Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------***----------


Lê Quang Thắng


Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh


Chuyên ngành : Kinh tế

Mã số : 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Đức Định


HÀ NỘI - 2008

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Đóng góp của luận văn

7. Nội dung và kết cấu của luận văn

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC HỘI ĐỒNG HỢP TÁC

VÙNG VỊNH 7

1. Cơ sở lý thuyết 7

1.1.1. Lý thuyết trọng thương ( Mercantilism) 7

1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ( Absolute Advantages) 10

1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh ( Comparative Advantages) 14

1.1.4. Nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô ( Economies of scale and international trade)… 18

1.1.5. Nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm (Vernon 1966) 19

1.2. Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1. Quan hệ thương mại của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trên thế giới và với Việt Nam 21

1.2.2. Quan hệ thương mại của Việt Nam trên thế giới và với các nước GCC. 31

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC THUỘC HỘI ĐỒNG HỢP TÁC VÙNG VỊNH 37

2.1. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC. 37

2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 37

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng 48

2.2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước chủ yếu thuộc GCC 50

2.2.1. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêút 50

2.2.2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE 59

2.2.3. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Côoét 73

2.3. Đánh giá chung 79

2.3.1. Kết quả đạt được 79

2.3.2. Những hạn chế trong hợp tác thương mại 84

2.3.3. Nguyên nhân. 87

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC HỘI ĐỒNG HỢP TÁC VÙNG VỊNH

...................................................................................................................................90

3.1. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC 90

3.1.1. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và UAE 92

3.1.2. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Arập Xêút 94

3.1.3. Triển vọng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Côoét 96

3.2. Quan điểm của Đảng trong hợp tác thương mại với các nước GCC 97

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước GCC 99

3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước. 100

3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 115

KẾT LUẬN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

DANH MỤC BIỂU BẢNG


STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối

12

2

Bảng 1.2

Mô hình thay đổi giản đơn về lợi thế tuyệt đối

13

3

Bảng 1.3

Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

16

4

Bảng 1.4

Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

17

5

Bảng 1.5

Các chỉ số cơ bản khu vực (năm 2005)

23

6

Bảng 1.6

Tình hình xuất nhập khẩu của GCC trên thế giới

26

7

Bảng 1.7

Kim ngạch thương mại Việt Nam trên Thế giới (1986-2007)

33

8

Bảng 1.8

Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam với các khu vực thế giới.

35

9

Bảng 2.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và GCC

46

10

Bảng 2.2

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các khu vực thế giới

(Giai đoạn năm 2002 – 2006)

47

11

Bảng 2.3

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam với Arập Xêút

(Giai đoạn năm 1999 – 2006)

54

12

Bảng 2.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và UAE

(Giai đoan 1995 – 2006)

63

13

Bảng 2.5

Trị giá hàng xuất khẩu Việt Nam vào UAE

(Giai đoạn 2000 – 2006)

65

14

Bảng 2.6

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Côoét

77

15

Hình 1.1

Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo qui mô

18

16

Hình 1.2

Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. XTTM Xúc tiến thương mại

2. XNK Xuất nhập khẩu

3. UN Liên hợp quốc

4. FAO Tổ chức lương thực thế giới

5. UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc

6. UNCTAD Hội nghị thương mại và phát triển Liên Hợp quốc

7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội

8. GCC Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

9. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 10.IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

11.WB Ngân hàng thế giới 12.ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu

13.APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 14.WTO Tổ chức thương mại thế giới

15.OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 16.AFTA Hiệp định thương mại tự do 17.MFN Chế độ tối huệ quốc

18.L/C Thanh toán bằng thư tín dụng

19. CAD Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 20.CNTB Chủ nghĩa tư bản 21.CARICOM Cộng đồng vùng Caribe

22. ECOWAS Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi 23.CEMAC Cộng đồng kinh tế các nước Trung Phi


24. EAC Cộng đồng các nước Đông Á

25. CSN Cộng đồng các nước Nam Mỹ

26. SACU Ủy ban Miền Nam châu Phi

27. COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi

28. NAFTA Khu vực Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

29. SAARC Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á

30. AGADIR Hiệp ước Agadir

31. MENA Khu vực Trung Đông và Bắc Phi

32. ASIAD Đại hội thể thao châu Á


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực mở rộng quan hệ về mọi mặt với các bạn bè năm châu để tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam đang ngày càng mở rộng chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Kể từ năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, xóa bỏ bao cấp và từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì thế, nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quan hệ kinh tế đối ngoại cũng từ đó phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các quan hệ quốc tế của Việt Nam đã được thiết lập, đang đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững. Việt Nam phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là tổ chức lớn nhất và giàu có nhất ở khu vực Trung Đông, được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1981. GCC có 6 quốc gia thành viên bao gồm: Baranh, Côoét, Cata, Arập Xêút, Ôman và Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất (AUE). Đây là khu vực nhập khẩu lao động và giàu có nguồn tài nguyên dầu mỏ, chiếm 50 % dự trữ dầu mỏ thế


giới. Vì thế, GCC ngày càng có vai trò chi phối trong thị trường dầu lửa thế giới.

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được thiết lập lần đầu tiên từ ngày 10 tháng 01 năm 1976 trong quan hệ giữa Việt Nam với Côoét. Việt Nam và các nước trong khu vực GCC có nhiều điểm tương đồng vì cùng là các nước đang phát triển có điều kiện hợp tác bổ sung cho nhau về kinh tế, lao động, tài nguyên thiên nhiên v.v…Đây là tiền đề đẩy nhanh các mối quan hệ vì lợi ích của mỗi bên. Tuy nhiên, quan hệ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, chính trị ngoại giao của mỗi bên. Hợp tác kinh tế vẫn chủ yếu là hợp tác thương mại, các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác còn rất ít. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước GCC đã có nhiều chuyến viếng thăm qua lại lẫn nhau, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa hai bên, tăng cường hợp tác thương mại và một số lĩnh vực khác. Hiện nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước GCC chủ yếu là quan hệ hợp tác thương mại. Vì thế, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước trọng điểm của khu vực này là rất cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao vì lợi ích mỗi bên. Do vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trong mấy năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể gồm cơ cấu xuất nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác này còn chưa nhiều nên các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về quan

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí