Nhận Xét Về Tính Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt


Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các nhà phân phối lớn nước ngoài tại Việt Nam cho thấy một tiềm năng rất lớn về lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta. Thị trường này được đánh giá mỗi năm đạt doanh số 20 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm ở các siêu thị và trung tâm bán lẻ [56].

Doanh thu bán lẻ của họ mới chỉ đạt 10% tổng doanh thu bán lẻ của cả nước, cho dù tốc độ tăng trưởng của hệ thống này đạt bình quân trên 30%/năm. Số liệu này có thể làm nhiều người an tâm trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, cho rằng ta vẫn đang làm chủ thị trường với thế "thượng phong” của 90% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Song, nếu nhìn toàn cảnh lĩnh vực này của Việt Nam và đặt nó trong bối cảnh hội nhập, mở cửa nền kinh tế nhanh chóng hiện nay, thì sự an tâm cao sẽ là nguy cơ lớn. Sự thâm nhập nhanh chóng của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Metro Cash & Carry hay Bourbon với những chiến lược thu hút khách hàng thể hiện tiềm lực tài chính, năng lực quản lý điều hành và trình độ phân tích thị trường hơn hẳn chúng ta đã ít nhiều gây chấn động trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, do số lượng các tập đoàn phân phối cũng như hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại có yếu tố nước ngoài chưa nhiều, nên áp lực cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Hiện nay, họ thực thi chiến lược định vị thị trường khá cao nhờ lợi thế hình ảnh hiện đại, sự vệ sinh, lịch sự... Nhưng chắc chắn trong vài năm tới, đặc biệt khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập quốc tế và khu vực, thì chiến lược cạnh tranh bằng hình ảnh sẽ được thay thế bằng cạnh tranh giá cả. Khi đó, nếu hệ thống phân phối trong nước không nhanh chóng thay đổi, thì khả năng họ sẽ lấn át các nhà bán lẻ của Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng tiến bộ, chất lượng cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam sẽ dẫn tới sự lựa chọn hình thức dịch vụ phân phối bán lẻ nào nhanh, tiện lợi, hiện đại hơn. Tất cả tạo nên một áp lực rất lớn đối với hệ thống dịch vụ phân phối của Việt Nam và tiềm ẩn khả năng mất kiểm soát thị trường đối với các nhà quản lý.


Nam

1.3. Nhận xét về tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt


Có thể thấy xu hướng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối đã, đang và sẽ gia

tăng mạnh mẽ. Với sự lớn mạnh của các nhà phân phối như sự có mặt nhiều hơn của các doanh nghiệp nước ngoài đã cho thấy thực trạng cũng như tiềm năng của một thị trường đầy sôi động trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên ngoài sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay trong dịch vụ phân phối, có thể nói tới thời điểm này đã manh nha ba loại hành vi. Đó là hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, hành vi tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, mua lại và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh [37].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đối với loại hành vi thứ nhất, nó thường diễn ra ở 2 dạng liên kết: liên kết dọc giữa nhà sản xuất, nhập khẩu và nhà bán buôn, bán lẻ và liên kết ngang các nhà nhập khẩu với nhau, nhà bán buôn với nhau hoặc bán lẻ với nhau. Mặc dù bây giờ hành vi hạn chế cạnh tranh đã diễn ra ở liên kết dọc, còn liên kết ngang chưa diễn ra do tính quy mô yếu và phân tán giữa các nhà phân phối. Tuy nhiên điều này có thể sẽ thay đổi khi các nhà phân phối nước ngoài được mở cửa hoàn toàn trong thời gian tới. Vấn đề là phải phân biệt ranh giới trong việc các liên kết này có mang tính hạn chế cạnh tranh hay không. Đặc biệt là khả năng các nhà phân phối nước ngoài có tiềm lực thiết lập các hệ thống thông qua các phương pháp như khuyến mại lớn, tín dụng, giảm giá sẽ rất khó phân biệt.

Cũng tương tự, các hành vi tập trung, sáp nhập, mua lại hện nay là không đáng kể, so quy mô các doanh nghiệp trong nước không có nhiều doanh nghiệp nổi bật. Nhưng trong tương lai, đây sẽ trở thành một nguy cơ lớn khi mà nền kinh tế không ngừng phát triển.

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 7

Điều đáng chú ý hiện nay là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hành vi này ngày càng diễn ra nhiều. Thực tế cho thấy ở Việt Nam đã có dấu hiệu của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh sau:

So sánh trực tiếp các sản phẩm cùng loại.


Khuyến mại gian dối về giải thưởng.

Tặng hàng cho khách hàng dùng thử để đổi sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Hành vi liên kết của cácdoanh nghiệp để phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, thống nhất giá cả, dịch vụ.

Lạm dụng vị thế của mình: Các nhà phân phối lớn đã có hệ thống chuyên nghiệp, có chương trình quảng cáo lớn, hấp dẫn một lượng khách hàng lớn. Các doanh nghiệp này thường có vốn lớn, mặt hàng phong phú đa dạng từ trong nước đến nước ngoài, từ cấp cao đến cấp thấp. Với các thế mạnh đó, các doanh nghiệp thường đưa ra những điều kiện khắt khe vè giá, thủ tục, điều kiện thanh toán đối với các doanh nghiệp sản xuất muốn bày bán sản phẩm của mình. Điều này dễ làm phát sinh vấn đề các doanh nghiệp phân phối lớn lạm dụng thế mạnh đàm phán của mình với các doanh nghiệp sản xuất này đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Bán dưới giá ghi trên sản phẩm.

Trong khi các tập đoàn phân phối nước ngoài được biết đến với tiềm lực mạnh về công nghệ và tài chính đang hiện diện rất gần thị trường Việt Nam thì hiện nay các doanh nghiệp phân phối Việt Nam vẫn đang còn tồn tại những điểm yếu cơ bản sau:

Thứ nhất, dịch vụ phân phối là một lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước thường bị hạn chế về vốn. Đối với các doanh nghiệp này, việc mở rộng quy mô, tái đầu tư gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 200 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 1000 cửa hàng nhỏ bán hàng khắp các tỉnh thành với doanh số bán lẻ hàng hoá, dịch vụ khoảng 20 tỷ USD/năm. Đây là một con số còn rất khiêm tốn so với doanh số của các doanh nghiệp nước ngoài. Họ thâm nhập vào thị trường Việt Nam với mức vốn đăng ký không chỉ là hàng chục triệu USD mà có khi còn lên tới hàng trăm triệu USD. Ví dụ như Metro và Bourbon đều có mức vốn là 120 triệu USD [56].


Thứ hai, hệ thống phân phối luôn đòi hỏi có một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Thế nhưng ở Việt Nam, hệ thống kho bảo quản dự trữ, các kho lạnh và các xe vận tải chuyên dùng, các thiết bị bảo đảm khâu bán hàng và hệ thống cơ sở vật chất khác đều thiếu đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp còn chưa xây dựng nguồn hàng, sản phẩm đặc trưng cho mình.

Thứ ba, tính chuyên nghiệp của các nhà phân phối trong nước còn rất yếu kém. Hiện nay chỉ có hai nhà phân phối bán lẻ được xem là thành công tại thị trường Viêt Nam là Metro Group và Saigon Co.op. Các trung tâm thương mại thành danh như Fivimart, Intimex cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại vẫn còn loay hoay, bế tắc trong kinh doanh. Các nhà phân phối trong nước chưa xây dựng được các kênh phân phối qua nhiều tầng nấc nên không tạo được giá cạnh tranh. Các siêu thị hầu hết vẫn chưa quy mô, đồng thời cũng không mấy quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, việc thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước để xây dựng nguồn hàng khiến cho nguồn hàng không ổn định về số lượng và chất lượng. Điều này dẫn đến chất lượng và số lượng hàng hoá đầu ra không được đảm bảo. Việc phá vỡ hợp đồng giữa các nhà máy, doanh nghiệp phân phối với người nông dân thường xuyên xảy ra.

Những nhược điểm trên đã làm cho năng lực cạnh tranh của phần lớn các doanh nghiệp phân phối trong nước kém cả về giá cả, chất lượng hàng hoá cũng như sự đa dạng của hàng hoá được bày bán. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chiến không cân sức giữa các nhà phân phối Việt Nam và các doanh nghiệp phân phối nước ngoài. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, cam kết mở rộng thị trường dịch vụ thì nguy cơ bị các doanh nghiệp phân phối trong nước bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh nảy sinh. Trong khi các nhà phân phối Việt Nam lại chưa biết sử dụng những công cụ pháp lý để tự bảo vệ mình trước các hành vi phản cạnh tranh thì các nhà phân phối nước ngoài lại tìm hiểu khá kỹ về pháp luật cạnh tranh. Đây chính là một vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như đối với chính bản thân mỗi doanh nghiệp.


2. Thực trạng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối

Đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp phân phối Việt Nam và doanh nghiệp phân phối nước ngoài, vai trò của quản lý cạnh tranh lại càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của Việt Nam, làm thế nào để quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối một cách hiệu quả vẫn là một vấn đề còn tồn tại nhiều bất cập. Chúng ta cần nhìn lại những gì mà Nhà nước cũng như ngay bản thân mỗi doanh nghiệp trong thời gian qua đã làm được để từ đó định hướng cho những hoạt động trong những năm sắp tới, nhất là hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

2.1. Triển khai thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân

phối

Hiện nay, trong nỗ lực tạo lập một môi trường cạnh tranh tự do, lành mạnh cho

tất cả các doanh nghiệp phân phối, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực này. Để thực thi các văn bản pháp luật ấy cũng như nâng cao hiệu quả trong việc quản lý cạnh tranh, Nhà nước thông qua các Bộ, Ngành đã tiến hành những hoạt động có ý nghĩa tích cực như tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh và khuyến khích thành lập các Hiệp hội phân phối.

Ngày 10/10/2006, tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức cuộc "Đối thoại về dịch vụ phân phối dưới góc độ cạnh tranh" giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối với mục đích tìm kiếm quan điểm chung trong việc thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối.

Trong cuộc đối thoại, đại diện các doanh nghiệp nhiệt tình trao đổi, chia sẻ thông tin về thực trạng và xu hướng cạnh tranh của loại hình dịch vụ này cũng như những cơ hội, thách thức về môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp phân phối và các nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá/dịch vụ khi Việt Nam trở thành thành


viên của WTO. Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã chia sẻ những quan điểm liên quan tới vai trò và sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối cũng như việc thực thi luật cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Ngày 27/01/2007, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức buổi "Toạ đàm về dịch vụ phân phối dưới góc độ cạnh tranh" với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tại khu vực phía Nam với mục đích tìm hiểu quan điểm chung từ cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý để thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và sân chơi bình đẳng cho các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực phân phối [8].

Không chỉ thông qua hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh, các buổi hội nghị, diễn đàn về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối cũng đã được các cơ quan quản lý khác đứng ra tổ chức, thực hiện. Ngày 29/06/2007, Sở Công nghiệp Hà Nội và Sở Thương mại Hà Nội đã tổ chức "Hội nghị gặp gỡ các nhà sản xuất và phân phối" với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối và sản xuất trên địa bàn Hà Nội với mục đích tìm hiểu quan điểm chung từ cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo môi trường gắn kết cũng như thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và sản xuất.

Đặc biệt gần đây nhất là “Diễn đàn Thị trường bán lẻ Việt Nam hậu WTO: Cạnh tranh và phát triển” vừa được Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương tổ chức ngày 21/9/2007 tại Hà Nội. Đây là dịp để các nhà bán lẻ Việt Nam gặp gỡ, trao đổi chia sẻ các thông tin về môi trường cạnh tranh trong thị trường bán lẻ Việt Nam, mặt khác cũng để thực hiện công tác quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thời gian tới. Hoạt động cạnh tranh sẽ ngày càng sôi động trong bối cảnh Việt Nam sẽ thực hiện các cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam từ ngày 1/1/2009 [9].

Có thể nói, việc tổ chức được các hội nghị, diễn đàn bàn về vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối như vậy có ý nghĩa rất thiết thực. Bởi vì, đó chính là nơi


để chính bản thân các doanh nghiệp phân phối nói lên những bức xúc và đại diện cơ quan quản lý Nhà nước chia sẻ quan điểm trước thực trạng cạnh tranh ngày đang càng gay gắt và khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh này. Thông qua đó, các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của việc nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh và vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh trong bối cảnh đang xuất hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà sản suất và phân phối hiện nay.

Thị trường phân phối nói chung và thị trường bán lẻ trong nước nói riêng đang rất sôi động, các nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự can thiệp của Nhà nước giảm dần. Thay vào đó, vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong việc thành lập và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các nhà bán lẻ ngày càng trở nên quan trọng. Việc thành lập Hiệp hội các nhà bán lẻ hiện nay là sự phù hợp với quy luật phát triển và nhu cầu nội tại của lĩnh vực này.

“Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam” được Bộ trưởng Bộ nội vụ ký quyết định thành lập số 1159/QĐ - BNV ngày 05/09/2007. Theo Tiến sĩ Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công Thương) sự kiện này góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ phân phối Việt Nam thông qua kết nối các nhà bán lẻ trong nước cùng xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ. Với số lượng thành viên bao gồm khoảng 130 các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ, sự liên kết này tạo ra sức mạnh tập thể để các nhà bán lẻ trong nước tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đủ sức cạnh tranh và hợp tác hiệu quả với các nhà bán lẻ quốc tế lớn trên thị trường nội địa. Về phương hướng hoạt động chung giai đoạn 2007 - 2010, Hiệp hội phát huy vai trò tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định cơ chế chính sách liên quan kinh doanh bán lẻ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng; chủ động đề xuất và dự thảo Luật Bán lẻ trình cấp có thẩm quyền xem xét. Trong những tháng cuối năm 2007 và năm 2008, Hiệp hội tập trung vào một số việc cụ thể như thành lập trang tin điện tử; xây dựng và tìm nguồn tài trợ cho dự án đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán lẻ, xây dựng


trung tâm đào tạo và cơ sở hậu cần, kho bãi cho hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam [40].

Trên thực tế hiện nay, nhiều siêu thị vẫn hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết về thị trường, từ đó dẫn tới việc bị động trong kinh doanh. Do được hình thành tự phát nên sự cạnh tranh giữa các siêu thị ngày càng lớn, điều này đã dẫn tới tình trạng bán hàng không rõ xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng quá niên hạn sử dụng, tác phong phục vụ thiếu chu đáo, những điều này đã gây sự bất bình cho khách hàng. Với việc hoạt động đơn lẻ, các siêu thị không tìm được tiếng nói chung trong kinh doanh, thiếu sự gắn bó trong việc đặt hàng, tìm nguồn hàng đầu vào để phục vụ khách hàng. Chính những điều này đã hạn chế hoạt động của hệ thống siêu thị và việc thành lập ra một Hiệp hội cho cả hệ thống siêu thị là điều cần thiết. Hiệp hội siêu thị Hà Nội ra đời đã tạo điều kiện cho các thành viên trong Hiệp hội tăng cường hợp tác hỗ trợ nhau trong kinh doanh góp phần làm bình ổn thị trường, thống nhất về nguồn hàng, giá bán, liên kết, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, đào tạo nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hoá.

2.2. Xây dựng đề án nhằm tạo lập môi trường phân phối cạnh tranh lành mạnh

Hiện nay, Nhà nước đã quản lý cạnh tranh thông qua công cụ là các văn bản pháp luật như Luật Cạnh tranh 2004, Luật Thương mại, Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các Quy chế về Siêu thị, Trung tâm thương mại... Đặc biệt, Chính phủ còn xây dựng những đề án để phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối trong nước trước nguy cơ bị thôn tính bởi sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài, tiêu biểu là Quyết định ký ngày 15/02/2007: “Đề án phát triển phát triển thương mại trong nước đến 2006 - 2010 và định hướng đến 2020”, và Quyết định số 0518 /QĐ-BTM ngày 02/04/2007: “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” [19].

Với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022