Kinh Nghiệm Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Của Một Số Nước


trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam. Thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế” [18].

Từ việc xác định mục tiêu như vậy đã cho thấy Nhà nước đang tích cực đầu tư phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối mạnh mẽ trong thời gian tới. Đề án cũng đã đưa ra các giải pháp và cách tổ chức thực hiện nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định. Cụ thể, trong lĩnh vực phân phối, đề án đưa ra nhiệm vụ cho Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cần phải:

- Xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù (như xăng dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá), bảo đảm nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động kịp thời vào thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn;

- Hướng dẫn cụ thể việc thực thi các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại và đại lý.

Hiện nay, Bộ đang từng bước thực hiện nhiệm vụ của mình mà đề án đã nêu ra. Đó là Bộ đã ban hành được các quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù như Quy chế về kinh doanh xăng, dầu, Luật Điện lực. Về hướng dẫn cụ thể việc thực thi các cam kết về mở cửa


thị trường dịch vụ phân phối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại và đại lý, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, trong đó có các điều khoản liên quan đến hoạt động phân phối.

Bên cạnh đó, một số cơ quan quản lý cơ sở đã đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng một thị trường phân phối phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể, Sở Thương mại TP. Hồ Chí Minh còn đưa ra dự thảo đề án “Xây dựng kênh phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020” [35]. Dự thảo đã đặt ra vấn đề là thành phố phải xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối, bán buôn, bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, khu mua sắm tập trung, kho hàng và các nơi kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu của một thành phố hiện đại, văn minh.

Kết luận: Qua những phân tích trên đã cho thấy rằng, một số lượng lớn các nhà phân phối nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ đã tham gia và thị trường phân phối Việt Nam, tạo ra một cuộc ganh đua ngày càng khốc liệt. Từ sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt đó, thị trường phân phối nước ta lại bị đe dọa trước sự tấn công, bóp méo môi trường cạnh tranh của những hành vi không lành mạnh, những thủ đoạn cạnh tranh. Trước tình hình đó, Nhà nước đã tiến hành các biện pháp nhằm quản lý cạnh tranh. Các biện pháp đã định hướng cho các doanh nghiệp phân phối hoạt động tuân thủ theo quy đinh của pháp luật. Tuy nhiên, trong khi cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, những hành vi và thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự ổn đinh của hệ thống phân phối thì những biện pháp quản lý mà Nhà nước đã và đang tổ chức thực hiện còn chưa nhiều và chưa tác động thực sự hiệu quả đến tình hình cạnh tranh đang diễn ra. Các văn bản pháp luật được ban hành mới chỉ điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung chứ chưa thực sự có một văn bản điều chỉnh riêng cho lĩnh vực phân phối. Cụ thể, Luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Cạnh tranh - một văn bản pháp lý điều chỉnh chủ yếu cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng cũng mới chỉ quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh áp dụng cho tất cả hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực, mà chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động phân phối. Hơn nữa, Nhà nước chưa có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp phân phối một cách cụ thể và mạnh tay như chưa thực hiện hình thức phạt tù, phạt hành chính nhưng với mức độ thấp. Mặc dù, hiện nay, Nhà nước đã xây dựng được một số đề án phát triển thương mại trong đó có định hướng phát triển hoạt động phân phối, tuy nhiên, vẫn chưa có được những quy hoạch cụ thể để thực hiện. Thực trạng đó đã cho thấy, vấn đề quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập yêu cầu Nhà nước cần có những giải pháp mang tính thiết thực và hiệu quả hơn.‌

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 8


II. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Thực trạng nêu trên đã cho thấy vai trò cũng như sự cấp thiết của việc quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam. Thế nhưng làm thế nào để quản lý được cạnh tranh một cách hiệu quả, trong khi vẫn không hạn chế những tác động tích cực của cạnh tranh đối với sự phát triển kinh tế?. Để trả lời cho câu hỏi ấy, phần dưới đây của Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1. Nhật Bản

1.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Nhật Bản

Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân phối hàng hóa đặc trưng. Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản bao gồm các khâu, mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu, các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ thông qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị.


Trước đây, về tổng thể, hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản có những đặc điểm chung như sau:

- Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật độ rất dày đặc nhưng với quy mô nhỏ.

- Trong hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản, từ khi hàng được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác. Do đó, một hàng hóa ở Nhật Bản thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải đi một quãng đường dài hơn.

- Đặc điểm rất độc đáo trong hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản là sự tồn tại của hệ thống duy trì giá bán lẻ của nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông qua các chính sách chiết khấu hoa hồng và mua lại hàng hóa.

- Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại. Các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ, thực hiện chế độ định giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, chế độ các nhà bán lẻ chỉ kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao.

Hệ thống phân phối hàng hóa của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài và ổn định giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có các nhược điểm như hệ thống phân phối hàng hóa khép kín qua nhiều tầng nấc làm cho giá hàng hóa tăng giá khi tới tay người tiêu dùng; không kích thích các cửa hàng bán lẻ nỗ lực cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạ giá sản phẩm; duy trì số lượng cửa hàng bán lẻ đông đảo không hiệu quả; không minh bạch về định giá sản phẩm; hạn chế sự thâm nhập thị trường Nhật Bản của các công ty nước ngoài.

Hiện nay, do nền kinh tế Nhật Bản suy thoái kéo dài, việc đồng yên tăng giá dẫn đến hàng hóa nhập khẩu có tính cạnh tranh về giá cả, thu nhập và cuộc sống của người Nhật Bản tăng đáng kể dẫn đến nhu cầu hàng hóa đa dạng và phong phú, hơn


nữa do đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng nhanh chóng, buộc phải tái nhập khẩu hàng hóa được sản xuất tại các nhà máy ở nước ngoài, hệ thống phân phối của Nhật Bản đã có một số thay đổi theo hướng đơn giản, thông thoáng và quốc tế hóa hơn, giảm dần tính khép kín và bài ngoại. Những năm gần đây phương thức nhập khẩu đã được đa dạng hóa. Các nhà bán lẻ và bán buôn lớn phụ thuộc nhiều các đơn đặt hàng ở nước ngoài và nhập khẩu hàng, tạo nên nhãn mác thương mại nhập khẩu riêng của mình, trong khi đó các nhà sản xuất trong nước cũng bắt đầu tiến hành nhập khẩu các hàng hóa từ các cơ sở đầu tư ở nước ngoài. Các nhà bán buôn và bán lẻ nhỏ và trung bình lại mua hàng hóa từ công ty đặt hàng qua mail rồi nhập khẩu trực tiếp để bán lẻ cho người tiêu dùng. Đặc điểm nổi bật là theo quy định xuất nhập khẩu của Nhật Bản, mỗi cá nhân được phép tự do xuất, nhập khẩu hàng hóa. Gần đây, ngày càng nhiều người tiêu dùng tự nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài. Bên cạnh đó, với xu hướng toàn cầu hóa mua sắm các loại hàng hóa, ngày càng nhiều người bán lẻ có thể nhập khẩu các loại hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ từ nước ngoài và trực tiếp phân phối hàng hóa mà không qua các nhà buôn lớn và thứ cấp nữa. Điều này đã làm cho kênh phân phối hàng hóa được rút ngắn và hiệu quả hơn hệ thống phân phối truyền thống của Nhật Bản trước đây. Kết quả là với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú, sự cạnh tranh về giá cả cũng khốc liệt hơn và với sự phát triển của Internet và các nhân tố khác nữa đang làm thay đổi mạnh mẽ hệ thống phân phối hàng nhập khẩu vào nước Nhật [10].

1.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối của Nhật Bản

a) Luật cấm độc quyền tư nhân và duy trì thương mại công bằng (Luật số 54 năm 1947, bản sửa đổi gần nhất năm 2005) gọi tắt là Luật Chống độc quyền đã đưa ra một số điều khoản có liên quan:

Điều 3: Cấm độc quyền tư nhân hoặc hạn chế thương mại bất hợp lý.

Điều 19: Cấm các doanh nghiệp sử dụng các hành vi thương mại không công bằng.


Điều 20: Quy định các biện pháp để loại bỏ hành vi vi phạm tại Điều 19.

b) Hướng dẫn về hệ thống phân phối và các hành vi kinh doanh theo Luật Chống độc quyền (11/7/1991). Nội dung gồm 3 phần:

Phần 1: Hướng dẫn Luật Chống độc quyền về các hành vi kinh doanh dựa trên mối quan hệ thường xuyên và độc quyền giữa các doanh nghiệp.

Phần này tập trung vào các giao dịch của hàng hoá sản xuất và hàng hoá vốn của nhà sản xuất và người sử dụng, đưa ra các hướng dẫn ban đầu cho Luật Chống độc quyền đối với các hành vi kinh doanh được tiến hành nhằm thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giao dịch thường xuyên, hoặc củng cố mối quan hệ đó. Các hành vi này gây ra cản trở đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác hoặc loại bỏ doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường. Những hành vi này chủ yếu đứng trên góc độ quy định các hành vi hạn chế thương mại bất hợp lý và hành vi thương mại không công bằng.

Phần 2: Hướng dẫn Luật Chống độc quyền về các giao dịch trong phân phối.

Phần này tập trung vào các giao dịch trong quá trình phân phối hàng hoá tiêu dùng tới tận tay người tiêu dùng, đưa ra các hướng dẫn cho Luật Chống độc quyền đối với các hành vi kinh doanh. Những hành vi này xét trên góc độ quy định các hành vi thương mại không công bằng.

Phần 3: Hướng dẫn Luật chống độc quyền về quan hệ phân phối độc quyền.

Phần này tập trung vào các hợp đồng phân phối độc quyền, quy định các hướng dẫn Luật Chống độc quyền trên góc độ quy định các hành vi thương mại không công bằng.

c) Quy định các hành vi thương mại không công bằng của nhà bán lẻ có quy mô lớn trong giao dịch với nhà phân phối (13/5/2005), còn được gọi là Thông báo số 11 năm 2005 của Uỷ ban Thương mại công bằng (JFTC), thay cho Thông báo số 7 năm 1954. Thông báo mới này là những quy định mới về lạm dụng vị trí thương mại dựa trên bản chất thực tế của các giao dịch cung cấp hàng hoá. Nhằm đảm bảo tính rõ ràng khi vận dụng bản Thông báo và cung cấp khả năng dự báo cho các nhà kinh doanh, JFTC đã ban hành Hướng dẫn về việc quy định các hành vi thương mại


không công bằng của nhà bán lẻ có quy mô lớn trong giao dịch với nhà phân phối (1/11/2005). Gọi tắt là Hướng dẫn.

Hướng dẫn gồm 2 phần:

* Phần 1: Định nghĩa nhà bán lẻ có quy mô lớn và nhà cung ứng chịu sự điều chỉnh của Thông báo.

Nhà bán lẻ có quy mô lớn là một doanh nghiệp thực hiện việc bán lẻ hàng hoá được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày, cũng như bất kì nhà bán lẻ nào tiến hành hoạt động kinh doanh theo chuỗi như đã quy định và đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:

- Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng không ít hơn 10 tỷ yên trong năm tài chính trước đó. Nếu doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh theo chuỗi thì doanh thu tạo ra từ người được cấp quyền kinh doanh sẽ được tính vào.

- Doanh nghiệp sở hữu một cửa hàng thoả mãn một trong các điều kiện sau:

+ Có khu vực đặt cửa hàng (để tiến hành hoạt động kinh doanh bán lẻ) với diện tích mặt bằng không ít hơn 3000 m2 trong phạm vi Tokyo và tại các thành phố như quy định tại Điều 252-19 (1) Luật chính quyền địa phương (Luật số 67 năm 1947).

+ Một cửa hàng với diện tích mặt bằng không ít hơn 1500m2 tại các thành phố không phải là các thành phố nêu trên, các thị trấn và làng.

* Phần 2: Liệt kê các hành vi bị cấm theo Thông báo, đồng thời đưa ra các ví dụ có thể áp dụng.

Các hành vi bị cấm bao gồm:

(1) Trả lại hàng hoá bất hợp lý.

(2) Giảm giá bất hợp lý.

(3) Hợp đồng bán hàng uỷ thác không chính đáng.

(4) Buộc nhà cung ứng phải giảm giá cho các lô hàng hạ giá.

(5) Từ chối nhận các hàng hoá được đặt hàng một cách đặc biệt.


2. Thái Lan

2.1.Thực trạng hoạt động phân phối ở Thái Lan

Thập kỷ 80 ghi nhận sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của Thái Lan nhờ những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Trong suốt nhiều năm, đầu tư vào thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán lẻ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng: 19,8%, chỉ đứng sau mức tăng trưởng của hai ngành công nghiệp mũi nhọn - điện tử và trang thiết bị - của quốc gia này. Kết quả từ việc mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ là sự nở rộ về số lượng các hệ thống cửa hàng tiện lợi trên đất Thái, nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc mối tương quan giữa 2 thị trường mang yếu tố "ngoại" và "nội", dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng thị trường phân phối nội địa theo hướng ngoại hoá. Khi hệ thống cửa hàng hiện đại có yếu tố nước ngoài phát triển nhanh thì các hệ thống phân phối truyền thống lâm vào tình trạng ế ẩm, thậm chí sụp đổ, kéo theo sự sụt giảm thị phần của hệ thống phân phối truyền thống. Nếu năm 1997, thị phần của các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Thái Lan chiếm khoảng 74%, thì đến cuối năm 2001 chỉ còn 60%, trong khi thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại tăng trưởng tương ứng từ 26% năm 1997 lên 40% năm 2001. Theo các chuyên gia kinh tế, thì tỷ trọng 60/40 này sẽ còn tiếp tục thay đổi trong những năm tới theo hướng giảm dần thị phần của các cửa hàng truyền thống. Đây được coi là di chứng để lại từ sự tăng tốc mở cửa thị trường quá nhanh khi hệ thống phân phối trong nước chưa sẵn sàng ứng phó. Và lúc này, việc điều tiết, thâu tóm thị trường, hạn chế áp lực lấn át của hệ thống phân phối ngoại lên hệ thống phân phối nội đã trở thành bài toán nan giải đối với Chính phủ Thái Lan [10].

2.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối của Thái

Lan

2.2.1. Quy định B.E.2549 (2006) hướng dẫn hoạt động kinh doanh bán

buôn, bán lẻ

Quy định được ban hành vào cuối năm 2006 nhằm hướng dẫn Điều 29 Luật Cạnh tranh (1999), quy định cấm doanh nghiệp tiến hành bất kỳ hành vi nào có thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022