Dự Báo Nguồn Ngân Sách Và Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Chi Nsnn Trên Địa Bàn Huyện Đan Phượng Đến Năm 2025.


- Hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (cấp huyện); xã Đan Phượng hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô; huyện hoàn thành các tiêu chí lên quận.

3.1.2. Dự báo nguồn ngân sách và quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2025.

Đề án Đầu tư, xây dựng huyện Đan Phượng thành quận đến năm 2025 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5848/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 đã đánh giá hiện trạng của huyện đã đạt 04/06 tiêu chí về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 16/21 tiêu chí về hạ tầng xã hội hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong đó tiêu chí về cân đối thu chi ngân sách và 5 tiêu chí về hạng tầng đô thị đòi hỏi nhu cầu kin phí rất lớn, huyện phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Theo số liệu đến hết năm 2020, mức độ tự cân đối thu chi (không tính số thu để chi đầu tư xây dựng từ tiền sử dụng đất) của huyện mới chỉ đạt 18%

- thu từ thuế, phí lệ phí 147.085 triệu đồng, chi trong cân đối 801.777 triệu đồng; thành phố bổ sung cân đối 82% còn lại, trong khi tiêu chí bắt buộc đối với huyện muốn thành quận là tự cân đối 100%.

Bên cạnh đó, với 3 tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đô thị còn chưa đạt (thiếu 646,7km đường đô thị, tỷ lệ chiếu sáng đô thị đạt thấp, tỷ lệ cây xanh đô thị đạt thấp) để hoàn thiện trong 5 năm tới cần nhu cầu kinh phí tương đương 3.500 tỷ đồng, chưa kể việc đầu tư để nâng cao các tiêu chí khác.

Việc hoàn thành đồng thời cả 3 nội dung trên là thách thức lớn đối với công tác quản lý ngân sách của huyện Đan Phượng, đòi hỏi các giải pháp được đưa ra vừa phải khai thác tối đa nguồn thu hiện có, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu mới vừa phải triệt để tiết kiệm, hiệu quả trong chi ngân sách để đảm bảo khả năng cân đối ngân sách.

Với mục tiêu trên, thu ngân sách huyện trong giai đoạn tới 2021 – 2025 sẽ được lập dự toán và giao tăng hơn so với giai đoạn trước, theo chỉ tiêu đưa ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là tăng bình quân mỗi năm 30%.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, nguồn thu thực tế của huyện chưa có sự gia tăng tương ứng. Nên khả năng thụt thu ngân sách xảy ra rất cao. Do đó, để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các hạ tầng kỹ thuật đô thị còn thiếu như trên, chi ngân sách cần phải được quản lý, thực hiện một cách tiết kiệm, giảm dần chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị thông qua việc nâng mức tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu trên địa bàn, tiết kiệm các chi phí không cần thiết cho hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, … để dành nguồn tập trung cho đầu tư xây dựng. Để đáp ứng được mục tiêu trên, việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách của huyện là cần thiết và cần thực hiện ngay trong thời gian tới để phát huy hơn nữa những mặt hiệu quả, hạn chế, khắc phục những tồn tại khuyết điểm. Quan điểm đặt ra đối với việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện như sau:

Thứ nhất, điều hành ngân sách chủ động, tích cực; thực hiện tốt các chính sách tài chính; đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên không tăng chi so với năm trước đảm bảo ổn định, tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển, phấn đấu nâng tỷ trọng lên trên 50% tổng chi ngân sách.

Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội - 11

Thứ hai, quản lý chi NSNN phải bám sát, thực hiện đúng quy định của pháp luật nhất là các quy định về cải cách tài chính công; Đẩy mạnh viêc phát huy tính dân chủ và công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN nhằm phòng chống tham nhũng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước. Triển khai có hiệu quả Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan đơn vị; phải đi liền với nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính các cấp; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo đủ đáp ứng tốt yêu cầu của công tác quản lý chi ngân sách trong giai đoạn

73


hiện nay. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tinh giản biên chế, và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị.

Thứ tư, điều hành chi NSNN trên cơ sở dự toán được duyệt, phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của huyện, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược của huyện trong thời gian tới và phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho chi đầu tư xây dựng.

Thứ năm, hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nước bằng hệ thống công nghệ thông tin tích hợp cho phép tổng hợp đầy đủ, kịp thời tình hình chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai ngân sách ở các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá đúng thực trang công tác thu – chi ngân sách nhà nước.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Đan Phượng

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán chi NSNN

Lập dự toán chính xác là công việc “kiểm soát trước” nhằm định hướng và đánh giá việc chấp hành dự toán. Như đã phân tích ở trên, hiện nay công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện Đan Phượng còn một số hạn chế như: thời gian lập còn chậm, việc lập dự toán chi thường xuyên của một số đơn vị còn mang tính hình thức, dự toán chi đầu tư XDCB còn bố trí vốn còn dàn trải, … Để khắc phục những hạn chế này, trong thời gian tới, công tác lập dự toán cần phải chú trọng các giải pháp sau:

Một là, nghiêm túc thực hiện quy định của Luật ngân sách, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn trong công tác quản lý chi ngân sách nói chung và lập dự toán ngân sách nói riêng.


Hai là, nhằm khắc phục tình trạng thảo luận dự toán cho đủ thủ tục, ngân sách các cấp cần tôn trọng số liệu thảo luận dự toán với ngân sách cấp dưới và các đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời có sự phản hồi kịp thời đối với các đơn vị khi có sự thay đổi số liệu giao dự toán thực tế và số liệu thảo luận nhằm tạo điều kiện về thời gian cho các đơn vị nhất là đối với cấp ngân sách trong việc lập phương án phân bổ dự toán để trình HĐND phê duyệt. Bên cạnh đó, để hạn chế những sai sót trong quá trình lập dự toán ngân sách cấp huyện do thời gian tối đa từ khi được thành phố giao dự toán đến khi huyện giao dự toán ngắn (10 ngày) và đảm bảo đến 31/12 phải giao xong dự toán, cần giảm bớt các khâu trung gian trong quy trình như cơ quan tài chính thông báo số kiểm tra dự toán chi cho cơ quan chủ quản hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách cùng với đó là gia tăng thời gian hoàn thành việc giao dự toán giữa ngân sách thành phố và ngân sách huyện thay vì 10 ngày như hiện nay. Việc xây dựng dự toán chi của từng cấp ngân sách nên để cho cấp đó chủ động thực hiện trên cơ sở xem xét khả năng thu và yêu cầu chi của địa phương để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán sao cho thực hiện được các nhiệm vụ được giao.

Ba là, đối với dự toán chi thường xuyên:

- Để khắc phục tình trạng lập dự toán mang tính hình thức khi không dự báo được các nhiệm vụ phát sinh, phải bổ sung dự toán nhiều lần trong năm, cần nâng cao chất lượng lập dự toán thông qua việc các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách cần rà soát, dự báo, tổng hợp các tài liệu về các nhiệm vụ chi trong năm tiếp theo để làm căn cứ lập dự toán cũng như thảo luận dự toán với ngân sách cấp trên.

- Rà soát, đánh giá lại các định mức phân bổ ngân sách của các lĩnh vực chi về mức độ phù hợp, không phù hợp để đưa ra phản hồi, kiến nghị với thành phố trong việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách cho từng lĩnh vực cần tính đến các yếu tố đặc thù của từng địa phương từng ngành nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng ngân sách.


Bốn là, đối với dự toán chi đầu tư XDCB

- Khi lập dự toán cần xác định rõ những dự án trọng điểm và có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để bố trí dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải nhằm đảm bảo nguồn vốn thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án, tránh làm phát sinh nợ XDCB. Danh mục dự án phải đảm bảo cơ cấu ngành lĩnh vực phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là việc hoàn thành các tiêu chí còn thiếu theo đề án phát triển huyện Đan Phượng thành quận đến năm 2025.

- Đồng thời, tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; kiểm soát chặt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự toán dự án để giảm tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án.

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán chi NSNN

Trong thời gian qua, hạn chế lớn nhất trong công tác chấp hành dự toán chi tại huyện Đan Phượng là việc điều chỉnh bổ sung nhiều lần dự toán chi thường xuyên, kế hoạch vốn trong năm và tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn cũng như một số lĩnh vực còn thấp, vẫn còn các khoản chi chưa phân bổ hết ngay từ đầu năm để điều hành tập trung trong năm. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác chấp hành dự toán chi NSNN cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách. Giao hết dự toán chi các sự nghiệp đã được HĐND phân bổ cho các đơn vị dự toán ngay từ đầu năm hoặc chậm nhất là trong quý I, tránh tình trạng để điều hành tập trung như hiện nay. Tổ chức chi ngân sách theo đúng quy định, khắc phục tình trạng chi cho các nhiệm vụ không thuộc phân cấp như hiện nay.

Thứ hai, quán triệt nguyên tắc chi ngân sách theo đúng dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; bố trí chi hợp lý, đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động Nhà nước của chính quyền cấp huyện. Trong điều hành chi ngân sách không chỉ cân nhắc quy mô chi mà phải chú trọng


hiệu quả sử dụng kinh phí. Không để phát sinh các khoản chi không đúng theo quy định của Luật Ngân sách.

Thứ ba, thực hiện việc quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu trong quản lý sử dụng ngân sách. Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách; tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công lập, mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, giảm các chi phí không cần thiết khác để cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Thứ tư, đối với chi đầu tư XDCB:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý ngân sách thông qua việc thường xuyên tổng hợp, rà soát, đôn đốc các dự án đầu tư có tiến độ chi thấp nhất để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc đảm bảo tiến độ giải ngân.

- Cần tập trung tổ chức thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý đất xen kẹt trong khu dân cư ngay từ đầu năm để có nguồn nhập kế hoạch vốn cho các dự án được bố trí từ nguồn thu này, nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân của các dự án, hạn chế chuyển nguồn, kết dư ngân sách

Thứ năm, đối với chi thường xuyên:

- Nâng cao hiệu quả viêc phân bổ dự toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách: dự toán chi được giao phải phân bổ đầy đủ cho các nhiệm vụ trong đó có dự kiến các nhiệm vụ chi có khả năng phát sinh, hạn chế điều chỉnh dự toán đã phân bổ trong năm. Việc phân bổ dự toán phải được thực hiện theo tháng, theo quý để làm căn cứ cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cân đối ngân sách và nhập dự toán trên hệ thống Tabmis cho các đơn vị.

- Thường xuyên rà soát, đôn đốc tiến độ chi các lĩnh vực, nhất là đối với các khoản bổ sung mục tiêu từ ngân sách thành phố để nắm bắt các khó khăn vướng mắc trong quá trình thanh toán. Đồng thời có sự phản hồi kiến


nghị kịp thời về thành phố trong việc giải quyết các vướng mắc trong cơ chế giải ngân, thanh toán, từ đó khắc phục tình trạng nộp trả ngân sách thành phố các khoản bổ sung mục tiêu không sử dụng hết như hiện nay.

- Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng lộ trình nâng mức tự đảm bảo chi thường xuyên, giảm chi bổ sung từ NSNN, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập. Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ;

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quyết toán chi NSNN

Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN, phản ánh tình hình chấp hành NSNN hàng năm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua, công tác quyết toán chi NSNN tại huyện Đan Phượng còn tồn tại một số hạn chế như: công tác quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành tại một số đơn vị còn chậm, công tác thẩm định quyết toán ngân sách đối với các đơn vị dự toán còn mang tính hình thức, … Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất, kịp thời, chính xác cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Đối với chi đầu tư XDCB: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc báo cáo quyết toán vốn đầu tư cũng như việc lập hồ sơ trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo đúng thời gian quy định, có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư có các dự án chậm báo cáo quyết toán vốn, chậm lập hồ sơ phê duyệt quyết toán dự án như: không giao chủ đầu tư, tạm dừng việc nhập dự toán đối với các dự án được giao quản lý, …

Đối với chi thường xuyên: cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tuân thủ theo nguyên tắc về nội dung chuyên môn của công tác quyết toán do Bộ Tài chính ban hành như hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khóa


sổ cách cuối năm. Quyết toán lĩnh vực chi phải khớp đúng số liệu quyết toán theo mục lục ngân sách của từng lĩnh vực, không quyết toán theo nguồn cấp dự toán để đảm bảo khi ngân sách thành phố tổng hợp quyết toán từ hệ thống tabmis theo mục lục ngân sách sẽ khớp đúng với số liệu tổng hợp từ báo cáo quyết toán của huyện.

Hai là, Việc quyết toán NSNN phải được thực hiện từ các đơn vị cấp cơ sở, số quyết toán phải là số thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ánh đúng mục lục ngân sách và theo từng nhiệm vụ chi được bổ sung mục tiêu (nếu có). Trong công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ,… làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

Ba là, bố trí sắp xếp dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác thẩm định quyết toán ngân sách các đơn vị dự toán để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và đầy đủ của chứng từ chi ngân sách và số liệu hạch toán nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện; kiên quyết xuất toán những khoản chi không nguồn kinh phí, thu hồi nộp trả ngân sách nhà nước. Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp cùng Kho bạc Nhà nước huyện tạm dừng thanh toán đối với các đơn vị chậm nộp, không nộp báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định.

3.2.3. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác công khai ngân sách, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi NSNN

Công tác công khai, thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý NSNN. Làm tốt công tác này sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nước, tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí