Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Danh mục hàng hóa phân loại theo Danh mục Tiêu chuẩn Quốc tế SITC 23

Bảng 1.2: Hệ thống phân loại BEC 25

Bảng 3.1: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Liên bang Nga (2007-2013) ...51 Bảng 3.2: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga

theo Danh mục SITC (Triệu USD và %) 56

Bảng 3.3: Phân loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Ngatheo Danh mục BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (%) 57

Bảng 3.4: Phân loại hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga theo Danh mục SITC (Triệu USD và %) 59

Bảng 3.5: Phân loại hàng hóa nhập khẩu Việt Nam – Liên bang Nga theo Danh mục BEC trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA (%) 60

Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP của Việt Nam và Nga giai đoạn 2007-2014 71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bảng 3.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – CIS giai đoạn 2007-2014 75

Bảng 3.8: Kim ngạch một số mặt hàng chính xuất khẩu sang khu vực

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 2

CIS năm 2013 76

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Quy mô hàng hóa xuất khẩu của một số nước trên thị trường Nga năm 2014 (đơn vị: %) 54

Hình 3.2: Quy mô hàng hóa nhập khẩu từ một số nước của Việt Nam năm 2014 (đơn vị: %) 58


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, đang nỗ lực thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương cũng như đa phương trên mọi bình diện chính trị - văn hóa – xã hội, đặc biệt là kinh tế - thương mại. Kể từ khi gia nhập ASEAN (1995), Việt Nam là một trong những nước thành viên tích cực thúc đẩy và tham gia vào các Hiệp định song phương, đa phương và Khu vực thương mại tự do như AFTA, ACFTA, AKFTA, AANZFTA… nhằm tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thể giới (WTO). Hiện nay, Việt Nam đang rất tích cực chuẩn bị cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ đã giúp vị thế của Việt Nam dần được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế.

Bên cạnh các đối tác chiến lược quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga. Mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga hiện nay là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô trước đây. Ngày 18/6/1955, Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt – Xô được ký kết, đã trở thành dấu mốc quan trọng cho sự hợp tác của hai nước sau này. Năm năm sau Hiệp định, thương mại giữa hai nước đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán hai chiều tăng lên gấp 13 lần. Cuối những năm 1980, Liên Xô chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga vẫn được duy trì, song


chưa thực sự hồi phục. Sau những nỗ lực đàm phán của lãnh đạo hai nước, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được ký kết (năm 2001), đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước.

Đến năm 2012, mối quan hệ song phương Việt Nam – Liên bang Nga đã được nâng cấp lên mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Ngày 29/5/2015, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, bao gồm các quốc gia Nga, Ác-mê- ni-a, Bê-la-rút, Ca-dăc-xtan và Cư-gứt-xtan. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga lên 7 tỷ USD trong năm 2015 và 10 tỷ USD trong năm 2020. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch buôn bán giữa hai nước chỉ đạt hơn 2,2 tỷ USD [42], kém xa so với kỳ vọng. Điều này cho thấy kim ngạch thương mại thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Trước một thị trường mở rộng lớn và đầy tiềm năng như Liên bang Nga, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tận dụng cơ hội để có thể tăng cường hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư từ đối tác Nga. Đặc biệt, các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam đều mang tính bổ trợ cho nhau, không cạnh tranh. Đây là tiền đề tốt cho việc duy trì và phát huy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga.

Đứng trước thực tế mối quan hệ song phương Việt Nam – Liên bang Nga đang ngày càng sâu sắc và gắn bó, song lại phát triển chưa tương xứng, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay được cho là cần thiết.

Luận văn sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là: Làm thế nào để tăng cường quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga?


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước giai đoạn 2015-2020.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rò cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm thiết lập và đánh giá mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

- Phân tích quy mô thương mại và những thay đổi trong cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước giai đoạn 2007-2014.

- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước. Đánh giá vai trò của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đối với sự phát triển kinh tế và quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2015-2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Liên bang Nga, vai trò và những nhân tố ảnh hưởng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích những thay đổi và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng trong quy mô, thị phần, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

- Về thời gian: Đề tài chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 (khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO) đến năm 2014.


4. Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại quốc tế và quan hệ thương mại quốc tế, một số tiêu chí đánh giá quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên bang Nga.

- Làm rò những thay đổi trong quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn 2007-2014.

- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, đánh giá vai trò của mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia khác trong giai đoạn 2007-2014.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2015-2020.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo , luận văn gồm 4 chương lớn như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu.

Chương 3: Phân tích thực trạng và đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007 – 2014.

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm phát triển quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong giai đoạn 2015-2020.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga

Có rất nhiều tài liệu nước ngoài nghiên cứu về Liên bang Nga thuộc các lĩnh vực khoa học, lịch sử, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Song việc tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu về quan hệ thương mại của Liên bang Nga với một quốc gia, một nhóm quốc gia hay các vùng lãnh thổ, đặc biệt là với Việt Nam còn nhiều hạn chế. Dưới đây là hai tài liệu nước ngoài gần đây nhất có nội dung đề cập đến quan hệ thương mại của Liên bang Nga với một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Đại diện cho các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng có nghiên cứu Regional trade and economic growth in the CIS region của tác giả Nurbek Jenish xuất bản năm 2013. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá ảnh hưởng của thương mại tới tăng trưởng kinh tế, các chủ thể được nghiên cứu gồm 11 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS, trong đó có Liên bang Nga. Mục đích của nghiên cứu là kiểm chứng vai trò của thương mại nội vùng và ngoại vùng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước CIS. Các mẫu số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010. Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thương mại vùng tới tăng trưởng kinh tế và tính toán mối quan hệ nhân quả giữa các biến số vĩ mô. Thông qua xây dựng mô hình kinh tế lượng với một loạt các biến số như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của mỗi nước, tỉ lệ đầu tư trên GDP, tỉ lệ chi tiêu


chính phủ trên GDP, tốc độ tăng trưởng thương mại với Liên bang Nga, tốc độ tăng trưởng thương mại nội vùng trừ Liên bang Nga, tốc độ tăng trưởng thương mại ngoại vùng, chỉ số tự do của nền kinh tế, chỉ số giá dầu cùng nhiều biến số khác có liên quan, tác giả đã đi đến một số kết luận quan trọng, trong đó đặc biệt đề cập đến vai trò của Liên bang Nga trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại của khối CIS, tăng trưởng kinh tế biến thiên với tăng trưởng thương mại. Như vậy, nghiên cứu một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của Liên bang Nga đối với Cộng đồng các quốc gia độc lập trên bình diện kinh tế - thương mại. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu chưa hoàn toàn thuyết phục, còn mang tính chủ quan và tất yếu bởi Nga vốn có tầm ảnh hưởng lớn đối với các nước CIS, nên ảnh hưởng kinh tế thương mại có lẽ cũng là đương nhiên.

Đại diện cho nhóm các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính có cuốn sách ASEAN – Russia: Foundations and Future Prospect do ba tác giả Victor Sumsky, Mart Hong và Amy Lugg hiệu đính. Đây là cuốn sách mới nhất trong chuỗi ba cuốn sách viết về quan hệ Nga – ASEAN xuyên suốt theo tiến trình thời gian của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Xing-ga-po ISEAS. Trong cuốn sách mới nhất xuất bản năm 2012, bên cạnh nội dung các mối quan hệ của Nga với ASEAN và nhiều nước thành viên như Ma-lai-xi-a hay Thái Lan được đề cập lại, thì quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam lần này cũng được dành hẳn một chương với những nội dung quan trọng gồm lịch sử quan hệ truyền thống, và hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực gồm chính trị, quân sự, khoa học, giáo dục, đặc biệt là hợp tác về kinh tế, thương mại. Những thành tựu thương mại giữa hai nước cũng được tác giả Vladimir Mazyrin đề cập đến trong chương sách như quan hệ thương mại hai nước đã dần hồi phục song vẫn còn rất hạn chế. Năm 2005, thương mại song phương giữa hai nước mới đạt kim ngạch 1 triệu USD, đến năm 2010 đã tăng lên gần


2 tỷ USD, kỳ vọng sẽ nâng kim ngạch trao đổi hai chiều lên mức 3 tỷ USD vào năm 2012 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, mức kỳ vọng này vẫn còn quá nhỏ bé khi so với các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ hay Trung Quốc. Năm 2010, tỉ trọng thương mại Việt Nam – Liên bang Nga chỉ chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Mặc dù thương mại giữa hai nước còn hạn chế song Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại cân bằng Đông – Tây của mình. Chương sách đã đưa ra những nhận định khách quan về mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đầy triển vọng trong tương lai với sự nỗ lực hợp tác thúc đẩy của cả hai nước. Mặc dù còn hạn chế về dung lượng, song những nền tảng lý luận khoa học của quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga mà cuốn sách đưa ra lại là những thành tựu mà nhiều nghiên cứu về sau có thể kế thừa và phát huy.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu nước ngoài, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga cũng là một đề tài truyền thống, thu hút được rất nhiều chuyên gia trong nước tham gia nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về nước Nga, gồm: GS. TS Bùi Huy Khoát, PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn, PGS.TS Nguyễn An Hà, TS. Nguyễn Cảnh Toàn, TS. Hà Mỹ Hương, và nhiều chuyên gia khác.

Các nhà nghiên cứu đã rất khéo léo khi xây dựng bức tranh về bối cảnh quốc tế và khu vực để làm nổi rò những thay đổi trong hoạt động đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga. Trong cuốn Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỉ XXI, TS. Nguyễn An Hà đã chỉ rò trật tự thế giới hiện nay đã không còn là trật tự hai cực Mỹ và Liên Xô như trước đây, mà chuyển sang trật tự một cực khi siêu cường Mỹ áp đặt tầm ảnh hưởng cả về kinh tế và quân sự lên thế giới. Còn trong cuốn “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới”, tác giả Nguyễn Quang Thuấn lại đặt thế giới trong một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022