Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 15

Công tác quản lý Nhà nước ở cấp TƯ chuyển mạnh từ hình thức cấp Giấy phép đầu tư sang hình thức Đăng ký cấp phép; phân cấp công tác cấp phép cho cấp Tỉnh; công tác quản lý Nhà nước về Đầu tư nước ngoài của các Bộ ngành, chuyển sang hình thức xây dựng chính sách và giám sát hoạt động các địa phương và Ban Quản lý KCN, KCX trong cả nước theo hướng:

- Tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp phép, quản lý hoạt động Đầu tư nước ngoài cho các địa phương, Ban quản lý Khu công nghiệp cấp tỉnh; trên cơ sở đó, trình Thủ tướng Chính phủ đề án mở rộng phân cấp cấp Giấy phép đầu tư; chế độ đăng ký cấp phép đầu tư phù hợp với lộ trình thực hiện các Cam kết quốc tế của Việt Nam đi đôi với việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động Đầu tư nước ngoài.

- Hoàn chỉnh và sớm ban hành quyết định về việc hỗ trợ vốn trung ương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; gia hạn thêm thời gian về việc thí điểm thực hiện mở rộng công năng KCX nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các KCX này trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và để tạo điều kiện để những KCX này trở thành những khu thương mại tự do của Việt Nam.

- Rà soát, đánh giá và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của các dự án Đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thuận lợi, hiệu quả; xem xét rút Giấy phép đầu tư đối với các dự án không còn năng lực và điều kiện triển khai theo đúng thủ tục và quy trình pháp lý. Trong năm 2008, chuẩn bị cho công tác tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động và sử dụng nguồn vốn Đầu tư nước ngoài, đề xuất các giải pháp tổng thể, toàn diện cho việc thu hút Đầu tư nước ngoài cho thời kỳ kế hoạch 5 năm tới.

- Tiếp tục cải tiến và công khai hoá các quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản hoá thủ tục đầu tư, chuyển từ cơ chế xin – cho sang cơ chế hỗ trợ và giám sát; rút ngắn thời gian thẩm tra, cấp phép đầu tư, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm ban hành văn bản pháp luật; chấm dứt tình trạng ban hành văn bản vượt thẩm quyền; thực hiện nghiêm chỉnh thời hạn xem xét, góp ý thẩm tra dự án Đầu tư nước ngoài đã quy định trong các Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Kiện toàn bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước về Đầu tư nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu và nội dung của thời kỳ phát triển mới.

Trước đòi hỏi phát triển của hoạt động Đầu tư nước ngoài trong thời kỳ mới, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan quản lý Nhà nước về Đầu tư nước ngoài cần được đổi mới theo hướng đảm bảo nội dung Xây dựng chính sách quản lý vĩ mô; giám sát hoạt động quản lý Nhà nước về hoạt động Đầu tư nước ngoài của các Bộ ngành, Tỉnh, Thành phố; là đầu mối xây dựng chính sách điều phối nguồn lực cho các hoạt động XTĐT và các Chương trình quốc gia hàng năm về xúc tiến và vận động đầu tư.

Nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý về Đầu tư nước ngoài.

Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và tinh thần kỷ luật cao. Trong phát triển nguồn nhân lực theo những tiêu chuẩn chung nói trên, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắm được những kỹ năng thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, cần hết sức coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


Các giải pháp cụ thể:

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay - 15

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về Đầu tư nước ngoài theo hướng hình thành một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thêm điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu kế hoạch thu hút và sử dụng hiệu quả vốn Đầu tư Hàn Quốc, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn. Tạo điều kiện cho khu vực Đầu tư nước ngoài Hàn Quốc tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Điều chỉnh các chính sách, quy định về đầu tư theo hướng loại bỏ dần các hạn chế đối với Đầu tư nước ngoài phù hợp với các cam kết thoả thuận giữa hai nước, và quốc tế.

- Đa dạng hoá hình thức đầu tư, nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài khi cổ phần hoá và tham gia niêm yết thị trường chứng khoán, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài lên 49%; ban hành quy chế quản lý và chính sách khuyến khích hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam.

- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư Hàn Quốc nói riêng và nước ngoài nói chung với kinh tế trong nước.

3.2.2.3. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi dịch vụ

Để có thể vượt qua được những thách thức đang đặt ra, nhằm mục tiêu tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, du lịch Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Hàn Quốc đến du lịch Việt Nam.

- Trước hết cần đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch Hàn Quốc. Cụ thể cần miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc vào Việt Nam.

