Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Hàn Quốc Giai Đoạn 1992-2006

đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tăng cường vai trò và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong ngành du lịch.

Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông cũng đã đề ra phương hướng phát triển của ngành mình. Trong lĩnh vực thương mại, cả nội thương và ngoại thương, phải đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt trên thị trường nội địa cũng như giao lưu buôn bán với nước ngoài, chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn và miền núi, kết hợp chặt chẽ các vùng trong cả nước, củng cố vai trò quản lý của nhà nước, sao cho đảm bảo mục tiêu đạt mức tăng trưởng bán lẻ hàng hoá trên thị trường hàng năm 11-14%. Ngành vận tải cần tăng khối lượng và độ an toàn trong vận chuyển hành khách. Ngành Bưu chính

- Viễn thông phấn đấu đến năm 2010, đạt mức độ phục vụ bình quân khoảng gần 7000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính – viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.

Để thực hiện tốt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ 21 mà đại hội IX đã đề ra, cũng như chiến lược phát triển của các ngành trong nội bộ nền kinh tế, nhận thức rõ vai trò của kinh tế đối ngoại và giáo dục đối với phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập gia tăng, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có định hướng rất rõ ràng cho hai lĩnh vực này. Chúng ta chủ trương tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất, kinh doanh, tăng cường đầu tư cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tạo môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước, để thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguốn vốn ODA. Trong giáo dục, cần chú trọng nhiều hơn đến việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về lao động kỹ năng cho quá trình hội nhập.

Như vậy, đến năm 2010, trọng tâm phát triển kinh tế của Việt Nam là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển

20

nhanh các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng, mở rộng hoạt động các ngành trong khu vực dịch vụ để phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá đất nước.

Định hướng phát triển kinh tế của Hàn Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997-1998, vấn đề trọng tâm được chính phủ và giới kinh doanh Hàn Quốc quan tâm là nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn quốc gia, từng ngành, cũng như của từng sản phẩm trên thị trường quốc tế. Với mục đích đó, Chương trình cải cách nền kinh tế sau khủng hoảng của Hàn Quốc gồm 4 nội dung chính là cải cách tài chính, khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cải cách hành chính và thị trường lao động. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực doanh nghiệp, cùng với việc cơ cấu lại các khoản nợ, chính phủ nước này còn yêu cầu các doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường chuyên môn hoá và thu hẹp những ngành sản xuất không hiệu quả. Ở cấp quốc gia, tinh thần này cũng được Chính phủ Hàn Quốc áp dụng thông qua việc xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ phát triển trong những thập niên đầu thế kỷ 21.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, trong những năm đầu thế kỷ 21, Chính phủ chủ trương tăng cường đầu tư 1000 tỷ won để tăng cường khả năng cạnh tranh cho 8 ngành công nghiệp then chốt của quốc gia. Đó là ngành xe hơi, bán dẫn, chế tạo máy, điện tử, dệt, hoá chất, đóng tàu và ngành thép. Khoản tiền lớn này được đầu tư để phát triển 80 loại công nghệ chiến lược liên quan đến các ngành nói trên, trong đó bốn ngành bao gồm công nghiệp xe hơi, điện tử, bán dẫn và chế tạo máy đang là những ngành xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc với hy vọng sẽ có được các sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Trong ngành công nghiệp xe hơi, việc phát triển công nghệ sản xuất động cơ chạy xăng sạch, động cơ điezen ít khí thải sẽ tạo cơ hội sản xuất ra những chiếc xe hơi có tính năng bảo vệ môi trường cao hơn các xe hơi hiện nay. Kế hoạch phát triển công nghệ nhuộm không gây ô nhiễm môi trường trong ngành dệt, công nghệ không dây hiện đại và công nghệ lắp ráp trong ngành điện tử, việc sản xuất các bộ nhớ thế hệ sau như P-RAM, MRAM và Fe-RAM trong

21

ngành công nghiệp bán dẫn cũng sẽ tạo cho Hàn Quốc có được những sản phẩm công nghệ cao.

Trong thời gian qua, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 12 ngành công nghiệp mới giữ vai trò là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế nước này trong tương lai. Đó là ngành công nghiệp truyền thông, công nghiệp vũ trụ, nước giải khát, máy tính, mỹ phẩm và chăm sóc thân thể, các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm, sản xuất hàng tạp hoá, dầu khí, dược phẩm và ngành công nghiệp phần mềm. Có bốn yếu tố chính, bao gồm những biến đổi về nhân khẩu học, sự phát triển kinh tế, quá trình tư nhân hoá và thị trường Trung Quốc, giữ vai trò nền tảng cho việc xác định các ngành công nghiệp trên là động lực tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong tương lai. Hiện tượng già hoá dân số sẽ làm tăng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ. Mức GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt 31.000 USD vào năm 2010 là một nhân tố quan trọng góp phần làm biến đổi diện mạo của nền kinh tế Hàn Quốc. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang là động lực tăng trưởng kinh tế không chỉ đối với Hàn Quốc, mà còn đối với nhiều nước Châu Á khác, trong đó có Nhật Bản và ASEAN. Năm 2003, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 18% tổng xuất khẩu của Hàn Quốc, 12% tổng xuất khẩu của Nhật Bản và 6,7% tổng xuất khẩu của các nước ASEAN. Để gia tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương trong giai đoạn tới, sẽ tạo thêm nhiều loại hình và hàng ngàn công việc mới trong khu vực dịch vụ, đồng thời loại bỏ trên 800 loại ngành nghề hoạt động kém hoặc không hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp.

