Đánh Giá Vị Trí Của Thị Trường Hàn Quốc Trong Ngoại Thương Của Việt Nam

6

Nguồn: Korea International Trade Association (www.kita.org)

Kể từ năm 1997 đến nay, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc có một số thay đổi nhỏ. Nhóm hàng máy móc và trang thiết bị vận tải có xu hướng tăng dần, trong khi nhóm hàng nguyên liệu dùng trong sản xuất công nghiệp nhẹ (dệt, may, da giầy) ổn định ở mức tỷ trọng khoảng 40%. Tỷ trọng nhóm hàng máy móc và trang thiết bị vận tải trong những năm từ 1999 đến 2001 tăng là nhờ sự đóng góp của kim ngạch nhập khẩu xe máy tăng mạnh (năm 1999 là 45,8 triệu

USD), năm 2000 là 49 triệu USD). Nguyên nhân là xe máy Hàn Quốc có giá cả cạnh tranh so với các loại xe máy của Nhật Bản, thích hợp với thu nhập của người dân Việt Nam có mức sống trung bình và nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Các năm 2002 và 2003, do Chính phủ thắt chặt việc quản lý nhập khẩu xe máy thông qua thuế quan, nhập khẩu xe máy từ Hàn Quốc giảm mạnh, đến năm 2005 chỉ còn 1,8 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm mặt hàng phương tiện giao thông vận tải vẫn tăng do kim ngạch nhập khẩu ô tô tăng mạnh. Ô tô đã thay thế xe máy để trở thành mặt hàng chính trong nhóm mặt hàng các phương tiện giao thông vận tải của Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc.

So sánh với các nước ASEAN

Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, do có cơ cấu các ngành công nghiệp tương đương nhau, khí hậu và địa lý có nhiều điểm tương đồng, nên trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác có nhiều điểm giống nhau. Những mặt hàng như dệt may, giầy dép, cao su, cà phê, thuỷ sản, bóng điện tử, đồ gỗ,… đều hiện diện trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc. Mặc dù vậy, giữa các nước cũng có một số điểm khác nhau và chính những điểm khác nhau đó đã tạo nên sự khác biệt về kim ngạch trao đổi giữa các nước này với Hàn Quốc. Indonesia có kim ngạch vượt trội 5,2 tỷ USD là nhờ xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu sang Hàn Quốc lớn. Trên 50% kim ngạch xuất khẩu của Indonesia sang Hàn Quốc là dầu mỏ, khí đốt và than đá. Ngoài ra, trong số những mặt hàng xuất khẩu đáng chú ý của Indonesia còn có quặng đồng và đồng tinh chế, cao su, hoá chất vô cơ, thiết bị viễn thông, giấy và bìa giấy, gỗ, thức ăn gia súc gia cầm, bóng điện tử, thiết bị điện.

Hàng nhiên liệu của Malaysia xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm tỷ trọng không lớn như của Indonesia, chỉ khoảng 27% (1,15 tỷ USD). Nổi bật trong cơ cấu xuất khẩu của Malaysia là các sản phẩm điện và điện tử, chiếm một tỷ trọng lớn như bóng điện tử (gần 1,4 tỷ USD), các thiết bị truyền dữ liệu tự động (219 triệu USD). Ngoài ra, Malaysia cũng là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong một số mặt hàng như cao su, đồ gỗ, chỉ dệt,…

Cơ cấu xuất khẩu của Singapore sang Hàn Quốc lại chủ yếu là các mặt

hàng điện và điện tử. Singapore có trình độ phát triển với công nghệ, công nghiệp dịch vụ và công nghiệp chế tạo tiên tiến. Vì thế, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Singapore sang Hàn Quốc là các mặt hàng chế tạo, trong đó kim ngạch vượt trội là bóng điện tử (2,1 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc). Xuất khẩu nông, thuỷ sản không đáng kể, xuất khẩu nhiên liệu (xăng dầu) chỉ chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cơ cấu xuất khẩu của Philíppin sang Hàn Quốc có điểm tương tự như Malaysia và Singapore: có cùng hai nhóm mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là bóng điện tử và các thiết bị truyền dữ liệu tự động. Hai nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Philíppin sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, khác với Malaysia, Singapore và cả Indonesia, Philíppin xuất khẩu một lượng đáng kể các loại nông sản sang Hàn Quốc. Tổng xuất khẩu hàng nông sản của Philíppin sang Hàn Quốc năm 2005 là khoảng gần 198 triệu USD, trong đó chủ yếu là các loại quả nhiệt đới. Được kết quả này là do Philíppin đã làm tốt việc hợp tác với Hàn Quốc trong vấn đề vệ sinh kiểm dịch hàng nông sản, vì vậy mà Hàn Quốc cho phép nhập khẩu một số loại quả từ Philíppin nhưng cấm nhập khẩu từ các nước khác.

