4- Phản ánh số thuế môn bài phải nộp Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 333 (3337) - Thuế khác (thuế môn bài)
5- Phản ánh số thuế nhập khẩu của hàng nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ các TK 152, 153, 155,…
Có TK 333 (3337) - Thuế khác (thuế nhập khẩu) 6- Khi nộp các khoản thuế, phí cho Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 333 (3332, 3334, 3335, 3337, 3338)
Có các TK 111, 112
D. Kế toán các khoản phải trả khác
1- Tiền học bổng, sinh hoạt phí phải trả cho học sinh, sinh viên, trợ cấp cho người có công và các khoản phải trả cho các đối tượng khác, kế toán ghi:
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 335 - Phải trả các đối tượng khác
2- Khi thanh toán học bổng, sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên và các khoản phải trả cho các đối tượng khác, kế toán ghi:
Nợ TK 335 - Phải trả các đối tượng khác Có các TK 111, 112
3- Số chi trả thực tế cho người có công tính vào chi hoạt động, kế toán ghi:
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 335 - Phải trả các đối tượng khác
4- Khi chi trả trợ cấp cho người có công theo quy định, kế toán
ghi:
Nợ TK 335 - Phải trả các đối tượng khác Có các TK 111, 112
E. Kế toán các khoản phải trả Kho bạc về số kinh phí tạm ứng
1- Khi tạm ứng kinh phí từ Kho bạc, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153
Nợ TK 331 - Các khoản phải trả
Nợ các TK 241, 635, 661, 662 - (Sử dụng trực tiếp cho các hoạt động) Có TK 336 - Tạm ứng kinh phí
2- Rút dự toán kinh phí thanh toán với Kho bạc, kế toán ghi: Nợ TK 336 - Tạm ứng kinh phí
Có các TK 461, 462, 465
Đồng thời:
Có TK 008, 009
Sơ đồ 5.2: Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải trả
Ứng trước tiền cho người bán
111, 112, 461, 462,…
TK 331, 332, 333, 334, 335, 336
152, 153, 155,211
213, 661, 662, 635, 631
Mua chịu NL, VL, CC, DC, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng cho các hoạt động
311 (3113)
Thuế GTGT (nếu có)
111, 112, 441,
461, 462, 465
Thanh toán các khoản phải trả cho người bán
311 (3111)
Bù trừ các khoản phải thu, phải trả của cùng 1 đối tượng
Lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí
661, 662, 635, 631, 241
111, 112, 461, 462, 465
Các khoản thuế, phí phải nộp Nhà nước
Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
152, 153, 155, 631,…
111, 112
Nộp thuế, phí cho Nhà nước
111, 152, 153, 155
Tiền, vật tư, hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê (chưa rõ nguyên nhân)
331 (3311), 461, 462, 465, 441
Khi có quyết định xử lý tài sản thừa
Trả nợ gốc tiền vay
111, 112
111, 112
331 (3311), 211, 241,…
Vay tiền, vay trả nợ, mua sắm,…
111, 112, 461,…
Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác
TK 008, 009
Rút dự toán
5.3.2.4. Sổ kế toán
- Sổ kế toán tổng hợp: Tùy thuộc hình thức kế toán đơn vị áp dụng mà kế toán có thể sử dụng các sổ Nhật ký chung, Nhật ký sổ Cái hay Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ kế toán chi tiết: Để theo dõi chi tiết các khoản phải trả, kế toán sử dụng các sổ sau:
+ Sổ chi tiết TK 331, 332, 333, 334, 335, 336 (Mẫu số S33 - H)
theo dõi các khoản phải trả. Các sổ chi tiết này dùng để theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho các đối tượng khác nhau và chi tiết theo từng lần thanh toán. Cơ sở ghi sổ là các chứng từ phản ánh tình hình công nợ phải trả (Hóa đơn GTGT, bảng thanh toán lương,….) và các chứng từ phản ánh tình hình thanh toán (phiếu chi, giấy báo Nợ,…)
+ Để theo dõi tình hình tạm ứng kinh phí từ Kho bạc, kế toán sử dụng sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc (Mẫu số S72-H; Biểu 5.2). Sổ này dùng để theo dõi chi tiết từng loại kinh phí tạm ứng khi chưa được giao dự toán và kinh phí tạm ứng khi đã được giao dự toán nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán. Cơ sở ghi sổ là các chứng từ liên quan đến việc nhận tạm ứng, giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng và giấy rút dự toán ngân sách.
Biểu 5.2: Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc
Bộ…..........................
Đơn vị…...................
Mẫu số: S72 - H
(Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ THEO DÕI TẠM ỨNG KINH PHÍ CỦA KHO BẠC
Năm….
1. Loại tạm ứng……………..(đã giao dự toán, chưa được giao dự toán)
2. Loại kinh phí tạm ứng …(thường xuyên, không thường xuyên, nhà nước đặt hàng,…)
Chứng từ | Diễn giải | Tạm ứng đã rút | Thanh toán tạm ứng | Tạm ứng nộp trả | Tạm ứng còn lại | ||
Số hiệu | Ngày tháng | ||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 |
Số dư đầu kỳ | |||||||
Cộng |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận Dụng Tài Khoản Để Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Kinh Tế Chủ Yếu
- Kế Toán Các Khoản Tạm Ứng Và Thanh Toán Tạm Ứng
- Vận Dụng Tài Khoản Để Kế Toán Một Số Nghiệp Vụ Kinh Tế Chủ Yếu
- Kế Toán Tổng Hợp Kinh Phí Cấp Cho Cấp Dưới
- Những Vấn Đề Chung Về Báo Cáo Kế Toán Trong Đơn Vị Sự Nghiệp
- Theo Mức Độ Tổng Hợp, Chi Tiết Của Thông Tin Cung Cấp
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Sổ này có……..trang, đánh số từ trang 01 đến trang…… Ngày mở sổ:….
Ngày….tháng……năm……….
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
5.4. Kế toán các khoản thanh toán trong nội bộ
5.4.1. Kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới
5.4.1.1. Nguyên tắc kế toán
Kinh phí cấp cho cấp dưới là nguồn kinh phí thuộc Ngân sách Nhà nước mà đơn vị dự toán cấp trên (cấp 1, 2) cấp cho đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc để hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị dự toán.
Kế toán các khoản thanh toán này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- Kế toán phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có nhận kinh phí theo từng nguồn kinh phí đã cấp.
- Phải theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình chi tiêu, sử dụng kinh phí tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ.
Nhiệm vụ kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới:
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ số kinh phí cấp cho cấp dưới theo từng khoản kinh phí.
- Theo dõi quản lý chặt chẽ tình hình chi tiêu, sử dụng kinh phí tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ báo cáo kinh phí.
5.4.1.2. Phương pháp kế toán
a. Chứng từ kế toán
Để phản ánh tình hình kinh phí cấp cho cấp dưới, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu chi (mẫu số C31-BB).
- Giấy báo Nợ,…
- Các chứng từ liên quan,…
b. Tài khoản kế toán
Kế toán sử dụng tài khoản chủ yếu là TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới: Dùng để theo dõi tình hình kinh phí đã cấp cho cấp dưới.
TK 341 chỉ mở ở các đơn vị cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1 và cấp 2) để theo dõi tình hình kinh phí đã cấp cho các đơn vị cấp dưới có tổ chức kế toán riêng bằng tiền hoặc hiện vật. Các đơn vị cấp dưới khi nhận được kinh phí của đơn vị cấp trên cấp xuống phản ánh vào các tài khoản nguồn kinh phí theo nội dung từng khoản kinh phí đơn vị cấp trên cấp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới:
Bên Nợ:
- Số kinh phí đã cấp cho cấp dưới.
Bên Có:
- Kinh phí thừa cấp dưới sử dụng không hết nộp lại đơn vị.
- Kết chuyển số kinh phí đã cấp trong năm cho đơn vị cấp dưới để ghi giảm nguồn kinh phí.
Tài khoản 341 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK 111, 112, 152,….
c. Vận dụng tài khoản để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1- Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới trực tiếp bằng tiền, tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới Có các TK 111, 112, 152, 153,….
2- Khi đơn vị cấp trên cấp kinh phí cho đơn vị cấp dưới bằng nguồn kinh phí, kế toán ghi:
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới Có các TK 461, 462, 465
Đồng thời ghi:
Có TK 008, 009
3- Cấp trên cấp vốn XDCB cho cấp dưới, kế toán ghi:
+ Trường hợp rút vốn đầu tư XDCB để cấp cho đơn vị cấp dưới: Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới
Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Đồng thời ghi:
Có TK 009
+ Trường hợp đơn vị cấp trên cấp vốn XDCB bằng tiền hay bằng hiện vật:
Nợ TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới Có các TK 111, 112, 152, 155….
4- Thu hồi số kinh phí cấp dưới chi không hết, kế toán ghi: Nợ các TK 111, 112
Có TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới
5- Cuối kỳ, kết chuyển số kinh phí đã cấp cho cấp dưới trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ các TK 461, 462,…
Có TK 341 - Kinh phí cấp cho cấp dưới