Khi ông Roh Moo-hyun lên nắm quyền Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 2/2003, ông đã đề ra phương hướng chính sách kinh tế của chính phủ mới, dựa trên triết lý rằng “Nền kinh tế Hàn Quốc đã hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế toàn cầu. Giờ đã đến thời điểm nền kinh tế Hàn Quốc tìm kiếm phương thức để đóng góp một cách có ý thức trách nhiệm cho thế giới. Con đường mà nền kinh tế Hàn Quốc sẽ đi trong thế kỷ 21 là hướng tới một cơ cấu kinh tế tiên tiến, hoàn toàn có thể hoà nhập và cạnh tranh trong kỷ nguyên toàn cầu. Tầm nhìn đó đòi hỏi phải duy trì những cải cách về thị trường, về công ty, về các qui định hành chính

22

và qui định đầu tư nước ngoài cũng như về mối quan hệ giữa người lao động với giới chủ”. Thông qua triết lý kinh tế này, chính phủ của ông Roh Moo- hyun muốn khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi còn đường cải cách kinh tế sâu rộng mà chính phủ tiền nhiệm đã khởi xướng và thực hiện khá kiên quyết, nhằm xây dựng Hàn Quốc trở thành một trung tâm kinh tế quốc tế. Khát vọng trở thành đầu mối liên hệ trong khu vực đối với cộng đồng kinh tế thế giới đòi hỏi Hàn Quốc phải có cơ sở hạ tầng cần thiết, một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty nước ngoài, phải phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, phải tiếp tục cải tổ cơ cấu nền kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh, phải xây dựng nền tài chính vững mạnh, tiếp tục cải tổ hệ thống luật pháp, đặc biệt phải ủng hộ những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường như minh bạch, công bằng, tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu, khu vực và song phương. Gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phát triển đất nước đến năm 2020. Kế hoạch này nhằm đạt được 5 mục tiêu chiến lược là xây dựng đất nước theo hướng cải cách nhiều trung tâm, tránh tập trung vào một khu vực, liên kết các vùng với nhau và các vùng với thế giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển phù hợp với xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá. Nếu thực hiện thành công kế hoạch này, Hàn Quốc hy vọng đến năm 2012, GDP trên đầu người sẽ đạt 20.000 USD, đến năm 2020 sẽ đạt 33.000 USD.


Kết luận

15 năm qua quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các lĩnh vực hợp tác ngày càng trở nên đa dạng hơn, hiệu quả hơn. Kết quả này được tạo nên trên những cơ sở khá vững chắc. Đó là sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích giữa hai nước. Hàn Quốc là nước có lợi thế về vốn và công nghệ, cộng với nguồn nhân lực trong nước và tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, nên nhu cầu đầu tư ra ngoài nước là rất lớn. Ngược lại, Việt Nam hiện vẫn rất thiếu vốn và công nghệ, có lợi thế về tài nguyên và lao động rẻ. Sự gặp nhau này là nền tảng cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Nó thúc đẩy

chính phủ hai nước nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết để điều tiết các quan hệ kinh tế, tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, tạo thuận lợi cho phát triển quan hệ song phương. Trong tương lai, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, cũng như các yếu tố khác nhau trong khu vực như sự lớn mạnh của Trung Quốc và các NIE, xu hướng tìm kiếm FTA, sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia, dựa trên những định hướng chiến lược phát triển kinh tế và xu thế tiêu dùng của hai nước, có thể thấy rằng nhu cầu và lợi ích của hai nước tiếp tục gặp nhau và hỗ trợ tốt cho nhau. Vì thế, mối quan hệ này sẽ được phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực khác nhau và nhất định đem lại kết quả to lớn trong tương lai.

