4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống kê, luận giải. Đặc biệt phương pháp so sánh luật học được sử dụng để nêu bật những nét đặc trưng riêng biệt trong hệ thống pháp luật của từng nước.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu được dùng để đánh giá kinh nghiệm của nước ngoài, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Nội dung bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, Khóa luận kết cấu bao gồm 03 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về dịch vụ phân phối và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.
Chương II: Thực trạng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Chương III: Một số giải pháp về tăng cường quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 1
- Các Kênh Phân Phối Cho Hàng Hóa Dịch Vụ Tiêu Dùng Phổ Biến
- Nội Dung Của Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối
- Thực Trạng Cạnh Tranh Và Quản Lý Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Phân Phối Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Do kiến thức tích lũy chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, Khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, TS. Tăng Văn Nghĩa và Tập thể Cán bộ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI
1. Khái niệm
1.1. Phân phối là gì?
Trong hoạt động kinh doanh, để tiêu thụ được sản phẩm, ngoài việc tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và đặc điểm tiêu dùng ở từng thị trường nhất định, các doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách phân phối và vận động hàng hóa của mình. Đó là một chính sách bộ phận không thể thiếu trong chiến lược Marketing, nó đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa cung và cầu trên thị trường.
Trong kinh tế học hiện nay chưa có một định nghĩa và nghiên cứu chính thức về lĩnh vực phân phối. Theo Từ điển Encyclopedia [62], phân phối là việc một nhà bán buôn mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản xuất với giá sát với chi phí và bán lại chúng với giá cao hơn cho những người mua khác, có thể là nhà phân phối cấp dưới hoặc người bán lẻ, nhưng không phải cho người tiêu dùng cuối cùng.
Phân phối là quá trình tiếp thị và cung cấp hàng hoá, đặc biệt là cho những người bán lẻ.
Trong Marketing phân phối đuợc hiểu là các quá trình kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả kinh tế cao [15]. Với giác độ này, phân phối bao gồm các hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Nội dung của phân phối là thực hiện hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng.
Đứng trên quan điểm của nhà kinh tế thì hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp các hoạt động chuẩn bị, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động sau tiêu thụ. Cũng có khái niệm cho rằng: hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp. Một khái niệm khác mang tính rộng hơn: hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động lưu thông hàng hóa trong xã hội
Quan điểm của các nhà quản trị cho rằng: “Hoạt động phân phối sản phẩm là việc trả lời các câu hỏi: Cung cấp sản phẩm mình có cho ai? Cung cấp sản phẩm đó bằng cách nào? Và làm thế nào để cho khách hàng của mình hài lòng nhất?”
Theo Danh mục phân ngành dịch vụ của tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 (W120) của Vòng đàm phán Uruguay và Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp quốc thì lĩnh vực dịch vụ phân phối bao gồm 4 nhóm chính: dịch vụ đại lý uỷ quyền; dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền thương mại (Franchising) [10].
Dịch vụ bán buôn: là việc bán hàng cho người bán lẻ, cho những doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức, cơ quan hoặc cho những người bán buôn khác.
Dịch vụ bán lẻ: là việc bán hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình.
Đại lý uỷ quyền: là việc đại diện cho thương nhân khác để tiến hành giao dịch và bán những mặt hàng thuộc quyền sở hữu của thương nhân này cho những người bán buôn, bán lẻ hoặc cá nhân.
Nhượng quyền: là bán một số quyền và ưu đãi cụ thể cho người khác (mô hình bán lẻ, thương hiệu...)
Như vậy, với những quan điểm khác nhau về hoạt động phân phối sản phẩm thì việc hiểu bản chất về nó cũng có ít nhiều sự khác nhau. Nhưng tất cả các khái niệm đó đều có một điểm chung và chúng ta có thể hiểu phân phối sản phẩm là: toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm / dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về chất lượng, thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, mà người tiêu dùng mong muốn.
Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau mà các doanh nghiệp xem xét bản chất của hoạt động theo góc độ nào.
Trong khuôn khổ của Khóa luận, bản chất của hoạt động phân phối sẽ được phân tích dựa trên quan điểm kết hợp giữa quan điểm của Marketing, quan điểm của các nhà quản trị và theo Danh mục phân ngành dịch vụ của tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 (W 120) của Vòng đàm phán Uruguay và Phân loại Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp quốc.
1.2. Hệ thống phân phối
1.2.1. Khái niệm
Có hai phương thức phân phối phổ biến là phương thức phân phối trực tiếp và phương thức phân phối gián tiếp. Phương thức phân phối trực tiếp là phương thức hàng hóa được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng không cần qua trung gian. Các công ty có thể thực hiện phương thức này bằng cách bán hàng tận nhà, bán qua thư đặt hàng, qua các cửa hàng của nhà sản xuất và qua Internet. Ưu điểm của phương thức này là công ty có thể chủ động trong việc quyết định hàng hóa phân phối, giám sát các hoạt động phân phối một cách chặt chẽ và phản ứng kịp thời với những biến động trên thị trường, hơn nữa công ty không phải chia lợi nhuận. Tuy nhiên doanh nghiệp lại phải đầu tư một khối lượng lớn, do vậy phương thức này rất khó áp dụng cho các công ty vừa, nhỏ, thiếu kinh nghiệm.
Để khắc phục các nhược điểm trên, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức phân phối gián tiếp. Phương thức này sử dụng một hệ thống trung gian gọi là hệ thống phân phối hay là kênh phân phối. Đó là một hệ thống các tổ chức độc lập liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng. Tầng lớp trung gian này bao gồm những người bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới, những đại diện của người bán và người mua kể cả các công ty vận tải, các đại lý quảng cáo có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối là nguồn lực bên trong rất quan trọng của doanh nghiệp mà thường phải hàng năm mới xây dựng được, rất khó thay đổi. Nó đặc trưng cho mối quan hệ ràng buộc giữa người sản xuất và nhà phân phối. Và đó cũng là liên kết chặt chẽ giữa hệ thống chính sách của doanh nghiệp với sự biến động thực tế trên thị trường. Chính
vì vậy, xây dựng hệ thống phân phối không chỉ nhằm mục tiêu trước mắt mà còn phải nghĩ đến những dự kiến tương lai.
1.2.2. Cấu trúc hệ thống phân phối
a. Các nhân tố cấu thành của hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối có quan hệ và cấu trúc rất phức tạp như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau. Các thành viên hay các nhân tố cấu thành một hệ thống phân phối bao gồm:
Người sản xuất: bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh doanh từ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng đến các nghành dịch vụ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Khóa luận chỉ đề cập đến các nhà sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp sản xuất). Đó là những công ty sản xuất có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều chung mục đích là đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Để thoả mãn nhu cầu thị trường, sản phẩm của họ phải luôn luôn sẵn sàng để cung cấp cho các thị trường đó. Nhưng phần lớn các công ty lớn nhỏ đều không có được các điều kiện thuận lợi để phân phối sản phẩm của họ trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng. Mặt khác, họ thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả các công việc phân phối sản phẩm. Do vậy, họ cần đến các tổ chức trung gian phân phối. Người sản xuất chính là nhân tố đầu tiên của các kênh phân phối.
Người bán buôn: là những người bán hàng hoá và dịch vụ cho người mua để họ bán lại hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh. Họ thường có khả năng lớn về vốn, cung cấp tín dụng tài chính và có thể chi phối các quan hệ thị trường lớn. Người bán buôn thường giao dịch với nhà sản xuất nhiều hơn là người tiêu dùng. Điều này sẽ trợ giúp tài chính cho các nhà sản xuất, giúp họ tập trung vốn cho việc đầu tư sản xuất. Do có khả năng chi phối thị trường nên người bán buôn thường có xu hướng độc quyền mua với người sản xuất. Nhưng do người bán buôn cũng ít tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng nên ít năng động và thông tin phản hồi từ thị trường cũng là thông tin thứ cấp.
Người bán lẻ: là những người phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân, không vì mục đích thương mại. Họ thường
không có quy mô lớn nhưng lại có những phương tiện bán hàng đa dạng, hệ thống cửa hàng phong phú như siêu thị, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại. Do vậy họ thường xuyên tiếp xúc với những khách hàng cuối cùng, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm của họ. Bên cạnh đó, khả năng an toàn trong kinh doanh của họ thường cao hơn những nhà bán buôn nhờ phải cung cấp hàng hoá đa dạng, dự báo được những biến động của thị trường. Tuy nhiên, người bán lẻ chịu sự chi phối của người bán buôn hoặc đại lý, do vậy họ có xu hướng muốn thiết lập trực tiếp với nhà sản xuất.
