Nội Dung Của Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối


Ý nghĩa của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối được xác lập dựa trên các quan điểm cơ bản sau: [13]

Thứ nhất, quan điểm về giới hạn của sự tự do. Tư tưởng của tự do không đồng nghĩa với tự do vô chính phủ đã được xây dựng và hoàn thiện cùng với những đấu tranh của loài người. Kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự tồn tại của tự do để các nguồn lực thị trường mới có thể vận hành tốt và đem lại hiệu quả cho sự phát triển. Sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật sẽ gạt bỏ các biểu hiện nhân danh tự do để huỷ hoại sự tự do đó.

Thứ hai, lý thuyết về khả năng điều tiết thị trường của bàn tay vô hình dường như chỉ đem lại hiệu quả tối ưu cho thị trường khi các mối quan hệ mà nó điều khiển hoàn toàn lành mạnh. Lịch sử đã nhận thấy được sự bất lực của bàn tay vô hình trước những thủ đoạn bất tận và bất chính của con người thực hiện để giành lợi ích kinh tế trong cạnh tranh.

Thứ ba, thừa nhận vai trò điều tiết của nhà nước không có nghĩa là phủ nhận giá trị của bàn tay vô hình mà Adam Smith đã đưa ra cách đây vài thế kỷ. Vai trò của quản lý cạnh tranh có giới hạn là sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho bàn tay vô hình của thị trường. Nói cách khác, cần có một cái bắt tay giữa quyền lực thị trường và nhà nước trong việc điều tiết các quan hệ cạnh tranh trên thị trường. Có nghĩa là, sự quản lý của nhà nước luôn phải tôn trọng các quy luật chung vốn có của nền kinh tế, tránh gây nguy cơ đe doạ đến sự tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Cho đến nay, tất cả các quốc gia đều đã thừa nhận vai trò của quản lý cạnh tranh. Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại cũng khẳng định sự tất yếu và không thể thiếu vai trò của nhà nước trong đời sống kinh doanh. Điều quan trọng là phải cân nhắc mức độ can thiệp của nhà nước đối với thị trường cạnh tranh để vừa tạo được một môi trường tự do cạnh tranh vừa hạn chế, ngăn chặn được những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhất là khi cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế ngày càng tăng. Sự năng động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đang tạo ra những chuyển


biến tích cực trong đời sống kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tác động tích cực đối với sự phát triển thị trường, thị trường nước ta đang bị đe dọa trước sức tấn công của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với thời gian và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những thủ đoạn cạnh tranh ngày càng tinh vi, gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới sự ổn định của kinh tế nước nhà cũng như sức sống của một số ngành công nghiệp nội địa. Trong hoàn cảnh đó, vai trò của quản lý cạnh tranh lại càng có ý nghĩa quan trọng và nhà nước phải cân nhắc, xây dựng những biện pháp, chính sách phù hợp.

1.2.3. Nội dung của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối

Với vai trò xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh sôi động để khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối phát triển và bảo vệ sự lành mạnh của thị trường, quản lý cạnh tranh bao gồm các nhóm biện pháp sau: [13]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Nhóm biện pháp tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bao gồm: xóa bỏ các phân biệt đối xử về mặt pháp lý giữa các doanh nghiệp phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế; xóa bỏ cơ chế hai giá giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến cạnh tranh (Luật Cạnh tranh, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối, Luật thuế xuất nhập khẩu); đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhóm biện pháp bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Bao gồm: xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước với doanh nghiệp; tổ chức nhiều giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp; cải cách hành chính trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; tạo nhiều cơ chế để doanh nghiệp khiếu nại về thủ tục hành chính; tạo nhiều diễn đàn để doanh nghiệp lên tiếng cải thiện môi trường kinh doanh; xây dựng các thiết chế mới để bảo vệ cạnh tranh trên các thị trường đặc thù.

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 4

- Nhóm biện pháp ngăn chặn hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Bao gồm: thể chế hóa các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh; ban hành đầy đủ các chế tài để xử lý các hành vi vi


phạm luật; xây dựng các thiết chế mới để xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh (Hội đồng cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh).

- Nhóm biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bao gồm: xây dựng các công cụ bảo hộ mới được quốc tế chấp nhận (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ); xây dựng các công cụ quản lý mới được quốc tế công nhận; xây dựng các tiêu chí miễn trừ trong Luật Cạnh tranh.

2. Cơ sở pháp lý của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối

Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, ở nước ta, hiện nay đã và đang diễn ra nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Trong nỗ lực tạo lập môi trường cạnh tranh thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp phân phối, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực này như Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và một số quy chế khác.

2.1. Luật Cạnh tranh

2.1.1. Tổng quan về Luật Cạnh tranh

Ngày 03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005. Đây là một văn bản luật có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho cộng đồng kinh doanh hoạt động tự do nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Với 6 chương, 123 Điều, Luật Cạnh tranh được ban hành nhằm:

- Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


- Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng.

Để đạt được mục tiêu này, Luật Cạnh tranh phân các hành vi chịu sự điều chỉnh thành hai nhóm hành vi là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với nhóm hạn chế cạnh tranh, Luật điều chỉnh 3 dạng hành vi gồm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Đối với nhóm cạnh tranh không lành mạnh, Luật điều chỉnh 10 hành vi, gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính và các hành vi khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật do Chính phủ quy định.

Về đối tượng điều chỉnh, Luật Cạnh tranh áp dụng đối với 2 nhóm đối tượng, gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp), kể cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước; và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Ngoài ra, tại Điều 6, Luật Cạnh tranh cũng quy định các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh:

Để nhanh chóng đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống, tính đến tháng 01/2007 các cơ quan chức năng đã ban hành 06 văn bản hướng dẫn thi hành về một số nội dung mang tính chất kỹ thuật chưa được quy định chi tiết trong Luật. Các văn bản này bao gồm:

- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh

- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh

- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều khoản của Luật Cạnh tranh.


- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

- Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

- Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/ND-CP.

Cho đến nay, có thể nói hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh đã tương đối hoàn thiện. Trên cơ sở các quy định này, một mặt, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc liên quan đến các hành vi phản cạnh tranh, mặt khác, Cục tích cực triển khai các chương trình phổ biến pháp luật, tham vấn và giải đáp các vướng mắc liên quan đến Luật Cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp định hình chiến lược kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật.

2.1.2. Một số điều khoản của Luật Cạnh tranh điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ phân phối

Luật Cạnh tranh đã đưa ra những điều khoản quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật Cạnh tranh là đưa ra các chế định nhằm điều chỉnh các hành vi thoả thuận, áp đặt, bán giá thấp ăn cướp, phân biệt đối xử ...và một trong những đối tượng pháp luật quan trọng mà Luật Cạnh tranh hướng tới chính là các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh.

* Chương II, Mục 1, Điều 8 nêu ra các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

- Thoả thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối luợng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ;


- Thỏa thuận áp dặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến dối tượng của hợp đồng;

- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

* Điều 11 và 12, Mục 2 quy định:

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

- Áp dặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;


- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

* Điều 14 cấm doanh nghiệp có các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền sau :

- Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này;

- Áp đặt các điểu kiện bất lợi cho khách hàng;

- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

Trong Điều 15, nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:

- Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

- Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịchv ụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

- Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước quy định.

Chương III, Điều 39 quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:

- Chỉ dẫn gây nhâm lẫn;

- Xâm phạm bí mật kinh doanh;

- Ép buộc trong kinh doanh;

- Gièm pha doanh nghiệp khác;

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;


- Bán hàng đa cấp bất chính.

Điều 48 quy định cụ thể hơn về việc cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;

- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

- Cung cấp gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Bên cạnh đó thì Nghị định số 120/2005/NĐ - CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh cũng đã quy định cụ thể mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, những hành vi thường dễ thấy xuất hiện trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.

2.2. Một số cơ sở pháp lý khác điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ phân phối

2.2.1. Luật Thương mại

Luật Thương mại 2005 sửa đổi Luật Thương mại 1997 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Luật gồm 9 chương, 324 điều áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại, tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Riêng đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào nguyên tắc của Luật này, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022