Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 3


trật tự đa cực. Tuy nhiên, dù trong bối cảnh đơn cực hay đa cực, cũng phải nhận thức rò rằng thế giới hiện nay đang phát triển theo xu hướng hòa bình hợp tác, toàn cầu hóa và khu vực hóa. Trong cuốn Quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới, hay Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỉ 21, các tác giả cũng tập trung phân tích rất rò về vị thế của ASEAN và khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang gia tăng đã có những tác động lớn tới chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Hiện nay, sức mạnh XHCN của Liên Xô đã không còn, thay vào đó là một Liên bang Nga mới, đang trong quá trình tái thiết đất nước theo con đường TBCN, và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Với đối tượng nghiên cứu chính là Liên bang Nga đặt trong các mối quan hệ với khu vực ASEAN hay quốc gia như Việt Nam, điểm qua một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Nga được xem là cần thiết. Trước hết, hai cuốn Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới, và Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong điều kiện hai nước đều là thành viên WTO đều trình bày sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn hậu Xô Viết, từ năm 1991 cho đến năm 2008. Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga thay đổi hoàn toàn trong hệ tư tưởng và chính trị, rũ bỏ hoàn toàn XHCN, đi theo con đường TBCN. Đất nước Nga lúc này phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bao gồm hệ thống luật pháp không thống nhất, kém hiệu lực, trung ương mất quyền kiểm soát địa phương, chủ nghĩa khủng bố, li khai hoành hành, kinh tế ngầm, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng lộng hành, tội phạm có tổ chức hoạt động mạnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị trầm trọng giai đoạn những năm cuối của thế kỉ 20 dưới thời Tổng thống B.Ensim đã đẩy Liên bang Nga tới nguy cơ tan rã. Ưu tiên hàng đầu của Tổng thống V. Putin sau khi lên nắm quyền chính là cải tổ lại hệ thống chính trị, chính đốn và tăng cường quyền lực, cải cách hệ thống hành chính. Trải qua


những giai đoạn khó khăn, từ năm 2000, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin, tình hình nước Nga đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt nhờ chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới cùng việc tận dụng lợi thế tăng giá liên tục của nguyên nhiêu liệu trên thị trường thế giới, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga. Xét về tốc độ tăng trưởng, nhìn chung những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nga xấp xỉ 7%/năm. Năm 2008, nền kinh tế Nga xếp thứ 8 thế giới, nếu tính theo ngang giá sức mua PPP thì Nga còn vượt qua cả Anh và Pháp để chiếm giữ vị trí thứ 6. GDP bình quân đầu người của Nga cũng ở mức cao, 12000 USD, cao gấp 4 lần Trung Quốc, và cao hơn nhóm BRIC. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Nga. Cụ thể, năm 2009, mức tăng trưởng kinh tế của Nga tụt xuống, chỉ ở mức -7,9%. Các doanh nghiệp Nga rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu vốn, nạn thất nghiệp gia tăng. Bên cạnh đó, Nga cũng là một nước mất cân đối khá nghiêm trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khi giữa các vùng lãnh thổ của Nga và cơ cấu đầu tư có sự chênh lệch lớn. Mặt khác, về cơ cấu kinh tế đối ngoại, Nga là một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô (hơn ½ ngân sách nhà nước thu từ xuất khẩu mặt hàng này), các đối tác thương mại chính của Nga vẫn chủ yếu là khối các nước phương Tây như EU (chiếm 52,1% doanh số ngoại thương của Nga), tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc (chiếm 16% doanh số ngoại thương của Nga), còn lại là Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Đông Nam Á (xấp xỉ 7%). Thực trạng này đòi hỏi nước Nga phải tích cực đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường hiện đại hơn, tăng cường mức độ liên kết kinh tế quốc tế, bởi sự phát triển của Nga có tác động rất lớn tới thế giới, khu vực nói chung, và đặc biệt là Việt Nam nói riêng. Việt Nam và Liên bang Nga đang ngày càng có được sự đồng thuận, tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Kinh tế ngoại thương của hai nước cũng đang dần có xu


hướng gia tăng tích cực. Bên cạnh đó, Nga là cửa ngò để Việt Nam hội nhập với các nước SNG, trong khi Việt Nam là cầu nối Nga với các nước thuộc khối ASEAN. Nga và Việt Nam cũng đang tích cực hợp tác về năng lượng, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo. Sự thay đổi của Liên bang Nga là cần thiết trong bối cảnh thế giới mới hiện nay.

Những năm qua, quan hệ Nga – ASEAN đang dần có những bước chuyển tích cực, mặc dù còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Bài nghiên cứu về Những động thái mới trong quan hệ Nga – ASEAN và vai trò của Việt Nam của tác giả Nguyễn An Hà chủ yếu phân tích về các yếu tố khu vực tác động tới quan hệ Nga – ASEAN và vai trò điều phối của Việt Nam. Việc tích cực đối thoại với ASEAN hay những nỗ lực hợp tác với các tổ chức khu vực như SCO hay APEC, ASEM của Nga cho thấy chính sách đối ngoại của Nga đang hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong định hướng mới của Nga, Việt Nam đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược về mặt chính trị hơn là về mặt kinh tế - thương mại. Công trình nghiên cứu tuy nhỏ song lại cho thấy cái nhìn tổng quát về quan hệ Nga – ASEAN cũng như quan hệ Nga – Việt Nam đang có chuyển biến tích cực, hướng tới hợp tác sâu rộng hơn trên nhiều bình diện trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa. Mặc dù nghiên cứu về cùng một nội dung, song cuốn Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỉ 21 lại đưa ra những phân tích sâu hơn về quan hệ Nga – ASEAN, những thay đổi trong mối quan hệ này, và vai trò cầu nối của Việt Nam trong mối quan hệ này. Nghiên cứu này làm rò thực trạng mối quan hệ Nga – ASEAN trên nhiều lĩnh vực gồm hợp tác đầu tư, thương mại, năng lượng, quân sự, khoa học kĩ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch. Xét về quan hệ thương mại với các nước ASEAN, quan hệ của Nga với các đối tác như Thái Lan, Indonesia hay Singapore thu được nhiều lợi ích thương mại hơn so với Việt Nam. Song Việt


Nam lại đối tác hàng đầu, có ý nghĩa chiến lược trong việc hội nhập vào ASEAN của Liên bang Nga. Cuốn sách dành khá nhiều thời lượng trong việc đánh giá vai trò của Việt nam trong quan hệ Nga – ASEAN. Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á, có một phần lãnh hải trên vùng biển Đông, lại nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế năng động bậc nhất thế giới, có sức tăng trưởng cao, là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của TNCs quốc tế. Do đó, Việt Nam được xác định là có vị trí thuận lợi cho giao thương hàng hóa, thiết lập mạng lưới sản xuất quốc tế và kiểm soát anh ninh thế giới. Đồng thời, với nền kinh tế đang ngày càng lớn mạnh và nỗ lực hội nhập sâu vào nền kinh tế ASEAN, Đông Á, và thế giới, Việt Nam đang trở thành cầu nối cho quan hệ Nga – ASEAN trong thời gian tới. Khác với các nước ASEAN, Việt Nam có quan hệ truyền thống lâu đời với Liên bang Nga, trên cơ sở kế thừa những truyền thống tốt đẹp từ quan hệ Việt Xô hồi những năm 1950, khi quá trình tái thiết đất nước của Việt Nam nhận được sự hỗ trợ đắc lực về mặt kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục đào tạo từ người bạn Liên Xô. Sự kiện Liên Xô tan rã (năm 1991) đã khiến quan hệ Việt Nga thay đổi sâu sắc. Nguyên nhân là do chính sách thân Tây của Nga khiến mối quan hệ Việt Nga trở nên mờ nhạt, hầu như rơi vào quên lãng. Đến năm 1993, chiến lược đối ngoại của Nga chuyển sang chính sách “cân bằng Đông – Tây” mới giúp cải thiện quan hệ của Nga với ASEAN nói chung, với Việt Nam nói riêng. Năm 2001, Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga được ký kết đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga sau này. Nhận thấy quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN đang ngày càng được tăng cường, Nga đã nhận định Việt Nam chính là cửa ngò để Nga thâm nhập ASEAN. Từng có thời kỳ mà cả Nga và ASEAN đều nghi ngại lẫn nhau nên quan hệ kinh tế - chính trị - an ninh rất hạn chế. Vì vậy, quan hệ Việt Nam – ASEAN được đánh giá cao, là cơ sở thuận lợi để Nga có thể khai thác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


trong việc thúc đẩy quan hệ với ASEAN thông qua vai trò của Việt Nam. Việt Nam cũng đã sẵn sàng và có đủ điều kiện để trở thành cầu nối của Nga với ASEAN. Hiện nay, quan hệ Việt – Nga đã được cải thiện, dù hoàn toàn khác so với thời kỳ Liên Xô trước đây. Trong khi khu vực Đông Nam Á đang ngày càng thu hút các nước lớn nhờ vị trí địa kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế hợp tác quốc tế, Việt Nam chính là cửa ngò để Nga có thể tham gia vào hành lang kinh tế này cũng như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Mặt khác, Việt Nam hơn bất kỳ quốc gia ASEAN nào, hiểu rò về văn hóa và con người Nga bởi trong hơn 50 năm qua, Nga đã đào tạo cho Việt Nam hàng chục nghìn chuyên gia, hơn 30000 người có trình độ trên đại học, thậm chí có nhiều người từng học ở Liên Xô hiện nay đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, tại Nga cũng có khoảng 60000 đến 80000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Họ chính là một trong những cầu nối thực sự gắn liền hai nước Việt Nam - Liên bang Nga. Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Việt – Nga – ASEAN, một trong những định hướng chiến lược quan trọng mà cả hai cuốn sách Quan hệ Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỉ 21 Các giải pháp phát triển quan hệ Nga

Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014 - 3

– ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới đều đưa ra chính là xem xét hình thành FTA song phương giữa Việt Nam – Liên bang Nga. Có thể thấy đây là một định hướng, một giải pháp đúng đắn nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hai nước về mặt kinh tế, thương mại. Song việc hình thành một FTA giữa Việt Nam và Liên bang Nga chỉ có thể trở thành hiện thực khi Nga trở thành thành viên của WTO, khi đó cả hai nước mới hội đủ nền tảng pháp lý cho việc hình thành một Hiệp định thương mại tự do song phương.

Năm 2012, Nga chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sau Việt Nam 5 năm (2007). Việc cả hai nước mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, thực hiện tự do thương mại trong khuôn khổ các


quy định, luật lệ của WTO đã đem lại những lợi ích nhất định cho phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước. Cuốn sách Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong điều kiện hai nước đều là thành viên WTO của tác giả Vũ Duy Vĩnh thực sự là một công trình nghiên cứu hay, đã tiếp cận gần hơn về mối quan hệ Việt Nga trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Cuốn sách tập trung phân tích quan hệ thương mại Việt Nga trên cơ sở hệ thống lý luận về thương mại quốc tế và những vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam và Liên bang Nga. Hệ thống lý luận về quan hệ thương mại quốc tế nhấn mạnh đặc biệt tới vai trò của thương mại quốc tế trong sự phát triển kinh tế quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu, thể hiện qua giá trị, tốc độ tăng trưởng, những tác động về kinh tế - xã hội của nó. Cuốn sách cũng trình bày rất cụ thể về tiến trình gia nhập cũng như những cam kết của Việt Nam và Liên bang Nga khi gia nhập WTO. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO với 156 thành viên, điều chỉnh trên 97% khối lượng thương mại thế giới thông qua những hiệp định đa phương, đa biên. Khi một quốc gia trở thành thành viên của WTO, những lợi ích và cả những thách thức luôn song hành với nhau. Việc gia nhập WTO đem lại cho một quốc gia nhiều cơ hội như xuất khẩu thuận lợi hơn, tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, nông nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, thúc đẩy việc cải cách kinh tế và hệ thống pháp luật nhanh hơn, được hưởng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại khách quan hơn và công bằng hơn. Cùng với những cơ hội, những thách thức là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là với những quốc gia có trình độ thấp hơn, kém phát triển hơn, thách thức phải đối mặt lại càng nhiều hơn. Các quốc gia phải giải quyết những khó khăn trong việc cải cách hệ thống chính sách, pháp luật, phải đáp ứng các yêu cầu về cam kết mở cửa thị trường ngày càng cao, sự cạnh tranh với hàng hóa và các doanh nghiệp nước ngoài. Trên cơ sở lý luận đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga thời gian qua,


đề cập đến một số nét về chính sách, hoạt động ngoại thương và đặc điểm chính của thị trường Nga. Liên bang Nga có một hệ thống chính sách thuế quan phức tạp, nhiều tầng bậc, thuế chồng thuế đã khiến cho hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Nga phải chịu mức thuế suất rất cao. Hàng hóa Việt Nam vào Nga cũng bị đánh mức thuế bằng 75% mức thuế suất cơ sở được công bố, ngang với mức thuế của các nước phát triển hơn Việt Nam như Singapore hay Trung Quốc. Do vậy, hàng xuất khẩu vào thị trường Nga của Việt Nam đã bị giảm khả năng cạnh tranh do không còn ưu thế về giá, trong khi chất lượng sản phẩm vốn đã thấp hơn so với các nước khác. Về hoạt động ngoại thương của Nga, đây là công trình nghiên cứu với số liệu gần như mới nhất so với các nghiên cứu khác khi sử dụng hệ thống số liệu từ năm 1999 đến năm 2011 để phân tích. Theo nghiên cứu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga qua các năm liên tục tăng, chỉ trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cán cân thương mại của Nga luôn thặng dư, dự trữ ngoại hối cũng vì thế mà tăng liên tục. Các đối tác thương mại chính của Nga là EU, Trung Quốc và Ukraina. Điều này cho thấy thị trường Nga vốn là một thị trường có tiềm năng rất lớn, là một thị trường hấp dẫn các nhà xuất nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, năm 2012, Nga là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới, với 143 triệu dân, giá trị xuất nhập khẩu gần 400 tỷ USD. Tuy nhiên, phương thức thanh toán L/C mà cả thế giới thường xuyên sử dụng lại chỉ chiếm khoảng 5% trong các phương thức thanh toán ở Nga. Các phương thức khác mà Nga thường ưu tiên sử dụng lại gây khó khăn và tốn kém, cũng như có mức rủi ro cao cho các doanh nghiệp đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu với Nga. Cụ thể, phương thức mở L/C qua một công ty có trụ sở tại nước thứ ba thường tốn kém, phương thức bán hàng nhập khẩu tại kho ngoại quan của Nga lại đòi hỏi các nước xuất khẩu phải có hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong bảo quản hàng hóa, phương thức bán hàng cho


thanh toán chậm hoặc trả trước đối với hàng mua đòi hỏi các đối tác của Nga phải có tiềm lực tài chính mạnh. Đây là một trở ngại lớn đòi hỏi Nga cần phải nhanh chóng khắc phục nếu muốn thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu. Trọng tâm của nghiên cứu là thực trạng quan hệ thương mại Việt – Nga, đặc biệt là giai đoạn sau khi xác lập quan hệ đối tác chiến lược, từ năm 2001 đến năm 2012. Theo như hệ thống số liệu phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nga giai đoạn 2001-2012, cán cân thương mại vẫn chủ yếu nghiêng về phía Nga, trao đổi thương mại hai chiều tiếp tục gia tăng. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước gần chạm mốc 2 tỷ USD, Việt Nam cũng lần đầu tiên xuất siêu sang Nga. Tuy nhiên, kết quả này là do Việt Nam giảm nhập khẩu hàng hóa từ Nga chứ không phải do xuất khẩu sang Nga có sự gia tăng. Cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước được đánh giá là ổn định, phát huy được các lợi thế so sánh của từng nước. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu từ Nga 73 mặt hàng, thuế nhập khẩu bình quân là 25,7%; Nga nhập khẩu từ Việt Nam 78 mặt hàng, thuế nhập khẩu bình quân là 12,8%. Dựa trên những kết quả thực tiễn đó, cuốn sách đã đưa ra một số đánh giá về quan hệ thương mại Việt – Nga bao gồm thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Những thành tựu trong quan hệ thương mại Việt – Nga được cho là nổi bật, bao gồm: kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng, cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu có tính bổ sung cho nhau, các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hỗ trợ phương thức thanh toán thông qua hoạt động của ngân hàng liên doanh Việt – Nga. Bên cạnh đó là những hạn chế, tồn tại mà hai nước cần phải tiếp tục giải quyết bao gồm: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga chưa ổn định, Việt Nam thường ở thế nhập siêu, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều cũng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương ở mỗi nước, cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước hầu như không thay đổi, thị phần hàng hóa

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí