Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 2


hệ này còn rất ít. Tác giả xin nêu một số công trình mà tác giả có cơ hội tiếp cập, tham khảo như :

1. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình kinh tế – chính trị cơ bản của Trung Đông,…Đề tài cấp Bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Công trình trên đề cập tới tình hình – kinh tế chính trị chung của khu vực Trung Đông, từ đó nêu ra những phương hướng hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam với các nước Trung Đông nói chung.

2. PGS.TS. Đỗ Đức Định – TS. Từ Thanh Thủy, “Quan hệ Việt Nam – Trung Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4 (04), tháng 12/2005. Công trình này đã đề cập nhiều hơn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – với các nước Trung Đông về cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng vv...

3. Hội nghị toàn quốc về Hợp tác Việt Nam – Châu Phi – Trung Đông, Bộ ngoại giao Việt Nam, ngày 25/04/2007. Hội nghị đã nêu ra thực trạng hợp tác giữa Việt Nam với một số nuớc đối tác chính của châu Phi và Trung Đông, từ đó đưa ra những triển vọng, tồn tại cũng như một số giải pháp của chính phủ các nước cũng như doanh nghiệp Việt Nam – châu Phi – Trung Đông đang gặp phải.

4. Nguyễn Văn Dần, “Vai trò địa chính trị - kinh tế của Arập Xêút trong tiến trình toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4(08), tháng 4/2006. Công trình đã nêu vai trò của Arập Xêút tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài ra tác giả cũng phản ánh một phần trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Arập Xêút.

5. Trần Thị Lan Hương, “Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và những nỗ lực liên kết khu vực”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 8(24), tháng 8/2007. Công trình này đã đưa ra được mô hình phát triển kinh tế của các nước GCC cũng như những nỗ lực liên kết khu vực của họ.


Hầu như chưa có công trình nước ngoài nào phân tích đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

Những công trình trong nước đã đề cập ở trên đã nghiên cứu phần nào về đặc điểm của khu vực GCC, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông và một số nước thành viên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Tuy nhiên những công trình này phản ánh quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với GCC chưa kỹ và chưa sâu. Kế thừa có chọn lọc, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu thực trạng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 2

- Luận văn làm rò thực trạng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

- Đánh giá chung quan hệ, nêu ra những kết quả, thành công và hạn chế trong quan hệ để từ đó dự báo những triển vọng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày những vấn đề lý thuyết và cơ sở thực tiễn về Hợp tác thương mại quốc tế của các nước GCC và Việt Nam.

- Phân tích, thống kê những tư liệu, số liệu sẵn có để minh chứng cho thực trạng và đánh giá chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

- Đưa ra những dự đoán triển vọng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng

Luận văn chú trọng vào phân tích quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với khu vực GCC nói chung cũng như với một số nước thành viên trọng yếu thuộc GCC. Những lĩnh khác được đề cập đến trong luận văn chỉ nhằm hỗ trợ, bổ sung cho việc phân tích, làm rò bản chất hợp tác kinh tế quốc tế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu là từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với từng nước thành viên trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ kết hợp sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu cơ bản về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các phương pháp phổ biến như: phương pháp so sánh, thống kê, lôgic. Các kỹ thuật thống kê, tính toán, tổng hợp cũng được sử dụng để sử lý số liệu.

6. Đóng góp của luận văn

- Làm sáng tỏ thực trạng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh nói chung cũng như quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước thành viên nói riêng.

- Đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước GCC, từ đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại tiềm năng giữa Việt Nam và các nước GCC.


7. Nội dung và kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục biểu bảng, mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

Chương 2: Quan hệ hợp tác thương mại giữa việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.

Chương 3: Triển vọng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.


NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

HỘI ĐỒNG HỢP TÁC VÙNG VỊNH

1.1. Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Lý thuyết trọng thương ( Mercantilism)

1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời

Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai đoạn thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Giai đoạn này là là giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và CNTB ra đời (thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy). Xét về mặt lịch sử, đây là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước châu Âu.

Các tác giả của chủ nghĩa trọng thương có nhiều người là các thương gia. Mặc dù xuất hiện ở nhiều nước châu Âu nhưng nói chung ít có sự nhất quán và ít tính liên tục trong số các học giả trọng thương.

1.1.1.2. Nội dung của học thuyết

Vào thời gian của chủ nghĩa trọng thương, vàng bạc đã được sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên của cải của các quốc gia. Một quốc gia càng tích lũy được nhiều vàng bạc thì càng trở lên giàu có và hùng mạnh hơn. Do đó, mục tiêu chủ yếu trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là phải tăng được khối lượng tiền tệ (vàng bà bạc). Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. Vàng được đầu tư vào quân đội hay các thể chế quốc gia nhằm cấu kết lòng trung thành của dân chúng vào quốc gia mới bằng cách làm giảm đi các mối quan hệ với các đơn vị truyền


thống như các đô thị, tôn giáo. Một nước càng có nhiều vàng thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi.

