Thực Trạng Điều Chỉnh Pháp Luật Về Cuộc Họp Đhđcđ


trong tương lai bị suy giảm. Hai là, “cổ phần hóa” thặng dư vốn và phân phối số cổ phần đó cho cổ đông. Cách làm này về thực chất là công ty chia cổ phần cho các cổ đông; và thay vì phát hành cổ phần để huy động vốn, các cổ đông đã chia cổ phần đó cho nhau để chuyển nhượng cho người khác và không chỉ thu lại vốn đã đầu tư mà cả phần thặng dư đáng ra là thuộc sở hữu của công ty. Ba là, phát hành nội bộ theo mệnh giá, khi thị giá cổ phần của công ty cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều so với mệnh giá của nó. Hệ quả của cách làm này tương tự như cách làm thứ nhất nói trên. Tóm lại, cổ đông của không ít các công ty đang có xu hướng chạy theo lợi ích ngắn hạn, đầu cơ trước mắt hơn là chú ý tăng cường tiềm năng phát triển lâu dài của công ty để đảm bảo lợi ích lâu dài và bền vững của chính họ1.‌

II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cuộc họp ĐHĐCĐ

1. Về loại hình và thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ

Điều 97 LDN 2005 phân loại ĐHĐCĐ thành hai loại là ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường.

ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề: (i) Báo cáo tài chính hàng năm; (ii) Báo cáo của HĐQT đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty; (iii) Báo cáo của BKS về quản lý công ty của HĐQT, GĐ/TGĐ; (iv) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; (v) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

ĐHĐCĐ họp bất thường do HĐQT triệu tập trong các trường hợp: (i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; (ii) Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (iv) Theo yêu cầu của BKS; (v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Nếu HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty. Nếu HĐQT không triệu tập họp bất thường thì trong vòng 30 ngày tiếp theo,


1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, Hà Nội, năm 2009, tr.356.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

BKS thay thế HĐQT triệu tập. Nếu BKS không làm thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng (hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) đã yêu cầu có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ và có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu thấy cần thiết. Quy định này là một cách bảo vệ triệt để cổ đông ít vốn.

Như vậy, nói tóm lại, thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ theo LDN 2005 được xếp theo thứ tự như sau: HĐQT, BKS, Cổ đông. Cụ thể, trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp thì BKS có quyền triệu tập họp và cổ đông có quyền yêu cầu BKS triệu tập họp; trường hợp BKS lại không triệu tập họp thì những cổ đông hoặc nhóm cổ đông đáp ứng đủ điều kiện có quyền triệu tập họp.

Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 8

Theo điều tra thực tế về quản trị CTCP do TS. Nguyễn Đình Cung thực hiện cho thấy ĐHĐCĐ của đại bộ phận các CTCP (khoảng 96%) tại Việt Nam hiện nay thường họp thường niên mỗi năm một lần. Một số khá lớn (khoảng từ 30 đến 40% số CTCP) tổ chức họp ĐHĐCĐ mỗi quý một lần1.

2. Về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ

Khoản 1 điều 100 LDN 2005 quy định “Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc…”. Khoảng thời gian 7 ngày này có vẻ quá ngắn bởi các cổ đông cần nhiều thời gian để xem xét chương trình họp, nghiên cứu những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp, suy nghĩ và chuẩn bị đề án để đưa vào chương trình họp. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, chỉ có khoảng 60% các CTCP ở Việt Nam hiện nay là tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ; khoảng 40% các CTCP còn lại vẫn chưa tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ. Nguyên nhân khá phổ biến của thực trạng nói trên là do HĐQT đã lúng túng, chưa hiểu rõ phải “làm gì”, “làm như thế nào” và “khi nào làm” để triệu tập họp ĐHĐCĐ theo đúng quy định pháp luật. Và phần lớn các tranh chấp trong nội


1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, được trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr.312.


bộ cổ đông CTCP xuất phát từ việc không thực hiện đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ.

3. Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ:

Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ, khoản 1 điều 99 LDN 2005 quy định người triệu tập họp phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ đông có quyền dự họp.

Qua điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện, các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thường thảo luận và quyết định về ba vấn đề: (i) báo cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo; và (iii) mức cổ tức được chia. Ngoài ra, một số công ty còn bầu HĐQT và BKS tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Như vậy trong thực tế, ĐHĐCĐ rất ít hoặc không bàn thảo và quyết định về định hướng chiến lược phát triển công ty.

Trong phần lớn các CTCP (khoảng 85%), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc chuẩn bị chương trình, nội dung họp và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên; và ở các công ty còn lại, Chủ tịch HĐQT, hoặc thành viên thường trực hoặc GĐ/TGĐ chuẩn bị. Các cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ thường kéo dài nửa ngày (hơn 52%), hoặc một ngày (khoảng 47%), số còn lại kéo dài hơn 1 ngày.

Diễn biến cuộc họp thường theo công thức định sẵn là: (1) Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn; (2) BKS đọc báo cáo đánh giá “thẩm tra” đã chuẩn bị sẵn từ trước; (3) thảo luận và chất vấn. Tại hầu hết các cuộc họp thường niên đều có chất vấn của cổ đông đối với HĐQT. Tuy vậy, cũng tại các cuộc họp đó, chỉ có tại một số CTCP (gần 8%), quyết định của ĐHĐCĐ có bổ sung thêm nội dung mới, số còn lại, thông qua đúng những gì do HĐQT và BKS báo cáo. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, là không đáng kể đối với những quyết định đã chuẩn bị trước của HĐQT1. Đa số các tranh chấp xảy


1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, được trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr.313.


ra trong thực tế hiện nay về quản lý CTCP là do không tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ. Điều này chứng tỏ các quy định về cuộc họp ĐHĐCĐ của LDN 2005 vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vụ Ông Huỳnh Văn Quảng kiện CTCP Sản xuất Dịch vụ Xuất nhập khẩu Từ Liêm được trình bày trong phần phụ lục sẽ minh họa một phần cho thực trạng họp ĐHĐCĐ không đúng trình tự diễn ra trong thực tế1.

4. Về điều kiện tiến hành họp

Điều 102, LDN 2005 quy định ĐHĐCĐ được tiến hành khi có: (i) số cổ đông đại diện ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết đối với Triệu tập lần 1; (ii) số cổ đông đại diện ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết đối với Triệu tập lần 2; hoặc

(iii) các cổ đông có mặt tại cuộc họp (tức là cuộc họp sẽ được tiến hành không phụ thuộc số cổ đông dự họp và tỷ lệ cổ phần biểu quyết của họ) đối với Triệu tập lần 3. Nếu cuộc họp lần thứ nhất không thành thì công ty sẽ triệu tập cuộc họp lần hai trong vòng 30 ngày, kể từ ngày họp lần thứ nhất. Nếu cuộc họp lần hai lại không thành thì công ty được triệu tập lần thứ ba trong vòng 20 ngày, kể từ ngày họp thứ hai.

Tuy nhiên quy định trên lại có phần không nhất quán với quy định trong Nghị Quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam (Nghị quyết 71). Nghị quyết 71 quy định cho phép các CTCP được quyền quy định trong Điều lệ số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ.

Trong thực tế, rất nhiều công ty niêm yết triệu tập ĐHĐCĐ lần đầu thường không đạt tỷ lệ tối thiểu 65% số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của LDN và Điều lệ mẫu để tiến hành Đại hội cổ đông, nên buộc phải triệu tập Đại hội cổ đông lần 2. Chính điều này đã gây lãng phí của cải xã hội và một lần nữa khẳng định sự cần thiết và hợp lý của việc cho phép các CTCP được quyền quy định trong


1 Vụ án kinh tế số 39 ngày 04/03/2005. Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, trình bày trong cuốn Công ty Vốn, Quản lý và Tranh Chấp, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr. 521-526.


Điều lệ số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ như quy định tại Nghị Quyết 711.

5. Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Về hình thức thông qua quyết định: ĐHĐCĐ thông qua các quyết định bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty.

Về điều kiện thông qua quyết định:

Trường hợp 1: Quyết định của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua tại cuộc họp nếu:

(a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận đối với các quyết định – về: (i) loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (ii) sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (iii) tổ chức lại hoặc giải thể công ty; (iv) đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty (trừ khi Điều lệ công ty có quy định một tỷ lệ khác).

(b) Được số cổ đông đại ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp nhận đối với các quyết định ngoài quyết định nêu tại điểm (a) nêu trên.

Khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Ngoài ra, các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số cổ đông trực tiếp và ủy quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội


1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện cuối năm 2007, trình bày trong cuốn sách “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr.313.


dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định. Điều này nghĩa là sự có mặt để biểu quyết quan trọng hơn thủ tục.

Trường hợp 2: Thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản:

Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.

Theo thống kê từ thực tiễn thi hành LDN 2005, có khá nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ đã xảy ra chủ yếu vì những lý do sau: (i) Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ sẽ trở thành đối tượng tranh chấp; (ii) Quyết định không công bằng: Quyết định ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phần mới phát hành (số lượng, giá); Quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; Quyết định ưu đãi cho “người lao động”; (iii) Quyết định không hợp pháp (cổ đông nắm đa số vốn tự ý quyết định); (iv) Không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ, vì: Quyền lợi của mình không được như mong đợi; Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm phần vốn nhà nước1. Những nguyên nhân này cho thấy LDN 2005 điều chỉnh về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.‌

III. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về HĐQT

1. Sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý CTCP

Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của CTCP nói riêng, HĐQT có quyền lực ngày càng to lớn với vai trò trọng yếu và giữ vị trí trung tâm, then chốt trong cơ cấu tổ chức quản lý CTCP. Đi đôi với sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý là sự bành trướng quyền lực của nó, tăng nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của ĐHĐCĐ. Trước thực trạng này, pháp luật của các nước đã không ngừng tìm kiếm cách thức tăng cường cơ chế giám sát đối với HĐQT. Tại Việt Nam, cụ thể trong điều 108 LDN 2005, đã quy định rất kỹ và chi tiết vai trò, quyền và nghĩa vụ của

1 Số liệu thống kê công bố tại cuộc họp tổng kết thực tiễn thi hành LDN 2005 diễn ra ngày 22/5/2008 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, tham khảo biên bản cuộc họp tại Công ty Tài chính Quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng thế giới WB).


HĐQT, trong khi ở các nước khác pháp luật quy định vấn đề này tương đối khái quát. Theo đó, HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên trong thực tế, công việc thường nhật của CTCP không hoàn toàn do HĐQT gánh chịu và giải quyết theo tập thể. Thông qua cách ủy quyền, HĐQT đã bàn giao quyền lực không nhỏ xuống cho ban giám đốc.

Tổng kết thực tiễn thi hành LDN 2005 cho thấy HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam hiện nay tập trung quyền lực vào những vai trò chưa tương xứng. Chức năng và quyền hạn của HĐQT theo LDN là tập trung vào các vấn đề chiến lược và định hướng chiến lược, vốn và cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt, giám sát quản lý điều hành và đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động. Tuy vậy, hiệu lực của HĐQT trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ở Việt Nam hiện nay, HĐQT đang ở giai đoạn tập quyền chứ chưa tiến tới đến “phân quyền”, các CTCP thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một nhân vật là Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ1.

2. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên HĐQT

Về tiêu chuẩn thành viên HĐQT: Khác với LDN 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT, LDN năm 2005 đã quy định tiêu chuẩn của các thành viên HĐQT áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp gồm CTTNHH, CTCP, Công ty hợp danh và DNTN. Theo đó, tiêu chuẩn của thành viên HĐQT bao gồm: (i) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của LDN; (ii) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty; (iii) Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ (điều 110 LDN 2005).

1 Số liệu thống kê công bố tại cuộc họp tổng kết thực tiễn thi hành LDN 2005 diễn ra ngày 22/5/2008 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, tham khảo biên bản cuộc họp tại Công ty Tài chính Quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng thế giới WB).


: Khoản 1 điều 109 LDN 2005 quy định HĐQT có không ít hơn ba thành viên và không quá mười một thành viên. Trong thực tế, số lượng thành viên HĐQT ở nước ta phụ thuộc nhiều vào quy mô của công ty, thường gồm ba (chiếm 21% số doanh nghiệp điều tra) hay năm thành viên (khoảng 62%), và bảy người (khoảng 12%); số còn lại có số thành viên từ chín đến mười người. Như vậy, số thành viên HĐQT trung bình là năm người. Đại đa số thành viên HĐQT trực tiếp làm việc tại công ty và đồng thời kiêm một hoặc một số chức danh quản lý tại công ty. Do đó, trong phần lớn các trường hợp, Chủ tịch HĐQT kiêm cả GĐ/TGĐ. Đa số thành viên HĐQT ở nước ta là các cổ đông lớn, hoặc đại diện các cổ đông lớn; và người “lớn nhất” trong số họ thường kiêm luôn chức TGĐ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty1.

3. Về quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT

3.1. Về quyền của các thành viên HĐQT

a. Quyền của chủ tịch HĐQT

Khoản 2 điều 111 LDN 2005 quy định Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau đây: (i) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; (ii) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; (iii) Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT; (iv) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; (v) Chủ tọa họp ĐHĐCĐ; (vi) Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.

Với những quyền trên đây thì thực sự quyền của Chủ tịch HĐQT không mạnh, vì HĐQT biểu quyết theo số người hiện diện, trong đó Chủ tịch cũng chỉ là một người, trừ khi số phiếu (chấp thuận hay bác bỏ) của hai bên ngang nhau thì Chủ tịch sẽ quyết định và việc này phải có ghi trong Điều lệ công ty. Nói đúng ra, quyền hạn của HĐQT thì mạnh, nhưng quyền của Chủ tịch HĐQT thì không mạnh. Chủ tịch chỉ mạnh khi nắm đa số thành viên trong hội đồng. Đấy là nói theo luật, còn trong thực tế ở các công ty cổ phần hóa thì Chủ tịch do cơ quan chủ quản cử. Nếu chủ tịch


1 Số liệu từ Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện vào cuối năm 2007, trình bày trong cuốn sách: “Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp”, Nxb Tri Thức, năm 2009, tr.305.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022