Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

*********** O0O **********



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


SINH VIÊN THỰC HIỆN : HỒ THỊ THANH NGA LỚP : ANH 9

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 1

KHOÁ : K42C - KHOA KT&KDQT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. TĂNG VĂN NGHĨA


HÀ NỘI, THÁNG 11/2007



MỤC LỤC

Lời nói đầu 6

Chương I. Tổng quan về DịCH Vụ PHÂN PHốI Và quản lý

cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 10

I. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ phân phối 10

1. Khái niệm 10

1.1. Phân phối là gì? 10

1.2. Hệ thống phân phối 12

1.2.1. Khái niệm 12

1.2.2. Cấu trúc hệ thống phân phối 13

2. Vai trò của hệ thống phân phối trong nền kinh tế hiện đại 17

2.1. Đối với doanh nghiệp 17

2.2. Đối với người tiêu dùng 18

II. Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân

phối 20

1. Vai trò của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 20

1.1. Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 20

1.1.1. Khái niệm 20

1.1.2. Đặc điểm 21

1.1.3. ý nghĩa của cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối 22

1.2. Tổng quan về quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân

phối 23

1.2.1. Khái niệm 23

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ

phân phối 24

1.2.3. Nội dung của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ

phân phối 26

2. Cơ sở pháp lý của quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân

phối 27

2.1. Luật Cạnh tranh 27

2.1.1. Tổng quan về Luật Cạnh tranh 27

2.1.2. Một số điều khoản của Luật Cạnh tranh điều chỉnh lĩnh

vực dịch vụ phân phối 29

2.2. Một số cơ sở pháp lý khác điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ phân

phối 32

2.2.1. Luật Thương mại 32

2.2.2. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 35

2.2.3. Một số quy định khác có liên quan 36

Chương II. Thực trạng QUảN Lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và kinh

nghiệm của một số nước TRÊN thế giới 39

I. Thực trạng cạnh tranh và quản lý cạnh tranh

trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam 39

1. Thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 39

1.1. Tổng quan về thị trường phân phối ở Việt Nam 39

1.2. Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa nhà phân phối trong nước và

nước ngoài 46

1.3. Nhận xét về tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối

ở Việt Nam 50

2. Thực trạng quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 53

2.1. Triển khai thực thi pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch

vụ phân phối 53

2.2. Xây dựng đề án nhằm tạo lập môi trường phân phối cạnh

tranh lành mạnh 56

II. Kinh nghiệm quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực

dịch vụ phân phối của một số nước 59

1.Nhật Bản 59

1.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Nhật Bản 59

1.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối

của Nhật Bản 61

2. Thái Lan 64

2.1.Thực trạng hoạt động phân phối ở Thái Lan 64

2.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối của

Thái Lan 64

2.2.1. Quy định B.E.2549 (2006) hướng dẫn hoạt động kinh

doanh bán buôn, bán lẻ 64

2.2.2. Luật Đầu tư nước ngoài - hạn chế các bên nước ngoài tham

gia hoạt động kinh doanh bán buôn/bán lẻ ở Thái Lan 65

2.2.3. Nỗ lực ban hành Luật Kinh doanh bán lẻ 65

2.2.4. Những quy định hạn chế kinh doanh bán lẻ 66

3. Đài Loan 67

3.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Đài Loan 67

3.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối

của Đài Loan 68

3.2.1. Chương trình khắc phục đối với các nhà bán lẻ theo chuỗi

cửa hàng trong lĩnh vực phân phối 68

3.2.2. Ghi chú giải thích về các doanh nghiệp phân phối theo quy

định của Luật Thương mại lành mạnh 69

4. Hàn Quốc 71

4.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Hàn Quốc 71

4.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ

phân phối của Hàn Quốc 72

4.2.1. Luật Thương mại công bằng và điều chỉnh độc quyền (MRFTA) 72

4.2.2. Thông báo về các hình thức và tiêu chuẩn đối với các hành vi kinh doanh không lành mạnh liên quan đến việc kinh

doanh cửa hàng bán lẻ lớn 75

III. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 76

Chương III. Một số giải pháp về tăng cường quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt

Nam 80

I. Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân

phối ở Việt Nam 80

II. MộT Số KIếN NGHị Về Giải pháp tăng cường quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở

Việt Nam 84

1. Đối với Nhà nước 84

1.1. Ban hành các quy định pháp lý cụ thể hơn về cạnh tranh

trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 84

1.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp phân

phối nói riêng 85

1.3. Tạo môi trường pháp lý kinh doanh thông thoáng cho các

doanh nghiệp phân phối 86

1.4. Tăng cường năng lực thể chế và chuyên môn của các cơ quan

giám sát cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối 87

1.5. Xây dựng hệ thống thông tin, định hướng xu hướng phát triển

của lĩnh vực phân phối 89

1.6. Xây dựng các biện pháp phòng chống các chiến lược về giá 90

1.7. Khuyến khích phát triển hệ thống phân phối hiện đại 90

2. Đối với doanh nghiệp 91

2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối

trong nước 91

2.1.1. Tiến hành liên minh, liên kết tạo ra lực lượng đối trọng đủ

sức cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài 92

2.1.2. Cần thay đổi nhận thức, tư duy và xây dựng phong cách

chuyên nghiệp hóa trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh 93

2.1.3. Thực hiện đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm

và đa dạng hóa trong phân bố dân cư 94

2.1.4. Xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp 95

2.2. Tăng cường tìm hiểu về pháp luật cạnh tranh cho các doanh

nghiệp trong nước 96

Kết luận 98

Danh mục tài liệu tham khảo 99

Danh mục từ viết tắt 104

Danh mục SƠ Đồ, Bảng biểu 105

1. Sự cần thiết của đề tài

LỜI NÓI ĐẦU

Với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, công đoạn của quá trình kinh doanh. Người ta đã từng ví nếu như cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra, các doanh nghiệp dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật để nhằm đạt được lợi ích. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay hạn chế cạnh tranh sẽ có tác động đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội, làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế vì không khuyến khích được các loại hình doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, việc cạnh tranh với các công ty, tập đoàn đa quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Theo các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, dịch vụ phân phối hàng hóa là một trong những ngành kinh tế chịu sức ép trực tiếp và đầu tiên khi thị trường được mở bởi những cam kết, định chế quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối Việt Nam một cách mạnh mẽ. Hiện tượng này cho thấy lĩnh vực dịch vụ phân phối không còn là mảnh đất độc quyền của các doanh nghiệp Việt Nam mà đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, họ còn đứng trước nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh, dẫn đến mối lo ngại sẽ dần bị loại bỏ ngay trên chính sân nhà. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp phân phối trong nước và nước ngoài được tự do cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh, công bằng? Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia với tiềm lực tài chính lớn có thể dễ dàng thâu tóm thị trường nội địa trong khi các chính sách quản


lý trong lĩnh vực phân phối của chúng ta còn chưa hoàn thiện. Đây chính là mối quan tâm và lo ngại của các nhà lập chính sách Việt Nam để không ngừng nghiên cứu và đưa ra những giải pháp phù hợp.

Chính vì vậy, quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở nước ta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một đòi hỏi của thực tế khách quan. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của vấn đề này, em chọn đề tài: “Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài Khóa luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ phân phối và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối.

- Phân tích và đánh giá thực trạng cạnh tranh và quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam.

- Nội dung quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối ở nước ta.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu nội dung hoạt động quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối ở Việt Nam và một số nước.

- Về không gian: Việt Nam và một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

- Về thời gian: Từ năm 2004 - 2020.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí