Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 16

KẾT LUẬN

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1983 và được phát triển mạnh sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối năm 1992. Mối quan hệ này được phát triển trên một nền tảng khá vững chắc. Đó là sự kết hợp lợi thế so sánh - Hàn Quốc có khả năng về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực có tay nghề, còn Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, Hàn Quốc có nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là quan hệ thương mại và đầu tư, còn Việt Nam cũng có nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế với các nước với hy vọng thu hút được nguồn vốn và công nghệ tiên tiến. Do nhu cầu và lợi ích của hai bên gặp nhau như vậy, quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của hai chính phủ. Vì thế, ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhiều cơ chế hợp tác đã được hình thành, nhiều hiệp định đã được ký kết, tạo nền tảng pháp lý cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Bước sang đầu thế kỷ 21, trong bối cảnh hội nhập khu vực được tăng cường, mối quan hệ này tiếp tục nhận được sự quan tâm của hai chính phủ và giới kinh doanh hai nước, do đó, chắc chắn sẽ tiếp tục được phát triển đầy hứa hẹn.

Dù quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được phát triển với tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực - trao đổi hàng hoá, quan hệ đầu tư, trao đổi dịch vụ và hợp tác lao động, song tiềm năng phát triển còn chưa khai thác hết. Trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kim ngạch trao đổi hàng hoá hai chiều luôn gia tăng. Trong giai đoạn 1992 đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khá cao và chỉ thấp hơn chút ít so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu, tức mức độ gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của Việt Nam là khá lớn. Cơ cấu hàng hoá trao đổi phản ánh trình độ phát triển của mỗi nước, song có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc, thể hiện thông qua sự giảm dần tỷ trọng của nguyên, nhiên liệu và tăng dần tỷ trọng của hàng chế tạo, đồng thời xuất hiện một số mặt hàng mới. Hàn Quốc luôn là một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam vẫn có những

cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường này, bởi nhiều mặt hàng có khả năng xuất khẩu được của nước ta chưa tiếp cận được thị trường Hàn Quốc hoặc chỉ ở mức thấp như sản phẩm nông sản nhiệt đới, dầu thô, đồ gỗ, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ. Những thành tựu tương tự cũng được thể hiện trong quan hệ đầu tư và trao đổi dịch vụ giữa hai nước.

Đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện tại, Hàn Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 (không kể kim ngạch xuất khẩu dầu thô), là nước cung cấp hàng hoá nhập khẩu lớn thứ 5, là thị trường khách du lịch lớn thứ 5 và là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 4 của Việt Nam. Các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động được di chuyển giữa hai nước ngày càng gia tăng. Nhờ có sự di chuyển này, Việt Nam có cơ hội tiếp thu những công nghệ hiện đại của Hàn Quốc, có được nhiều cơ sở sản xuất mới, từ đó làm phong phú hơn nguồn hàng hoá cho xuất khẩu, cũng như cho tiêu dùng trong nước, tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động, trực tiếp và gián tiếp và có thêm nguồn thu nhập ngoại tệ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc đã có những đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, trong việc đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cũng như tay nghề cho người lao động.

Thị trường Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trong điều kiện giá công lao động trong nước rất cao, tài nguyên nghèo nàn, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã coi Việt Nam là địa điểm hấp dẫn để có được nguồn tài nguyên và lao động rẻ cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao và các ngành công nghiệp lắp ráp. Thông qua quan hệ với Việt Nam, các nhà kinh doanh Hàn Quốc không những đã mở rộng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, vốn sang Việt Nam, mà còn mở rộng xuất khẩu sang các nước thứ ba. Vì thế, lợi ích của họ từ mối quan hệ này được nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa phải là một thị trường nhập khẩu lớn của Hàn Quốc. Tình hình nhập siêu của Việt Nam với Hàn Quốc vẫn còn khá lớn. Dù rằng, dòng FDI từ Hàn Quốc sang Việt Nam có xu hướng tăng, tinh hình xuất khẩu lao động ngày càng khả quan hơn… Song,

cần thiết phải có các giải pháp nhằm khắc phục sự mất cân đối này.


Trong những năm tới, dưới tác động của làn sóng toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập khu vực, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam trong trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là nước đầu tư lớn vào Việt Nam, là thị trường hấp dẫn để xuất khẩu lao động của Việt Nam và là đối tác tin cậy của nước ta trong hợp tác khoa học - kỹ thuật, giáo dục, và văn hoá. Có thể nói triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là khá sáng sủa, cơ hội có nhiều, song thách thức cũng không ít. Việt Nam cần phải có chiến lược cạnh tranh với các nước (nhất là với Trung Quốc và nhiều nước ASEAN) trong việc thu hút FDI, mở rộng trao đổi thương mại, dịch vụ, du lịch, hợp tác lao động với Hàn Quốc… .

Bên cạnh các giải pháp ở tầm vĩ mô, cần áp dụng một số giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư và trao đổi dịch vụ. Trong nhóm này bao gồm các giải pháp như điều chỉnh các qui định, văn bản pháp luật cho thông thoáng hơn, tăng cường công tác xúc tiến thị trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với nhu cầu thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 16

Tiếng Việt

1. Báo cáo Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2001 - 2010 trình Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX.

2. Báo cáo của Dự án Vie/99/002 (2000), Hội nhập kinh tế và Chiến lược phát triển của Việt Nam.

3. Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Nhà xuất bản KHXH.

4. Ngô Xuân Bình và Phạm Quí Long (2000), Tăng trưởng của Hàn Quốc, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 15 năm qua.

7. Bộ tài chính và Kinh tế Hàn Quốc (2003), Bản dịch của Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại Việt Nam. Hướng tới chân trời mới Phương hướng chính sách kinh tế của chính phủ kế nhiệm.

8. Các nghị định của chính phủ Việt Nam liên quan đến việc điều tiết hoạt động thương mại và đầu tư.

9. Ahn Seng-Chul (1997), Vai trò mới của chính phủ Hàn Quốc và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, Kinh tế - Xã hội.

10. Nguyễn Cảnh Huệ và Nguyễn Trinh Nghiệu (2003), Nhìn lại 10 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Nghiên cứu Đông Nam Á.

11. Nguyễn Thị Hường (2003), Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.

12. Claes Lindahl (2001), Đánh giá sơ bộ về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, Dự án Vie/98/021 “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu” do chính phủ Thuỵ sĩ và UNDP tài trợ, VIETRADE và ITC thực hiện.

13. Trần Quang Minh (2007), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc: 15 năm hợp tác

và phát triển, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 74, tr.5-10.

14. Trần Quang Minh – Võ Hải Thanh (2005), FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản KHXH.

15. Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, SUNG-YEAL KOO (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

16. Nguyễn Lương Phương (2002), Hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia và những giải pháp pháp lý trong tình hình mới, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1, tr.48-52.

17. Nguyễn Quế (2003), Hoạt động hợp tác đầu tư Hàn Quốc - Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

18. Phạm Minh Sơn và Chung Yoon-Jae (2003), Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

- Thành tựu và thách thức, Nghiên cứu Đông Nam Á.

19. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á các số năm 2004-2007, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

20. Nguyễn Bá Thành (1996), Những tương đồng về văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc – Nhà xuất bản thông tin.

21. Thông tin từ mạng Internet, các trang web: http://www.wto.org, http://apecsec.org.sg, http://www.dafel.gov.vn, http://www.kita.org, http://www.mot.org.vn, http://www.mofa.gov.vn, …

22. Tổng cục Thống kê Việt Nam.

23. Trần Thị Thanh Trà (2006), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Đại học Quốc gia Hà nội.

25. Viện Nghiên cứu Thương mại (2002), Bộ Thương mại, Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.

Tiếng Anh

26. Ames Gross (2003), Human Resource Issues in South Korea (Presentation), Pacific

Bridge, Inc, from Internet, http://www.pacificbridge.com

27. Chung Hue-kwan (2001), The Korea-Chile FTA - Significance and Implications, East Asian Review, Vol. 12, No. 1, p.71-86.

28. Country Commercial Guide: Korea, Fiscal Year 2004, US Embasy in Seoul, Korea.

29. Facts about Korea, Korean Overseas Culture and Information Service, Seul Korea.

30. Human Resource Issues in Asia, Pacific Bridge, Inc, Internal publication, Summer 1996, from Internet, http://www.pacificbridge.com

31. Korea trade and investment, các số năm 2006.

32. Korea Trade Policy Review, tháng 8/2000 (Rà soát chính sách Thương mại của Hàn Quốc trong WTO).

33. Korea’s Individual Action Plan 2003 (Kế hoạch hành động Quốc gia APEC của Hàn Quốc năm 2003).

34. Kilssang Yoo (2001), Immigration and Labor Market Issues in Korea, paper prepared for the Workshop on International Migration and Labor Market in Asia, Tokyo, Japan.

35. KOICA, (2005), Partnership Building with ASEAN countries.

36. Uwe Schmidt (2002), Roadmap for Vietnam’s accession to the WTO, Viện nghiên cứu Thương mại.

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program!

Go to Purchase Now>>


AnyBizSoft


PDF Merger


Merge multiple PDF files into one

Select page range of PDF to merge

Select specific page(s) to merge

Extract page(s) from different PDF

files and merge into one

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022