Hai nhóm hàng bóng điện tử và các thiết bị truyền dữ liệu tự động cũng là hai nhóm hàng chiếm kim ngạch lớn nhất trong xuất khẩu của Thái Lan sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, các nhóm hàng này không chiếm tỷ trọng nhiều như của Singapore, Malaysia hay Philíppin (chỉ khoảng 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Hàn Quốc). Thế mạnh nổi bật của Thái Lan là xuất khẩu cao su, nông sản và thuỷ sản. Xét trong số 5 nước thành viên ASEAN cũ, xuất khẩu của Thái Lan là nghiêng về các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp nhất với tỷ trọng nhóm hàng nông sản khoảng 10,5%, cao su khoảng 9,4% và nhóm hàng thuỷ sản khoảng 5%.

Xuất khẩu của Brunei sang Hàn Quốc chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, trong khi xuất khẩu của Myanmar, Lào và Campuchia sang Hàn Quốc có kim ngạch không đáng kể.

Xét về cơ cấu hàng nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu của các nước

38

ASEAN từ Hàn Quốc đều tương tự nhau, phản ánh những ngành sản xuất mà nền kinh tế Hàn Quốc có thế mạnh như điện tử viễn thông, hoá chất, sắt thép, đóng tàu, chế tạo ô tô, sản xuất giấy, dệt, da,… Tuy nhiên, nhập khẩu của các nước ASEAN-5 từ Hàn Quốc và hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc có khác nhau về vị trí của những mặt hàng trong cơ cấu nhập khẩu.

Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các nguyên liệu dệt, may, da giầy; sắt thép; ô tô; giấy và bìa giấy. Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc (ngoại trừ ô tô) là nguyên liệu hoặc máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp truyền thống (dệt may, giày dép, luyện kim, xây dựng). Trong khi đó, nhập khẩu của các nước thành viên ASEAN-5 từ Hàn Quốc là thiết bị viễn thông và linh kiện điện tử. Đặt trong mối quan hệ giữa xuất khẩu với nhập khẩu thì sự khác biệt trên là hoàn toàn hợp lý. Như đã phân tích ở phần trên, xuất khẩu của Việt Nam và của các nước ASEAN-5 sang Hàn Quốc khác biệt chủ yếu là tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản, nông sản và các sản phẩm công nghiệp nhẹ truyền thống (dệt, may, giầy dép) lớn, trong khi trong xuất khẩu của các nước ASEAN-5, tỷ trọng các sản phẩm linh kiện điện tử và thiết bị viễn thông lớn. Điều đó phản ánh rằng luồng trao đổi của Hàn Quốc với Việt Nam là đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động (dệt may, giầy dép), xuất khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu dùng trong những ngành sản xuất đó, tận dụng nguồn lao động rẻ để sản xuất và và nhập khẩu ngược trở lại thành phẩm làm ra hoặc xuất khẩu sang các nước thứ ba. Luồng trao đổi giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN-5 lại là đầu tư vào những ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao (điện tử viễn thông), cũng xuất khẩu nguyên liệu là các linh kiện sang đó, qua khâu lắp ráp tại nước sở tại và nhập khẩu ngược trở lại Hàn Quốc hoặc cũng xuất khẩu sang các nước thứ ba.

Bên cạnh luồng trao đổi chính đó, tất nhiên mỗi nước, tuỳ theo lợi thế tương đối của mình, còn có những luồng trao đổi khác. Chẳng hạn, như Việt Nam với ngành chế biến và nuôi trồng thuỷ sản phát triển đã đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc. Thái Lan ngoài thuỷ sản còn có cao su, đường, thịt gia súc gia cầm, Indonesia có dầu mỏ và khí đốt, Philíppin có các loại rau quả.

Về phía mình, Hàn Quốc có ngành luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu phát triển trong khi các ngành này ở các nước ASEAN chưa phát triển hoặc phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy, Hàn Quốc có thể xuất khẩu những sản phẩm của các ngành công nghiệp này sang các nước ASEAN.

2.1.1.3. Đánh giá vị trí của thị trường Hàn Quốc trong ngoại thương của Việt Nam

Vị trí trong xuất khẩu:

Dựa trên các số liệu trong Niên giám thống kê của Việt Nam, từ đầu những năm 1990 đến nay, Hàn Quốc thường là một trong 10 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Năm 1990, thị trường Hàn Quốc đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1995, nó vươn lên đứng vị trí thứ 6, do sự gia tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu với mức trên 70% so với năm trước. Năm 2001, Hàn Quốc lại trở lại vị trí thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2003 Hàn Quốc nhập khẩu hơn 492 triệu USD hàng hóa từ Việt Nam, đứng thứ 11 trong số các thị trường xuất khẩu. Nhưng, nếu không kể dầu thô trong xuất khẩu của Việt Nam, Hàn Quốc vươn lên đứng thứ 9 trong số các thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu phi dầu thô của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ đứng sau kim ngạch xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Đức) hoặc những thị trường có lợi thế về vị trí địa lý hơn (Trung Quốc, Đài Loan).

Bảng 2.6: Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2006

Đơn vị: 1.000 USD


STT

Thị trường

Kim ngạch

1

Hoa kỳ

8.600.000

2

Nhật Bản

4.610.000

3

Trung Quốc

3.030.000

4

Australia

3.200.000

5

Singapore

1.500.000

6

Đức

1.445.000

7

Anh

1.450.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 6

Pháp

1.400.000

9

Hà Lan

900.000

10

Hàn Quốc

700.000

Tổng kim ngạch xuất khẩu

26.835.000

8

Nguồn: Thống kê hải quan của Hải quan Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến Hàn Quốc trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đó là:

- Hàn Quốc là một thị trường có sức mua tương đối lớn. GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc năm 2005 là 20.400 USD, ở mức trung bình trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và đứng thứ hai ở Đông Bắc Á, sau Nhật Bản.

- Mặc dù cũng là nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhưng yêu cầu về chất lượng hàng hóa của thị trường Hàn Quốc không quá cao như của Hoa Kỳ, Nhật Bản hay EU, do đó nhiều hàng hóa của Việt Nam vẫn có khả năng thâm nhập được.

- Hàn Quốc có vị trí địa lý tuơng đối gần với Việt Nam. Từ Việt Nam tới Hàn Quốc theo đường hàng không hết 4 giờ, theo đường biển hết từ 10 đến 15 ngày.

- Hàn Quốc và Việt Nam cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông nên có nhiều điểm tương đồng, vì vậy nhiều sản phẩm của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người Hàn Quốc, được thị trường Hàn Quốc chấp nhận.

Mặc dù có mức tăng trưởng tương đối cao nhờ có những thuận lợi trên, xuất khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), năm 2006, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc hơn 700 triệu USD hàng hóa, đứng thứ 35 trong số các thị trường có hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc. Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trọng 0,31% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc.

Vị trí trong nhập khẩu :

Nếu xét về kim ngạch nhập khẩu, từ giữa thập kỷ 1990, Hàn Quốc luôn là

một trong 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995, nó đứng vị trí thứ 2, chỉ sau Singapore. Từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc luôn đứng vị trí thứ 4 trong tổng kim ngạch nhập khẩu chia theo thị trường của Việt Nam, sau Singapore, Nhật Bản và Đài Loan (riêng năm 2003 - sau Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan). Nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tương đối lớn là do:

- Việt Nam là một nước đang phát triển trong khi Hàn Quốc đã là một nước công nghiệp phát triển. Vì vậy, hàng hóa của Hàn Quốc có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; đặc biệt là các loại máy móc, thiết bị, công nghệ;

- Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 ở Việt Nam. Do đó, một khối lượng lớn máy móc, thiết bị cũng như nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc được nhập khẩu từ nước này. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét trong các ngành dệt, may, da giầy;

- Chính sách thương mại của Việt Nam đang được tự do hóa, các hạn chế thuế quan và phi thuế quan đối với nhập khẩu đang dần được dỡ bỏ. Điều này đã giúp cho hàng hóa của Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam thuận lợi hơn so với trước đây.

Xuất khẩu sang Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ngoại thương của Hàn Quốc nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của đất nước này nói chung. Theo thống kê của Hải quan Hàn Quốc được Hiệp hội Th- ương mại Quốc tế Hàn Quốc công bố, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam là 4,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Con số này lớn hơn nhiều so với tỷ trọng 0,31% của nhập khẩu từ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc. Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Hàn Quốc năm 2006, so với thứ 35 với tư cách là thị trường nhập khẩu của nước này.

2.1.2. Nhận xét

Qua nghiên cứu quan hệ trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Về kim ngạch và cán cân thương mại

Kim ngạch trao đổi giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc được gia tăng khá ổn định kể từ năm 1992 đến nay, trong đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng gia tăng. Hiện chiếm khoảng 50-60% tổng nhập siêu của cả nước. Hàn Quốc là nước mà Việt Nam chịu nhập siêu nhiều nhất. Ngược lại, trong nhiều năm Hàn Quốc đã có thặng dư thương mại với nước ta. Tỷ lệ cao nhất của mức xuất siêu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc cũng chỉ đạt 17,3% (trong khi đó của Việt Nam là khoảng 70%). Tính trung bình ba năm trở lại đây, mỗi năm Hàn Quốc xuất siêu được khoảng 11,5 tỷ USD thì xuất siêu sang Việt Nam đã là 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng gần 1/6 của tổng mức xuất siêu của nước này.

So với các nước ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là rất khiêm tốn. Năm 2006, nó chiếm 2,8% tổng xuất khẩu của ASEAN sang thị trường này và đứng thứ 6/10, nhưng tốc độ tăng trưởng thì đứng thứ 2/10, sau Philippin, và chiếm 12,6% tổng nhập khẩu của ASEAN từ Hàn Quốc, đứng thứ 5/10 và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thì đứng thứ 2/10, sau Myamar.

Tình trạng nhập siêu lớn từ Hàn Quốc là do ảnh hưởng của một số yếu tố

sau:

- Một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Đây là kết quả của dòng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam khá lớn. Tuy nhiên, chỉ một phần xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu trên, số sản phẩm còn lại được xuất khẩu sang nước thứ ba;

- Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, bao gồm nông sản và thuỷ sản, là những hàng hoá có giá trị gia tăng thấp, đồng thời giá trị xuất khẩu không cao. Trong khi đó, ngoài các nguyên liệu, nhiên liệu và máy móc thiết bị của các dự án đầu tư, nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022