Nội Dung Lý Thuyết Vòng Đời Sản Phẩm (Vernon 1966)


bằng nhau và được biểu thị bằng độ dốc của đương giá cả chung ST. Khi có thương mại, Anh thực hiện việc chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất ô tô, cụ thể tại điểm sản xuất mới là U. Còn Mỹ thì chuyên môn hóa hoàn toàn việc sản xuất máy bay tại điểm V. Khi đó tiêu dùng của Anh là A, và của Mỹ là M. Anh sẽ xuất khẩu RU (hoặc MN) ô tô lấy RA (hoặc NV) máy bay của Mỹ: hai tam giác thương mại URA và MNV là như nhau. Cả hai nước đều có lợi do đạt các điểm tiêu dùng cao hơn.

Như vậy mức giá hàng hoá tương quan giống nhau không cản trở việc hai nước buôn bán một cách có lợi với nhau. Lưu ý là trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại và mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn nhưng với hướng chuyên môn hoá không xác định. Những điểm này cho thấy sự khác biệt giữa thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô và thương mại dựa trên lợi thế so sánh.

1.1.5. Nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm (Vernon 1966)

Xét về mặt lý thuyết thì thực chất quan điểm về vòng đời sản phẩm chính là các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất chỉ được thực hiện ở nước đó mà thôi. các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966) các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Thương mại dựa trên vòng đời sản phẩm có thể được minh họa bằng hình 1.2.


Các nước phát minh

t3

t2

t

t4

1

Các nước kém phát triển

XK - NK


t0



Các nước phát triển khác

Hình 1.2. Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế

Theo hình 1.2. Đầu tiên, khi sản phẩm mới đươc giới thiệu (tại t0), việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị trường. Lúc đó sản phẩm sẽ đươc sản xuất (với chi phí cao) và xuất khẩu (tại t1) bởi các nước lớn và giàu có (chẳng hạn như Mỹ).

Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và được phát triển rộng rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất trên qui mô lớn với chi phí thấp. Các quốc gia khác, thường là những nước dồi dào tương đối về vốn (Tây Âu, Nhật Bản ), có thể bắt trước công nghệ sản xuất (tại t2), và do đó lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu (tại t3).

Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp, và những nước này trở thành nước xuất khẩu (tại t4)


1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Quan hệ thương mại của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trên thế giới và với Việt Nam.

1.2.1.1. Đặc điểm về Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

Hội đồng hợp tác vùng vịnh (GCC) nằm trong khu vực Trung Đông, được thành lập vào ngày 25 tháng 05 năm 1981. GCC có 6 quốc gia thành viên gồm: Baranh, Côoét, Cata, Arập Xêút, Ôman và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (AUE). GCC là tiểu khu vực giàu có và ôn hòa nhất trong khu vực Trung Đông. Với vị thế về dầu lửa và Hồi giáo có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới, GCC là tâm điểm hợp tác của toàn cầu và các nước GCC đang nỗ lực tăng cường hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế.

Cơ cấu tổ chức của GCC bao gồm một Uỷ ban tối cao, một uỷ ban Bộ trưởng và một uỷ ban thư ký (đứng đầu là Tổng thư ký).

Uỷ ban tối cao là cơ quan quyền lực cao nhất trong GCC, gồm có 30 thành viên, mỗi nước có 5 người chia đều cho sáu nước. Tổ chức này bao gồm các nhà đứng đầu trong chính phủ của 6 quốc gia thành viên. Các thành viên này được bầu nên từ các thành viên Uỷ Ban Tối cao theo kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo của quốc gia. Uỷ ban tối cao trong GCC có các kỳ họp thường niên một năm một lần. Tuy nhiên các cuộc họp về lĩnh vực năng lượng dầu mỏ có thể triệu tập trong bất kỳ thời gian nào bởi hai quốc gia thành viên trở lên. Chủ tịch GCC lên nắm quền theo nhiệm kỳ 2 năm/1 lần và hình thức kế nhiệm theo nguyên tắc quay vòng. Các nghị quyết được thực hiện bằng việc bỏ phiếu. Uỷ ban tối cao có trách nhiệm quyết định các chính sách phát triển của GCC và phê chuẩn các văn bản đệ trình từ Uỷ ban các bộ trưởng hoặc Tổng thư ký.

Uỷ ban bộ trưởng là gồm các bộ trưởng ngoại giao của 6 quốc gia thành viên. Uỷ ban bộ trưởng có kỳ họp thường niên ba tháng một lần. Giống


như Uỷ ban tối cao, các cuộc họp về lĩnh vực năng lượng dầu mỏ có thể được triệu tập trong bất kỳ thời gian nào theo đề xuất của các nhà lãnh đạo từ hai quốc gia thành viên trở lên. Nhiệm vụ của Uỷ ban bộ trưởng là xây dựng các chính sách và đưa ra các gợi ý, phương hướng hợp tác, phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá trong nội khối GCC cho Uỷ ban tối cao. Các chính sách này sẽ được thực hiện khi được Uỷ ban tối cao phê duyệt.

Thành phần thứ ba trong cơ cấu tổ chức của GCC là Uỷ ban thư ký, đứng đầu là tổng thư ký. Uỷ ban thư ký có trách nhiệm giúp việc cho Uỷ ban tối cao. Nhiệm vụ của Uỷ ban thư ký là chuẩn bị báo cáo, nghiên cứu, viết các biên bản họp và kê khai, dự thảo ngân sách cho GCC. Uỷ ban thư ký có trách nhiệm dự thảo các điều luật, các nguyên tắc hoạt động để trình lên Uỷ ban tối cao, là trợ lý cho Uỷ ban tối cao và Uỷ ban bộ trưởng cho mọi hoạt động. Thời hạn tái cử tổng thư ký của GCC là 3 năm. Tổng thư ký sẽ do Uỷ ban tối cao bầu ra theo sự giới thiệu của Uỷ ban bộ trưởng.

GCC là tổ chức có quy mô nhất và toàn diện nhất trong khu vực Trung Đông. Tổ chức này là sự mô tả rò nét nhất về tiến trình hội nhập trong khu vực các nước Arập vùng Vịnh. Tốc độ phát triển trong khu vực rất rò nét, sự hội nhập này được tạo ra bởi tính đồng nhất về vị trí địa lý, về tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá và xã hội. Mục tiêu của GCC nhằm phát triển một khối Arập thịnh vượng chung. Đây là điểm nhấn cho một thị trường chung cho các quốc gia vùng Vịnh.

Hiện nay, GCC được đánh giá là một trong những khu vực lớn mạnh trên thế giới. Tuy chỉ có 6 nước thành viên nhưng các chỉ số đánh giá khác như GDP hay thu nhập bình quân đầu người của khu vực này được xếp hạng khá cao trên thế giới. Để thấy rò hơn quy mô của khu vực này so sánh với một số khu vực khác trên thế giới. Luận văn đưa ra các chỉ số phát triển cơ bản theo bảng 1.5 dưới đây:


Bảng 1.5: Các chỉ số cơ bản khu vực (năm 2005)



Khu vực

Diện tích (km²)

Dân số

GDP

(Triệu USD)

GDP đầu người(USD)

Số nước thành viên

EU

4.325.675

496.198.605

12.025.415

24.235

27

CARICOM

462.344

14.565.083

64.219

4.409

15

ECOWAS

5.112.903

251.646.263

342.519

1.361

15

CEMAC

3.020.142

34.970529

85.136

2.435

6

EAC

1.763.777

97.865.428

104.239

1.065

3

CSN

17.339.153

370.158.470

2.868.430

7.749

10

GCC

2.285.844

35.869.438

536.223

16.000

6

SACU

2.693.418

51.055.878

541.433

10.05

5

COMESA

3.779.427

118.950.321

141.962

1.193

5

NAFTA

21.882.638

430.495.039

12.889.900

29.942

3

ASEAN

4.400.000

553.900.000

2.172.000

4.044

10

SAARC

5.136.740

1.467.255.66

4.074.031

2.777

8

AGADIR

1.703.910

126.066.286

513.674

4.075

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - 4

Nguồn: Wikemedia.com

Bảng 1.5 so sánh một số thông tin địa lý, dân số, kinh tế cơ bản của 13 khu vực trên thế giới. Nếu tính về diện tích thì NAFTA là khu vực có diện tích lớn nhất, với diện tích 21.882.638 km2 , GCC đứng thứ 11/ 13 khu vực với diện tích 2.285.844 km2; Nếu tính theo dân số, khu vực SAARC có dân số lớn nhất với 1.467.255.669 người, GCC đứng thứ 11/13 với dân số

35.869.438 người; Nếu tính theo GDP thì NAFTA là khu vực có GDP lớn nhất với 12.889.900 triệu USD, GCC đứng thứ 7/13 vói GDP là 536.223 triệu USD; Nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người, NAFTA là khu vực có thu nhập bình quân đầu người cao nhất với 29.942 USD/ người/ năm, GCC đứng thứ 3/13 với 16000 USD/người/năm; Nếu tính theo số lượng thành viên, EU là khu vực có số thành lớn nhất với 27 nước thành viên, GCC đứng thứ 6/13 với 6 nước thành viên. Từ những con số thống kê trên ta thấy rằng, nếu về


diện tích và dân số thì GCC là một khu vực nhỏ. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của GCC đạt ở mức khá và thu nhập bình quân đầu người của khu vực GCC là một trong những khu vực cao nhất trên tổng số 13 khu vực kể trên.

1.2.1.2. Quan hệ thương mại của GCC trên thế giới và với Việt Nam

Các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) bao gồm Arập Xêút, UAE, Cô oét, Ôman, Baranh, Cata hiện đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Theo đó, xu hướng mở cửa kinh tế của GCC ngày càng được thể hiện rò nét ở các hoạt động: tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hoá thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội khối và với các nước khác trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá về thương mại. GCC cũng đã và đang đàm phán FTA với các quốc gia EU, Autralia, New Zealand, Nhật Bản, Iran... để tạo thuận lợi tự do hoá thương mại. Kể từ tháng 1 năm 2008 các nước GCC đã bắt đầu thực hiện Khu vực thị trường chung trong toàn khối: tự do di chuyển về người và hàng hoá trong nội GCC. Ngoài ra, GCC cũng lên chương trình từ nay đến năm 2010 biến khối này thành một liên minh tiền tệ cùng sử dụng chung một đồng tiền. Theo dự báo các chuyên gia, trong năm 2008, các nước GCC sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn nhờ các biện pháp cải cách kinh tế mạnh mẽ và sâu rộng.

Các nước thành viên GCC đã thiết lập một khu vực thương mại tự do trong khu vực từ tháng 3 năm 2005. Liên minh thuế quan được thành lập từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 để tiêu chuẩn hoá luật thuế hải quan trong các nước thành viên. Đây là một tổ chức đàm phán thống nhất về thương mại trong GCC, tạo ra một sức mạnh tổng thể trong nội khối GCC, mở rộng tự do và hợp tác các chính sách thương mại với các tổ chức và các nước lớn như: EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc vv…với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.


Liên minh thuế quan là một thành công lớn trong qui phạm hợp tác thương mại giữa các nước GCC, nó là cơ sở hoạt động cho thị trường chung GCC. Quy định này ngăn cấm việc đánh thuế trong từng đơn vị hàng hóa có nguồn gốc giữa các nước thành viên GCC với nhau, thuế nhập khẩu bằng không, xóa bỏ các luật định của luật hải quan cho các hàng hóa có nguồn gốc từ GCC và chỉ áp dụng thuế hải quan đó cho hàng hóa các nước khác vào trong thị trường GCC. Đây là hình thức bảo hộ cho các hàng hóa của GCC trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Các quốc gia thành viên luôn được khuyến khích tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa với nhau, củng cố sức mạnh và thống nhất tập thể trong các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại. GCC cũng đã thành lập một thị trường chung giữa các nước thành viên vào đầu năm 2007. Đây là tiêu chuẩn áp đặt thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài ở mức 5 %. Kế hoạch tiếp theo là thành lập một đồng tiền chung cho khu vực vùng vịnh và kế hoạch này sẽ được triển khai vào năm 2010.

Trong những năm gần đây, cán cân thương mại của GCC luôn thặng dư và có chiều hướng gia tăng. Sự thặng dư này xuất phát từ sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu mỏ trên thế giới. Đối tác thương mại chủ yếu của GCC là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc...

GCC là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, chiếm 1/2 sản lượng khai thác toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước GCC chủ yếu là các sản phẩm từ dầu mỏ.. Các sản phẩm được khai thác chính gồm dầu thô, dầu tinh chế, khí ga thiên nhiên và các sản phẩm từ dầu mỏ. Đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước GCC.

Mặt hàng nhập khẩu chính của các nước GCC là máy móc, phương tiện giao thông, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, điện tử, máy bay, ôtô và hàng nông sản, hàng tiêu dùng vv…Thiết bị máy móc, công nghiệp, điện tử chiếm


trên 70% tổng giá trị nhập khẩu, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chiếm 30% giá trị nhập khẩu (4).

Bảng 1.6: Tình hình xuất nhập khẩu của GCC trên thế giới

Đơn vị: tỷ USD



Năm


Nhập khẩu


Xuất khẩu


Cán cân thương mại

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

2001

108,23

201,06

92,83

309,29

2002

82,20

107,26

25,06

189,46

2003

106,14

199,33

93,19

305,47

2004

131,21

229,34

98,13

360,55

2005

137,63

312,92

115,29

450,55

2006

2007

2008*

159,38

283,40

334,92

437,12

596,35

674,82

307,74

312,95

339,9

596,5

879,75

1.009,74

Nguồn: International monetary fund, International Financial Statistics Yearbook (năm 2006)


Bảng 1.6 trình bày những số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của khu vực GCC với thế giới trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, tổng kim ngạch thương của GCC với thế giới giảm từ năm 2001 đến năm 2003 và tăng có chiều hướng tăng trở lại với tốc độ nhanh từ 305,47 tỷ năm 2003 đến 1.009,74 tỷ USD năm 2008. Cán cân thương mại của khu vực này luôn thặng dư từ năm 2001 là 92,83 tỷ USD tăng lên đến 399,9 tỷ USD trong năm 2008. Tổng giá trị xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2001-2008 lớn gấp 2,1 lần so với tổng giá trị nhập khẩu. Có sự thặng dư lớn này là do các nước GCC là khu vực xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trên thế giới, trong những năm gần đây


4 . IMF, International Financial Statistics Yearbook năm 2006

*. Mang tính dự báo

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí