Các Hình Thức Hợp Tác Và Vai Trò Của Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Ptdlnt 81295


Thứ hai, kinh nghiệm và phẩm chất của nhà nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu định tính phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu định tính thông qua mô tả chi tiết về bối cảnh để truyền đạt các ý tưởng, đồng thời làm rõ những mặt tương phản của bối cảnh nghiên cứu để làm rõ hơn bản chất của hiện tượng. Tác giả đã dành nhiều thời gian ở thực địa, vùng nghiên cứu để hiểu sâu sắc được hiện tượng, bối cảnh. Từ đó giúp xây dựng được độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, tôn trọng sự trung thực và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Toàn bộ các cuộc phỏng vấn do chính tác giả thực hiện và hầu hết được tác giả tự ghi âm vì lý do nếu tập huấn cho các thành viên hỗ trợ phỏng vấn thì tác giả vẫn e ngại người hỗ trợ phỏng vấn sẽ không hiểu hết được ý đồ cần thu thập, cách diễn đạt có thể không đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, ghi chép có sự sai lệch,... làm ảnh hưởng đến độ tin cậy và sự phù hợp của thông tin. Vì vậy, để làm chủ thông tin thu thập, tác giả đã tự đi điền dã, mặc dù khoảng cách đến các điểm nghiên cứu không gần. Các dữ liệu được ghi chép và chuyển vào file trung thực theo nội dung cuộc phỏng vấn. Các trích dẫn nguyên văn được giữ nguyên vẹn đảm bảo sự khách quan của thông tin phỏng vấn thu thập được.

Thứ tư, để đảm bảo dữ liệu được mã hóa phù hợp, sau khi dữ liệu được chuyển vào phần mềm Atlas.ti, tác giả đã mã hóa lần thứ nhất dữ liệu, sau đó tác giả đọc kỹ lại các dữ liệu đã được mã hóa và mã hóa lại dữ liệu lần 2. Sau đó, các mã được sử dụng để viết các nội dung của luận án. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện xong các nội dung, tác giả đọc lại các dữ liệu để mã hóa ngược. Quy trình này tuy tốn thời gian nhưng giúp tác giả rà soát được các dữ liệu mã hóa để đảm bảo độ tin cậy và phù hợp trong quá trình phân tích dữ liệu.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 tập trung vào phương pháp nghiên cứu của luận án. Cụ thể, đầu tiên chương này tập trung vào quy trình nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu luận án, trong đó nghiên cứu trường hợp được lựa chọn như là một phương pháp để thực hiện luận án. Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp thích hợp nhất cho nghiên cứu luận án thông qua kỹ thuật quan sát, phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan nhằm mang lại hệ thống dữ liệu đa dạng và làm sáng tỏ bản chất quan hệ HTCBLQ. Thêm nữa, trong nội dung chương này cũng tập trung vào xác định các bên liên quan tham gia hợp tác và quy mô mẫu cũng như kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu. Quy mô mẫu nghiên cứu là 45 với các bên liên quan được xác định đảm bảo tính khoa học, sự phù hợp và khách quan. Kỹ thuật thu thập dữ liệu gồm kỹ thuật quan sát và phỏng vấn bán cấu trúc. Kỹ thuật quan sát giúp hiểu hơn về bối cảnh tại vùng nông thôn trong trường hợp nghiên cứu, đồng thời giúp quan sát thái độ, hành vi,... của người được phỏng vấn. Thiết kế thu thập dữ liệu được dựa trên phần câu hỏi cấu trúc cố định được hình thành từ tổng quan nghiên cứu và phần phi cấu trúc là các câu hỏi mở dựa theo thông tin người trả lời cung cấp nhằm giải thích, mở rộng vấn đề,... Đồng thời chương 3 cũng làm rõ cách mã hóa, xử lý dữ liệu trong quá trình phân tích dữ liệu. Cuối cùng, chương này cũng đề cập đến tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu về mẫu nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, kinh nghiệm và phẩm chất của nhà nghiên cứu, sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Ứng dụng phương pháp nghiên cứu này giúp giải thích được bản chất quan hệ hợp tác và HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại Lâm Đồng ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.


4.1. Bối cảnh nghiên cứu

4.1.1. Bối cảnh nghiên cứu tại huyện Lạc Dương

Lạc Dương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm TP.Đà Lạt 12km. Về khí hậu, huyện Lạc Dương ở độ cao 1200m so với mực nước biển nên có khí hậu ôn đới với nhiệt độ trung bình từ 16oC -22oC thuận lợi cho PTDL. Huyện Lạc Dương bao gồm thị trấn Lạc Dương và 5 xã (xã Lát, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais, Đưng K‘nớ). Huyện Lạc Dương có đặc điểm nổi bật là đồng bào dân tộc thiểu

số gốc bản địa chiếm trên 71% tổng dân số toàn huyện. Hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp với cây chuyên canh là cà phê, rau, hoa. Những năm gần đây, gắn với chương trình nông thôn mới, cơ sở hạ tầng giao thông huyện đã được nâng cấp và mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển đổi, đặc biệt nông nghiệp truyền thống đang dịch chuyển dần sang nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế dịch vụ. Kinh tế du lịch của địa phương cũng được thúc đẩy phát triển.

Kết quả phỏng vấn tại huyện Lạc Dương, hoạt động du lịch được hình thành rất sớm từ những năm 1990 dựa trên các giá trị văn hóa người dân tộc bản địa Cơ Ho. Hoạt động du lịch chỉ phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi con đường lên đỉnh Ra đa trên núi Langbian được hình thành. Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra các đối tác du lịch cũng được hình thành theo đó cùng với sự PTDL tại địa phương:

Thực ra, du lịch văn hóa ở đây có rất sớm, trước những năm 1995 đã có ở đây rồi ... năm 1999-2003 hoàn thành làm đường lên đỉnh Ra đa từ đó các hoạt động du lịch phát triển mạnh, từ đó các công ty lữ hành địa phương kết nối các tour ở nhiều nơi, 2010-2013 các dịch vụ bắt đầu nổi lên, gây ra rất nhiều khó khăn,... (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Theo quan sát từ quá trình đi thực địa, PTDLCĐ gắn với khai thác các giá trị văn hóa bản địa của người Cơ Ho đã và đang là thế mạnh của du lịch huyện Lạc Dương. Dựa trên các tiềm năng thế mạnh, công tác định hướng PTDLBV của huyện đã được đưa vào Nghị quyết, kế hoạch của UBND huyện với tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở các tiềm năng thế mạnh địa phương:

Ở phía địa phương có xây dựng Nghị quyết, kế hoạch của UBND huyện để PTDL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo nghị quyết 08 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy về PTDL chất lượng cao. Trên cơ sở đó, cũng có đề


xuất với CQĐP những nhiệm vụ và giải pháp về PTDL với tiềm năng và lợi thế. Hướng là phát triển khai thác tối đa, kết hợp với ngành khác, huyện Lạc Dương có tiềm năng du lịch nông nghiệp để đảm bảo PTBV trong thời gian tương lai. (CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương)

Huyện Lạc Dương có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như DLCĐ gắn với đồng bào người dân tộc Cơ Ho, du lịch thiên nhiên với các khu, điểm du lịch, du lịch nông nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao (rau, hoa, cà phê,..). Kết quả phỏng vấn đại diện một DNDL ở Đà Lạt (có 13 năm kinh doanh du lịch và đưa khách đến Lạc Dương) đã cho thấy tầm quan trọng của du lịch huyện Lạc Dương đối với sự PTDL của Đà Lạt, cụ thể là PTDLCĐ đã tạo ra sức hút khác biệt so với TP. Đà Lạt:

Trong quá trình tổ chức các tour du lịch đưa khách đi tham quan tại Đà Lạt, có đến 90% lượng khách đặt tour về Lạc Dương để trải nghiệm du lịch cồng chiêng Tây Nguyên. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Đà Lạt).

Có thể thấy PTDL của huyện Lạc Dương đã góp phần đa dạng sức hấp dẫn du khách khi đến TP.Đà Lạt với các khu điểm du lịch thiên nhiên và điểm DLCĐ. Mặc dù PTDLCĐ đã phát triển được gần 20 năm, nhưng việc khai thác vẫn nhỏ lẻ và chương trình rất đơn điệu. Một đại diện DNDL khác cũng khẳng định những hạn chế đối với sự PTDL tại huyện Lạc Dương như sau:

Nó bị một cái bất cập, mình có sản phẩm, có dịch vụ nhưng không có chiến lược nâng tầm nó lên. Cái duy nhất cộng đồng tham gia là các hoạt động cồng chiêng và cồng chiêng phát triển theo tự phát cũng có ý nghĩa đối với văn hóa là duy trì một hoạt động văn hóa mang tính biểu tượng của CĐĐP ... Nhìn lại show của Lạc Dương, quy mô rất nhỏ, không có sự kiểm định về chất lượng, về bản quyền để tạo ra giá trị lớn khiến cho du khách tới đây nhất định phải đi show đó (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).

Kết quả phỏng vấn trên cho thấy các chương trình du lịch hiện nay hầu như ―tự phát‖, mặc dù CQĐP đã ban hành một số quy định cụ thể nhưng công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả trong bối cảnh du lịch địa phương. Kết quả phỏng vấn trên cũng hàm ý mạng lưới hợp tác cho PTDL tại Lạc Dương vẫn còn khá lỏng lẻo. Còn đối với người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch cho thấy cơ sở hạ tầng giao thông được phát triển không chỉ giúp thúc đẩy PTDL, gia tăng sinh kế cho người dân mà còn giúp thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển.


Trước đây hệ thống đường giao thông xấu lắm, đi lại khó khăn. Chính quyền quan tâm đến làm đường đi lại thuận lợi, chị cũng cảm ơn. (Chủ homestay, nữ, 46 tuổi, Lạc Dương).


Hình 4.1: Một số hoạt động du lịch huyện Lạc Dương

Về phía CQĐP tại Lạc Dương cho biết hiện tượng ―cò‖ du lịch đang diễn ra phổ biến, tuy nhiên hiện nay CQĐP đang lúng túng chưa tìm ra được lời giải cho bài toán quản lý du lịch địa phương. Để tìm lời giải cho vấn đề này, trước hết là giữa các cơ sở kinh doanh DLCĐ cần nâng cao nhận thức về sự kết nối với nhau để xây dựng hình ảnh điểm đến:

Hiện tại du lịch chúng tôi chưa phát triển tốt, khách chủ yếu đi và về... Phải có sự đoàn kết nối kết với nhau, nâng cao chất lượng các điểm du lịch, điểm này phải tốt như điểm kia. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương).

Nội dung cuộc phỏng vấn đã làm rõ hơn được bối cảnh, thực trạng và bức tranh toàn cảnh về PTDL tại địa phương. Mặc dù, địa phương có tiềm năng cho PTDL, tuy nhiên công tác định hướng, quản lý, ban hành chính sách phát triển sản phẩm và kiểm soát chất lượng các hoạt động du lịch vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Trong tình huống này vai trò dẫn dắt của CQĐP cần phải được phát huy để đưa ngành du lịch địa phương hoạt động chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại huyện Lạc Dương hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định như làm thế nào PTDL có chất lượng cao, thu hút đầu tư nhằm đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách (ăn uống, lưu trú, mua sắm đồ lưu niệm, khu điểm du lịch,...), định hướng PTDL, quản lý của CQĐP.

4.1.2. Bối cảnh nghiên cứu tại huyện Lâm Hà

Lâm Hà là huyện kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng có địa hình dạng cao nguyên mấp mô, độ cao trung bình 1000m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình khoảng 210C. Huyện Lâm Hà bao gồm 02 thị trấn là Nam Ban và Đinh Văn; và 14 xã, trong đó thị trấn Nam Ban được biết đến là vùng kinh tế mới của người Hà Nội trên cao nguyên Lâm Đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần có sự chuyển đổi


tích cực gắn với chương trình nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình đầu tư giao thông thôn xóm nhưng ngành nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quyết định. Ngành du lịch của huyện chủ yếu phát triển ở thị trấn Nam Ban. Theo đại diện doanh nghiệp tại huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban) cũng là người đi tiên phong trong nghề trồng dâu nuôi tằm và tổ chức các hoạt động tham quan du lịch đã cho rằng:

Những năm 1990 cơ sở bắt đầu hoạt động chỉ ươm tơ dệt lụa, sau đó khách tới tham quan và chú nảy sinh ý tưởng làm du lịch. Chú quê Đông Anh. Khách họ đến vì họ thích nghề truyền thống. Đến năm 2000 cơ sở của chú bắt đầu làm du lịch. Chú là người làm du lịch sớm nhất ở đây. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 54 tuổi, Lâm Hà).

Như vậy, năm 2000 là mốc bắt đầu cho sự PTDL của huyện Lâm Hà từ cơ sở ươm tơ dệt lụa của một doanh nghiệp. Sau đó lượng khách đến với Nam Ban chủ yếu tới một vài cơ sở trồng dâu nuôi tằm, tham quan thác Voi và tham quan chùa Linh Ẩn (du lịch tâm linh). Khi phỏng vấn đại diện CQĐP thì được biết thêm thông tin ngoài những điểm du lịch trên, CQĐP đã thành lập hai làng nghề trồng dâu nuôi tằm Hùng Vương và Đông Anh 3 với mục đích tạo chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời hướng đến phục vụ khách du lịch. Hiện nay khách du lịch đến với Nam Ban chủ yếu là khách easy rider, khách đoàn, xuất phát từ Đà Lạt và hầu hết đi về trong ngày. Một đặc điểm của du lịch Nam Ban là sự kết nối các điểm du lịch khu vực lân cận tạo thành tuyến Đà Lạt - Tà Nung - Mê Linh - Nam Ban với sức hấp dẫn đặc biệt cho cả khu vực Nam Ban mà còn là sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt. Từ Nam Ban có thể mở rộng kết nối theo tuyến Nam Ban - Đức Trọng - Bình Thuận và Nam Ban - Đinh Văn - Đăk Lăk. Cũng theo đại diện CQĐP huyện Nam Ban và chủ tịch Hội nông dân thị trấn thì người dân định cư tại khu vực Nam Ban đến từ 40 tỉnh thành trên cả nước trong đó người Hà Nội chiếm 70% tại đây, còn 30% là người dân các tỉnh khác. Vì thế sự đa dạng văn hóa vùng miền cũng là thế mạnh ở đây.


Hình 4 2 Dệt lụa và hàng lưu niệm từ tổ kén Cách thị trấn Nam Ban khoảng 40km 1Hình 4 2 Dệt lụa và hàng lưu niệm từ tổ kén Cách thị trấn Nam Ban khoảng 40km 2

Hình 4.2: Dệt lụa và hàng lưu niệm từ tổ kén


Cách thị trấn Nam Ban khoảng 40km là cơ sở trồng và chế biến trà Long Đỉnh với mô hình đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận đạt tiêu chuẩn ―Điểm du lịch canh nông‖ và làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn và du lịch mạo hiểm trên sông Đạ Đờn được CQĐP cấp phép cho một số công ty du lịch khai thác phục vụ khách du lịch:

Mỗi xã có một trọng điểm hay nhưng chưa tập trung khai thác hết, ví dụ như là Đạ Đờn có Sông Đạ Đờn hiện nay đang khai thác, bốn công ty du lịch thể thao mạo hiểm đã được cấp phép rồi. Sông Đạ Đờn là điểm du lịch hết sức thú vị so với các loại hình du lịch khác hiện nay. Tuy nhiên, trên sông Đạ Đờn đang khai thác thủy điện, e sau này mô hình du lịch hoạt động không được bền vững, chúng tôi đang kiến nghị với Sở có giải pháp nào đó vừa khai thác được du lịch bên thủy điện, vừa khai thác được du lịch thể thao mạo hiểm. Nguồn khách này thu nhập rất cao, phụ thuộc vào lượng nước. Tiềm năng là nhiều … tuy nhiên, cơ sở vật chất đường sá đi vào hiện nay rất là khó khăn ... Nói chung mỗi xã có một cái như Nam Ban có nông trại rau, hoa công nghệ cao... (CQĐP, nữ, 40 tuổi, Lâm Hà).


Hình 4 3 Một số hoạt động du lịch tại huyện Lâm Hà Đại diện CQĐP đã cho 3Hình 4 3 Một số hoạt động du lịch tại huyện Lâm Hà Đại diện CQĐP đã cho 4

Hình 4.3: Một số hoạt động du lịch tại huyện Lâm Hà

Đại diện CQĐP đã cho thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về thế mạnh cũng như tiềm năng du lịch của huyện. Riêng du lịch mạo hiểm đã được khách trong nước và quốc tế tham gia trải nghiệm từ lâu. Tuy nhiên, qua thực địa tại địa bàn kết hợp với quan sát thì hệ thống giao thông từ thị trấn Nam Ban đến các địa điểm trên đã xuống cấp nên việc tiếp cận điểm đến cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo đại diện cơ quan quản lý du lịch huyện Lâm Hà còn khẳng định:

Về mặt chủ trương, hiện tại bên huyện ủy cũng có nhiều chủ trương để phát triển du lịch. Các phòng ban khác có sự kết hợp tương đối nhịp nhàng. Ví dụ, phòng văn hóa và hạ tầng về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Về phần nông nghiệp, du lịch canh nông gắn liền với xây dựng nông thôn mới đó là PTDL nông nghiệp bền vững. Về


các xã thị trấn, công tác tuyên truyền, tuyên truyền rất tốt, cứ một tháng chúng tôi có hướng dẫn tuyên truyền theo định hướng của ban Tuyên giáo Huyện ủy. (CQĐP, nữ, 40 tuổi, Lâm Hà).

Kết quả phỏng vấn CQĐP đã nhận thức được vấn đề PTDLBV, quan tâm và có nhiều chủ trương cho sự PTDL của địa phương thông qua phối kết hợp các phòng ban khác để nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy PTDL trên nền tảng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, định hướng PTDL nông nghiệp bền vững.

Nhìn chung, huyện Lâm Hà có nhiều tiềm năng cho PTDL, tuy nhiên PTDL vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát, tập trung chủ yếu tại hai khu vực thị trấn Nam Ban và khu vực xã Phúc Thọ, xã Đạ Đờn, vì vậy hiệu quả chỉ tập trung vào số ít cơ sở kinh doanh. Người dân trồng dâu nuôi tằm và các nông hộ khác có nhiều tiềm năng để PTDL nhưng gần như họ nằm ngoài cuộc bởi họ thiếu kiến thức, kỹ năng và khả năng phát triển sản phẩm du lịch. Trong khi vẫn có khách đến tham quan các nông hộ nhưng gần như họ không thu được gì từ hoạt động đón khách. Người dân cần sự hỗ trợ từ CQĐP, cơ quan quản lý du lịch và DNDL để họ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch tại địa phương.

4.2. Các hình thức hợp tác và vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT

4.2.1. Các hình thức hợp tác các bên liên quan

Giải thích về hợp tác: Kết quả phỏng vấn cho thấy có khác nhau về nhận thức, hiểu biết của các bên liên quan về hợp tác cho PTDLNT theo hướng bền vững. Theo một nhà nghiên cứu du lịch, về mặt thuật ngữ thì:

Hợp tác là tính từ, hợp tác có mục tiêu, có hành động cụ thể. Trong hợp tác đương nhiên có đối tác. Còn đối tác là danh từ chỉ chủ thể, đối tượng để hợp tác. Đương nhiên có đối tác mới hợp tác được.(Nhà nghiên cứu, nữ, 43 tuổi, Đà Lạt).

Khi đề cập tới bản chất của hợp tác, quan điểm của những người trả lời đều nhận thức được hợp tác, tuy nhiên một số người trả lời có cách diễn giải chưa bao hàm đầy đủ và lý giải được về hợp tác. Do đó, cách hiểu về hợp tác được tổng hợp từ các bên liên quan như sau: Hợp tác là sự kết hợp giữa các bên liên quan trong du lịch cho cùng mục đích, trên một địa bàn cụ thể, trong một giai đoạn thời gian nhất định để làm việc cùng nhau, cùng có lợi và cùng quyết định về một vấn đề. (Tổng hợp các ý kiến)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023