trường (Điều 3-2); các hành vi thoả thuận theo chiều ngang (Điều 19) và các hành vi kinh doanh không lành mạnh bị cấm (Điều 23).
Theo điều 3-2, các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bị cấm
gồm:
lý.
mới.
- Ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả của hàng hoá dịch vụ một cách bất hợp
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Tính Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt
- Kinh Nghiệm Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Của Một Số Nước
- Luật Đầu Tư Nước Ngoài - Hạn Chế Các Bên Nước Ngoài Tham Gia Hoạt Động Kinh Doanh Bán Buôn/bán Lẻ Ở Thái Lan
- Một Số Kiến Nghị Về Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt Nam
- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 12
- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Kiếm soát một cách bất hợp lý việc bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
- Can thiệp bất hợp lý vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác.
- Ngăn cản bất hợp lý việc thâm nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh
- Tham gia vào hoạt động thương mại không công bằng nhằm loại trừ các đối
thủ cạnh tranh hoặc gây hạn chế cạnh tranh đáng kể hoặc gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
Nếu doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm một trong những hành vi bị cấm nêu trên, KFTC sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp này phải giảm giá, đình chỉ hành vi đó, công bố công khai việc vi phạm hoặc tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết khác. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể phạt tiền doanh nghiệp nói trên không quá 3% tổng doanh thu có được trong thời gian kể từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc vi phạm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối nói riêng không được thoả thuận, câu kết với nhau để gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Theo điều 19, có 8 loại hành vi bị cấm đó là:
- Ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả.
- Giới hạn các điều khoản, điều kiện đối với việc mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc đối với việc thanh toán hay bồi thường.
- Hạn chế sản xuất, vận chuyển hoặc mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ.
- Hạn chế phạm vi mua bán hoặc khách hàng.
- Hạn chế hoặc gây cản trở sự hình thành hay mở rộng cơ sở sản xuất; lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
- Hạn chế loại hình hoặc quy cách phẩm chất của hàng hoá tại thời điểm sản xuất hoặc mua bán hàng hoá đó.
- Thành lập một tập đoàn để tiến hành hoặc quản lý những phần quan trọng của hoạt động kinh doanh dưới hình thức cộng tác.
- Hạn chế hoặc cản trở các hoạt động kinh doanh hoặc bản chất hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác.
Nếu có bất kỳ vi phạm nào liên quan đến Điều 19, tương tự như biện pháp điều chỉnh đối với các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, KFTC cũng sẽ ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm, công bố công khai về hành vi vi phạm. Hoặc, KFTC có thể áp đặt một khoản tiền phạt không vượt quá 5% doanh thu của doanh nghiệp vi phạm Điều 19. Trong trường hợp doanh thu không tồn tại, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ đưa ra một khoản tiền phạt không vượt quá 1 tỷ won. Khi doanh nghiệp vi phạm tự nguyện thông báo cho KFTC về sai phạm của mình, tuỳ theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ được giảm nhẹ hình phạt, giảm các khoản tiền phạt hoặc được miễn tiền phạt.
Đối với các doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh trên thị trường, MRFTA cũng cấm các doanh nghiệp đó có các hành vi kinh doanh không lành mạnh. Theo Điều 23, không một doanh nghiệp nào được tham gia vào bất kỳ hành vi thuộc một trong những hành vi dưới đây:
- Từ chối giao dịch bất hợp lý hoặc phân biệt đối xử đối với một đối tác giao dịch nhất định.
- Loại bỏ một cách bất hợp lý các đối thủ cạnh tranh.
- Xúi giục hoặc ép buộc một cách bất hợp lý khách hàng của các đối thủ cạnh tranh phải giao dịch với mình.
- Lợi dụng một các bất hợp lý vị trí mặc cả của mình trong khi giao dịch với những đối tác khác.
- Giao dịch với những đối tác khác theo các điều kiện sẽ hạn chế hoặc gây cản trở cho những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác.
- Sử dụng quảng cáo (kể cả sử dụng tên nhãn hiệu) hoặc tiến hành việc giới thiệu mang tính sai trái, lừa dối.
- Cung cấp một cách bất hợp lý và tạm thời cho những người có liên quan đặc biệt hoặc những công ty khác các khoản thanh toán, khoản cho vay, nhân lực, giấy tờ thương mại, hoặc quyền sở hữu vô hình.
- Các hoạt động khác gây cản trở cạnh tranh lành mạnh.
Trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm, KFTC có thể ra lệnh cho doanh nghiệp đó đình chỉ hành vi nói trên, đưa ra thông báo điều chỉnh về hoạt động quảng cáo vi phạm, công bố vi phạm một cách công khai. Bên cạnh đó, KFTC có thể áp đặt khoản tiền phạt không vượt quá 2% doanh thu của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh thu không tồn tại, KFTC có thể áp đặt một khoản tiền phạt không quá 500 triệu won.
4.2.2. Thông báo về các hình thức và tiêu chuẩn đối với các hành vi kinh doanh không lành mạnh liên quan đến việc kinh doanh cửa hàng bán lẻ lớn
Thông báo này nằm trong Luật MRFTA. Mục tiêu của thông báo nhằm quy định một cách rõ ràng và cụ thể hơn các hình thức và tiêu chuẩn của hành vi lợi dụng một cách bất hợp lý vị trí mặc cả của một doanh nghiệp trong giao dịch với những đối tác khác theo quy định của Điều 23 (Các hành vi kinh doanh không lành mạnh bị cấm).
(1) Khái niệm về kinh doanh cửa hàng bán lẻ lớn:
- “Kinh doanh cửa hàng bán lẻ lớn”: được hiểu là kinh doanh bán lẻ hàng hoá cho khách hàng tiêu dùng thông qua việc có được giấy phép mở một siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc cửa hàng lớn theo quy định của Luật Phát triển Ngành Phân phối. Khái niệm này cũng sẽ bao gồm cả những người được phép kinh doanh bán buôn theo quy định của Luật này nhưng thực sự tham gia bán lẻ.
(2) Các hành vi kinh doanh không lành mạnh liên quan đến các cửa hàng bán
lẻ lớn bao gồm:
- Trả lại hàng hoá một cách bất hợp pháp.
- Giảm giá bất hợp pháp.
- Chậm thanh toán bất hợp pháp cho nhà cung cấp.
- Đưa ra các yêu cầu, ép buộc bất hợp pháp.
- Từ chối nhận hàng một cách bất hợp pháp.
- Cử nhân viên xúc tiến bán hàng.
- Áp đặt không công bằng đối với chi phí quảng cáo.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Từ việc phân tích và nghiên cứu thực trạng cũng như các biện pháp quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng đối với thực tiễn ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động kinh doanh phân phối chủ yếu được quy định tại Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại. Liên quan đến đầu tư nước ngoài, Quốc Hội đã ban hành Luật Đầu tư 2005. Như vậy xét về mặt văn bản pháp lý điều chỉnh, chúng ta cũng có những nét tương đồng với Thái Lan. Mặc dù, Thái Lan ban hành Luật Cạnh tranh trước chúng ta đến 5 năm, với điều kiện kinh tế - xã hội có những bước phát triển cao hơn, nhưng hiện nay Thái Lan vẫn chưa thể có được một đạo luật riêng quản lý hoạt động phân phối một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy, chúng ta cũng không cần quá nôn nóng, vội vàng để đưa ra nhưng quy định điều chỉnh khi mà thị trường Việt Nam còn chưa thực sự đòi hỏi về sự cấp thiết này. Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, chúng ta lại càng không thể đưa ra những quy định mang tính phân biệt đối xử cũng như hạn chế quá mức sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cần nghiên cứu thêm các quy định của nhiều nước phát triển và đang phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt những nước có lịch sử phát triển tương đồng với Việt Nam. Nhu cầu xây dựng luật cũng phải bắt nguồn từ thực tế, ngay như Thái Lan, mặc dù giới kinh doanh trong nước, đặc biệt là các nhà bán buôn, bán lẻ đã thúc ép Chính phủ rất nhiều nhằm đưa ra những quy định
pháp lý bảo vệ họ tránh khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía bên ngoài, nhưng một đạo luật trong gần 5 năm vẫn chưa được chấp thuận. Một đạo luật với quá nhiều mục đích, có đụng chạm đến lợi ích của nhiều đối tác kinh doanh, đặc biệt là hạn chế nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, như việc cho ban hành Luật Kinh doanh bán lẻ của Thái Lan là rất khó. Xu thế hội nhập sẽ không khuyến khích Chính phủ các nước đưa ra những quy chế trái với WTO, trái với xu hướng mở cửa tự do của nền kinh tế.
Bên cạnh việc ban hành các quy định hướng dẫn Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối, chúng ta cũng cần học tập kinh nghiệm của nhiều nước để đưa vấn đề quản lý lĩnh vực này vào trong các văn bản pháp luật khác, như pháp luật quy hoạch, xây dựng khu đô thị, phát triển khu kinh tế... và pháp luật thuộc các lĩnh vực có liên quan. Việc mở các cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các trung tâm thương mại, siêu thị,... có liên quan đến địa điểm, thời gian hoạt động, chính vì vậy các cơ quan, chính quyền ở địa phương cần được tăng thêm thẩm quyền trong việc cấp phép các chương trình, dự án kinh doanh tại địa phương mình. Cần cân nhắc khi cấp phép để đảm bảo không ảnh hưởng quá mức đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nước đang có, đặc biệt các chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh gia đình, theo kiểu truyền thống...Việc cấp phép cũng cần được quy hoạch để tránh lãng phí không cần thiết trong cạnh tranh, các cửa hàng, trung tâm bán buôn, bán lẻ cũng cần được quy hoạch đồng đều, ưu tiên phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Trong thực tiễn quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối, Uỷ ban Thương mại lành mạnh của Đài Loan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các nhà phân phối nhằm đưa hoạt động của các chủ thể này vào khuôn khổ. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đài Loan để có thể nghiên cứu áp dụng cho công tác quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta như sau:
- Đưa ra các quy định tổng thể và mang tính đặc thù trong ngành phân phối để điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp bao gồm quy định vế sáp nhập, về thoả
thuận hành động, về hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở cạnh tranh lành mạnh, về hành vi không lành mạnh rõ ràng hoặc gian dối khác.
- Đưa ra chế tài hành chính và cả hình sự (sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình sự) mang tính răn đe cao, bao gồm: phạt tiền, phạt tù hoặc kết hợp cả hai hình thức xử phạt này; bên cạnh đó, Đài Loan còn sử dụng các hình thức xử lý khác như biện pháp khắc phục hậu quả (buộc cơ cấu lại doanh nghiệp, chuyển giao hoạt động kinh doanh,...) và bồi thường thiệt hại.
- Nếu như ở Đài Loan có tình trạng các nhà phân phối quy mô lớn chèn ép các doanh nghiệp sản xuất thì ở Việt Nam chúng ta cần lưu tâm đến tình trạng các doanh nghiệp tên tuổi nước ngoài đang dần thống lĩnh thị trường phân phối, cạnh tranh mạnh mẽ và thắng thế với các doanh nghiệp phân phối Việt Nam và áp đặt luật chơi với các nhà sản xuất nội địa.
Nhật Bản là nước phát triển, nền công nghiệp sản xuất tiêu dùng và dân số rất đông, chính vì vậy thị trường phân phối của nước này hoạt động rất mạnh, với sự tham gia của các nhà công nghiệp hàng đầu thế giới và theo đó có khá nhiều các nhà phân phối lớn hình thành theo. Chính vì vậy, ở đất nước mặt trời mọc và xứ xở hoa anh đào, những quy định của pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối là khá nhiều, khá chi tiết và bao quát và họ đã có khoảng thời gian để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế định này. Các quy định của Nhật Bản khá chi tiết và dễ vận dụng. Các bản quy định về hành vi cũng như hướng dẫn đi sát việc thực tiễn. Đặc biệt, trong các hướng dẫn có chỉ ra các ví dụ vi phạm/không vi phạm để có thể áp dụng ngay, đó cũng là cách để cảnh báo trước với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình ngay từ lúc mới tiến hành. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thực thi Luật Cạnh tranh, chưa có nhiều kinh nghiệm, việc đưa ra các hướng dẫn cụ thể như vậy, trước mắt là chưa thể. Tuy nhiên, rất cần thiết để có những hướng dẫn chi tiết như thế này trong tương lai.
Có một số điểm khác biệt trong quy định của Nhật Bản và Việt Nam. Điểm khác biệt này cũng bắt nguồn từ sự khác biệt về kinh tế giữa 2 nước, bên cạnh đó
Luật Chống độc quyền Nhật Bản ra đời cách đây khá lâu, gần 60 năm, thời gian đủ để có những trải nghiệm thực tế.
Trong lĩnh vực phân phối, các hành vi lạm dụng vị trí có ưu thế trong thương lượng mua bán (như lạm dụng mối quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ độc quyền, quan hệ sở hữu cổ phần, lạm dụng vị trí thống lĩnh trong thương lượng mua bán của nhà bán lẻ có quy mô lớn để ép buộc nhà cung ứng), được xem xét trên góc độ là hành vi thương mại không công bằng, hạn chế thương mại bất hợp lý. Không có quy định về thị phần đối với các doanh nghiệp lạm dụng vị thế này. Việc vi phạm chủ yếu căn cứ trên các hành vi thương mại không công bằng, hạn chế thương mại bất hợp lý. Đối chiếu với Luật Cạnh tranh Việt Nam, trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ít có đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên nếu dựa trên các hành vi hạn chế cạnh tranh của Luật Cạnh tranh Việt Nam thì có thể xếp các hành vi trên vào hành vi thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh, hoặc hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh. Tuy nhiên, theo Luật Cạnh tranh Việt Nam khi xem xét các hành vi nêu trên còn phải xem xét đến cả thị phần hoặc tính có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, trong tình hình kinh tế hiện này là phù hợp nhưng trong tương lai, việc quy định như thế này sẽ gây khó khăn cho công tác xử lý.
Nhật Bản đề cao tính tự tuân thủ của các doanh nghiệp. Chính vì vậy các quy định khá chi tiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra hành vi của mình, đồng thời giảm tải số vụ việc phải xử lý cho JFTC. Một điểm đáng lưu ý nữa trong quy trình xử lý vụ việc là JFTC không ra quyết định xử lý ngay khi kết thúc điều tra và chứng minh được có hành vi vi phạm. Thông thường, sau khi điều tra JFTC sẽ gửi một bản kiến nghị cho cá nhân/tổ chức vi phạm, trong đó chỉ rõ các hành vi vi phạm, các biện pháp xử lý. Doanh nghiệp khi nhận được bản kiến nghị này sẽ có một thời gian đủ để xem xét có chấp thuận bản kiến nghị hay không, nếu có, JFTC mới ban hành quyết định (với nội dung tương tự như bản kiến nghị đã gửi cho doanh nghiệp); nếu không JFTC sẽ tiến hành phiên điều trần, lúc này doanh nghiệp sẽ có cơ hội chứng minh những điểm mà họ không đồng ý trong bản kiến nghị.
Cách làm như vậy sẽ giúp giảm nhẹ công việc cho JFTC, đồng thời một cách tự động tăng tính tự giác khai báo của các doanh nghiệp.
Tóm lại, sự ra đời của Luật Cạnh tranh là rất cần thiết nhằm tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình bẳng, không phân biệt đối xử, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các hành vi gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên thông qua kinh nghiệm của các nước, có thể thấy hiện nay, Việt Nam chưa có các quy định cụ thể cho từng hoạt động thuộc lĩnh vực phân phối. Luật Cạnh tranh của ta mới chỉ quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh áp dụng chung cho tất cả hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực, mà chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động của từng phân ngành: hoạt động bán lẻ, hoạt động bán buôn, đại lý ủy quyền, nhượng quyền thương mại. Do vậy, trong tương lai gần, chúng ta sẽ cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến cạnh tranh trong hoạt động của hệ thống siêu thị bán buôn; bán lẻ; trung tâm thương mại; nhượng quyền thương mại nhằm tạo lập được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng hơn nữa cho mọi đối tác thuộc mọi thành phần trong nước cũng như ngoài nước.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
I. XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Ở VIỆT NAM
Năm 2006, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực phân phối theo các hiệp định song phương đã được ký kết với một số đối tác trong quá trình hội nhập. Với các cam kết quốc tế này, Việt Nam sẽ từng bước mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các nước, trước hết là Mỹ và Nhật Bản và tiếp sau đó là các nước thành viên khác của WTO sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Theo cam kết, 2 năm sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài sẽ được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.