Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 2


- Nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền cho người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng các quy định đó.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý lụân và thực tiễn bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Trong Tư pháp hình sự Việt Nam, người chưa thành niên có thể là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến vụ án... Nhưng do phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn nghiên cứu việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người bị hại, người làm chứng dưới góc độ luật hình sự và luật tố tụng hình sự.

4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về người chưa thành niên. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo tổng kết, số liệu điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có người chưa thành niên tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội học, ... đã được sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã đặt ra.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam - 2

5. Những đóng góp mới của luận văn.

Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau là đóng góp mới của luận văn:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

- Phân tích làm rõ thực trạng áp dụng các quy định tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

- Đề xuất những phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn xét xử.

7. Kết cấu của luận văn.


Luận văn có kết cấu chặt chẽ, khoa học, đúng quy chuẩn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương, 08 mục.


Chương 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TƯ PHÁP HÌNH SỰ


1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự

Để có thể làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự, trước hết, cần làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự quốc tế.

Trẻ em - Người chưa thành niên và bảo vệ quyền của trẻ em - người chưa thành niên trong pháp luật nói chung và trong lĩnh vực Tư pháp hình sự nói riêng là một vấn đề được cả thế giới quan tâm, bởi lẽ: Trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội đang ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ vi phạm nghiêm trọng nhưng tư pháp hình sự vẫn chưa có những cơ chế đầy đủ bảo vệ quyền cho họ bởi họ là những người “non nớt” về độ tuổi và khả năng nhận thức, xử sự chưa hoàn hảo, bồng bột và thiếu đúng đắn. Bên cạnh đó, người chưa thành niên là người bị hại và người làm chứng quyền của họ cũng chưa đảm bảo một cách thoả đáng.

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên, đảm bảo cho họ phát triển toàn diện, hài hoà cả về thể chất và tinh thần là mối quan tâm chung của các bậc làm cha, làm mẹ, của nhà trường và của toàn xã hội. Vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. Trong những năm qua, đứng trước thực trạng này, các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra cơ chế bảo vệ quyền của người chưa thành niên sao cho vừa tương thích với pháp luật hình sự quốc tế, vừa phù hợp với phong tục, truyền thống của pháp luật quốc gia.


Người chưa thành niên - Trẻ em là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong pháp luật cũng vậy, mặc dù đã được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế song ở mỗi văn kiện, khái niệm người chưa thành niên lại tồn tại nhiều điểm khác biệt.

Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi nhận: “Trong phạm vi của công ước này, Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [28 – tr1].

Theo cách hiểu thông thường, từ “Trẻ em” có nghĩa là người chưa thành niên. Theo điều này Công ước đã ghi nhận, khái niệm người chưa thành niên được hiểu là mọi trẻ em dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia có quy định khác.

Trong quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về Tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) [30 - tr1] không nói rõ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi mà chỉ đưa ra khái niệm chung chung là “trẻ em” hoặc “người ít tuổi”. Theo quy tắc này “Người chưa thành niên phạm tội là trẻ em hay người ít tuổi bị cho là hay bị phát hiện là đã phạm tội...”. Quy tắc Bắc Kinh (2.2) định nghĩa: “Người chưa thành niên” và “phạm tội” là những thành tố của người chưa thành niên phạm tội. Cần lưu ý rằng giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia thành viên. Sự khác nhau về giới hạn độ tuổi này là điều không tránh khỏi khi xem xét hệ thống pháp luật của các quốc gia và không làm giảm hiệu lực của những Quy tắc phổ biến này về mặt pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng.

Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm không những mang tính pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Trong Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng dẫn Riat) mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa


thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hình thành tư duy: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Sở dĩ có thể khẳng định như thế bởi: “Hướng dẫn này cần được giải thích và thực hiện trong phạm vi khuôn khổ của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, tuyên ngôn về quyền trẻ em, Công ước về quyền trẻ em và trong phạm vi của Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) cũng như những văn kiện và tiêu chuẩn khác có liên quan tới các quyền, lợi ích và phúc lợi của tất cả những người trẻ tuổi” [30 - tr2]. Công ước Quyền trẻ em lại quy định trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi. Do đó, ta lại bắt gặp quan điểm chung về độ tuổi của người chưa thành niên trong các Công ước quốc tế. Quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do một lần nữa đề cập đến khái niệm người chưa thành niên. Bên cạnh mục đích xác định các quyền của người chưa thành niên bị tước quyền tự do thì Quy tắc còn quy định cách đối xử với trẻ em khi chúng phạm pháp. Xuất phát từ mục đích đó, khái niệm người chưa thành niên cũng được ghi nhận một cách tương đối rõ ràng và cụ thể, như một sự kế thừa của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Theo đó, “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn độ tuổi này cần phải được pháp luật xác định và không được

tước quyền tự do của người chưa thành niên” [28 – tr5].

Như vậy, mặc dù phạm vi nghiên cứu có thể khác nhau song hầu hết các văn kiện quốc tế đều đưa ra quan điểm thống nhất là: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Công ước Quyền trẻ em còn những điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên để các quốc gia căn cứ vào sự phát triển về thể chất và tinh thần của công dân nước mình mà có những quy định khác nhau về độ tuổi của người chưa thành niên nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và thực tiễn.


Trong các Công ước quốc tế không đưa ra khái niệm thế nào là quyền của người chưa thành niên hay bảo vệ quyền của người chưa thành niên mà chỉ liệt kê quyền của người chưa thành niên như sau:

Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1989 ghi nhận “Ghi nhớ rằng do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời như đã chỉ ra trong Tuyên ngôn về quyền trẻ em”.

Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá. Không được xử tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng phóng thích vì những tội do những người dưới 18 tuổi gây ra.

Không một trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Việc bắt, giam, giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất ...” (Điều 37 Công ước).

Như vậy, chỉ thông qua một số văn kiện pháp lý quốc tế: Công ước về quyền trẻ em, Hướng dẫn Riát, Quy tắc tối thiểu... giúp chúng ta có được một tư duy khái quát về người chưa thành niên. Qua đó, có những khuyến nghị về việc thiết lập hệ thống tư pháp người chưa thành niên theo khuôn khổ pháp luật quốc gia nhằm mục đích vừa tôn trọng pháp luật quốc tế vừa duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.

Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.

Theo Từ điển Tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân”.


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, xuất phát từ khách thể cần bảo vệ các quan hệ xã hội của từng ngành luật khác nhau nên mỗi ngành luật quy định thế nào là người chưa thành niên khác nhau:

Điều 18 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận: “…Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.”

Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khẳng định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.

Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 quy định:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Điều 68 Bộ luật hình sự cũng quy định:

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự...

Với quy định trong các điều khoản trên có thể hiểu độ tuổi người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Và như thế, có thể hiểu: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm về tâm, sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm”.[34 - 20]

Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm: Người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam là người dưới mười tám tuổi.

Bô luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 đề cập đến khái niệm người chưa thành niên dưới hai phương diện: một

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí