Sơ đồ 1: Các kênh phân phối cho hàng hóa dịch vụ tiêu dùng phổ biến
Kênh trực tiếp Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3
Người SX (NK)
Người SX (NK) | |
Người bán lẻ |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 1
- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 2
- Nội Dung Của Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối
- Thực Trạng Cạnh Tranh Và Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt Nam
- Tổng D Ân Số Giai Đoạn 1996-2006, Dự Đoán 2010 Và 2020.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Người SX (NK) | |
Người bán buôn | |
Người bán lẻ |
Người SX (NK) | |
Đại lý | |
Người bán buôn | |
Người bán lẻ |
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
2. Vai trò của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại
2.1. Đối với doanh nghiệp
Nhìn vào quá trình kinh doanh bình thuờng của một doanh nghiệp, bắt đầu bằng ý tưởng sản phẩm, đến định vị thị trường, nghiên cứu sự thích hợp của sản phẩm, sản xuất, bán hàng, thu tiền và tiếp tục cải tiến sản phẩm. Nếu diễn ra một cách bình thường thì các khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh sẽ có tầm quan trọng như nhau. Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khâu bán hàng và tiếp thị hiện đang có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối có tầm quan trọng trong quá trình kinh doanh và khi doanh nghiệp càng nhỏ thì hệ thống phân phối càng quan trọng. Đối với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì hệ thống phân phối là yết hầu của công ty và thông thường chính người chủ doanh nghiệp phải quan tâm và thực hiện các công tác phát triển cũng như giữ vững được thị phần của mình trong một hệ thống phân phối đang có. Tại Việt Nam hiện nay, chi phí cho hệ thống phân phối còn rất nhỏ so với các
phương tiện cạnh tranh khác và điều đó đã góp phần tạo nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông qua phân phối hàng hoá, các thành viên tham gia vào hoạt động phân phối hàng hoá sẽ cung cấp các thông tin về hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Ngược lại thông qua họ, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp xúc với các thành viên trung gian, với người tiêu dùng cuối cùng, do vậy sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng, nâng cao nhãn hiệu, hình ảnh của mình.
Việc phân phối hàng hóa đồng thời với việc di chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ thu được tài chính để bù đắp chi phí và tiếp tục tái đầu tư. Mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm kiếm cho mình những thị trường có lợi nhất phù hợp với khả năng, tiềm lực của mình cũng như dự đoán được những biến đổi trong tương lai. Nắm vững được hoạt động phân phối cũng như dự báo được sự biến động của hàng hoá phân phối biến động trên thị trường là điều kiện đảm bảo thành công của doanh nghiệp.
Có thể nói, thị trường phân phối trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định một cách đáng kể đối với sự vận động, phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh bất kỳ nền kinh tế nào. Hoạt động phân phối là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, chính vì vậy những diễn biến, thái độ và hiệu quả hoạt động của thị trường phân phối đều gây ra những tác động đáng kể nhất định đến các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đặc biệt là các nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá, họ phụ thuộc khá nhiều vào các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ để đưa hàng hoá của mình ra thị trường một cách tốt nhất, nhanh nhất và qua đó có thể hoạch định được chiến lược, sản xuất kinh doanh của mình.
2.2. Đối với người tiêu dùng
Phân phối hàng hóa bao gồm toàn bộ các hoạt động để đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc sử dụng. Vì vậy lĩnh vực dịch vụ phân phối còn được ví như chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, khắc phục được các vấn đề về thời gian, không gian và khoảng cách giữa hàng hoá, dịch vụ với
người tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển, thu nhập dân cư tăng lên, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải sản xuất với khối lượng lớn để đạt hiệu quả sản xuất nhờ quy mô. Sản xuất khối lượng lớn một số chủng loại sản phẩm mâu thuẫn với nhu cầu số lượng nhỏ, chủng loại đa dạng của người tiêu dùng. Hệ thống phân phối giúp giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng, khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán lại cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm. Nhờ có hệ thống phân phối, hàng hóa có mặt trên thị trường kịp thời. Về mặt thời gian, vì sản xuất không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu sản phẩm tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hóa, hơn nữa nhiều hàng hóa mang tính thời vụ còn tiêu dùng xảy ra quanh năm hoặc ngược lại, hệ thống phân phối giúp tạo nên sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động lưu trữ. Về mặt không gian, hệ thống phân phối phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc giữa các vùng, các miền tạo thành thể thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhờ có hệ thống phân phối, hàng hóa có thể tràn ngập trên thị trường bất kỳ một vùng, miền nào.
