khi giá dầu lửa trên thế giới lên cao con số kỷ lục thì đồng nghĩa mang về cho các nước GCC những doanh thu khổng lồ từ xuất khẩu dầu lửa. Mặt khác, các nước GCC nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản tiêu dùng với giá trị thấp. Mặt khác, một số nước nhập khẩu các thiết bị quân sự không tính trong danh mục mặt hàng nhập khẩu của các quốc gia này. Luận văn xin trình bày một số đặc điểm quan hệ thương mại với các đối tác chủ yếu của GCC và những tiền tố quan trọng trong quan hệ thương mại giữa GCC với Việt Nam.
* Quan hệ thương mại GCC với Mỹ
Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của các nước GCC. Quan hệ thương mại này được thiết lập từ năm 1933 từ khi phát hiện mỏ dầu ở Arập Xêút. Quan hệ này đã được thúc đẩy hơn nữa trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khi Mỹ là nhà xuất khẩu vũ khí quân sự lớn nhất cho GCC. Quan hệ thương mại luôn được coi là tâm điểm trong quan hệ giữa bên bất cứ cuộc viếng thăm nào giữa Mỹ và GCC thì thương mại luôn được nhắc đến đầu tiên và bất kỳ hiệp định hợp tác nào giữa hai bên thì đều liên quan đến hợp tác thương mại. Ví dụ, hợp tác về dầu khí, hợp tác mua bán vũ khí quân sự, hợp tác chuyển giao khoa học và công nghệ...Tất cả các quan hệ này cũng đều xuất phát từ quan hệ thương mại. Trong các hợp đồng thương mại ký kết giữa 2 bên đã gia tăng quyền lợi và đảm bảo quan hệ thương mại dài hạn giữa hai quốc gia.
* Quan hệ thương mại GCC với EU
Quan hệ giữa hai khu vực GCC và EU là một ví dụ điển hình trong quá trình hợp tác toàn cầu, điều này làm tăng cường hơn nữa sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ toàn cầu. Một mặt GCC là khu vực xuất khẩu dầu mỏ, mặc khác khu vực này là quê hương của Đạo hồi trên thế giới với trọng trách và vị thế quan trọng trên thế giới.
Quan hệ thương mại giữa EU và GCC bắt đầu từ năm 1982, thông qua các hiệp ước hợp tác kinh tế đa lĩnh vực về năng lượng, tài chính, thương mại, hải quan, du lịch, luật pháp, quản trị kinh doanh, Khoa học kỹ thuật, thuỷ sản, nông nghiệp và nguồn nước vv.. Theo số liệu thống kê của IMF năm 2006, GCC là đối tác thương mại lớn thứ 12 của EU. EU là đối tác thương mại lớn nhất của GCC. Các mặt hàng xuất khẩu của EU tới GCC rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là máy móc và thiết bị giao thông (chiếm 56% giá trị xuất khẩu), thiết bị điện, đầu máy xe lửa, máy bay vv..GCC cũng là một thị trường lớn nhập khẩu ôtô sang trọng của EU như các dòng xe Aerospace, Rovel của Anh; mexcedes, BMW, FIAT của Đức, Piaggio của ý vv… Ngoài ra GCC còn nhập khẩu các thiết bị ngân hàng, điện tử viễn thông từ EU của các hãng nổi tiếng như Alcatel của Pháp, Vodafone của Anh, Simen của Đức..GCC cũng là thị trường tiêu thụ dược liệu lớn thứ 6 trên thế giới của EU. Du lịch mua sắm trong các nước GCC cũng đang nằm trong tầm ngắm của người dân EU trong các ngày nghỉ cuối tuần bởi GCC có quê hương đạo Hồi lớn nhất trên thế giới ở Arập Xêút. EU nhập khẩu từ GCC chủ yếu các phẩm dầu lửa,
hoá dầu, nhựa đường, chất dẻo tổng hợp (5). Hiện tại quan hệ thương mại giữa
GCC và EU có nhiều lợi ích chung thông qua những chính sách ưu đãi thị trường của EU dưới hiệp định thương mại tự do AFTA được ký kết giữa EU và GCC. Trong hợp tác này, Anh đóng vai trò là đòn đẩy trong quan hệ hợp tác giữa EU với GCC, các nỗ lực hợp tác này được đền đáp bằng việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa EU với các nước GCC và quan hệ chiến lược với khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).
Kế hoạch phát triển quan hệ thương mại giữa Arập Xêút với EU có rất nhiều triển vọng nằm trong phạm vi quan hệ giữa EU với GCC. Cả hai khu vực này đã cam kết để hướng tới ký kết một hiệp định thương mại tự do
5 . overview IMF 2006 theo http://www.imf.org/external/index.htm
(FTA) để giảm thuế nhập khẩu, gia tăng quy mô và phát huy lợi thế so sánh giữa hai khu vực giữa một bên là xứ sở dầu mỏ và một bên là quê hương các ngành công nghệ cao. Một trong những tiền đề của hiệp ước tự do hóa thương mại FTA này là thiết lập nên một liên minh thuế quan trong nội khối thành viên GCC để đưa ra mức thuế thống nhất trong việc nhập khẩu hàng hóa giữa các nước thành viên GCC. Từ đó áp dụng một mức nhập khẩu chung cho các khu vực khác trên thế giới.
* Quan hệ thương mại giữa GCC với Nhật Bản
Mầm mống hợp tác giữa GCC và Nhật Bản được bắt đầu từ năm 1938 khi ông Hafiz Wahba Bộ trưởng ngoại giao Arập Xêút đại diện GCC tới Nhật Bản dự lễ khánh thành nhà thờ Hồi giáo ở Tokyo. GCC hợp tác với Nhật Bản trong hầu hết các lĩnh vực về kinh tế. Quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên luôn bổ sung cho nhau. GCC cung cấp cho Nhật Bản 58% nhu cầu dầu lửa. Nhật Bản cũng cung cấp cho GCC các mặt hàng về máy móc thiết bị công nghiệp, điện tử, viễn thông...Chính phủ Nhật Bản đã ký kết hiệp ước thương mại tự do (FTA) với các nước GCC, đây là một bước đệm trong quan hệ thương mại tốt đẹp hơn giữa hai bên. Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, là một thế mạnh của Nhật Bản với các nước GCC như trao đổi văn hoá, trao đổi học giả, trao đổi giảng viên các trường đại học, mở nhiều các suất học bổng về các lĩnh vực kinh tế - công nghệ cho các sinh viên các nước GCC. Đây chính là một tâm điểm hợp tác mới và quan trọng trong tiến trình hợp tác dài lâu giữa hai nước.
* Quan hệ thương mại giữa GCC với Trung Quốc
Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc - các nước GCC bắt đầu được hình thành từ ngày 11/9/1988. Hiện nay, GCC là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ tư của GCC và là nhà xuất khẩu lớn thứ năm của
khu vực dầu lửa này trong khi GCC là nhà nhập khẩu lớn thứ mười, nhà xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc và cũng là nhà cung cấp dầu lửa lớn nhất cho quốc gia Đông Á này. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc tới GCC gồm: vải, quần áo, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, máy công nghiệp dệt, ngũ cốc, gạo và các thực phẩm tinh dầu vv...Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước GCC gồm: dầu thô, phân bón hoá chất, nhựa đường và các sản phẩm hoá dầu khác. Cả hai bên sẽ cùng nỗ lực để đẩy mạnh quá trình hợp nhất thương mại tự do giữa Trung Quốc với GCC.
*Quan hệ thương mại giữa GCC với Việt Nam
Trong quan hệ Việt Nam, GCC đã có quan hệ từ rất sớm từ những năm 1970 khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Côoét. Khác với hình thức quan hệ giữa GCC với các nước phương Tây, quan hệ giữa Việt Nam với các nước GCC mang nặng tình hữu nghị hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Việt Nam và các nước GCC có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, vị trí địa lý cũng như những mong muốn hợp tác giữa hai bên. Việt Nam quan hệ GCC về tất cả mọi mặt. Quan hệ chủ yếu là quan hệ thương mại và quan hệ về lao động. GCC là khu vực chỉ có lợi thế về dầu lửa. Do đó tất cả các mặt hàng nông sản và tiêu dùng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong những năm gần đây , GCC đã chú ý nhiều đến thị trường nông sản của Việt Nam. GCC chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản và tiêu dùng của Việt Nam, đây là thế mạnh của Việt Nam và xuất khẩu các mặt hàng dầu mỏ, chất dẻo, nguyên liệu nhựa vv…là thế mạnh của các nước GCC. Tuy kim ngạch thương mại giữa 2 bên còn khiêm tốn so với quan hệ trên thế giới, nhưng khối lượng buôn bán hai bên đã tăng mạnh trong những năm gần đây là thể hiện sự mong muốn hợp tác của các nước GCC với Việt Nam. Ngoài quan hệ thương mại, Việt Nam và các nước GCC đang đẩy mạnh quan hệ đầu tư và lao động. Quan hệ đầu tư và lao động những năm gần đây giữa Việt Nam với các nước GCC đã phát
triển vượt bậc, nhiều các dự án đầu tư trọng điểm của các nước GCC đã mọc lên tại Việt Nam trong cá lĩnh vực du lịch, khách sạn, dầu khí, bất động sản và phát triển cơ sở hạ tầng vv…Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 1 triệu lao động làm việc ở các nước GCC với mức lương trung bình khá cao trong khu vực khoảng 450 USD/tháng. Thị trường lao động của các nước GCC được Việt Nam đánh giá rất cao về mức lương, môi trường làm việc và các chính sách giành cho người lao động vv…Có thể nói, việc tăng cường hợp tác giữa các lĩnh vực kinh tế nói chung giữa Việt Nam với các nước GCC sẽ là lực đẩy mạnh mẽ cho phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên trong hiện tại và tương lai.
1.2.2. Quan hệ thương mại của Việt Nam trên thế giới và với các nước GCC
Trong công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng từ hội nghị trung ương lần thứ 6 (khóa IV) họp cuối năm 1986. Từ đó đến nay đất nước ta thật sự có những biến đổi sâu sắc. Hoạt động ngoại thương có những bước tiến vượt bậc. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới. Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; nước ta đã bình thường hóa quan hệ với IMF, WB (1992), Hoa Kỳ (12/07/1995); Việt Nam đã ra nhập ASEAN (18/07/1995), ASEM (1996), APEC (1998) và là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ năm 2007 cũng như là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác. Đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Đến Đại hội
VII, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định như là một trong những chủ trương lớn, chủ đạo của đường lối Đổi mới của nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng khoá VII ngày 29 tháng 6 năm 1992 về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đã nêu rò chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, nhấn mạnh: “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực, trước hết là ở châu Á - Thái Bình Dương”, là kim chỉ nam cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong những năm đầu thập kỷ
90. Đến nay, qua các kỳ Đại hội, chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được khẳng định, được thể hiện sâu hơn và chi tiết hơn (6).
Tính đến năm 2006, Việt Nam đã ký 125 hiệp định thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu (XNK), thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu ngân sách. Nếu trong giai đoạn 1986 - 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 1,40634 tỷ USD và NK là 2,53702 tỷ USD thì năm 2007 đã đạt 48,8247 tỷ USD kim ngạch XK và NK đạt 60,8055 tỷ USD. Với sự ra đời của chỉ thị 113 xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, năm 1987 cả nước mới có 12 doanh nghiệp trực tiếp XNK đến năm 2007 đã tăng lên
200.000 doanh nghiệp tham gia XNK tăng gấp hàng trăm lần so với con số 495 doanh nghiệp năm 1991. Chúng ta cũng đã xây dựng được một số các ngành hàng có năng lực sản xuất lớn, có sức cạnh tranh và kim ngạch XK hàng đầu thế giới (7)
Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn 8 năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kì 2001-2010. Có thể nói đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên qui mô toàn thế giới. Thị trường thế giới đã có nhiều diễn biến không thuận. Kinh tế Mỹ
6 . Kỷ yếu TW Đảng khoá VII ngày 29/6/1992 theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam http://www.cpv.org.vn/
7. http://www.vietnamtradefair.com/dn/kt.htm
và Nhật Bản có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng tới sức mua đối một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sự kiện 11/09 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có của nền kinh tế - thương mại thế giới, tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam Thêm vào đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khiến hoạt động cạnh tranh trên thị trường thế giới trở nên ngày càng khốc liệt, đặc biệt đối với những nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Trung Quốc. Trong 04 năm cuối của giai đoạn 2001-2007, từ năm 2004 – 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, dù vẫn mang trong mình nhiều yếu tố bất ổn. Nhờ tích cực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, do đó Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã gia tăng đáng kể. Bảng 1.7 sẽ làm rò quan hệ thương mại Việt Nam trên thế giới.
Bảng 1.7. Kim ngạch thương mại Việt Nam trên Thế giới (1986-2007)
Đơn vị: Triệu USD
Tổng kim ngạch XNK | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Cán cân thương mại | |
1986 - 1990 | 3.943,36 | 1.406,34 | 2.537,02 | -1.130,68 |
1991 - 1995 | 7.988,08 | 3.431,24 | 4.556,8 | -1.125,56 |
1996 - 2000 | 22.545,4 | 10.328,4 | 12.217 | -1.888,6 |
2001 | 31.247,1 | 15.029,2 | 16.217,9 | -1.188,7 |
2002 | 36.451,7 | 16.706,1 | 19.745,6 | -3.039,5 |
2003 | 45.405,1 | 20.149,3 | 25.255,8 | -5.106,5 |
2004 | 58.458,1 | 26.504,2 | 31.953,9 | -5.449,7 |
2005 | 69.114 | 32.223 | 36.881 | -4.648 |
2006 | 84.717,3 | 39.826,2 | 44.891,1 | -5.064,9 |
2007 | 109.630,2 | 48.824,7 | 60.805,5 | -11.980,8 |
Tổng | 469.500,3 | 214.428,68 | 255.061,62 | -40.632,94 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 2
- Mô Hình Thay Đổi Giản Đơn Về Lợi Thế Tuyệt Đối
- Nội Dung Lý Thuyết Vòng Đời Sản Phẩm (Vernon 1966)
- Thị Trường Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Với Các Khu Vực Thế Giới.
- Kim Ngạch Thương Mại Giữa Việt Nam Với Các Khu Vực Thế Giới (Giai Đoạn 2002-2006)
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Với Arập Xêút (Giai Đoạn 1999 – 2006)
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương, Tổng cục thống kê 2007, http://www.gso.gov.vn/
Bảng 1.7 đưa ra các số liệu thống kê về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới 1986 đến năm 2007. Tổng kim
ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1986 – 2007 đạt 469,5 tỷ USD, mức cao nhất trong tổng kim ngạch vào năm 2007 là 109,63 tỷ USD, tăng 27,8 lần so với giai đoạn 1986 – 1990 và tăng 29,4 % so với năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 34,7 lần so với giai đoạn 1986 – 1990 và kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 23,9 lần so với giai đoạn 1986 – 1990. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có tăng hơn so với kim ngạch nhập khẩu, tuy nhiên Việt Nam luôn thâm hụt cán cân thương mại, giá trị nhập siêu có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn từ năm 1986 – 2007, nhập siêu từ 1,13068 tỷ USD trong giai đoạn 1986
– 1990 lên tới 11,9808 tỷ USD trong năm 2007. Trong thời kỳ 1986 - 2007, tổng cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt đạt mức 40,632 tỷ USD.
Thị trường buôn bán của Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã có sự thay đổi rất cơ bản. Các nước thuộc châu Á tăng dần trong xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) giảm mạnh vào những năm 80 và nửa đầu 1990, thì Châu Mỹ, châu Á có xu hướng tăng lên.
Thị trường nhập khẩu giai đoạn 2001-2007 tập trung vào khu vực châu Á là do cước phí vận tải tăng mạnh, việc nhập khẩu nguyên liệu có xu hướng tập trung ở các nước trong khu vực để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Đây là tiền đề phát triển hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước dầu lửa trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là sự phát triển trong quan hệ thương mại với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh GCC. Bảng 1.8 chỉ rò hơn về sự gia tăng thị phần xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường châu Á.