việc thực hiện dường như vẫn rất khó khăn. Việc cổ đông thiểu số có được các thông tin đầy đủ và kịp thời từ công ty mà mình được ghi danh là chủ sở hữu rất hiếm hoi. Vướng mắc không hẳn bởi trình độ của chính cổ đông thiểu số mà bởi xu hướng tập trung sở hữu của các CTCP. Thực tế là, cho dù việc tập trung sở hữu này thuộc về tư nhân hay Nhà nước thì với mô hình này, quyền lực sẽ rơi vào một nhóm người. Khả năng xảy ra tình huống các nhóm cổ đông lớn cấu kết, thâu tóm quyền hành để phục vụ lợi ích của họ, có nghĩa là sẽ gây nên những tác động bất lợi cho cổ đông thiểu số là rất lớn. Hàng loạt trường hợp khiếu kiện liên quan tới việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược, cổ đông lớn hay thành lập các công ty con của nhiều CTCP trong thời gian vừa qua là những minh chứng rõ ràng. Và trong phần lớn trường hợp này, quyền lợi của cổ đông thiểu số bị loại ra ngoài. Dường như cổ đông lớn thường tìm cách khai thác một cách triệt để lợi nhuận cho mình, bất chấp thiệt hại thuộc về ai1.
Theo khảo sát về một số kỳ ĐHĐCĐ trong một vài năm trở lại đây cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Điều này thể hiện rõ ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa song vốn nhà nước chiếm quá bán. Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, Nghị quyết của ĐHĐCĐ chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Theo thống kê sơ bộ của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, chỉ có khoảng 8% CTCP có bổ sung nội dung mới vào Nghị quyết của ĐHĐCĐ2.
Bên cạnh đó, các cổ đông lớn (nhất là các cổ đông nhà nước) thường lạm dụng quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật như: trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên HĐQT, trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác, hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông đa số để biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi công ty phát
1 Số liệu từ cuộc họp về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139 hướng dẫn thi hành LDN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức phối hợp với CIEM diễn ra vào tháng 1/2010. Tài liệu do Công ty Tài chính Quốc tế IFC (WB) cung cấp.
2 Số liệu từ cuộc họp về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị Định 139 diễn ra tháng 1/2010.
hành thêm cổ phần mới v.v. Việc lạm dụng quyền của các cổ đông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổ đông nhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia hàng năm. Theo thống kê của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, về phía các cổ đông nhỏ, không có cổ đông nào yêu cầu công ty cung cấp thông tin vê giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty v.v, hoặc cũng có thể là họ chưa biết mình có quyền đó. Dựa vào các điểm yếu này, không ít CTCP khi muốn thay đổi nội dung trong Điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ1.
Ngoài ra, có một số vi phạm điển hình xung quanh việc tăng vốn điều lệ và công bố thông tin ở các công ty, gây thiệt hại lớn cho các cổ đông nhỏ. Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải xăng dầu (VIPCO) trong kỳ Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/3/2008 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 421,2 lên 600 tỷ đồng, theo đó cho phép cổ đông lớn là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn2. Ngoài ra, về trách nhiệm công bố thông tin của cổ đông lớn, theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, các cổ đông lớn (nắm hơn 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại một công ty niêm yết) phải công bố thông tin ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành giao dịch. Nhưng trong một báo cáo tổng kết năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, qua theo dõi 484 lượt giao dịch của 280 cổ đông lớn, HNX đã phát hiện 38 trường hợp vi phạm về công bố thông tin, hơn 155 trường hợp vi phạm về công bố thông tin khi giao dịch của cổ đông nội bộ. Sự bất cân xứng về công bố thông tin này có thể khiến những cổ đông nhỏ lẻ phải chịu thiệt hại nặng nề vì họ chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều hoặc không chính xác so với cổ đông nội bộ, dẫn đến việc thời điểm các cổ đông nhỏ lẻ mua vào cổ phiếu hy vọng giá sẽ còn tăng trong tương lai cũng chính lại là lúc các cổ đông lớn bán ra. Điển hình gần đây là vụ bà Nguyễn Thị Kim
1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, được trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, Hà Nội, năm 2009, tr.353.. 2 Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam
http://dddn.com.vn/7330cat86/phuong-an-tang-von-cua-vipco-nha-dau-tu-can-trong.htm.
Phượng, vào ngày 24/03/2010 khi giá cổ phiếu VTV bất ngờ tăng cao quá 30%, đã bán toàn bộ 557.800 cổ phiếu VTV đang nắm giữ (chiếm 8,5% khối lượng niêm yết của cổ phiếu này) với giá 55.000 mà không hề thông báo. Mặc dù ngay trước khi bán cổ phiếu bà Phượng vẫn còn chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV với giá 40.000 đồng vào ngày 3/2/2010. Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC,
bà Phượng được coi là cổ đông lớn và phải công bố thông tin ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành giao dịch1.
Tóm lại, những trường hợp thiếu tôn trọng quyền của cổ đông thiểu số thường xảy ra là:
CTCP không mời nhà đầu tư nhỏ lẻ đến dự ĐHĐCĐ hoặc không cung cấp tài liệu cho nhà đầu tư trước khi họp ĐHĐCĐ;
Khi thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ, chỉ có lợi cho những cổ đông lớn và người quản lý, chẳng hạn: phát hành cổ phiếu thưởng vô nguyên tắc, chọn cổ đông chiến lược nhưng thực chất là bán rẻ cổ phiếu cho cổ đông “chiến lược” là những người thân quen, để dành quỹ khen thưởng, phúc lợi quá lớn cho người quản lý và nhân viên;
Công bố thông tin không chính xác hoặc không hết nội dung, có những nội dung mập mờ khiến nhà đầu tư đánh giá không đúng về CTCP;
Nhà quản lý có những tuyên bố không đúng thẩm quyền hoặc không đúng luật, không tôn trọng nhà đầu tư, khiến giá cổ phiếu có thể diễn biến bất lợi cho nhà đầu tư.
4. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về nghĩa vụ của các cổ đông
Điều 80 LDN 2005 quy định cổ đông phổ thông có các nghĩa vụ cơ bản sau: (i) Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần; (ii) Tuân thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty; (iii) Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT;
1 Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam http://dddn.com.vn/7330cat8673
(iv) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của LDN 2005 và Điều lệ công ty;
(v) Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi: Vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về nghĩa vụ của cổ đông nhưng trong thực tế, các cổ đông phổ thông (nhất là tại các công ty chưa niêm yết) thường vi phạm các nghĩa vụ như: (i) Không góp vốn cổ phần, khai khống vốn; (ii) Nhầm lẫn (vô tình hoặc cố ý) giữa vốn điều lệ là số cổ phần được quyền phát hành với số vốn phải góp. Họ đăng ký mua mà không trả tiền (góp vốn), tức là đăng ký để lấy quyền mua, sau đó, chuyển nhượng “quyền mua” như chuyển nhượng cổ phần; (iii) Không thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong số cổ phần công ty đã phát hành; (iv) Chia nhau vốn thặng dư của công ty, hay tước đoạt tài sản của công ty, làm hại chủ nợ, gây hại cho lợi ích của công ty và của những người có liên quan khác; (v) Mâu thuẫn nội bộ phát sinh, nhất là khi có dự án lớn và đã thu được một ít lợi nhuận; (vi) Không mua cổ phần mà đòi quyền biểu quyết như đã sở hữu cổ phần; (vii) Chưa quen với việc biểu quyết theo số cổ phần nắm giữ mà biểu quyết theo đầu người;
(viii) Điều lệ công ty cấm cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần, phải thông qua HĐQT chấp thuận; (ix) Có bất đồng giữa các cổ đông hay giữa cổ đông với người quản lý thì hay khiếu nại hành chính; có thói quen “dựa vào nhà nước” mà không tự giải quyết các vấn đề nội bộ thuộc thẩm quyền.
Ngoài ra, các cổ đông trong các công ty, kể cả một số công ty niêm yết có xu hướng thiên về lợi ích ngắn hạn của riêng mình mà không chú ý đúng mức đến lợi ích phát triển lâu dài của công ty và của chính họ. Xu hướng nói trên thể hiện trong một số hình thức sau đây: Một là, chia cổ tức bằng cổ phiếu, tính theo mệnh giá, chứ không phải là thị giá của cổ phiếu khi giá cổ phiếu của công ty đang tăng lên. Bằng cách này, trên thực tế, các cổ đông đã lấy đi một phần thặng dư vốn của công ty, một nguồn vốn hết sức cần thiết để phát triển, làm giảm giá trị cổ phần của công ty do cung về cổ phiếu công ty tăng đồng thời tiềm năng phát triển của công ty