Quá trình lưu thông, luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện mang tính chuyên môn hóa cao, tiết kiệm thời gian, chi phí. Chi phí trong khâu phân phối sẽ được chuyển vào khâu tiêu dùng nên cạnh tranh trong dịch vụ phân phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và giảm giá bán cuối cùng cho nguời tiêu dùng.
Hơn nữa, bản thân hoạt động phân phối cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hoá. Với sự tồn tại của hệ thống phân phối, người tiêu dùng sẽ tiếp cận được nhiều chủng loại hàng hóa của nhiều nhà sản xuất có quy mô, khu vực địa lý khác nhau, không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn được hưởng các lợi ích như cung ứng về địa điểm mua bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Phân phối giữ vai trò quan trọng trong việc cân đối cung cầu trên thị trường. Thông qua hoạt động phân phối, các mặt hàng
được phân phối đồng bộ và đa dạng hơn, thoả mãn nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng.
Tóm lại, hệ thống phân phối có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế không ngừng phát triển, đây chính là chìa khóa đem lại thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối cũng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối hàng hóa còn được ví như chiếc phong vũ biểu phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh, mức sống của dân cư trong xã hội. Do vậy, sự phát triển cũng như tính hiệu quả của hệ thống phân phối luôn là mục tiêu cần phải ưu tiên và hướng tới của các doanh nghiệp.
II. QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
1. Vai trò của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối
1.1. Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối
1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học.
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Blacklaw dictionary diễn tả là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba [16].
Với tư cách là hiện tượng xã hội, cạnh tranh được cuốn từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 định nghĩa là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một khách hàng về phía mình [2].
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể (nhà sản xuất, người tiêu dùng) trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi trong sản xuất,
tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua ở giá thấp”.
1.1.2. Đặc điểm
Mặc dù được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song các lý thuyết về kinh tế đều nhất trí rằng, cạnh tranh là sản phẩm riêng có của nền kinh tế thị trường, là động lực cho sự phát triển của thị trường. Từ đó, cạnh tranh được mô tả với những đặc trưng sau:
Thứ nhất, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh. Cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tại những tiền đề nhất định. Đó là phải có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự do hành xử trên thị trường như tự do lập hội, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các chủ thể kinh doanh. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định là người tiêu dùng.
Thứ ba, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm trong kinh doanh, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thị trường, là thước đo sự thành đạt và là mục đích hướng đến của các doanh nghiệp. Thị trường chỉ có cạnh tranh khi các doanh nghiệp tham gia có chung lợi ích tiềm năng về nguyên liệu đầu vào (cạnh tranh mua); hoặc về thị trường đầu ra của sản phẩm (cạnh tranh bán).
Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối gồm có: chất lượng dịch vụ, giá cả hàng hóa, chế độ khuyến mãi, vị trí địa lý. Trong đó chất lượng dịch vụ, giá cả hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho vận và hậu cần của doanh nghiệp.
Hệ thống kho vận và hậu cần như là hệ thống kho trữ hàng, kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị quản lý kho, bán hàng và các hệ thống cơ sở hạ tầng khác đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng tốc độ quay vòng vốn, giảm thời gian lưu kho, và ổn định chất lượng của hàng hóa. Việc xây dựng và vận hành hệ thống hậu cần như vậy đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và trình độ về công nghệ quản lý và bí quyết công nghệ (know-how) thích hợp.
Vị trí địa lý các cửa hàng của một doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận nguồn khách hàng, điều này đặc biệt quan trọng đối với các cửa hàng tiện nghi và đối với một xã hội mà quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và có đời sống sinh hoạt đang được công nghiệp hóa.
1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Theo đó cạnh tranh có những ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng.
Thứ nhất, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một nguyên lý của thị trường là ở đâu có nhu cầu mà từ đó có thể kiếm được lợi nhuận thì ở đó có mặt các nhà kinh doanh. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa sở thích của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của nhà sản xuất, phân phối. Người tiêu dùng không phải sống trong tình trạng xếp hàng chờ mua mà nhà phân phối luôn tìm đến để đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Với sự ganh đua của môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn tìm cách hạ giá thành sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng về với mình.
Thứ hai, cạnh tranh có vai trò điều phối. Cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Trong cuộc cạnh tranh, dường như có sự hiện diện của một bàn tay vô hình lấy đi mọi nguồn lực kinh tế từ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả để trao cho những người có khả năng sử dụng tốt hơn. Sự
dịch chuyển đó đã làm cho các giá trị kinh tế của thị trường được sử dụng một cách tối ưu.
Thứ ba, cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh để tăng chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội.
1.2. Tổng quan về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối
1.2.1. Khái niệm
Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bao gồm tất cả các biện pháp của nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt tạo tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường phân phối loại bỏ các rào cản (barrier) cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác, nó phải có các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp [4].
Các biện pháp quản lý cạnh tranh được xây dựng dựa trên những cơ sở sau: chủ trương phát triển kinh tế của quốc gia; tình hình thực tế của đời sống kinh tế và tương quan cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế chính trên thị trường; xu thế kinh tế quốc tế hiện đại; tập quán kinh doanh truyền thống của quốc gia. Vì đó, các biện pháp quản lý cạnh tranh của các nước luôn khác nhau. Thậm chí trong một quốc gia, các biện pháp quản lý cạnh tranh có nội dung và nhiệm vụ thay đổi theo từng thời kỳ.
Có thể thấy được những vấn đề nói trên bằng việc nghiên cứu biện pháp quản lý cạnh tranh của một số quốc gia điển hình. Với chủ trương thừa nhận tự do cạnh tranh, ngăn ngừa sự hình thành độc quyền và lạm dụng sức mạnh độc quyền nên để quản lý cạnh tranh, Mỹ không những chỉ áp dụng luật cạnh tranh mà còn có các chính sách kinh tế khác như chính sách thuế, chính sách bảo hộ và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy cạnh tranh và bảo vệ nó trên thị trường. Tại Nhật Bản, yếu tố truyền thống trong tập quán kinh doanh đã có ảnh hưởng lớn đến quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Văn hóa người Nhật ủng hộ các doanh nghiệp thoả
thuận với nhau, thống nhất hành động và chấp nhận hạn chế cạnh tranh. Mặt khác, sau chiến tranh, thị trường Nhật Bản chưa thừa nhận và phổ biến quan niệm cạnh tranh là sự ganh đua tự phát. Họ cho rằng, cạnh tranh là một hình thức quản lý của nhà nước mà không phải là một nguyên tắc tổ chức của nền kinh tế. Vì thế, các biện pháp quản lý cạnh tranh phải tập trung vào việc chính phủ quản lý được những rủi ro và hạn chế cạnh tranh quá mức. Chính phủ phải kiểm soát sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp để xây dựng cạnh tranh bằng cách xác định và cân đối quan hệ cung cầu. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ trương xây dựng thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, chúng ta đã xác định việc cần thiết phải có sự tồn tại độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực mà ta coi là thiết yếu và duy trì một thị trường cạnh tranh có mức độ.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra, các doanh nghiệp dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật để nhằm đạt được lợi ích. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh sẽ có tác động đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế vì không khuyến khích được các loại hình doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối
Bản chất của quản lý cạnh tranh chính là sự can thiệp của nhà nước vào môi trường cạnh tranh tự do nhằm ngăn chặn và hạn chế những hành vi không lành mạnh. Mặc dù ngay từ ngày đầu khai sinh ra mô hình cạnh tranh tự do, nhà kinh tế học lỗi lạc Adam Smith đã đặt nhà nước vào đời sống cạnh tranh với chức năng chống ngoại xâm, đảm bảo trật tự xã hội và công bằng trong lợi ích. Nhưng sau đó, sự lên ngôi của bàn tay vô hình đã xoá mờ dần những cảnh báo của ông đối với những biến dạng của thị trường. Vì thế, vai trò của nhà nước trở nên mờ nhạt đối với cạnh tranh. Cho đến nay, khi nhận thức về tính hai mặt của cạnh tranh không còn nằm trong các lý thuyết kinh tế kinh điển hay hiện đại mà đã được kiểm chứng bởi thực tế thị trường thì vai trò quản lý cạnh tranh của nhà nước lại càng trở nên bức thiết.