CHƯƠNG 2‌

THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY


2.1. TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY

2.1.1. Thực trạng

2.1.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại

Quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1983 và được phát triển rất mạnh sau năm 1992, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển. Tổng giá trị mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc hàng năm luôn tăng so với năm trước với tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 18,4% trong giai đoạn 1992-2006. Trong khoảng thời gian này chỉ có 2 năm 1997 và 1998, kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa hai nước giảm chút ít một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Tính đến năm 2006, tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều của Việt Nam với Hàn Quốc đạt hơn 5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt trên 700 triệu USD và Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc hơn 4 tỷ USD, với thâm hụt mậu dịch là hơn 3 tỷ USD. Qua các số liệu thống kê có thể nhận thấy rõ một đặc điểm đặc trưng nhất trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là kim ngạch trao đổi được gia tăng liên tục và Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu.

Hiện Hàn Quốc đứng thứ 6 trong số các bạn hàng có kim ngạch buôn bán lớn nhất với Việt Nam sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Tuy vậy, từ các số liệu trong Bảng 2.1 có thể thấy rằng mức gia tăng kim ngạch trao đổi, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, trong giai đoạn trên là không đồng đều. Trừ một năm có mức tăng trưởng âm và một năm ở mức một con số, đa số các năm còn lại ở mức 10-20%, riêng năm 1994 và 1995, tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn, tương ứng ở mức 40,3% và 84,1%. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự gia tăng này là dòng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh trong

những năm 1993-1996, kéo theo sự gia tăng nhập khẩu máy móc và thiết bị, cũng như các đầu vào khác phục vụ cho các cơ sở được đầu tư.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006

Đơn vị: triệu USD, %



Năm

Cán cân thương mại

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Kim

ngạch

Tăng/

giảm

Kim

ngạch

Tăng/

giảm

Kim

ngạch

Tăng/

giảm

1992

493

106,3

57

39,0

436

20,2

1993

818

65,9

90

57,9

728

66,9

1994

1.141

39,5

114

26,6

1.027

41,1

1995

1.545

35,4

194

70,2

1.351

31,5

1996

1.666

7,8

216

11,3

1.450

7,3

1997

1.843

10,6

238

10,2

1.603

10,5

1998

1.652

-10,4

230

-3,7

1.422

-11,9

1999

1.759

6,5

319

38,7

1.440

1,3

2000

2.082

18,4

352

10,3

1.730

20,1

2001

2.300

10,5

406

15,3

1.894

9,5

2002

2.751

19,6

466

14,8

2.285

20,6

2003

3.116

13,3

492

5,8

2.624

14,8

2004

3.967,5

27,3

608,1

23,6

3.359,4

28,0

2005

4.231,4

6,7

630,9

3,7

3.600,5

7,2

2006

5.100

20,5

700

11,0

4.100

13,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Dựa trên các số liệu trong Bảng 2.1, có thể nhận thấy một đặc điểm nữa trong buôn bán hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc. Đó là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu tương đối cân bằng trong giai đoạn 1993-2006, tức là từ khi hai nước bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao cho tới nay. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 là hơn 700 triệu USD, gấp

7,8 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1993. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 là 4,1 tỷ USD, gấp 5,63 lần kim ngạch nhập khẩu năm 1993. Đây là một điểm khác so với giai đoạn 1983-1992. Khi đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn bị nhập siêu trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc và mức nhập siêu vẫn luôn gia tăng - từ 379 triệu USD năm 1993 lên gần 1,2 tỷ USD năm 1998 và 3,1 tỷ USD năm 2006, tương ứng chiếm 41,7%, 56,1% và 42% tổng thâm hụt của cả nước.

Để có được những đánh giá về vai trò và vị trí của trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đối với mỗi nước, cần so sánh thực trạng quan hệ này với một số bạn hàng khác của Hàn Quốc, trước hết là với các nước ASEAN. Khi so sánh với các nước ASEAN khác, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn rất khiêm tốn. Về xuất khẩu, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 700 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang thị trường này, đứng thứ 6 trong số 10 nước ASEAN (Bảng 2.2). Xét về tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 15 năm qua, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philíppin. Trong khi đó, cũng trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia sang Hàn Quốc đạt 5,2 tỷ USD, đứng thứ 9, của Malaysia - đạt 4,2 tỷ USD, đứng thứ 10, Singapore - đạt 4,1 tỷ USD, đứng thứ 11, Philíppin - đạt 1,96 tỷ USD, đứng thứ 20; Thái Lan - đạt 1,9 tỷ USD, đứng thứ 21 trong tổng số các nước tham gia xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN sang Hàn Quốc

Đơn vị: 1.000 USD


Nước

1993

1997

2006

Indonesia

2.588.386

4.107.068

5.213.030

Malaysia

1.946.508

3.282.678

4.007.358

Singapore

1.540.013

2.416.906

2.803.112

Philippin

317.509

712.391

1.397.047

Thái Lan

538.546

1.283.580

2.386.509

90.629

238.558

700.000

Brunei

273.437

486.614

664.082

Myanmar

14.816

16.929

19.489

Campuchia

-

2.083

-

Lào

-

-

-

Tổng cộng:

7.309.844

12.548.804

17.190.627

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí