Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 3

10-1992

Phó thủ tướngViệt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hàn Quốc

09-2003

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hàn Quốc

07-2004

Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An thăm Hàn Quốc

10-2004

Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên thăm Việt Nam

04-2005

Thủ tướng Hàn Quốc Li He Chan thăm Việt Nam

05-2005

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên thăm Hàn Quốc

11-2005

Chủ tịch nước Trần Đức Lương dự hội nghị APEC-13 tại Hàn Quốc,

đã có cuộc gặp song phương cấp cao với Tổng thống Rô Mu Hiên

01-2006

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki thăm Việt Nam

11-2006

Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên dự Hội nghị APEC-14 tại Hà

Nội, đã có cuộc gặp song phương cấp cao với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 17/11/2006

05-2007

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng thăm làm việc tại

Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 3

09-2002

Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/bng_vietnam/

Thông qua hoạt động của các cơ chế hợp tác trên, cho đến nay, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã ký nhiều hiệp định quan trọng, bao gồm Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật (2/1993), Hiệp định thương mại (5/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (5/1993), Hiệp định hàng không (5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (5/1994), Hiệp định hợp tác về văn hoá (8/1994), Hiệp định hợp tác hải quan (3/1995), Hiệp định hợp tác vận tải biển (4/1995), Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (4/1995), Hiệp định về sử dụng hoà bình năng lượng hạt nhân (11/1996), Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao và công vụ (12/1998), Hiệp định hợp tác du lịch (8-2002),… Những hiệp định này chính là nền tảng pháp lý vững chắc, giúp cho mối quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước được phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt như ngày nay.

1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THẬP KỶ ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21

1.4.1. Các yếu tố toàn cầu

Có hai yếu tố quan trọng tác động lên toàn bộ nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và làn sóng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, đang làm thay đổi và làm xuất hiện các phương thức kinh doanh và quản lý mới, buộc các nền kinh tế phải thích ứng với một giai đoạn phát triển mới là nền kinh tế tri thức. Làn sóng tự do hoá kinh tế, bao gồm tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính, được diễn ra rộng khắp với mọi cấp độ khác nhau đang làm cho sự lưu chuyển các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động ngày càng được tự do hơn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, đến năm 2010 hay xa hơn nữa là năm 2020, nhiều khối kinh tế - thương mại sẽ đi vào hoạt động, trong đó có ASEAN và APEC. Lúc đó, nhiều nền kinh tế khu vực với các các mạng lưới sản xuất và thị trường khu vực rộng lớn sẽ là những chủ thể tham gia vào nền kinh tế thế giới. Chúng sẽ tác động đáng kể lên quan hệ nội bộ giữa các nước thành viên tham gia.

1.4.2. Các yếu tố khu vực

Trong một hai thập kỷ tới, Đông Á vẫn được coi là khu vực có khả năng phát triển năng động nhất trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, sự vững mạnh của các NIEs và sự phát triển với tốc độ cao của các nền kinh tế chuyển đổi. Dựa trên thực tiễn thực tiễn phát triển kinh tế, đặc biệt là khả năng thu hút FDI và đường lối cải cách kinh tế trong thập kỷ qua, nhiều dự báo đã cho rằng đến năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn mạnh như nền kinh tế Mỹ hiện nay (tuy chỉ xét về tổng GDP) và nước này sẽ trở thành một siêu cường kinh tế trong thế kỷ

21. Ngay trong những năm đầu tiên của thế kỷ này, việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong quan hệ của nước này với Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặt ra cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhiều thách thức lớn trong việc thu hút nguồn FDI cần thiết cho phát triển kinh tế.

Một nhân tố khác góp phần tạo nên tính năng động của các nền kinh tế Đông Á là sự lớn mạnh của các NIEs thế hệ thứ nhất là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Những cải cách tích cực của họ sau cuộc khủng hoảng

tài chính - tiền tệ khu vực đã mang lại kết quả tốt. Đà tăng trưởng kinh tế đã được phục hồi, cán cân thương mại và thanh toán được cải thiện. Các dòng vốn bên ngoài đã quay trở lại, tạo điều kiện gia tăng dự trữ ngoại tệ. Với các hoạt động rất tích cực theo hướng tự do hoá thương mại, được thể hiện rõ nét nhất ở Singapore thông qua việc ký kết và đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước khác nhau, các nước này sẽ là những chủ thể tích cực của quá trình liên kết kinh tế khu vực. Nhóm các nước đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam, Cămpuchia, Lào... đang có nhiều hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại song phương (FTAs) đang được nở rộ ở khắp Châu Á trừ hai trường hợp ngoại lệ là Bắc Triều Tiên và Mông Cổ. Đi đầu trong hoạt động này là Singapore. Hiện tại, Singapore đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản, Mỹ, đang trong quá trình đàm phán để ký kết với Canađa, Chi Lê, Mexico, Ôxtralia, thậm chí với cả Hồng Kông. Sự mở màn của Singapore đã kéo theo nhiều nước khác trong ASEAN vào cuộc như Thái Lan, Malayxia, Philippin. Trong một vài năm gần đây, đến lượt 3 cường quốc kinh tế khu vực là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã nhập cuộc. Đối với Hàn Quốc, việc tham gia vào cuộc chạy đua này là cần thiết, bởi vị trí hiện nay của nó trong thương mại quốc tế (là bạn hàng lớn thứ 12 của thế giới) và sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng kinh tế vào thương mại quốc tế. Với tinh thần đó, Chính phủ Hàn Quốc đã ký FTA với Chi Lê - một thị trường ở tận Châu Mỹ song lại rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô của nước này. Các nhà xuất khẩu ô tô Hàn Quốc chiếm lĩnh khoảng 25% thị trường ô tô của Chi Lê. Với vị thế như vậy, trong quá trình đàm phán, tuy Hàn Quốc đưa ra những nhượng bộ đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp, Chi Lê vẫn yêu cầu Hàn Quốc phải giảm thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản mà đối với Chi Lê là quan trọng nhất. Song, quan điểm của Hàn Quốc là tối thiểu hoá các tác động tiềm tàng của FTA đối với nông dân và FTA với Chi Lê đã thể hiện rất rõ điều đó. Họ đã kiên trì theo đuổi quan điểm của mình. Kết quả là, Chi Lê đã đồng ý mở cửa thị trường ngay lập tức sau khi hiệp định được ký kết đối với ô tô, điện thoại di động

15

và máy tính của Hàn Quốc - những mặt hàng này chiếm tới 66% tổng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Chi Lê. Hàn Quốc đã thành công trong việc loại trừ các sản phẩm táo, đào và gạo, tức những sản phẩm có ảnh hưởng xấu nhất đến các chủ trang trại của họ ra khỏi danh sánh giảm thuế. Mặc dù vậy, quá trình phê chuẩn FTA Hàn Quốc - Chi Lê đã kéo dài tới trên một năm, sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Đến tận ngày 1/4/2004, nó mới bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng hiệp định này sẽ mở đường cho các hiệp định buôn bán có giá trị lớn hơn với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Nhật Bản. Với các nước ASEAN khác, Hàn Quốc chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế hiện có.

Tuy triển vọng phát triển kinh tế là tương đối sáng sủa đối với hầu hết các nước Đông Á, song các nhà chuyên gia kinh tế vẫn nhận định rằng trong tương lai sự chênh lệch phát triển giữa các nền kinh tế trong khu vực sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Một số nước giàu có như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và một số vùng ở Trung Quốc sẽ ngày càng giàu hơn, trong khi một số nước khác như Việt Nam, Lào, Cămpuchia và một số vùng ở miền Tây Trung Quốc sẽ tiếp tục bị lạc hậu hơn. Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa hiện diện cùng với sự chênh lệch phát triển giữa các nước trong khu vực trong tương lai là một trong những nhân tố quan trọng để đi đến nhận định rằng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục được phát triển. Song khả năng cải thiện vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ này là không cao, do lợi thế so sánh của Hàn Quốc vẫn tiếp tục là vốn và công nghệ cộng với nguồn nhân lực được đào tạo tốt, còn của Việt Nam vẫn tiếp tục là nơi cung cấp tài nguyên và nguồn lao động rẻ hơn mà thôi.

1.4.3. Các yếu tố quốc gia

Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng tổ chức vào năm 2001 đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ 21. “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một

16

nước công nghiệp”. Trên cơ sở đó đã đề ra định hướng phát triển cho từng khu vực kinh tế, từng vùng địa lý. Trong Chiến lược này, khu vực nông nghiệp được coi là trọng tâm. Việt Nam chủ trương đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiến tiến về trình độ công nghệ trong khu vực, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước. Mục tiêu là năm 2010, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 16-17%, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên khoảng 25%, thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn, trong đó khoảng 1/3 là sản phẩm nuôi trồng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD. Để đạt được các chỉ tiêu này, Việt Nam chủ trương phát triển theo quy hoạch và đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, hạt điều, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, thuốc lá... và các vùng cây ăn quả và rau xanh, phát triển và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, gắn chăn nuôi với chế biến, phát huy lợi thế về thuỷ sản để xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đứng đầu trong khu vực, trong đó chú trọng cả khai thác, nuôi trồng và chế biến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ cho nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân.

Quan điểm phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng và một số ngành công nghệ cao như thông tin, viễn thông, điện tử và tự động hoá, đồng thời xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghệ nặng như dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.

Công trình nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chiến lược và chính sách Công nghiệp, Bộ Công nghiệp thực hiện năm 2002 đã đưa ra những dự báo về khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá công nghiệp Việt Nam thông qua việc phân tích lợi thế phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng. Theo kết quả của công trình nghiên cứu này, những mặt hàng có khả năng cạnh tranh của nước ta là:

Nhóm hàng dệt may: hàng may mặc và ngành Dâu - Tằm tơ là những mặt hàng có thể cạnh tranh được, song hàng may mặc mức độ cạnh tranh không cao, bởi phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ qua nước thứ ba. Nếu thực hiện được theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, giá trị xuất khẩu sẽ có thể tăng lên tới 4-5 lần. Và nếu tự cung cấp được vải từ sản xuất trong nước, khả năng tăng giá trị xuất khẩu còn cao hơn nữa. Mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh là sợi, nhất là sợi tơ chải kỹ, và lĩnh vực dệt, loại trừ sợi hoá học và sợi vật liệu mới.

Nhóm hàng giầy dép: Những mặt hàng có thể cạnh tranh được là giầy thể thao, giầy nữ, giầy vải. Mặt hàng không có khả năng cạnh tranh là da thuộc, vì nguyên liệu trong nước không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh.

Nhóm hàng cơ khí: Những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao là kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, siêu trường - siêu trọng, nhờ lợi thế cạnh tranh tại chỗ. Các mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp là kỹ thuật thiết bị điện, sản phẩm phục vụ nông nghiệp, tàu thuỷ trọng tải dưới 30.000 tấn, đóng mới toa xe lửa, sản phẩm cơ khí xây dựng.

Sản phẩm hoá chất: Mặt hàng có khả năng cạnh tranh là phân lân nung chảy và phân bón hỗn hợp NPK, săm lốp xe đạp, xe máy, ắc quy các loại, bột giặt. Một số mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh là: phân lân Super, phân đạm ure, săm lốp các loại và các sản phẩm cao su kỹ thuật.

Sản phẩm điện tử, máy tính: Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh là máy tính và phần mềm máy tính. Đồ điện tử dân dụng là mặt hàng có khả năng cạnh tranh yếu. Những sản phẩm có tiềm năng cạnh tranh là nguyên liệu và

linh kiện điện tử và công nghệ thông tin.

Tuy đối tượng nghiên cứu của công trình chưa bao trùm tất cả các ngành công nghiệp Việt Nam, song nó đã đề cập đến hầu hết các ngành có khả năng cạnh tranh của nước ta được quan tâm phát triển trong thời gian tới, theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 thông qua tại đại hội IX của Đảng. Thế nhưng, những mặt hàng được đánh giá là có khả năng cạnh tranh, vẫn thấp hơn của các mặt hàng tương tự trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, một số nhóm hàng có được khả năng cạnh tranh do mức bảo hộ hữu hiệu cao như may mặc và giầy dép, một số mặt hàng khác lại do có lợi thế về địa lý như các loại vật liệu xây dựng cấp thấp, các loại kết cấu thép siêu trường - siêu trọng. Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp Việt Nam hiện tại chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và lao động rẻ, nhưng những lợi thế này lại đang bị giảm đi. Như vậy, có thể thấy rằng để có được những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong tương lai, Việt Nam cần phải có những giải pháp liên quan đến vấn đề duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu.

Trong khu vực dịch vụ, Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển mạnh các ngành thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông và du lịch, mở rộng các ngành dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam 2001-2010 là phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của ngành đạt từ 11- 11,5%, trong đó đến năm 2010, lượng khách quốc tế vào Việt Nam đạt từ là 5,5- 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25-26 triệu người, thu nhập từ du lịch đạt từ 4-4,5 tỷ USD. Phương hướng phát triển ngành du lịch trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 là khai thác khách du lịch từ các thị trường quốc tế và nội địa, đầu tư phát triển các điểm du lịch trọng điểm, tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch, tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch. Ngành du lịch cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu phát triển của mình, như hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền, quảng bá du lịch,

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí