DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả học lực học sinh trung học cơ sở thị xã Phổ Yên năm
học 2018 - 2019 35
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả thi đấu giải thể dục thể thao của học sinh trung học cơ sở thị xã Phổ Yên năm học 2018 - 2019 36
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực 39
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung thực hiện hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực 41
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp giáo
dục thể chất theo tiếp cận năng lực 43
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực 45
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Giáo Dục Thể Chất, Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Năng Lực Thể Chất Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực 47
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên 49
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa và quản lý tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa 52
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh 54
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất 56
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học và các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất 58
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo
dục thể chất ở trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực 59
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tiếp cận theo năng
lực của học sinh THCS 90
Bảng 3.2. Hình thức đánh giá hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực của học sinh THCS 91
Bảng 3.3. Phiếu tự đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp
cận năng lực của học sinh THCS 93
Bảng 3.4. Phiếu tự đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp
cận năng lực của học sinh THCS 94
Bảng 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 97
Bảng 3.6. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 98
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.
Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất để hình thành và phát triển được các năng lực cho học sinh đòi hỏi giáo viên cần tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục thể chất với các hình thức và phương pháp đa dạng để chuyển hóa những kiến thức nhằm hình thành năng lực cho học sinh, trước hết là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trung học cơ sở đã được CBQL quan tâm thực hiện thể hiện ở quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý chương trình nội khóa và ngoại khóa. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: các hoạt động giáo dục thể chất mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động như thể dục giữa giờ, sinh hoạt đoàn đội có nội dung giáo dục thể chất như trò chơi vận động... Nội dung và hình thức tập
luyện thể thao ngoại khoá chưa thu hút số lượng lớn học sinh lớn tham gia, hầu hết việc tập luyện của các em mang tính tự phát, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ thể dục còn hạn chế...
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn cần phải xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội cũng như từ những hạn chế, còn thiếu và yếu trong quản lý về hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS ở thị xã Phổ Yên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ quản lý giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực, luận văn đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở trường THCS ở thị xã Phổ Yên; qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS thị xã Phổ Yên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh được tiến hành tập trung khảo sát 34 CBQL và 20 tổ trưởng chuyên môn, 18 GV môn giáo dục thể chất đang trực tiếp công tác tại 17 trường THCS ở thị xã Phổ Yên.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất của các trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý hoạt động tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý các điều kiện thực hiện….Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THCS trên địa bàn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường THCS theo tiếp cận năng lực cho học sinh .
6.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề liên quan từ các tài liệu lí luận, văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thái Nguyên, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát:
Quan sát những hoạt động giáo dục thể chất của học sinh, giáo viên trong nhà trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Chúng tôi xây dựng bảng hỏi xin ý kiến của cán bộ quản lý cấp trường và tổ chuyên môn, của giáo viên bộ môn thể dục, giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm thu thông thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THCS.
- Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp trường và tổ chuyên môn, của giáo viên bộ môn thể dục, giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh nhằm thu thông thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THCS.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí tổng hợp số liệu sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa có ý nghĩa định tính, vừa có ý nghĩa định lượng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về năng lực, điển hình là công trình khoa học “Hình thành các năng lực sư phạm” của Kuzmina N.V, tác giả đã ch ra các năng lực sư phạm cần có của một người giáo viên, mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã trình bày r ràng các giai đoạn cần tiến hành để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho SV trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm.
Đối với nước Đức, chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm tốt nghiệp của Đức bao gồm 4 lĩnh vực với 11 năng lực: Năng lực dạy học - GV là các chuyên gia về dạy và học; Năng lực giáo dục - GV thực thi nhiệm vụ giáo dục của mình; Năng lực đánh giá - GV thực thi nhiệm vụ đánh giá của mình một cách công bằng và có trách nhiệm; Năng lực đổi mới - GV liên tục phát triển tiếp tục các năng lực của mình [5].
Ernesto Cuadra và Juan Manuel Moreno cùng cộng sự (World Bank, 2011) đề xuất bộ năng lực GV, gồm ba nhóm năng lực với 12 năng lực cơ bản: lĩnh vực nghề nghiệp gồm: (1) Phân tích và lí giải kiến thức, văn hóa trong khi thực thi nhiệm vụ, (2) Thực hiện các dự án cá nhân, tập thể về phát triển nghề nghiệp, (3) Rèn luyện tu dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp, lĩnh vực dạy học
(4) Thiết kế các tình huống trong dạy học, (5) Triển khai các tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS theo yêu cầu chương trình giáo dục, (6) Đánh giá sự tiến bộ của HS theo định hướng hình thành năng lực theo yêu cầu,
(7) Lập kế hoạch dạy học và giáo dục HS, (8) Xử lý tình huống đa dạng, (9)
Tích hợp ICT trong dạy học và giáo dục, (10) Thuyết trình vấn đề liên quan trong dạy học giáo dục, lĩnh vực trường học (11) Phối hợp, hợp tác các lực lượng giáo dục để hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường, (12) Hợp tác phối hợp với đồng nghiệp trong phát triển và đánh giá các năng lực quy định trong chương trình và chú ý nhu cầu của HS. Theo ý kiến của các tác giả thì 12 năng lực cơ bản phải có mặt trong bất kỳ chương trình đào tạo GV nào, với mức độ yêu cầu khác nhau, tùy theo đó là chương trình đào tạo ban đầu, tập sự hoặc phát triển nghề nghiệp liên tục [19].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giáo dục thể chất
Luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Ngọc Trung về Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã chú trọng nghiên cứu tới nhu cầu, thái độ, động cơ tập và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó tác giả tiến hành thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn [21]. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các hình thức, phương pháp GDTC cho sinh viên để thực hiện hiệu quả nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn.
Đặng Ngọc Quang trong bài viết Nghiên cứu một số môn thể thao tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất cho HS trường trung học phổ thông Mỹ Đức A, thành phố Hà Nội đã đánh giá kết quả lựa chọn môn thể thao tự chọn của học sinh và đi đến kết luận các môn học được đông đảo HS ưa thích luyện tập và lựa chọn tham gia tập luyện tập trung vào là Bóng rổ, Bóng chuyền và Bóng đá; các môn Bóng bàn, Cầu lông và Bóng ném ít được ưa thích và quan tâm hơn. Trong bài viết này tác giả đánh giá qua thực tiễn giảng dạy, công tác GDTC chưa đạt hiệu quả tốt do những nguyên nhân như: tổ chức hoạt động giờ học chính khóa theo chương trình còn bất cập; số lượng học sinh trong một lớp học còn đông; hoạt động ngoại khóa không thường xuyên, số lượng HS tham gia ít...; đặc biệt là môn thể thao tự chọn chưa được quan tâm