140
thôn và bảo quản chế biến nông sản hữu cơ. Mở rộng hệ thống cung ứng, dịch vụ, sửa chữa máy nông nghiệp, trên cơ sở phát triển các mô hình dịch vụ truyền thống gắn với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn diện rộng cho cán bộ kỹ thuật, các hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp về vai trò, tác dụng cơ giới hóa nông nghiệp; kỹ năng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp.
Thứ hai, tranh thủ sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành để chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp là giải pháp quan trọng có tính đột phá trong đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất NNHC. Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất NNHC. Có định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, giúp cho người nông dân tiếp cận và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ và đặt hàng đối với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học chuyên ngành để nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh, bảo vệ sản xuất. Đẩy mạnh xã hội hóa việc chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất dưới các hình thức đa dạng như: phổ biến kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi ở địa phương; các tổ chức đoàn thể ở nông thôn (Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...) lồng ghép việc phổ biến, tuyên truyền khoa học công nghệ có khả năng phát triển kinh tế địa phương vào hoạt động của mình; khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ khoa học công nghệ và các hội nghề nghiệp ở địa phương.
141
Thứ ba, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, không chỉ chú ý những nội dung về kỹ thuật công nghệ mà còn cần chú ý đến nội dung về kinh tế và tổ chức, như: tổ chức sản xuất, liên kết kinh tế (liên kết 4 nhà), thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung này là điều kiện cần thiết để các thành tựu về khoa học - công nghệ có thể phát huy đầy đủ hiệu quả. Có cơ chế khuyến nông, hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất NNHC để khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp như: giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ cho những tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học công nghệ mới. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và mở rộng dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ ở nông thôn. Ngoài nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, kinh tế, tổ chức cho người nông dân, các tổ chức này còn phải đảm nhận cả hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân đối với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNHC.
4.2.6. Phát huy vai trò của các chủ thể trong xử lý rủi ro, giải quyết tranh chấp nhằm hài hòa lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Hiện nay, chưa có một chế tài chính thức và đủ mạnh để ràng buộc và xử lý các bên tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ. Do đó, dẫn đến tình trạng phá vỡ liên kết và làm cho các mối liên kết trở nên lỏng lẻo, thiếu tin cậy. Tình trạng hộ nông dân không tuân thủ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp vẫn xảy ra, một số hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng với cho doanh nghiệp, nhưng khi giá bên ngoài do thương lái thu mua cao thì hộ sẵn sàng không tuân thủ hợp đồng mà bán cho thương lái. Đây là khó khăn, trở ngại rất lớn đối với nông dân cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết. Những quy định về trách nhiệm của chính quyền Thành phố cũng chưa rõ ràng, không có chức năng xử lý các tranh chấp. Do đó:
142
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hài Hõa Quan Hệ Lợi Ích Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Xây Dựng, Hoàn Thiện Các Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước Vào Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ
- Nâng Cao Nhận Thức Của Các Chủ Thể Về Nông Nghiệp Hữu Cơ
- Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội - 20
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Cần chính quyền thành phố cùng các Hội, đoàn thể vào cuộc để giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, tạo niềm tin chiến lược lâu dài giữa các chủ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là chủ thể nông dân và doanh nghiệp. Chính quyền Thành phố và các Hội đoàn thể cần kịp thời nắm bắt, hỗ trợ khi các chủ thể gặp khó khăn cũng như có tranh chấp phát sinh. Củng cố xây dựng các HTX, THT đảm bảo năng lực điều hành, thật sự là cầu nối có hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng hình thức trong phát triển HTX.
Cần các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ chủ động, tích cực, minh bạch trong thực hiện vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình, làm tốt nhất khâu mình đảm nhiệm. Điều đó vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế được nâng cao, vừa đảm bảo được uy tín trong kinh doanh. Khi có tranh chấp xảy ra, cần bình tĩnh xử lý, ưu tiên hòa giải, tự thương lượng.
Đặc biệt, cần sự tham gia của một bên thứ ba trung gian như Tòa án, một tổ chức được các chủ thể trong hợp đồng liên kết ủy quyền xử lý tranh chấp xảy ra. Và bên thứ ba này được các chủ thể đồng thuận đồng ý.
143
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là con đường tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam và là hướng đi bền vững trong hiện tại và tương lai. Để phát triển nông nghiệp hữu cơ thì vấn đề quan trọng nhất là hài hòa các quan hệ lợi ích của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Qua nghiên cứu, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết để làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của phát triển nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi của một địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tác giả cũng đã xây dựng được nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ để làm căn cứ đánh giá thực trạng. Đồng thời, qua nghiên cứu thực tiễn của các nước như Nhật Bản, Philipine và các tỉnh Lâm Đồng và Hòa Bình của Việt Nam tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội có thể học tập để giải quyết tốt quan hệ lợi ích tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố.
Qua đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến 2020, tác giả đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được và làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Đây chính là căn cứ, cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội tới năm 2030. Luận án đã đưa ra dự báo về xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ của thế giới và Việt Nam trong những năm tới, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm về phát triển nông nghiệp hữu cơ của chính quyền thành phố Hà Nội làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể như: Một là, Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước để giải quyết quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ; Hai là, Giải pháp về liên kết các bên trong giải quyết lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ; Ba là, Nâng cao vai trò hỗ trợ của chính quyền
144
và các cơ quan chức năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Bốn là, Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Năm là, Nâng cao nhận thức của người dân về áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; Sáu là, Nâng cao năng lực công nghệ và tài chính cho các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tác giả cho rằng nếu các giải pháp được thực hiện một cách triệt để sẽ có những tác động to lớn để giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
145
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tiếng Anh
1. (2020), Some solutions to improve efficiency in developing organic agriculture in Ha Noi city.
Tiếng Việt
1. (2020), Các yếu tố tác động tới quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. (2020), Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Mai Văn Bảo (2019), Được - mất và bài toán hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường, tại trang https://nhandan.com.vn/vi-moi-truong-xanh/duoc-mat-va-bai-toan-hai-hoa-loi-ich-kinh-te-moi-truong-372888, [truy cập 20/10/2020].
2. Chu Văn Cấp (1984), Lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (những hình thức kết hợp và phát triển chúng trong lĩnh vực kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam), Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
3. Trương Đình Chiến, Doãn Hoàng Minh, Nguyễn Đình Toàn (2020), Hội thảo Khoa học quốc gia về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Chính phủ (2018), Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ, Hà Nội.
5. Nguyễn Hùng Cường, Lê Thái Bạt, Bùi Sĩ Nam, Nguyễn Ngọc Tân (2013), Tiếp cận kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xanh trong quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Hội thảo khoa học quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh, Tuyển tập Báo cáo khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đường Hồng Dật (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Phạm Bảo Dương (2013), “Phát triển sản xuất rau hữu cơ một hướng đi mới của nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (4), tr.63-69.
147
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thế Đặng (2012), Giáo trình nông nghiệp hữu cơ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Đặng Quang Định (2010), Thống nhất lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Đặng Quang Định (2012), Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội.
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Thái Đông (2016), Giải pháp tái cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
14. Tâm Đức (2018), Hòa Bình chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, tại trang https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/hoa-binh-chu-trong-phat-trien-nong-nghiep-huu-co-321645, [truy cập 16/04/2019].
15. Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
16. Thúy Hà (2019), Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, tại trang https://congnghiepmoitruong.vn/de-xuat-giai-phap-phat-trien-nong-nghiep-huu-co-tai-viet-nam-2237.html, [truy cập 02/11/2020].
17. Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (2017), Kỷ yếu diễn đàn quốc gia: Phát triển Nông nghiệp hữu cơ lần thứ nhất, Chủ đề: Giải pháp phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.