(1) Diễn ra và dựa vào các tài nguyên đặc trưng của vùng nông thôn. Tất cả các yếu tố như đời sống, nghề truyền thống, cảnh quan,… đều có thể trở thành tài nguyên du lịch và các yếu tố có sức hấp dẫn khách du lịch (Lane, 1994; Pedford, 1996).
(2) Nền tảng của DLNT là nông nghiệp (Fleischer và Pizam, 1997; Wang và cộng sự, 2013).
(3) Được quản lý, khai thác và thực hiện chủ yếu bởi người dân địa phương, là hướng sinh kế mới cho vùng nông thôn. Tạo ra nhiều việc làm mới cho cộng đồng dân cư nông thôn, đặc biệt phụ nữ và thanh niên đồng thời giúp hạn chế sự suy giảm dân số vùng nông thôn (OECD, 1994; Luloff và cộng sự, 1994; Fleischer và Pizam, 1997; Wilson và cộng sự, 2001; Sharpley, 2002; Su, 2011).
(4) PTDLNT góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường và giúp giảm nghèo, phát triển các ngành, nghề; thúc đẩy đa dạng các loại hình du lịch; huấn luyện, giáo dục nhằm tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; sử dụng các sản phẩm địa phương, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái (Lane, 1994; OECD, 1994; IIrshad, 2010). Thị trường DLNT hiện nay đang phát triển mạnh so với các thị trường khác. Sự phát triển này nếu không có định hướng và quản lý kịp thời thì sẽ đe dọa tính bền vững của môi trường vùng nông thôn và ảnh hưởng đến PTBV.
PTDLNT ưu tiên hàng đầu lợi ích cho nông dân (Wang và cộng sự, 2013) và các thành phần tham gia; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và chú trọng bảo vệ môi trường; đổi mới và tạo sự khác biệt; tăng cường liên kết dọc và ngang giúp làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn bản sắc và xây dựng hình ảnh ấn tượng đối khách du lịch.
2.2.3. Các loại hình du lịch nông thôn
Với những điều kiện (về kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau), hình thức DLNT cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Ở Úc, DLNT chủ yếu dựa vào các trang trại lớn; còn ở Nhật Bản, các nhà nghỉ thân thiện là chủ yếu; ở Hàn Quốc, du lịch được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ, DLNT được tổ chức theo quy mô làng.
Theo các cách tiếp cận và các điểm đến nông thôn khác nhau mà các tác giả phân loại DLNT cũng khác nhau. Perales phân chia DLNT thành DLNT truyền thống và DLNT hiện đại. Đối với DLNT truyền thống thì chỗ ở được cung cấp tại trang trại và DLNT hiện đại là nơi mà du khách muốn có được một kiến thức sâu sắc hơn về bản chất và các di sản kiến trúc (Perales, 2002). IIrshad (2010) đã chỉ ra DLNT bao gồm loại hình du lịch sau: 1) Du lịch di sản - trải nghiệm tại các địa điểm và những hoạt động đã xảy ra trong quá khứ. 2) Du lịch dựa vào thiên nhiên hoặc du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên (hoặc du lịch dựa vào giải trí). Loại du lịch này bao gồm du lịch thiên nhiên chủ động và bị động. 3) Du lịch nông nghiệp là dạng cơ bản của DLNT. 4) Du lịch dựa vào nông trang, tuy
nhiên không chỉ dựa vào nông trang mà còn là sự kết hợp của những kỳ nghỉ dựa vào tài nguyên du lịch, du lịch thể thao và chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái. Darău và cộng sự (2010) đã chỉ ra các loại hình DLNT đa dạng phụ thuộc vào các điều kiện tài nguyên nông nghiệp của từng vùng, từng quốc gia. Ví dụ ở Finland, DLNT thường thể hiện ở hoạt động cho thuê cabin hoặc cung cấp dịch vụ như ăn uống, lưu trú và vận chuyển. Ở Hungary - du lịch làng; ở Slovenia - du lịch nông trại, trang trại; ở Netherlands - du lịch cắm trại ở trang trại; ở Hy Lạp - lưu trú tại các cơ sở lưu trú truyền thống. Trong nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn giữa DLNT và du lịch nông nghiệp. Do đó, một số tác giả cũng đã chỉ rõ sự khác nhau giữa hai loại hình DLNT và du lịch nông nghiệp này và khẳng định du lịch nông nghiệp là một loại của DLNT (Darău và cộng sự, 2010).
Bảng 2.3: Phân biệt du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn | Du lịch nông nghiệp | |
Phạm vi, không gian | Các vùng lãnh thổ nông thôn có sức hấp dẫn về tài nguyên du lịch (phong tục tập quán, truyền thống). | Các vùng lãnh thổ nông nghiệp. |
Tài nguyên du lịch | Tài nguyên tự nhiên và nhân văn. | Tài nguyên nông nghiệp (công cụ, nông cụ, nhà vườn,…). |
Loại hình du lịch | Gồm nhiều loại hình du lịch như du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp,… | Là một loại hình du lịch. |
Nhà cung cấp dịch vụ | CĐĐP vùng nông thôn, các tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. | Người nông dân, hộ gia đình, nông trại, trang trại cung cấp lưu trú, ăn uống. |
Sản phẩm du lịch | Môi trường nông thôn với các điểm thu hút về thiên nhiên, giá trị văn hóa, các kỳ nghỉ, hoạt động thể thao và giải trí. Các nhà nghỉ, khu cắm trại, các cửa hàng ăn uống, cửa hiệu, điểm giải trí, thông tin du lịch. | Nông sản, lối sống, các kỳ nghỉ, các hoạt động thương mại. Nghỉ đêm tại các trang trại, nông trại, các công ty sản xuất nông nghiệp, các cửa hàng ăn uống, cửa hiệu bán các hàng hóa giải trí. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Du Lịch Nông Thôn
- Phát Triển Bền Vững Và Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Và Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Bền Vững
- Nghiên Cứu Lý Thuyết Các Bên Liên Quan (Stakeholder Theory)
- Xác Định Các Bên Tham Gia Trong Hợp Tác Và Quy Mô Mẫu
- Tính Hợp Lý Và Độ Tin Cậy Của Dữ Liệu Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Nguồn: Darău và cộng sự (2010); Bùi Thị Lan Hương (2010)
Roberts và Hall (2003) khi nghiên cứu định nghĩa về DLNT đã đề cập một số thuật ngữ như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nông trại, du lịch xanh, du lịch dựa vào thiên nhiên,… liên quan đến du lịch, dựa trên các nguồn lực của các gia đình sinh sống ở vùng nông thôn. Barkauskas và cộng sự (2015) đã phân loại DLNT thành du lịch nông sinh học, du lịch nông nghiệp, du lịch trang trại (sản phẩm dựa vào sản xuất nông nghiệp và nơi lưu trú trong các ngôi nhà trong trang trại, nông trại); du lịch xanh (thân thiện môi trường và đối lập với du lịch đại chúng); du lịch tham quan
rừng và động vật hoang dã. Như vậy, có thể thấy, với mỗi bối cảnh điểm đến, loại hình du lịch cũng sẽ khác.
Khi nghiên cứu về các loại hình DLNT, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (2014) đã cho rằng loại hình DLNT rất đa dạng phụ thuộc vào tài nguyên tại các khu vực nông thôn và điều quan trọng trong PTDLNT là vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng nông thôn đó.