Những người theo chủ nghĩa trọng thương đã đứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Họ coi nông nghiệp không làm tăng thêm và cũng không làm tiêu hao của cải. Hoạt động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Các tác giả chủ nghĩa trọng thương cho rằng: “Nội thương là một hệ thống dẫn, ngoại thương là máy

bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương” (1).

Đây chính là lý do của tên gọi chủ nghĩa trọng thương – coi trọng thương mại.

Những học giả trọng thương cũng cho rằng: lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh. Họ cho rằng trao đổi phải có một bên thua để bên kia được, dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Xuất khẩu đối với một quốc gia là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia. Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì nó là giảm nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước và dẫn đến thất thoát của cải của quốc gia.

Ảnh hưởng của lý thuyết trọng thương đã bị mờ nhạt đi sau năm 1800. Các cường quốc thực dân ít hạn chế sự phát triển công nghiệp ở các thuộc địa của họ, nhưng các thủ đoạn hợp pháp vẫn buộc chặt quan hệ thương mại của các nước thuộc địa với “chính quốc”.

1.1.1.3. Ưu điểm, nhược điểm và khả năng áp dụng

a) Ưu điểm



1 . Giáo trình kinh tế ngoại thương (2006), NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội.


So với những nguyên lý trong chính sách kinh tế của thời kỳ trung cổ thì quan niệm của chủ nghĩa trọng thương là một bước tiến bộ lớn. Nó hơn hẳn với những truyền thống chủ yếu thời trung cổ, trước hết là truyền thống tự nhiên và những lời giáo huấn, lý luận được trích dẫn trong kinh thánh.

b) Nhược điểm

Tuy nhiên, những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính lý luận và thường được nêu lên dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn và không thừa nhận các quy luật kinh tế. Họ đánh giá cao các chính sách của nhà nước, dựa vào chính quyền nhà nước vì họ cho rằng dựa vào nhà nước mới có thể phát triển kinh tế. Chính vì thế, lý luận của chủ nghĩa trọng thương thường mang nặng tính kinh nghiệm. Vì vậy, học thuyết này chỉ nắm cái vỏ bề ngoài của sự vật hiện tượng. Ngoài ra việc coi vàng bạc như là hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, gắn mức cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia, coi thương mại là một “ trò chơi” có tổng lợi ích bằng không là sai lầm. Các học giả này chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất trao đổi, và đặc biệt họ chưa nhận thức được rằng các kết luận của họ chỉ đúng trong một số trường hợp nhất định chứ không phải cho tất cả mọi trường hợp.

c) Khả năng áp dụng

Các lập luận nói trên của trường phái trọng thương không phải là hoàn toàn vô lý mà vẫn chứa đựng những luận điểm mà cho đến nay vẫn còn giá trị. Trên thực tế khi năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu thì việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế bớt nhập khẩu điều đáng hoan nghênh. Cũng có khi quốc gia gặp khó khăn trong việc cân bằng thanh toán với nước ngoài cho nên mong muốn tạo ra được mức thặng dư trong hoạt động ngoại thương để bù đắp thiếu hụt đó. Thậm chí ngay cả khi chưa có nhu cầu tức thời


về ngoại tệ nhưng quốc gia vẫn có thể mong muốn tích lũy được càng nhiều ngoại tệ càng tốt để đề phòng những bất trắc trong tương lai. Trong bối cảnh có khả năng xảy ra chiến tranh hoặc để đề phòng những bất trắc trong tương lai, thì việc bảo hộ các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược cũng điều hợp lý. Cuối cùng, các học giả trọng thương đã có lý khi cho rằng sự gia tăng lượng vàng bạc (tức là gia tăng mức cung tiền) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất.

1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ( Absolute Advantages)

1.1.2.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời

Tác giả của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ông xuất thân từ một viên chức thuế quan ở Kieccandi, một thành phố nhỏ ở Scotlan. Ông đã học ở trường Đại học Glasgow và Oxford. Ông nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh và Glasgow. Trong vòng 13 năm ông giảng về thần học, luân lý học, luật học, lôgíc và văn học. Năm 1751, ông lãnh đạo bộ môn logic, năm 1754 là giáo sư riêng cho công tước Feclay. Năm 1766, ông xin nghỉ hưu và sống ở thành phố quê hương Kieccandi.

1.1.2.2. Nội dung của học thuyết

a. Thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia và sự phân công lao động.

Trong cuốn “sự giàu có của các quốc gia”, A.Smith đã nghi ngờ về một giả thiết của chủ nghĩa trọng thương cho rằng, sự phồn vinh của một nước phụ thuộc vào số châu báu mà nước đó tích trữ được. Thay vào đó, ông cho rằng sự giàu có thực sự của một nước là tổng số hàng hoá và dịch vụ có sẵn ở nước đó. Ông cũng cho rằng những quốc gia khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hoá khác nhau có hiệu quả hơn những thứ khác nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại quốc tế thu được do thưc hiện nguyên tắc phân công. Ông phê phán phi lý của những hạn chế của lý thuyết

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí