Thực Trạng Cạnh Tranh Và Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt Nam


Dịch vụ phân phối bao gồm cả các hành vi thương mại như phương thức đại lý và nhượng quyền thuơng mại và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Những hành vi này sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động thương mại.

* Điều 166 của Luật Thương mại 2005 về Đại lý thương mại quy định:

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

* Điều 169 quy định các hình thức đại lý, bao gồm:

- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

- Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.

* Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có quyền sau đây (theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Điều 172 quy định quyền của bên giao đại lý):

- Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng.

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 5

- Ấn định giá giao đại lý.

- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật

- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý.

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.


Điều đáng lưu ý ở đây là dưới góc độ thương mại thì một số quy định cấm trong Luật Cạnh tranh lại là hợp pháp trong Luật Thương mại, như hành vi ấn định giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ.

* Điều 284 về Nhượng quyền Thương mại quy định:

Nhượng quyền Thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Bộ Thương mại vừa ban hành Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp FDI được thực hiện quyền nhập khẩu, tuy nhiên, không được lập cơ sở để phân phối hàng nhập khẩu. Theo hướng dẫn, doanh nghiệp FDI đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu sẽ được nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình sẽ được nhập khẩu theo đúng như cam kết của Việt Nam. Theo quy định, doanh nghiệp FDI được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. Doanh nghiệp FDI được tự lựa chọn đối tác phân phối và phải đăng ký với cơ quan quản lý [23].

Đối với những doanh nghiệp FDI đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối, các doanh nghiệp này được thực hiện bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương


mại, đại lý mua bán hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ không được thực hiện bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đã được cấp phép và phải xin phép nếu muốn thành lập thêm cơ sở bán lẻ mới. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của từng địa phương trước khi quyết định có thể cấp phép hay không.

Theo Bộ Công Thương, văn bản hướng dẫn này là một bước quan trọng trong việc thực hiện các cam kết WTO. Nghị định số 23/2007/NĐ- CP đã được Chính phủ ban hành từ tháng 2/2007 nhưng văn bản hướng dẫn đến nay mới được ban hành. Trong thời gian chờ đợi vừa qua, cộng đồng các doanh nghiệp FDI đã rất nhiều lần có ý kiến về việc cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn này để được thực hiện các quyền lợi theo cam kết WTO.

2.2.2. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. Lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa là dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, vì vậy, ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý nêu trên còn chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 27/04/1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, Pháp lệnh quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ nói chung và các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân phối nói riêng.

Cụ thể, Điều 7 cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi sau đây:

- Sản xuất kinh doanh hàng cấm, hàng giả.


- Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trái với thuần phong mỹ tục.

- Thông tin, quảng cáo sai sự thật.

- Các vi phạm khác nhằm lừa dối người tiêu dùng.

Trách nhiệm của các tổ chức này được quy định rõ trong Điều 14, Điều 15, Điều16 và Điều 17 bao gồm:

- Phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dich vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết của người tiêu dùng; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác.

- Phải thông tin, quảng cáo chính xác, trung thực về hàng hóa, dịch vụ; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng.

- Phải kịp thời giải quyết mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hóa, dịch vụ đối với khách hàng.

- Phải thu thập, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của người tiêu dùng; bồi thường, bồi hoàn thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp phân phối không thực hiện đúng các trách nhiệm về niêm yết giá, trách nhiệm bảo hành, bán hàng không rõ xuất xứ, lừa dối về xuất xứ hàng hóa và thường không quan tâm đến lĩnh vực hậu mãi gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do vậy, các quy định nói trên nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng có được những lợi ích mà pháp luật cho phép.

2.2.3. Một số quy định khác có liên quan

Bên cạnh các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ phân phối nói chung, Nhà nước còn ban hành các quy định cụ thể hơn áp dụng cho các ngành hoạt


động kinh doanh phân phối như Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại; Quy chế kinh doanh xăng dầu, Luật thị trường cung cấp điện cạnh tranh… Các quy chế này là cơ sở pháp lý hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh. Trong phạm vi đề tài, Khóa luận tập trung vào các quy định đối với hoạt động phân phối dưới hình thức bán buôn, bán lẻ thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại... Cụ thể, đó chính là Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, các loại hình phân phối hàng hóa hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến (như siêu thị, trung tâm thương mại...) đã và đang xuất hiện ngày một nhiều tại các địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn của nước ta. Các loại hình này đã và đang đáp ứng được phần nào nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người người tiêu dùng, góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hóa ngành thương mại và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, thiếu sự hướng dẫn, quản lý và chưa có các tiêu chuẩn thống nhất... nên các loại hình này phát triển còn mang tính chất tự phát, cách đặt và gọi tên còn lộn xộn, đã xuất hiện không ít khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng... Vì vậy, để siêu thị, trung tâm thương mại phát triển một cách lành mạnh, theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như cả nước, tránh tình trạng lạm dụng trong việc đặt cũng như gọi tên và khắc phục dần các khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch xây dựng và quản lý giữa các cấp quản lý và các địa phương, định hướng tốt hơn đối với những cơ sở sẽ ra đời, lấy lại niềm tin của khách hàng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 24/09/2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại. Quy chế này bao gồm 4 Chương, 11 Điều quy định về tiêu chuẩn, về hàng hoá, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại.

Các nhà phân phối lớn thường có vị trí thống lĩnh thị trường, quyền lực thị trường và có vị thế cao hơn các đối tác kinh doanh, nhà sản xuất, nhà cung cấp của


họ trong các bàn đàm phán, vòng thương lượng giao dịch. Trong thực tiễn kinh doanh đã cho thấy, những nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ lớn thường có xu hướng lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để gây hạn chế cạnh tranh hoặc có những cuộc chiến cạnh tranh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Điều đáng lưu ý ở đây là những nhà phân phối lớn sẵn sàng lao vào một cuộc chiến cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ và những ưu đãi khác để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần, tích tụ tư bản, có vị trí thống lĩnh thị trường, và đến lúc đó, chính những nhà phân phối lại luôn muốn hạn chế cạnh tranh, duy trì vị thế của mình. Chính vì vậy, sự ra đời của các văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Cạnh tranh 2004 là rất cần thiết nhằm tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình bẳng, không phân biệt đối xử, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các hành vi gây hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT‌‌

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


I. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối

1.1. Tổng quan về thị trường phân phối ở Việt Nam

Hệ thống phân phối ở Việt Nam về cơ bản có thể chia làm hai loại: hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại.

Hệ thống phân phối truyền thống còn được gọi là hệ thống chợ truyền thống, so với trước đây thì hệ thống này ngày càng phát triển, chủ yếu ở khu vực nông thôn, nhiều loại hình chợ mới đã xuất hiện: chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ văn hoá du lịch, chợ ẩm thực, v.v. Tính đến năm 2006 Việt Nam có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng, tỉnh, khu vực nông thôn có số chợ là 6.788 chợ, chiếm 74,9% tổng số chợ, khu vực thành thị có 2.275 chiếm 25.1%. Trong đó số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm 97,9% [10].

Hệ thống phân phối hiện đại gồm nhiều loại hình như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh bán hàng đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị. Hệ thống phân phối này còn được chia làm hai loại hình: phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ.

Lĩnh vực dịch vụ phân phối hiện nay đóng góp khoảng 13-14% vào GDP và là ngành kinh tế có đóng góp lớn thứ ba vào GDP sau ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp. Đóng góp của dịch vụ phân phối vào tạo việc làm không ngừng tăng, với tỷ trọng trong tổng lao động đang làm việc liên tục tăng từ 10,4% năm 2000 lên 12,2% năm 2005 và cũng là ngành kinh tế quan trọng thứ ba trong tạo việc làm, sau nông nghiệp và công nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ phân phối đóng góp hơn 6% vào vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời lĩnh vực này có tỷ trọng lao động cao gần gấp đôi tỷ trọng vốn, cho nên có thể khai thác lợi thế về lao động của Việt Nam.


Theo số liệu tổng điều tra công nghiệp, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn hai lần trong thời kỳ 2000 - 2004, từ gần 14,100 doanh nghiệp lên gần 28,600 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tăng nhanh phản ánh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Tuy nhiên giữa các nhà phân phối nước ngoài và các nhà phân phối trong nước lại có sự khác biệt trong hệ thống phân phối. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công Thương, tham gia hệ thống phân phối hiện đại hiện nay có khoảng 20 đơn vị là các tổng doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh và cả 100% vốn nước ngoài.

Đến cuối năm 2006, hệ thống phân phối ở Việt Nam có hơn 9000 chợ truyền thống, trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và hàng ngàn cửa hàng tiện ích của các thành phần kinh tế. Hơn 10 năm qua, các mạng lưới bán lẻ, phân phối đã được cải tạo nâng cấp xây mới cho phù hợp với xu thế tiêu dùng ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, về doanh số mới chỉ có 10% được thực hiện ở các siêu thị và trung tâm thương mại, 40% ở các chợ, 44% ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống, còn lại các đơn vị sản xuất trực tiếp phân phối là 6% [52]. Trong đó, có xu hướng là các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài nhắm nhiều vào hệ thống hiện đại và các nhà phân phối có vốn đầu tư trong nước lại chọn hệ thống truyền thống. Hệ thống truyền thống được cho là tạo lợi thế cho những nhà phân phối trong nước nhờ sự am hiểu thị trường nội địa. Tuy nhiên, những thương hiệu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại như nhượng quyền thương mại, v.v như là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh Kinh Đô... cũng đã xuất hiện và thành công.

Loại hình phân phối, bán lẻ, bán buôn hiện đại có chất lượng và dịch vụ cao như là các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ mới xuất hiện ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng... và một số thành phố lớn khác, tỷ lệ doanh thu thuộc về các kênh phân phối truyền thống vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên các kênh phân phối hiện đại này đang phát triển với tốc độ khá nhanh.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí