Thực Trạng Điều Chỉnh Pháp Luật Về Các Quyền Của Cổ Đông Nói Chung


đông đã mua chịu (theo mệnh giá hay với giá bằng giá trị danh nghĩa) của công ty. Hay nói ngược lại, công ty đã bán chịu số cổ phần đó cho cổ đông theo mệnh giá của cổ phần. Bằng cách đó, công ty đã mất đi cơ hội huy động vốn cổ phần để phát triển, bởi vì nếu giá cổ phần tăng lên, tất cả thặng dư vốn có được thuộc về sở hữu của cổ đông, chứ không phải của công ty, thậm chí công ty còn có thể không thu được số vốn bằng giá trị danh nghĩa của cổ phần đó. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của công ty và cả lợi ích lâu dài của cổ đông. Ba là, nó có thể gây nhầm lẫn và dẫn tới việc lừa dối làm hại đến lợi ích của bên thứ ba ít nhất trên hai điểm: (i) điểm thứ nhất là, vốn điều lệ thực tế, đúng nghĩa và hợp pháp có thể thấp hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng ký; điều này có thể gây nhầm lẫn đối với chủ nợ và các bên có quan tâm tìm hiểu về công ty; qua đó, có thể thiết lập giao dịch với công ty dựa trên thông tin không chính xác. (ii) điểm thứ hai là, cổ đông hiện hữu chuyển nhượng “cổ phần” của mình cho người khác có thể chỉ là chuyển nhượng “quyền mua” cổ phần. Hay nói cách khác, người nhận chuyển nhượng cổ phần có thể hiểu nhầm, coi “quyền mua” cổ phần là cổ phần và đã trả giá chuyển nhượng cho quyền mua ngang bằng với trị giá của cổ phần. Tất cả những điều nói trên là vi phạm quy định của LDN về việc yêu cầu cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần đã thanh toán.

Thực trạng điều chỉnh pháp luật về số lượng cổ đông sáng lập và thực trạng xuất hiện CTCP một cổ đông tại Việt Nam trong thời gian qua

LDN 2005 quy định CTCP phải có cổ đông sáng lập và phải có ít nhất 3 cổ đông (điểm b khoản 1 điều 77), bị giải thể khi không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục (điểm c khoản 1 điều 157) nhưng không quy định rõ CTCP cần có tối thiểu bao nhiêu cổ đông sáng lập. Cho đến nay, chưa có một sự giải thích chính thức nào về các quy định trên, nhưng có lẽ mục đích của việc quy định số lượng cổ đông tối thiểu là để vốn đầu tư vào CTCP sẽ nhiều hơn và đảm bảo an toàn trong giao dịch hơn. Tuy nhiên việc đưa ra quy định này có phần hạn chế quyền tự do kinh doanh, lựa chọn hình thức công ty của người dân, dẫn đến sự “lách luật” của nhiều nhà đầu tư và sự hình thành CTCP một cổ đông trong thực


tiễn. Chẳng hạn như trường hợp một nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh lâu dài với quy mô lớn nhưng không muốn chia sẻ ý tưởng kinh doanh cho người khác, họ sẽ tìm cách “lách luật” để thành lập một CTCP của riêng mình. Việc “lách luật” này được thực hiện bằng cách người này vẫn lập hồ sơ đăng ký kinh doanh với số lượng cổ đông đúng theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng trên thực tế, ngoài người này các cổ đông khác chỉ mang danh nghĩa. Số cổ phần của những “cổ đông danh nghĩa” này trên giấy tờ là rất ít và không thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến công ty. Do đó, việc dẫn dắt công ty có thể nói hoàn toàn do một người thực hiện. Trường hợp hai, khi một nhà đầu tư muốn vực dậy một CTCP đang hoạt động kém hiệu quả hoặc đang lâm vào tình trạng phá sản, họ có thể tự bỏ tiền để mua 100% cổ phần của công ty này nhằm tối đa hóa lợi ích từ đó một mình họ trở thành người sở hữu và vận hành công ty. Việc kiểm tra, giám sát vấn đề này hiện nay gần như bị bỏ ngỏ, trừ một số công ty niêm yết và các ngân hàng. Khi bị phát hiện, thì việc hợp pháp hóa cũng khá đơn giản bằng cách chuyển nhượng hay cho tặng một số cổ phần ít ỏi là đủ để bảo đảm đúng số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách cổ phần hóa các DNNN cũng dẫn đến sự hình thành CTCP một cổ đông. Bởi sau khi có quyết định cổ phần hóa DNNN và hoàn thành việc chia vốn ra thành các cổ phần để chuyển nhượng, tại thời điểm này mặc dù CTCP hình thành do cổ phần hóa vẫn chưa được cấp GCNĐKKD, nhưng thực tế đang tồn tại một công ty với một cổ đông là Nhà nước1.

Ngoài ra, việc quy định CTCP bị giải thể khi không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục cũng có thể làm hạn chế quyền tự do kinh doanh hợp pháp của nhà đầu tư. Thật lãng phí khi chúng ta giải thể một CTCP do không đủ số lượng cổ đông tối thiểu trong lúc công ty đó đang đóng góp lớn cho xã hội về của cải vật chất, về tạo ra công ăn việc làm, v.v.

Tóm lại, khi chưa có lý do xác đáng để loại bỏ hình thức CTCP một cổ đông, lại chưa có lý giải pháp pháp lý đối với những “vi phạm” khi “lách luật” thành lập


1 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. http://www.nclpdt.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/cong_ty_co_phan_mot_co_dong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


CTCP một cổ đông thì tại sao chúng ta lại không thừa nhận hình thức công ty này một cách chính thức?

Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 6

2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về các quyền của cổ đông nói chung

Quyền cổ đông là quyền mang tính tổng hợp của nhiều quyền lợi, về cơ bản bao gồm hai loại là quyền tinh thần (gồm quyền dự họp ĐHĐCĐ, quyền biểu quyết, quyền bổ, miễn nhiệm thành viên HĐQT và kiểm soát viên, quyền tiếp cận thông tin, quyền khởi kiện) và quyền tài sản (bao gồm quyền nhận cổ tức, quyền ưu tiên nhận mua cổ phần mới, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông, quyền yêu cầu phân chia tài sản còn lại). Các quyền này được quy định trong LDN, Điều lệ công ty và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Việc một cổ đông mua loại cổ phần nào (cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại hay cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định) sẽ quyết định cổ đông đó thuộc loại cổ đông nào trong công ty và từ đó họ có quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định cụ thể của LDN 2005. Cổ đông ưu đãi cổ tức là những cổ đông được ưu tiên trả cổ tức cao hơn hay được quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác; Cổ đông ưu đãi hoàn lại là cổ đông được quyền ưu tiên nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu. Đi kèm với quyền ưu tiên, hai loại cổ đông ưu đãi này bị hạn chế các quyền khác (như không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS). Cổ đông ưu đãi biểu quyết là cổ đông mặc dù có thể chỉ nắm một số lượng cổ phần rất nhỏ nhưng có quyền phủ quyết trong một số chính sách quan trọng (được quy định trong điều lệ), có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ đông phổ thông.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản lý CTCP – phương thức tổ chức các cơ quan quyền lực của công ty và mối quan hệ quyền lực giữa các cơ quan đó thì nhóm quyền về tinh thần mới thể hiện rõ nhất quyền lực của cổ đông trong công ty. Vì vậy, khi xem xét thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông, khóa luận chỉ đề cập đến các quyền tinh thần của cổ đông.


2.1. Quyền dự họp ĐHĐCĐ

Quyền dự họp ĐHĐCĐ là quyền quan trọng nhất của cổ đông, là phương thức chủ yếu để thể hiện tư cách cổ đông. Cuộc họp ĐHĐCĐ là nơi quan trọng để cổ đông thực hiện các quyền của mình và là cơ hội để cổ đông phát biểu các ước nguyện của mình. Chính vì vậy, ĐHĐCĐ cần tìm mọi khả năng mở cửa cho tất cả các cổ đông.

Tuy nhiên, khoản 1 điều 96 LDN 2005 quy định ĐHĐCĐ chỉ gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Như vậy, tức là chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ còn những cổ đông không có quyền biểu quyết (gồm các cổ đông ưu đãi cổ tức và các cổ đông ưu đãi hoàn lại) theo quy định tại khoản 3 của điều 82 và điều 83 thì không có quyền dự họp ĐHĐCĐ.

Việc LDN 2005 trực tiếp tước quyền dự họp ĐHĐCĐ của những cổ đông không có quyền biểu quyết như quy định này có phần không hợp lý, can thiệp vào quyền của các cổ đông.

2.2. Quyền biểu quyết

Các cổ đông có quyền biểu quyết bỏ phiếu tán thành hoặc phản đối những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. Quyền biểu quyết là sự đảm bảo địa vị chủ sở hữu công ty của cổ đông, tạo điều kiện cho cổ đông đưa ý chí, nguyện vọng của mình vào các quyết sách của công ty. Về mặt pháp lý, mọi quyết sách trọng đại của công ty đều được hình thành bằng biểu quyết của toàn thể cổ đông. Cơ chế biểu quyết quyết định mức độ thực hiện các quyền lợi của cổ đông. Theo LDN 2005, cơ chế biểu quyết có những nội dung chính sau:

Thứ nhất, phương thức biểu quyết: Khoản 1 điều 104 LDN 2005 quy định ĐHĐCĐ thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Quy định này chưa nêu thật rõ phương thức biểu quyết, theo đó trong thực tế, phương thức biểu quyết có thể có ba loại là giơ tay, bỏ phiếu và lấy ý kiến bằng văn bản.

Thứ hai, vấn đề đại diện dự họp ĐHĐCĐ: So với LDN 1999, LDN 2005 đã có quy định cụ thể cho phép cổ đông có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền để thực hiện quyền biểu quyết của mình trong các cuộc họp ĐHĐCĐ


(khoản 1 điều 79). Theo đó, cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất (khoản 3 điều 96).

Thứ ba, chế độ bãi bỏ quyền biểu quyết: Để phòng ngừa những cổ đông lớn, công ty mẹ hoặc những cổ đông có quan hệ liên kết sẽ lạm dụng quyền biểu quyết của mình để trục lợi bất chính, đồng thời bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số, LDN 2005 có quy định những trường hợp bãi bỏ quyền biểu quyết của những cổ đông có liên quan trong những hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận. Khoản 2 và khoản 3 điều 120 LDN 2005 quy định những hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận bao gồm:

“Giao dịch giữa công ty với cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan với họ.

Giao dịch giữa công ty với những người quản lý công ty mẹ, những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

Giao dịch giữa công ty với những người quản lý công ty (thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ), vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công ty.

Giao dịch giữa công ty với vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, với anh, chị, em ruột, v.v của những cổ đông sở hữu cổ phần chi phối tại công ty.

Giao dịch giữa công ty với công ty con khác của cùng một công ty mẹ”.

ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận những giao dịch nêu trên và trong những trường hợp này, cổ đông có liên quan hoặc thành viên HĐQT có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết. Việc quy định chế độ bãi bỏ quyền biểu quyết như trên sẽ tạo điều kiện để lành mạnh hóa việc quản lý công ty và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số.


Thứ tư, về ưu đãi quyền biểu quyết: Cổ đông ưu đãi biểu quyết là cổ đông mặc dù có thể chỉ nắm một số lượng cổ phần rất nhỏ nhưng có quyền phủ quyết trong một số chính sách quan trọng (được quy định trong điều lệ) của CTCP. Theo khoản 3 điều 78 LDN 2005 thì “chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD. Sau thời gian đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông”.

Theo quy định trên, chỉ có 2 loại cổ đông được quyền ưu đãi biểu quyết là cổ đông sáng lập và các tổ chức được Chính phủ ủy quyền. Việc cổ đông sáng lập được hưởng quyền ưu đãi biểu quyết có thể coi như là một loại thù lao giành cho cổ đông sáng lập vì sự cống hiến của họ trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Chính phủ dựa trên cơ sở và lý do gì để ủy quyền cho một tổ chức được hưởng quyền ưu đãi biểu quyết? “Tổ chức được Chính phủ ủy quyền” có thể là những tổ chức gì? Mục đích của quy định như vậy là gì? Những câu hỏi này là những vấn đề rất quan trọng đối với việc quản lý CTCP bởi việc quy định như trên sẽ tạo nên sự bất bình đẳng giữa các cổ đông, tạo cơ hội cho cơ quan hành chính can thiệp vào sự tự chủ kinh doanh của công ty, trái với chính sách cổ phần hóa DNNN, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng một cơ cấu quản lý CTCP lành mạnh và hiệu quả.

2.3. Quyền bổ, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và kiểm soát viên

HĐQT nắm quyền lực quản lý công ty còn các cổ đông thì thông qua ĐHĐCĐ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT để một cách gián tiếp thực hiện quyền khống chế công ty. Cho nên việc bổ, miễn nhiệm các thành viên HĐQT cũng là một quyền rất quan trọng của các cổ đông.

Về quy chế bầu cử: mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết (điểm a khoản 1 điều 79); số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 điều 81); và quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Dưới quy chế bầu cử như vậy, nếu một cổ đông


nắm giữ 51% tổng số cổ phiếu của công ty thì họ sẽ có thể độc chiếm giữ quyền bầu cử toàn bộ các thành viên HĐQT và BKS còn các cổ đông khác thì không thể làm được gì cả. Cổ đông nắm giữ quyền khống chế việc bầu cử các thành viên của HĐQT và BKS được gọi là cổ đông chi phối. Nếu công ty không có một cơ chế giám sát thiết thực đối với cổ đông chi phối, thì sẽ không tránh khỏi tình trạng cổ đông chi phối đó sẽ lợi dụng địa vị khống chế công ty nhằm trục lợi, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại cho các cổ đông khác.

Nhằm tránh tình trạng này và để bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số, tạo điều kiện pháp lý cho họ có cơ hội đưa người đại diện của mình vào HĐQT và BKS, LDN 2005 đã đưa ra quy định về phương thức bầu dồn phiếu tại điểm c khoản 3 điều 104 và phương thức bầu dồn phiếu này được chỉ dẫn thực hiện qua Nghị định 139/NĐ-CP/2007. Theo đó, khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS, mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và điểm đặc biệt là cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Cụ thể, theo điều 17 Nghị định 139/NĐ-CP/2007, những cổ đông nắm giữ ít hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông trong vòng 6 tháng liên tiếp trở lên có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử thành viên vào HĐQT và BKS. Nếu như tổng số cổ phần phổ thông mà họ nắm giữ chiếm trong khoảng 10% đến dưới 20% thì họ có quyền biểu quyết và được đề cử một ứng cử viên, số ứng cử viên được đề cử sẽ tăng thêm một người tương ứng với mỗi lần tăng số cổ phần phổ thông nắm giữ trong khoảng 10%. Quy định này được áp dụng nhằm mục đích tạo điều kiện pháp lý để các cổ đông nhỏ đoàn kết lại với nhau và cùng nhau đưa được ít nhất một người mà họ ủng hộ vào HĐQT hay BKS của công ty.

Tuy nhiên, việc bầu dồn phiếu theo quy định trên sẽ tạo ra hai khó khăn trong thực tế. Một là, khi làm sẽ mất nhiều thời gian để chia nhóm: Một ĐHĐCĐ có cả trăm người, khi đề cử, họ phải tìm nhau để gộp thành các nhóm sở hữu các tỷ lệ cổ phần phổ thông khác nhau 10%, 20%, 50%, v.v. Cuộc họp sẽ kéo dài hơn nếu phải bầu hai lần. Các công ty có cả nghìn cổ đông thì việc bầu dồn sẽ rất khó thực hiện. Hai là, thành viên đại diện cho các nhóm cổ đông khác nhau sẽ dễ có ý kiến trái


ngược nhau khi họp. Chức năng của HĐQT đòi hỏi thành viên phải có khả năng chuyên môn về kinh doanh và hiểu biết rộng để dễ thỏa thuận khi đưa ra các chiến lược kinh doanh. Các vấn đề này thường do GĐ/TGĐ đề nghị, các thành viên HĐQT phải phân tích thảo luận để đi đến một quyết định chung dựa trên sự đồng thuận chứ không phải xung đột lợi ích.

2.4. Quyền tiếp cận thông tin

Việc cổ đông phổ thông thực hiện các quyền như quyền biểu quyết, bổ miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS, kiểm soát hoạt động kinh doanh, quyết định mua bán cổ phiếu, v.v, đều phải dựa trên cơ sở nắm bắt đầy đủ các thông tin về tài chính và khả năng kinh doanh của công ty. Vì vậy, Luật Công ty của tất cả các nước đều quy định cổ đông có quyền tìm đọc tài liệu và được thông báo thông tin hữu quan của công ty. Tuy nhiên, pháp luật các nước cũng không phải quy định cho tất cả các cổ đông có quyền tìm đọc và được biết bất cứ một thông tin nào, mà thông thường có sự hạn chế về mức cổ phần tối thiểu mà một cổ đông cần phải nắm giữ. Đối tượng của quyền tìm đọc và được thông tin theo LDN 2005 là khá hạn chế, bị giới hạn trong phạm vi: “Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ”. Chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, Báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS. LDN 2005 không quy định cổ đông được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty.

Trong thực tế, mức độ công khai và minh bạch hóa thông tin ở các CTCP ở Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu. Kém công khai hóa là một trong số những vấn đề lớn của việc quản lý CTCP hiện nay. Chủ sở hữu, các cổ đông không nhận được các thông tin cơ bản về công ty một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Các thông tin cơ bản đó bao gồm từ tổng số tài sản đến đánh giá chính xác về thực trạng tài chính hiện tại và thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ. Đó là những thông tin

Ngày đăng: 08/09/2022