- Khuyến khích du lịch Hàn Quốc mua sắm các hàng hóa tại Việt Nam thông qua việc áp dụng biện pháp hoàn thuế giá trị gia tăng như các nước khác đã thực hiện.

- Bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ cho khách du lịch Hàn Quốc về các chính sách ưu tiên của Việt Nam đối với thị trường này cũng như các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Có các chính sách bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ vững uy

tín của Việt Nam như một điểm đến an toàn và thân thiện trong khu vực. Đây là điều kiện quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch nói chung trong đó có thị trường du lịch Hàn Quốc.

- Ngành hàng không cần nghiên cứu tăng thêm tần xuất chuyến bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

Đầu tư xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc.

- Thực hiện qui hoạch xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng biển có qui mô lớn và có khả năng cạnh trạnh trong khu vực để thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến nghỉ.

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng cao, dịch vụ đồng bộ, đặc biệt tăng cường các dịch vụ vui chơi giải trí, đồng thời tiến hành tôn tạo, tu bổ các công trình văn hóa, di tích lịch sử phục vụ tốt việc khai thác kinh doanh du lịch.

- Khuyến khích mở ra các loại hình du lịch mới như: du lịch sinh thái về các vùng nông thôn, miền núi và đồng bằng sông Cửu Long, du lịch lặn biển, nhảy dù. Đổi mới hoạt động lữ hành, lựa chọn tổ chức các chương trình du lịch phù hợp với đặc điểm và thị hiếu của khách du lịch Hàn Quốc.

Việt Nam tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc.

- Mở văn phòng đại diện du lịch Việt nam tại Hàn Quốc với chức năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam. Trong trường hợp du lịch Việt Nam chưa đủ điều kiện mở văn phòng đại diện riêng thì các cơ quan ngoại giao và thương vụ tại Hàn Quốc cần đứng ra thực hiện nhiệm vụ này, coi việc phát triển du lịch cũng là một nhiệm vụ của phát triển kinh tế đối ngoại.

- Tổ chức các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc. Tham gia các hội chợ du lịch tại Hàn Quốc để giới thiệu các sản phẩm du lịch Việt Nam tại thị trường này.

- Tổ chức cung cấp thông tin đầy đủ về Việt Nam và du lịch Việt Nam thông

qua các phương tiện thông tin đại chúng của Hàn Quốc như: báo chí, vô tuyến truyền hình, đài phát thanh của địa phương, v.v. In ấn, phát hành các ấn phẩm quảng bá về du lịch Việt Nam bằng tiếng Hàn Quốc.

- Tất cả các hoạt động xúc tiến du lịch tại Hàn Quốc cần được thống nhất trong một chương trình tổng thể chung, tránh dàn trải, manh mún giữa các địa phương, trong đó đề nghị Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động, phần còn lại cần được huy động từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và từ sự trợ giúp quốc tế.

Khai thác các yếu tố tích cực của hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới để thu hút khách du lịch Hàn Quốc.

- Trên cơ sở Hiệp định hợp tác du lịch với Hàn Quốc đã được ký kết, cần xây dựng và triển khai các chương trình, nội dung hợp tác cụ thể về các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ, v.v.

- Chủ động tham gia các hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực như WTO, PATA, ASEANTA; khai thác các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ trong lĩnh vực du lịch của các nước ASEAN nhằm thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến du lịch Việt Nam thông qua nước thứ ba được thể hiện bằng việc tăng cường nối Tour với các nước, nhất là các nước có chung đường biên giới.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Hàn Quốc.

- Trước mắt cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Hàn Quốc để có thể phục vụ số lượng khách ngày càng tăng. Ngoài ra cần khuyến khích đội ngũ lao động phục vụ khách du lịch trong khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ học tiếng Hàn để có khả năng giao tiếp phục vụ khách.

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghề du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Mở rộng mạng lưới các trường dạy nghề du lịch ở miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ đạo các trường đào tạo nghề du lịch nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh chương trình, giáo trình, sách giáo khoa để áp dụng thống nhất trong cả nước.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục-Đào tạo tăng cường chất lượng đào tạo về du lịch bậc đại học và trên đại học nhằm cung cấp cho ngành đội ngũ quản lý du lịch có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn kinh doanh.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng để triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Hàn Quốc.

- Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều địa phương. Chính vì vậy để có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch Hàn Quốc thì cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương liên quan trong việc tạo lập cơ chế chính sách và điều hành các hoạt động cụ thể.

- Những nội dung quan trọng cần có sự phối hợp liên ngành gồm: phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông, nhất là hàng không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Hàn Quốc vào, ra và đi lại trong lãnh thổ Việt Nam; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng có sức thu hút khách du lịch; bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch, khôi phục các làng nghề truyền thống.

- Đối với các địa phương, cần có mối liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng qui hoạch và tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển du lịch sao cho có thể bổ sung cho nhau, tránh trùng lắp về sản phẩm du lịch, làm triệt tiêu các lợi thế cạnh trạnh giữa các địa phương; xây dựng các tuyến du lịch liên vùng để phục vụ khách du lịch một cách liên hoàn, thống nhất đảm bảo chất lượng.

3.2.2.4. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi lao động

Thời gian qua hợp tác lao động của hai nước đã đạt được những kết quả tốt đẹp, song vẫn còn nhiều hạn chế bất cập cần giải quyết. Để khắc phục tồn tại trên và nắm bắt được cơ hội mới, Việt Nam cần áp dụng một số giải pháp chính sách sau đây:

Đổi mới quan điểm đối với vấn đề xuất khẩu lao động.

Cho đến nay, Việt Nam mới xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình tu nghiệp sinh, tức là chỉ xuất khẩu lao động không kỹ năng. Điều kiện ăn ở cho người lao động theo chương trình này được đảm bảo, song mức lương quá thấp so với người bản xứ đã không hấp dẫn được người lao động. Sắp tới, rất có thể

Hàn Quốc sẽ huỷ bỏ việc nhập khẩu lao động theo chương trình này, mà chỉ nhập khẩu lao động theo Luật cấp phép lao động. Điều đó hàm ý rằng vấn đề xuất khẩu lao động không kỹ năng sang Hàn Quốc là ít có triển vọng phát triển. Vì thế, để có thể tiếp tục xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, Việt Nam cần phải xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề nhất định, phải quan tâm hơn đến vấn đề đào tạo nguồn lao động để xuất khẩu.

Thúc đẩy đàm phán để tiến tới ký kết với Hàn Quốc thoả thuận về nhận lao động Việt Nam theo hệ thống cấp phép lao động.

Đây là giải pháp tốt, có lợi cho cả chính phủ, khi Việt Nam đang muốn tăng cường xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, và cho cả người lao động, vì thu nhập của họ sẽ có cơ may được cải thiện và điều kiện lao động, sinh hoạt của họ sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Chính sách tạo nguồn lao động xuất khẩu.

Đảm bảo chất lượng của lao động xuất khẩu là một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách tạo nguồn lao động xuất khẩu. Trong tương lai, không chỉ riêng thị trường Hàn Quốc - nơi vốn dĩ có đòi hỏi rất cao về trình độ lao động, mà tất cả thị trường xuất khẩu lao động khác đều muốn thu hút lao động có tay nghề. Hiện tại, chính phủ Việt Nam đang trao trách nhiệm đào tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thực hiện. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nhập khẩu và khả năng ký kết hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp. Đối với thị trường Hàn Quốc, việc đào tạo nghề, tiếng Hàn, tác phong làm việc, ý thức chấp hành luật pháp, cũng như văn hoá Hàn Quốc là rất quan trọng.

Trong quá trình tạo nguồn lao động xuất khẩu, công tác chuẩn bị, tuyển chọn lao động để đào tạo là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước về vấn đề xuất khẩu lao động, về yêu cầu của thị trường nước ngoài đối với người lao động, kết hợp với các chính sách hỗ trợ kinh phí khác của nhà nước và địa phương, tạo điều kiện cho người lao động có đủ điều kiện tài chính để tham gia khoá đào tạo. Các doanh nghiệp này phải quan tâm đến việc lựa chọn

giáo viên phù hợp cho các khoá đào tạo, đặc biệt về kinh nghiệm nghề nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng lao động được đào tạo.

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Căn cứ vào hoạt động của các công ty phái cử, vào giữa năm 2005, KFSB đã chấm điểm, xếp hạng các công ty phái cử của Việt Nam. SULECO đạt điểm cao nhất (85,41 điểm) và được xếp loại B, các công ty còn lại đều xếp loại C. Thực tế đó cho thấy năng lực hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam còn rất yếu, thể hiện chủ yếu thông qua trách nhiệm, khả năng quản lý, chất lượng lao động xuất khẩu. Để cải thiện thực trạng này, về phía nhà nước, cần sửa đổi một số qui định chính sách, như làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đối với cơ sở tiếp nhận lao động cũng như đối với người lao động, trao cho họ quyền chủ động trong việc chuẩn bị, đào tạo và tuyển chọn lao động xuất khẩu, đồng thời đưa ra các chế tài xử phạt khi khi các qui định chính sách, hoặc các điều khoản của hợp đồng lao động không được thực hiện nghiêm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022