Xác Định Các Bên Tham Gia Trong Hợp Tác Và Quy Mô Mẫu


Địa bàn

Đặc điểm

Chọn/không chọn


Tại thị trấn Nam Ban PTDL làng nghề trồng dâu nuôi tằm, tâm linh, tham quan thác nước,…, cách TP.Đà Lạt 30km, là điểm đến vệ tinh Đà Lạt. Cách thị trấn Đinh Văn 20km du lịch vườn trà, du lịch mạo hiểm.

Khu vực sông Đạ Đờn, cách thị trấn Đinh Văn 4km có thế mạnh về du lịch mạo hiểm, cách thị trấn Đinh Văn 20km có thế mạnh du lịch nông nghiệp và đã phát triển ở mức

độ nhất định.

thác được một phần thế mạnh tài nguyên du lịch và đã hình thành tuyến du lịch nông nghiệp gắn với cảnh quan nông thôn. Có nhiều bên tham gia trong PTDL

Có thế mạnh du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng - 8

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy có 2 huyện điển hình được chọn cho nghiên cứu trường hợp là huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương. Cả hai huyện đều là điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, đóng góp vào việc tạo ra sự khác biệt cho điểm đến, có mức độ tập trung hoạt động du lịch cao hơn các huyện khác và có sự khác nhau tương đối về hình thức du lịch. Trên thực tế từ lâu đã hình thành tuyến du lịch Đà Lạt - Tà Nung - Nam Ban bởi đây là tuyến du lịch tạo nên dấu ấn rất riêng cho huyện Lâm Hà và du lịch TP.Đà Lạt. Còn trên địa bàn huyện Lạc Dương thì các hoạt động DLCĐ tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Lạc Dương, các khu điểm du lịch thiên nhiên có khoảng cách không xa thị trấn Lạc Dương và có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch nên cũng được khảo sát và chọn lựa đưa vào nghiên cứu. Do đó, địa bàn nghiên cứu được xác định thông qua yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, đặc điểm văn hóa xã hội, sản phẩm đặc trưng và giai đoạn PTDL. Qua các cuộc phỏng vấn, dữ liệu được thu thập và so sánh với nhau giúp xác định những kết quả giống nhau và tiên đoán những kết quả đối lập.

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập dữ liệu cho phân tích và giải thích dữ liệu. Nghiên cứu định tính luôn nhấn mạnh đến từ ngữ, ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn con số. Vì vậy nghiên cứu định tính cho phép nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc sự tương tác giữa các bên liên quan và vai trò của họ trong mạng lưới (Thaithong, 2016, tr.119), đồng thời nghiên cứu đóng góp của hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Cho đến nay, phương pháp định tính đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu du lịch như nhận thức về sự tham gia của các bên liên quan, hợp tác, mạng lưới, cụm du lịch, PTDLBV (Maiden 2008, Li 2013, Fathimath 2015, Thaithong 2016) và đã được chứng minh là phương pháp thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao phù hợp để giải thích dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hiểu được bản chất hợp tác, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ và lợi ích của HTCBLQ cho PTDLNT theo hướng bền vững, nên xác định phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp. Vì vậy, phương pháp


nghiên cứu định tính được đề xuất để nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng.

3.1.2. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu địa bàn thứ nhất: huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.

Lạc Dương là huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên 1312.33 km² và dân số năm 2018 là 18.992 người. Lạc Dương là một trong số điểm đến vệ tinh của TP.Đà Lạt, tập trung nhiều đồng bào dân tộc Cơ Ho với giá trị văn hóa bản địa và nhiều điểm du lịch thiên nhiên nổi tiếng, lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, thuận lợi cho PTDLCĐ và du lịch nông nghiệp công nghệ cao. Lạc Dương có tài nguyên du lịch vô cùng phong phú gắn với các điểm du lịch nổi bật như khu du lịch Langbian, Hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch sinh thái Đasar - Thuỷ điện Đa Nhim Thượng, VQG Bidoup núi Bà,… Tại thị trấn Lạc Dương, có thế mạnh về PTDL cộng đồng với giá trị văn hóa của người dân tộc Cơ Ho gắn với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,… Hiện nay có tất cả 11 nhóm cồng chiêng Tây Nguyên vừa tổ chức phục vụ khách du lịch vừa để bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa đang bị mai một. Lượng khách đến Lạc Dương chủ yếu đi về trong ngày bởi khoảng cách từ Lạc Dương đến TP.Đà Lạt khá gần. Lượng khách đến chủ yếu trải nghiệm không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên về đêm tại thị trấn. Số ít lưu trú homestay và trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là địa bàn có sự tương tác giữa các chủ thể đa dạng trong PTDL.

Nghiên cứu địa bàn thứ hai: huyện Lâm Hà.

Huyện Lâm Hà gồm hai thị trấn là thị trấn Nam Ban và thị trấn Đinh Văn. Tổng diện tích của huyện là 979,52km2 với tổng dân số năm 2018 là 143.394 người. PTDL tại huyện Lâm Hà được phân thành hai khu vực cụ thể:

Thứ nhất, các hoạt động du lịch tập trung tại thị trấn Nam Ban và khu vực lân cận. Thị trấn Nam Ban cách Đà Lạt 30km về hướng nam tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao từ 800m đến 1000m so với mặt nước biển. Nam Ban là một thị trấn mới được thành lập năm 1981 và được ví là ―Hà Nội thu nhỏ‖ trên cao nguyên với các khu dân cư mang tên gọi của Thủ đô Hà Nội như Thăng Long, Đống Đa, Ba Đình, Từ Liêm, Đông Anh,… Thị trấn Nam Ban có tiềm năng cho PTDL nông nghiệp, du lịch tâm linh, du lịch thiên nhiên. Về nông nghiệp, hiện Nam Ban có khoảng 60% dân số trồng dâu nuôi tằm và cung cấp kén cho các doanh nghiệp sản xuất tơ lụa. Trồng dâu nuôi tằm là nguồn thu chính của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, các nông hộ còn nuôi trồng nấm mèo, cà phê, nuôi dế, rau hoa công nghệ cao và trở thành các điểm tham quan trải nghiệm có sức hấp dẫn với du khách. PTDL tại thị


trấn Nam Ban gắn với tuyến ngoại ô từ Đà Lạt - Nam Ban thu hút du khách, đặc biệt khách quốc tế bởi tài nguyên tự nhiên như địa hình thung lũng, thác, cảnh quan nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, rừng thông và những quán cà phê, chùa Linh Ẩn, cung đường đèo ngoằn nghèo dẫn đến thị trấn. Những chương trình du lịch đến với thị trấn Nam Ban hiện nay chủ yếu do các công ty lữ hành đưa tới, những đoàn khách easy rider hoặc khách đi phượt. Cũng giống huyện Lạc Dương, khách đến đây chủ yếu lưu trú tại TP.Đà Lạt đi tham quan trong ngày. Từ cung đường đèo Tà Nung đến khu vực thị trấn Nam Ban đã hình thành tour du lịch tham quan các cơ sở trồng dâu nuôi tằm và dệt tơ lụa. Do đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào địa bàn thị trấn Nam Ban, những điểm du lịch theo tuyến Đà Lạt - Nam Ban bởi do yếu tố nếu chỉ nghiên cứu bối cảnh du lịch Nam Ban sẽ thiếu đi những giá trị cộng hưởng đối với sự PTDL của thị trấn.

Thứ hai, PTDL mạo hiểm tại xã Đạ Đờn (sông Đạ Đờn) và du lịch nông nghiệp tại xã Phúc Thọ. Hiện tại, tại khu vực sông Đạ Đờn có 04 công ty du lịch được phép khai thác loại hình du lịch mạo hiểm tạo nên thế mạnh riêng có của huyện Lâm Hà. Thông tin so sánh về đặc điểm hai địa bàn nghiên cứu:

Bảng 3.2: So sánh những đặc điểm đặc trưng của hai địa bàn nghiên cứu


Đặc điểm

Lạc Dương

Lâm Hà

Vị trí so với TP.Đà Lạt

Nằm ở phía nam TP.Đà Lạt

Nằm ở phía đông TP.Đà Lạt

Thị trấn

Thị trấn Lạc Dương

Thị trấn Nam Ban và Đinh Văn

Khoảng cách từ thị trấn

huyện đếnTP.Đà Lạt

8 km

Thị trấn Nam Ban: 30 km

Thị trấn Đinh Văn: 50 km

Diện tích (km²)

1312,33

979,52

Dân số (người) (năm 2018)

18.992

143.394

Hoạt động kinh tế nông

nghiệp cơ bản

Cà phê

Rau hoa công nghệ cao

Trà, cà phê, dâu tằm tơ

Rau hoa công nghệ cao


Giá trị văn hóa nổi bật

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Tại Nam Ban: Phong cách

người Hà Nội, làng nghề trồng dâu nuôi tằm


Thế mạnh du lịch

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Du lịch cộng đồng Du lịch mạo hiểm

Du lịch thiên nhiên


Du lịch nông nghiệp Du lịch mạo hiểm Du lịch thiên nhiên

Nguồn: Tác giả tổng hợp


3.1.3. Xác định các bên tham gia trong hợp tác và quy mô mẫu

Xác định các bên liên quan: Việc xác định các bên liên quan có ý nghĩa tiền đề, quyết định tính chính xác và ý nghĩa nghiên cứu. Do đó, luận án đã dựa vào các cơ sở để xác định các bên liên quan:

Thứ nhất, để đảm bảo tính khoa học trong việc xác định các bên liên quan trong các quan hệ hợp tác trong PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng, các bên được xác định dựa vào kế thừa các kết quả nghiên cứu: Dựa trên quan điểm của Sautter và Leisen (1999) thì các bên liên quan gồm ―một cá nhân hoặc một nhóm người có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp du lịch trong một cộng đồng nông thôn hoặc một thị trường đặc thù vùng nông thôn và có lợi ích trong hoạch định và kinh doanh du lịch”. Và các bên liên quan được chia theo khu vực gồm khu vực công, khu vực tư và CĐĐP (Yodsuwan, 2010). Do đó, trong nghiên cứu này các bên liên quan được xác định là người có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi ngành du lịch vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng để đảm bảo tiếp cận được đầy đủ các bên phù hợp với mục đích nghiên cứu và các bên có tham gia hợp tác trong PTDL của địa phương. Tiếp đến để xác định các bên liên quan tại hai địa bàn nghiên cứu, kỹ thuật chọn mẫu có mục đích kết hợp chọn mẫu quả bóng tuyết được đề nghị. Chọn mẫu có mục đích giúp mang lại dữ liệu phù hợp và phong phú nhất (Yin, 2011, tr.88). Chọn mẫu quả bóng tuyết bắt đầu với một vài người và sau đó mở rộng thông qua sự giới thiệu những người mới phù hợp để thực hiện phỏng vấn (Yin, 2011, tr.89). Nguyên tắc xác định các bên liên quan dựa vào các yếu tố như sự đa dạng và khác biệt nhất định giữa các nhóm được chọn (hợp tác hoặc đối tác); tính đồng nhất trong mỗi nhóm được chọn (chẳng hạn nhóm cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số) và có tính đại diện (những người tham gia vào hoạt động du lịch). Do đó, ban đầu các bên liên quan được xác định dựa trên việc tiếp cận một bên và mở rộng dần theo sự giới thiệu của bên liên quan du lịch này sang các bên liên quan du lịch khác trong phạm vi không gian rộng hơn theo kỹ thuật chọn mẫu quả bóng tuyết. Kết hợp với kỹ thuật chọn mẫu có mục đích giúp xác định các bên liên quan phù hợp tham gia trong nhóm hợp tác, đối tác. Đồng thời với yếu tố này, các hình thức hợp tác được xác định tại địa phương.

Dựa vào nghiên cứu của Sautter và Leisen (1999) và Yodsuwan (2010) thì các liên quan đến du lịch thuộc khu vực công, khu vực tư và CĐĐP tại huyện Lạc Dương và huyện Lâm Hà tham gia vào hoạt động du lịch được xác định để đảm bảo tính khoa học, đầy đủ các thành phần tham gia và tính khách quan của người trả lời từ các lĩnh vực. Tại Lạc Dương, người phỏng vấn đầu tiên đã hỗ trợ tác giả gặp gỡ được nhiều thành viên trong cộng đồng do đặc điểm cộng đồng là người Cơ Ho với văn hóa, ngôn ngữ và giao tiếp có nhiều sự khác biệt. Đồng thời, người phỏng vấn đầu tiên cũng là


người đã hỗ trợ tác giả phiên dịch một số thông tin khi người trả lời diễn giải bằng tiếng Việt không hết nghĩa. Tại Lâm Hà, những người đầu tiên tiếp cận là quản lý an ninh tại thị trấn và chính quyền cấp xã đã hỗ trợ việc kết nối với những người tham gia trong du lịch và các thành viên đã lần lượt giới thiệu các thành viên khác theo kỹ thuật chọn mẫu kỹ thuật quả bóng tuyết và có mục đích. Mặc dù xác định các bên liên quan bằng kỹ thuật quả bóng tuyết bị chi phối nhiều bởi yếu tố cảm tính, song tác giả luôn chủ động tìm cách hạn chế mức độ cảm tính đó. Để hạn chế sự cảm tính liên quan đến việc lựa chọn bên liên quan không phù hợp, ví dụ một người sẽ giới thiệu hgfdnhiều người trong mạng lưới mối quan hệ của họ, dẫn tới thông tin thu thập được không đảm bảo tính khách quan, đại diện và phù hợp, do đó tác giả đã sử dụng kỹ thuật kiểm tra chéo nhiều bên liên quan tại điểm đến thông qua các câu hỏi mở về những người tác giả hướng đến chọn cho buổi phỏng vấn chính thức. Chẳng hạn khi tiếp cận CQĐP, tác giả đặt vấn đề và trao đổi về các bên liên quan khác để đảm bảo sự phù hợp của bên liên quan cần tiếp cận khảo sát. Mặc dù tốn thời gian hơn nhưng cách tiếp cận này giúp tác giả xác định được bên liên quan kỹ càng và cần thiết phục vụ cho phỏng vấn thu thập nguồn dữ liệu.

Thứ hai, xác định các bên liên quan theo cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên theo hệ thống chính trị tại nước ta có liên quan đến sự PTDLNT để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các chủ thể theo chức năng. Theo đó, các bên liên quan bao gồm chính quyền cấp Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực khác như tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy ban/ban dân tộc miền núi,... Các bên liên quan này thông qua chủ trương chính sách có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và PTDLNT tại địa phương. Ở mức độ địa phương, các chính sách được xây dựng sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu địa bàn và những chính sách đó đã phát huy hiệu quả trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chẳng hạn, Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ban hành ngày 04 tháng 6 năm 2010 đã có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn. Rõ ràng việc nghiên cứu PTDLNT ở khu vực miền núi và dân tộc thiểu số không thể tách ra khỏi các ―bên‖ này với rất nhiều tác động thông qua chủ trương, chính sách, sự hỗ trợ xây dựng hạ tầng, các chương trình, dự án lớn như chương trình nông thôn mới, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chương trình hỗ trợ, phát triển miền núi, dân tộc thiểu số… liên quan trực tiếp đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này định nghĩa hợp tác được giới hạn ở các mối quan hệ trực tiếp và lâu dài trên phạm vi lãnh thổ địa phương và các mối quan hệ thân thuộc


với cộng đồng nên mặc dù các bên này có tác động và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn nói chung và sự PTDLNT tại địa phương nói riêng. Do đề tài nghiên cứu từ thực tế đặc thù khách quan của địa phương (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh), nên không thể áp dụng đối với các bên liên quan (cấp trung ương, liên ngành,..). Hơn nữa, qua quá trình khảo sát cho thấy các ngành liên quan hiện tại chưa có chính sách hoặc chưa có sự kết nối để tạo điều kiện cho PTDLNT. Vì vậy, các bên này không được đề cập trong hợp tác PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng trong nghiên cứu này. Cách tiếp cận các bên liên quan này cũng là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo ở phạm vi, cấp độ thực tiễn rộng hơn.

Thứ ba, khách du lịch cũng có ý nghĩa quan trọng trong PTDLNT theo hướng bền vững và có ảnh hưởng đến các quan hệ hợp tác, nhưng nghiên cứu này không đưa vào đối tượng nghiên cứu vì giới hạn của nghiên cứu này muốn tập trung vào khám phá quá trình hợp tác tồn tại lâu dài và trực tiếp tại địa phương và muốn tập trung vào các bên tham gia hợp tác ở khía cạnh cung du lịch. Thêm nữa, sự kế thừa các kết quả nghiên cứu cũng giúp tác giả xác định các bên liên quan phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Theo Fridrik và Thorhallur (2012) (trích dẫn trong Fatimath, 2015) cho rằng với khách du lịch thì rất thuận lợi để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến và các dịch vụ họ tiêu dùng. Tuy nhiên, họ nhận thức không đầy đủ và do đó không thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất các dịch vụ và chức năng của điểm đến (Enright và Newton, 2004). Thay vào đó, quan điểm của các bên liên quan khác có thể hiểu sâu sắc được các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ HTCBLQ tại điểm đến (Fatimath, 2015; Wondirad và cộng sự, 2020). Do đó, phỏng vấn những cá nhân, tổ chức có thể trả lời các câu hỏi về các khía cạnh của hợp tác du lịch và lợi ích của hợp tác cho PTDLNT bền vững. Đồng thời, nhiều nghiên cứu về HTCBLQ cho PTDLBV đều tiến hành phỏng vấn các bên liên quan thuộc phía cung du lịch (Ladkin và Bertramini, 2010; Pasape và cộng sự, 2013; Wondirad và cộng sự, 2020; Ma và cộng sự, 2020) và là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu này để kế thừa. Chính vì thế, các chủ thể để phỏng vấn cho nghiên cứu này gồm các bên liên quan thuộc phía cung du lịch có quan hệ hợp tác lâu dài và trực tiếp tại địa phương.

Theo Presenza và Cipollina (2009) thì các DNDL và các tổ chức cung cấp các sản phẩm du lịch mang lại trải nghiệm và sự hài lòng du khách, mang lại các lợi ích kinh tế cho điểm đến nhưng một số DNDL nằm tại điểm đến và có một số nằm ngoài điểm đến nhưng có vai trò quan trọng trong thu hút khách du lịch đến vùng đó. Khẳng định này rất phù hợp bối cảnh vùng nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng vì sự kết nối du lịch trong tỉnh (Đà Lạt và Lạc Dương; Đà Lạt - Lâm Hà) khá chặt chẽ, nên các bên liên


quan ở nghiên cứu này bao gồm cả một số DNDL tại Đà Lạt có kết nối trên 3 năm với các DNDL tại Lạc Dương và Lâm Hà, nhà nghiên cứu du lịch và đại diện Sở VH, TT & DL tỉnh Lâm Đồng, vì thế giúp kết quả nghiên cứu được khách quan hơn. Như vậy mỗi bên liên quan đều được xác định dựa trên vai trò của họ, tuy nhiên có nhiều người tham gia có hơn một vai trò được phân loại dựa trên vai trò chính của họ. Chẳng hạn như giám đốc một DNDL đồng thời là thành viên Hiệp hội du lịch Lâm Đồng, hướng dẫn viên du lịch. Từ những thảo luận trên, các bên liên quan được xác định cụ thể để nghiên cứu đề tài này bao gồm:

Các bên liên quan thuộc khu vực công tại địa phương bao gồm đại diện CQĐP (cấp tỉnh, cấp huyện) bao gồm Sở VH, TT & DL Lâm Đồng và Phòng Văn hóa thông tin huyện Lâm Hà và Lạc Dương, Chủ tịch hoặc Bí thư huyện, Chủ tịch hoặc Bí thư thị trấn, chủ tịch Hội nông dân... Các bên thuộc khu vực này có thẩm quyền và quyền lực để lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát sự PTDL thông qua xây dựng kế hoạch và chính sách (Churugsa và Simmons, 2007). Chẳng hạn, UBND tỉnh Lâm Đồng (2018) ban hành Văn bản số 3826/UBND-NN ngày 21 tháng 06 năm 2018 về Thống nhất danh mục 6 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 hoặc Kế hoạch 7201/KH-UBND về Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày 21 tháng 8 năm 2020. Đồng thời, các bên này cũng thúc đẩy cơ sở hạ tầng địa phương và cung cấp thông tin du lịch, thúc đẩy quảng bá và xây dựng hình ảnh du lịch địa phương, định hướng sự phát triển của cộng đồng. Các bên khu vực này đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nguồn tài chính, thúc đẩy các hoạt động du lịch của các bên liên quan du lịch. Các bên này được hỏi với vai trò là đại diện CQĐP tham gia trong phối hợp, hợp tác cho PTDL.

Các bên liên quan tại khu vực tư bao gồm đại diện DNDL, cơ sở chế biến trà, trưởng các nhóm cồng chiêng Tây nguyên, chủ cơ sở ươm tơ dệt lụa,... chủ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, cơ sở homestay, điểm dừng chân tham quan, Hiệp hội du lịch. Các bên thuộc khu vực này thường có kiến thức và kỹ năng du lịch, đặc biệt kiến thức thị trường. Các bên liên quan thuộc khu vực này có vai trò cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch, quảng bá và tiếp thị thúc đẩy PTDL, xây dựng thương hiệu và danh tiếng điểm đến, đồng thời trực tiếp thực hiện và tham gia xây dựng, phát triển các quan hệ hợp tác du lịch. Các bên này được hỏi với vai trò là đại diện doanh nghiệp hợp tác du lịch.

Các bên liên quan thuộc CĐĐP gồm người dân địa phương tham gia nhóm cồng chiêng Tây Nguyên (múa, dẫn chương trình, nhạc công, nấu ăn, bán hàng lưu niệm), hướng dẫn viên du lịch, người dân tham gia dự án JICA, nông hộ. Các bên này có vai


trò quan trọng, trực tiếp cung cấp các trải nghiệm cho khách du lịch và được hỏi với vai trò là người dân địa phương tham gia trong hợp tác PTDL.

Bên cạnh đó, các bên liên quan tham gia hoạt động du lịch tại địa phương còn bao gồm đại diện tổ chức JICA, thành viên JICA, nhà nghiên cứu du lịch. Các bên thuộc khu vực này tham gia qua dự án nghiên cứu nhằm hỗ trợ người dân làm du lịch qua các khóa đào tạo, hướng dẫn kỹ năng quản lý, kinh doanh du lịch và phát triển sản phẩm du lịch địa phương.

Như vậy, các bên liên quan trong phỏng vấn bao gồm các bên liên quan là đại diện CQĐP, đại diện cơ quan quản lý du lịch (tỉnh, huyện, thị trấn), đại diện các doanh nghiệp, người dân (hướng dẫn viên địa phương, thành viên nhóm múa, các nhà vườn,..), thành viên tổ chức JICA, nhà nghiên cứu du lịch. Tất cả các bên đại diện cho các khu vực công, tư, và CĐĐP để bảo đảm tính đại diện và khách quan đối với kết quả nghiên cứu.

Xác định quy mô mẫu: Theo Riley (1995) đã chỉ ra quy mô mẫu cho phỏng vấn bán cấu trúc là từ 15-25 người là hợp lý và nội dung bão hòa xảy ra khi không có thông tin mới xuất hiện (trích dẫn trong Yodsuwan, 2010, tr.114). Trong khi đó, Patton (1980, tr.184) cho rằng không có quy luật đặc biệt nào cho việc xác định quy mô mẫu cho nghiên cứu định tính (trích dẫn trong Yodsuwan, 2010, tr.115). Do đó, phương pháp chọn mẫu có mục đích kết hợp phương pháp quả bóng tuyết giúp xác định các bên cần thiết tham gia hợp tác để phỏng vấn. Số bên tham gia dự kiến để phỏng vấn tại huyện Lạc Dương là 20 người và ở huyện Lâm Hà là 20 người. Mặc dù phỏng vấn người tham gia dựa trên liệt kê tổng hợp các bên liên quan theo kỹ thuật trên, nhưng số người tham gia phỏng vấn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn số người được giới thiệu vì nhiều người được giới thiệu phỏng vấn nhưng khi tiếp cận lại không phù hợp hoặc giới thiệu thêm người mới phù hợp cho nghiên cứu, qua đó giúp mở rộng hoặc thu hẹp danh sách phỏng vấn. Tiếp cận địa bàn phỏng vấn cũng gặp nhiều khó khăn do khoảng cách, do lần đầu gặp gỡ nên người tham gia cũng có phần e dè trả lời các câu hỏi. Để kiểm tra mức độ liên kết hợp tác và mức độ chính xác của thông tin người trả lời cung cấp, tác giả đã áp dụng thêm phương pháp kiểm tra chéo bằng cách cố gắng tiếp cận những người được đề cập để kiểm tra về sự trung thực của thông tin mà người trả lời đề cập.

Hơn nữa, những người trả lời phải có thời gian sinh sống và làm việc tại địa phương một khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm mới được xem xét trong danh sách vì như vậy họ mới có đủ thời gian để hiểu được sự PTDL địa phương và có đủ thời gian để xây dựng mối quan hệ (Thaithong, 2016). Và đây cũng chính là lý do khách du lịch không được lựa chọn làm đối tượng phỏng vấn của đề tài. Dựa vào nghiên cứu của Thaithong (2016) khi phỏng vấn các bên liên quan, tác giả đều có câu hỏi phỏng vấn kèm theo hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023