Bảng 2.4: Các loại hình du lịch nông thôn
Đặc trưng | Nét hấp dẫn điển hình | |
Du lịch di sản (Heritage tourism) | Là du lịch bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu, đền, nhà thờ họ, bia đá) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để người bên ngoài có thể học tập, giao lưu. | Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên du lịch địa phương. |
Du lịch văn hóa (Cultural tourism) | Du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng. | Tham quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyền thống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ,… |
Du lịch làng nghề truyềnthống (Craft tourism) | Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề gốm v.v có nguồn gốc từ nông thôn. | Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc sản phẩm nghề truyền thống,… |
Du lịch cộng đồng (Community based tourism) | Du lịch với thú vui hòa mình vào cuộc sống và người dân vùng nông thôn, giao lưu với họ. | Trải nghiệm và giao lưu liên quan đến nghề truyền thống, nghề nghiệp do người dân sinh sống trong làng, kinh doanh, tour tiếp xúc đời sống nông thôn, tour vận dụng môi trường tự nhiên,… |
Du lịch sinh thái (Ecotourism) | Du lịch sử dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn. | Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, thăm và dùng thử tại các cơ sở chế biến trái cây,… |
Du lịch nông sinh học (Agro - tourism) | Du lịch có các hoạt động nghề và cuộc sống tại các vùng nông thôn. | Các chương trình trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, dùng thử nông sản, giao lưu với người dân làm nông nghiệp,… |
Du lịch dân tộc thiểu số (Ethno-tourism) | Du lịch áp dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số. | Lý giải đời sống, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộc thiểu số. |
Nguồn: Cẩm nang thực tiễn Phát triển du lịch nông thôn Việt Nam (2014)
Nghiên cứu của Lebe và Milfelner (2006) thì DLNT được hiểu rộng hơn trước. Theo đó, DLNT bao gồm nhiều hoạt động, nhiều doanh nghiệp và các loại hình du lịch
diễn ra ở vùng nông thôn. Còn theo Wang và cộng sự (2013) thì sức hấp dẫn cốt lõi của DLNT chính là nông nghiệp, bao gồm cảnh quan nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, phong tục tập quán gắn với các hoạt động nông nghiệp. Cũng đề cập đến nội dung này, Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch đã phân chia loại hình DLNT mà không đề cập đến loại hình du lịch nông nghiệp, trong khi du lịch nông nghiệp được hiểu là loại hình du lịch cơ bản của DLNT (Wang và cộng sự, 2013). Vì vậy, dựa vào các cách tiếp cận trên, có thể khái quát về loại hình DLNT như sau:
Du lịch nông thôn
Du lịch Du lịch thiên nhiên cộng đồng
Du lịch làng nghề
Du lịch nông nghiệp/Du lịch trang
trại
Du lịch văn hóa
Du lịch di
sản
...
Hình 2.1: Khái quát các loại hình du lịch nông thôn
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3. Cơ sở lý thuyết về hợp tác giữa các bên liên quan
2.3.1. Khái niệm hợp tác
Khái niệm hợp tác (Collaboration): Hợp tác có nguồn gốc từ lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) (McComb và cộng sự, 2017). Để cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách thì mỗi điểm đến du lịch cần nhiều bên tham gia và kết nối. Hơn nữa, nhiều vấn đề khá phức tạp, mỗi chủ thể hoặc tổ chức không thể đơn độc giải quyết được do đó cần sự phối hợp cùng nhau. Hiểu một cách đơn giản về hợp tác như sau: ―Hợp tác là một quá trình mà hai hay nhiều người cùng nhau làm việc hướng tới mục tiêu chung được chia sẻ‖ (Frey, Lohmeier và cộng sự, 2006). Montiel-Overall (2005) cho rằng hợp tác liên quan ít nhất đến hai cá nhân và làm việc cùng nhau để hoàn thành một vài công việc, cố gắng để đạt được kết quả cao hơn mỗi cá nhân thực hiện. Theo Jamal và Getz (1995) thì ―Hợp tác là một quá trình ra quyết định chung giữa các bên liên quan của tổ chức, của lĩnh vực DLCĐ để giải quyết những vấn đề lập kế hoạch và/hoặc quản lý những vấn đề liên quan đến lập kế hoạch và phát triển của lĩnh vực đó‖. Nếu tiếp cận hợp tác như một nguồn lực của tổ chức thì mạng lưới hợp tác được coi như phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả trong khi xây dựng cộng đồng bằng cách thúc đẩy mối quan
hệ liên hệ tổ chức (Thomson, Perry và cộng sự, 2007). Hợp tác được xem như chiến lược làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung (Fadeeva 2005) hay hợp tác là một quá trình hoạt động của tập thể trong một tổ chức hoặc hành động hoặc quyết định vào những vấn đề được chia sẻ và hợp tác là sự tương tác trực tiếp giữa các bên liên quan (Bramwell và Lane 2000). Như vậy, các bên liên quan tương tác với nhau tại điểm đến, làm việc thường xuyên cùng nhau và có mục tiêu cụ thể. Dựa vào những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm HTCBLQ như sau:
Hợp tác là một quá trình làm việc cùng nhau giữa các bên liên quan trên cơ sở sự đồng thuận, chia sẻ các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu chung và mang lại lợi ích cho các bên liên quan.
Động cơ hợp tác: Theo Vangen và Huxham (2003) đã đưa ra lý do chính để hợp tác là các vấn đề được giải quyết hiệu quả hơn khi các chủ thể riêng lẻ không thể giải quyết một mình. Fyall và cộng sự (2012) đã chỉ ra ba thành phần quan trọng để thúc đẩy hợp tác là nguồn lực, các quan hệ và các vấn đề chính trị. Trong khi đó, Zhang và cộng sự (2008) đã chỉ ra yếu tố chia sẻ nguồn lực là động cơ quan trọng và có ý nghĩa nhất cho hợp tác. Jiang và Ritchie (2017) khi nghiên cứu về hợp tác trong thảm họa du lịch tại Cyclone Marcia, Queensland, Úc đã xác định được bốn lí do động cơ hợp tác, bao gồm chia sẻ thông tin, hỗ trợ về tài chính, phát triển năng lực, cải thiện mạng lưới và cải thiện mối quan hệ; đạt được hiệu quả hợp tác. Các tác giả này cũng cho rằng chia sẻ thông tin và nguồn lực là động cơ cần thiết để tham gia hợp tác. Bên cạnh đó, thông qua sự chia sẻ của những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu, củng cố sự tin tưởng sẽ giúp đạt được các nguồn lực. Đây cũng là lý do để các bên tham gia hợp tác. Jiang và Ritchie (2017) cũng cho rằng, sự ủng hộ về tài chính cũng là động cơ của hợp tác vì các doanh nghiệp địa phương thường có quy mô nhỏ và phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên. Tương tự, các yếu tố cải thiện cộng đồng (như an toàn, sức khỏe, trách nhiệm,…); các yếu tố cá nhân (lợi ích, sự quan tâm) và vị thế quyền lực cũng được đề cập là động cơ quan trọng cho hợp tác (Butterfield và cộng sự, 2004). Khi tham gia hợp tác, lợi ích được chia sẻ và gia tăng nguồn lực cho các bên liên quan (Yodsuwan, 2010, tr.55). Bên cạnh đó, mục tiêu hợp tác nhằm đạt được các vấn đề xã hội, chẳng hạn như hoạch định chính sách (Ramsey, 2010; Yodsuwan, 2010).
Hình thức hợp tác: Ring và Van (1992) nghiên cứu về hợp tác trong logistics khẳng định có ba mức độ hợp tác, bao gồm sự phối hợp, điều phối và đồng tâm hiệp lực. Cả ba hình thức đều dựa trên cơ sở đối tác, nhưng trong khi thuật ngữ sự phối hợp gắn với mục tiêu ngắn hạn; niềm tin thấp và không chia sẻ mục tiêu thì sự điều phối liên quan đến lập kế hoạch cho mục tiêu trung hạn, niềm tin, chia sẻ mục tiêu và thông
tin giới hạn; còn đồng tâm hiệp lực thì gắn với mục tiêu dài hạn, có mức độ niềm tin và mục tiêu chung cao và được thực hiện bởi hợp đồng hợp tác (Ring và Van, 1992; Zhang và cộng sự, 2008). Theo Franco (2008) có nhiều mức độ hợp tác, thể hiện ở sự phối hợp, mạng lưới, đối tác, hợp tác và thường chỉ hoạt động làm việc cùng nhau. Với mỗi thuật ngữ phản ánh mức độ hợp tác khác nhau (Dredge 2006, Graci 2013, Lemmetyinen 2014), trong đó hợp tác thể hiện mức độ phối hợp làm việc cùng nhau cao nhất. Benckendorff (2010) khi nghiên cứu mô hình hợp tác du lịch tại Úc và New Zealand đã chỉ ra các hình thức hợp tác bao gồm chính thức và phi chính thức. Hợp tác chính thức dựa trên thỏa thuận bằng văn bản, có sự giám sát thảo luận và sự tham gia của các bên trong các nhóm (Benckendorff, 2010) hoặc hợp tác chính thức dựa trên các quy định chính thức được thiết lập và được thực hiện bởi nhà nước hoặc doanh nghiệp để giải quyết vấn đề chung (Beritelli, 2011). Hợp tác không chính thức phát sinh bên ngoài mạng lưới và được củng cố bằng các quan hệ đang tồn tại, mạng lưới thành viên có sự quan tâm và sở thích độc lập về những gì mà những người thiết lập quy định và doanh nghiệp mong muốn (Beritelli, 2011). Còn theo Franco và Estevão (2010) khi nghiên cứu vai trò đối tác công tư trong phát triển vùng đã xác định đối tác công tư như một hình thức của hợp tác và đề xuất khung đối tác công tư trong phát triển vùng bao gồm CQĐP, ngành du lịch, DNDL, trường đại học, khách du lịch và CĐĐP. Nghiên cứu của Hall (2011) về quan hệ hợp tác trong quản trị và đề xuất khung nghiên cứu chính sách trong lĩnh vực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các hình thức quản trị hợp tác bao gồm đối tác giữa khu vực công, đối tác công - tư, đối tác khu vực tư và đối tác tiếp cận dựa vào thị trường. Còn theo Winer và Ray (1994, trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2008) thì hợp tác được chia thành hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang. Hợp tác theo chiều dọc là hình thức các bên hoạt động trong một quá trình phân cấp và vì vậy các hoạt động có sự khác biệt. Còn hợp tác theo chiều ngang là hình thức được xác định giữa đối thủ cạnh tranh tiềm năng hoặc các bên có cùng mức độ trên thị trường. Trong nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (2017, tr.19) về quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng, đã chỉ ra hợp tác theo chiều ngang là hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, còn hợp tác theo chiều dọc là hợp tác giữa hai hay nhiều doanh nghiệp như các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, thông tin có liên quan đến khách hàng cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng. Hợp tác theo chiều dọc, chiều ngang giúp cho các chủ thể quản lý và tổ chức các mối quan hệ với đối tác trong cùng một kênh phân phối được chặt chẽ.
Cơ chế, quá trình hợp tác: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa thuật ngữ hợp tác và sự phối hợp, sự điều phối, đối tác, mạng lưới là hợp tác diễn ra theo quá trình, theo các giai đoạn. Jamal và Getz (1995) đã áp dụng kết quả nghiên cứu của Gray (1985) về các giai đoạn trong quá trình hợp tác PTDLCĐ. Theo đó quá trình hợp tác được chia thành ba giai đoạn, bao gồm:
1) Thiết lập vấn đề (định nghĩa vấn đề và xác định các bên liên quan, cam kết hợp tác, xác định nguồn lực). Giai đoạn khởi đầu này có ý nghĩa quan trọng đảm bảo thiết lập được đầy đủ các nguồn lực đầu vào cho quá trình hợp tác và là điều kiện đầu tiên để thực hiện các bước của quá trình hợp tác tiếp theo.
2) Xây dựng cơ chế hoạt động (chia sẻ nguồn thông tin, chia sẻ giá trị, phân bổ công việc, xây dựng các quy định, lựa chọn giải pháp thích hợp, chia sẻ tầm nhìn, lập kế hoạch thông qua sự đồng thuận chung). Xây dựng cơ chế hoạt động rõ ràng, thống nhất ngay từ đầu sẽ giúp các bên bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng phát triển.
3) Thực hiện (cách thức thực hiện, theo dõi giải pháp, chia sẻ tầm nhìn,…).
Jamal và Getz (1995) cũng chú ý rằng, không phải mọi quá trình hợp tác đều theo các giai đoạn trên. Ritchie (1999) đã chỉ ra quá trình hợp tác sẽ khác nhau ở các điểm đến và với nhiều bên tham gia cũng sẽ ảnh hưởng đến thiết lập quá trình hợp tác.
Từ tổng quan trên cho thấy hợp tác là quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực, đồng thuận của tất cả các bên liên quan trên cơ sở thiết lập cơ chế cho hoạt động để đạt được mục tiêu chung.
2.3.2. Vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan
Nhiều tác giả đã chỉ ra vai trò của HTCBLQ trong lĩnh vực du lịch. Hợp tác giúp chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, giảm thiểu rủi ro và gia tăng giá trị cụ thể như sau:
Chia sẻ lợi ích: Khi có hợp tác, lợi ích được chia sẻ cho cả cá nhân và tập thể (Jamal và Getz 1995, Yuksel, Bramwell và cộng sự, 1999, Andereck và Vogt, 2000, Wang và Xiang, 2007). Trên thực tế mỗi bên liên quan không thể sở hữu tất cả các nguồn lực (hiểu biết, vốn, chuyên môn, thông tin...) để đạt được mục tiêu (Roberts và Bradley 1991, Bramwell và Lane 2000, Yodsuwan, 2010). Vì vậy hợp tác sẽ giúp tổng hợp, tạo được sự cộng hưởng từ các nguồn lực, giúp các thành viên cùng nhau làm việc và có thể mang đến lợi ích lớn hơn (Jamal và Getz, 1995, Maiden, 2008). Trong quá trình hợp tác, có sự không cân xứng về quyền lực dẫn đến tiếng nói của các bên liên quan không bình đẳng, nghĩa là người có quyền lực thường chi phối đến hoạt động nhóm hợp tác và các bên liên quan khác (Byrd, 2007). Do đó nhờ vào hợp tác, bên yếu
thế sẽ có cơ hội, có quyền đóng góp ý trong quá trình xây dựng chính sách du lịch, được tham gia bình đẳng hơn, nhờ vậy các chủ thể sẽ hiểu nhau hơn và lợi ích chia sẻ công bằng hơn.
Giảm thiểu rủi ro: Hợp tác có thể giảm thiểu hoặc tránh được các xung đột hoặc mâu thuẫn đối lập giữa các bên (Yuksel, Bramwell và cộng sự, 1999). Trên cơ sở mục tiêu cụ thể, các bên liên quan tham gia trong hợp tác xây dựng sự đồng thuận để giảm thiểu những xung đột lợi ích và rủi ro trong quá trình tham gia và ra quyết định (Bramwell và Sharman, 1999; Aas, Ladkin và cộng sự, 2005, Yodsuwan, 2010, Arnaboldi và Spiller, 2011). Hợp tác xây dựng chính sách sẽ giúp dân chủ trong ra quyết định, trao quyền tham gia, xây dựng năng lực và kỹ năng tập thể (Roberts và Bradley, 1991, Bramwell và Lane, 2000). Quá trình hợp tác cũng là một cách tiếp cận công bằng hơn mang lại tiếng nói chung cho các bên liên quan (Bramwell và Sharman, 1999, Sautter và Leisen, 1999). Roberts và Simpson (2000) thì lại đề nghị rằng sự chân thành của đối tác, tinh thần xây dựng và niềm tin trong cộng đồng là nhân tố thành công của hợp tác lâu dài.
Gia tăng giá trị: bằng việc xây dựng kho tàng kiến thức về hiểu biết, chia sẻ thông tin, giúp đỡ lẫn nhau và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan (Bramwell và Sharman, 1999; Dredge 2006, Presenza và Cipollina, 2009; Lemmetyinen và Go, 2009; Arnaboldi và Spiller, 2011) và nâng cao khả năng ra quyết định của họ (Yuksel và Bramwell, 1999). Nhiều bên tham gia giúp tổng hợp nhiều nguồn lực vào hợp tác PTDL. Maiden (2008) cho rằng hợp tác giúp gia tăng vốn xã hội, gia tăng các nguồn lực cho điểm đến, trong khi đó thì Yodsuwan (2010) xác nhận mối quan hệ giữa hợp tác và sự hài lòng du khách, còn Fathimath (2015) lại cho rằng hợp tác sẽ thúc đẩy cạnh tranh bền vững của điểm đến. Hợp tác giúp giá trị của điểm đến được gia tăng thông qua xây dựng hình ảnh, thương hiệu của điểm đến.
Như vậy có thể thấy, thông qua các vai trò của hợp tác, có nhiều lợi ích đạt được nếu hợp tác hiệu quả. Tuy nhiên không phải lúc nào hợp tác cũng thành công và mang lại hiệu quả vì hợp tác là một quá trình lâu dài, tạo ra một cơ chế hợp tác hiệu quả rất cần sự nỗ lực của các chủ thể từ đó mới tổng hợp nhiều nguồn lực vào PTDL của địa phương (Maiden, 2008). Bằng chứng cho thấy CĐĐP không liên quan đến quá trình ra quyết định cộng với các nhà hoạch định chính sách ít quan tâm đến hợp tác cho PTDL để định hướng tầm nhìn cho một điểm du lịch là trở ngại lớn đối với PTBV tại Akamas, Cyprus (Ioannides, 1995). Trên cơ sở đó, nhận diện các yếu tố thúc đẩy, hạn chế quan hệ HTCBLQ để thúc đẩy PTDLNT là cần thiết trong bối cảnh mỗi điểm đến du lịch.