Người đại lý: là người đại diện cho bên mua, bên bán, đại lý bán buôn hay đại lý bán lẻ. Họ thường không có quyền sở hữu hàng hoá, không phải chịu rủi ro trong kinh doanh. Lợi nhuận của đại lý được tính bằng phần trăm hoa hồng mà bên bán hay bên mua phải trả theo quy định trong hợp đồng đại lý. Đại lý không có quyền quyết định giá cả hàng hóa nên khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh trong kinh doanh kém.
Người môi giới: là người thực hiện việc tìm kiếm nhu cầu thị trường, lựa chọn các nguồn cung ứng hợp lý để thõa mãn các nhu cầu đó. Họ chính là người xúc tiến việc mua bán hàng hóa trên thị trường, giúp cho cung và cầu gặp nhau. Do vậy họ sẽ được hưởng tiền hoa hồng cả từ phía người mua và người bán.
Người tiêu dùng cuối cùng: là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm bán ra từ nhà sản xuất, là thị trường mục tiêu được đáp ứng bởi các hệ thống thương mại của kênh. Họ chính là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các thành viên trong kênh và là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
Từ những ưu, nhược của các thành viên trong hệ thống kênh phân phối, nhà sản xuất (doanh nghiệp) phải luôn nghiên cứu và phát triển các thành viên của kênh sao cho phù hợp với quy mô sản xuất - kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất, đảm bảo cho vịêc thực hiện mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều muốn vươn tới là tối đa hoá lợi nhuận.
b. Cấu trúc của hệ thống phân phối
Dựa vào phương thức phân phối kênh phân phối có thể được chia thành các loại kênh phân phối sau:
Kênh 0: là kênh phân phối trực tiếp, trong đó chỉ có nhà sản xuất và nhà tiêu dùng cuối cùng vì vậy có những ưu điểm và nhược điểm như đã trình bày ở trên.
Kênh 1: là kênh gián tiếp, kênh ngắn bao gồm hoạt động bán hàng thông qua một loại trung gian. Kênh này giúp doanh nghiệp không những phát huy được những ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp mà còn giải phóng được một phần chức năng lưu thông để tăng cường chuyên môn hoá, sản xuất giảm bớt số lượng vốn và nhân lực đầu tư cho hoạt động phân phối. Tuy nhiên dạng kênh này vẫn có những hạn chế nhất định như không phát huy hết được các ưu thế của phân công lao động xã hội ở trình độ cao, các nhà sản xuất hoặc người bán lẻ phải kiêm chức năng bán buôn. Do vậy, việc phân bổ dự trữ trong kênh 1 vẫn không hợp lý và cân đối dẫn đến việc lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Thông thường kênh này được sử dụng đối với các mặt hàng mang tính chất chuyên doanh, phục vụ một số nhu cầu thường xuyên ổn định của người tiêu dùng.
Kênh 2: là loại kênh phổ biến nhất trong hoạt động phân phối và thường áp dụng cho các nhà sản xuất có quy mô lớn. Kênh này có ưu điểm là mang tính chuyên môn hoá cao giúp cho nhà sản xuất tách rời khỏi hoạt động phân phối và tập trung nguồn lực vào sản xuất. Do vậy hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, linh hoạt, thoả mãn được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên nhà sản xuất lại không có mối liên hệ trực tiếp đối với người tiêu dùng cuối cùng, do vậy thông tin thu được thường là thông tin thứ cấp nên không kịp thời và kém chính xác.
Kênh 3 (dạng kênh đầy đủ): là kênh được nhiều nhà sản xuất và người bán lẻ nhỏ sử dụng. Ở đây một đại lý được sử dụng để giúp tập hợp hàng hóa và phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn. Kênh này đáp ứng tốt nhất yêu cầu phân công xã hội về lao động giữa người sản xuất và lưu thông và cả nội bộ lưu thông. Nó cho phép xã hội tối đa hóa hoạt động thương nghiệp trên mọi vị trí bán lẻ và mọi địa điểm dân cư. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của kênh này là mâu thuẫn nội bộ trong kênh có thể xảy ra do các thành viên khác không đạt được lợi ích của mình.
Mặt khác, doanh nghiệp có thể không kiểm soát được các thành viên và không nhận được thông tin phản hồi hữu ích từ phía người tiêu dùng.