các câu hỏi liên quan đến thời gian sinh sống, hoặc kinh doanh du lịch tại địa phương để xác định đối tượng phỏng vấn phù hợp. Tại Lạc Dương, người được phỏng vấn là người dân tộc bản địa nên định cư tại địa phương từ rất lâu và một số bên khác, chẳng hạn như CQĐP đều có thời gian sinh sống trên 10 năm. Còn tại Lâm Hà, phần lớn người được phỏng vấn đều là người miền Bắc vào định cư nên thời gian sinh sống và tham gia hoạt động du lịch tại địa phương đều trên 3 năm. Trong nghiên cứu này, những người đã và đang làm việc có liên quan hoạt động du lịch tại địa phương được phác thảo trong danh sách phỏng vấn.
Như vậy, tổng số người tham gia phỏng vấn tại Đà Lạt có kết nối hoạt động du lịch với hai huyện nghiên cứu là 06 người (01 nhà quản lý du lịch cấp tỉnh, 03 doanh nghiệp du lịch và 02 chuyên gia du lịch). Lý do 06 người này được chọn để phỏng vấn được giải thích như sau: 01 cán bộ quản lý cấp tỉnh (thuộc Sở VH, TT & DL) là người quản lý về hoạt động du lịch, và là thành viên tham gia dự án JICA nên có hiểu biết sâu sắc về các PTDL địa phương, đồng thời hiểu rất rõ về hình thức hợp tác theo dự án và các hình thức hợp tác khác. 03 đại diện công ty thường xuyên có quan hệ đối tác với các chủ thể và 02 nhà nghiên cứu có những dự án nghiên cứu về du lịch tại hai địa bàn nghiên cứu. Do đó, phỏng vấn 06 người tại Đà Lạt giúp thông tin khách quan, trung thực về sự kết nối tại hai huyện. Tổng số người được phỏng vấn tại huyện Lạc Dương là 23 người; tổng số người được phỏng vấn tại huyện Lâm Hà là 16 người. Cụ thể, qua kỹ thuật quả bóng tuyết xác định được người tham gia hoạt động du lịch, và kết hợp với kỹ thuật chọn mẫu có mục đích xác định được các bên phù hợp tham gia trong HTCBLQ trong PTDLNT.
Bảng 3.3: Mô tả các bên liên quan tham gia phỏng vấn
Giới tính | Số lượng | Tỷ trọng (%) | ||
Nam | Nữ | |||
1.Phân theo khu vực | 27 | 18 | 45 | 100 |
Khu vực công | 6 | 3 | 9 | 20 |
Khu vực tư | 15 | 6 | 21 | 46.67 |
CĐĐP | 5 | 5 | 10 | 22.2 |
Thành viên JICA | 2 | 1 | 3 | 6.67 |
Nhà nghiên cứu du lịch | 0 | 2 | 2 | 4.44 |
2.Phân theo địa bàn | 30 | 15 | 45 | 100 |
Đà Lạt | 4 | 2 | 6 | 13.33 |
Lâm Hà | 11 | 5 | 16 | 35.55 |
Lạc Dương | 15 | 8 | 23 | 51.11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan
- Nghiên Cứu Lý Thuyết Các Bên Liên Quan (Stakeholder Theory)
- Xác Định Các Bên Tham Gia Trong Hợp Tác Và Quy Mô Mẫu
- Các Hình Thức Hợp Tác Và Vai Trò Của Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Ptdlnt
- Vai Trò Của Quan Hệ Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Các Nhân Tố Thúc Đẩy Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tuy số bên tham gia vào du lịch tại huyện Lâm Hà ít hơn với số bên tham gia vào hoạt động du lịch tại huyện Lạc Dương nhưng những chủ thể tại các điểm tham quan được khảo sát tại Lâm Hà đã tạo ra các giá trị hấp dẫn, độc đáo cho điểm đến. Như vậy, số người được phỏng vấn cho hai trường hợp đảm bảo phù hợp với các nghiên cứu được đề cập ở trên. Do đó, tổng số người tham gia phỏng vấn cho cả hai trường hợp là 45 người; từ tháng 10.2018 - 2.2019 được 43 người, trong đó có một tháng gần tết và sau tết nên phải gián đoạn do các chủ thể bận việc công việc và phỏng vấn bổ sung 02 người vào tháng 4.2019 cho điểm đến Lâm Hà.
Đánh giá mẫu nghiên cứu: Thứ nhất, mẫu nghiên cứu được xác định theo khu vực và địa bàn nghiên cứu đảm bảo tính đại diện, tính đa dạng, sự hợp lý về tỷ lệ của các khu vực có các bên tham gia trong hợp tác PTDLNT, nguồn thông tin cung cấp và phù hợp với tổng quan nghiên cứu và thực tế tại bối cảnh PTDL vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Thứ hai, việc xác định mẫu và quy mô mẫu nghiên cứu được dựa trên tổng quan nghiên cứu và khu trú địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp ngoại suy đảm bảo xác định quy mô mẫu phù hợp và tính chính xác trong chọn mẫu nghiên cứu.
3.1.4. Thu thập dữ liệu
3.1.4.1. Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu định tính, nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật quan sát và và phỏng vấn bán cấu trúc (Yin, 2011).
Kỹ thuật quan sát được chọn cho nghiên cứu này vì cần thiết phải quan sát bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện PTDL, kinh tế của vùng nông thôn (Yin, 2011, tr.7) và sự tương tác giữa các bên trong hoạt động du lịch (Yin, 2011, tr.145). Mục đích của việc chọn kỹ thuật này là để quan sát thái độ, sự tham gia, sự ủng hộ của các bên cho hợp tác và bối cảnh vùng nông thôn để cung cấp thông tin nền tảng về bối cảnh để hỗ trợ phân tích dữ liệu. Quan sát là cách thu thập dữ liệu có giá trị cao vì những gì nhìn thấy bằng mắt thường và nhận thức bằng chính giác quan thực tế hơn những gì người khác đã cung cấp hoặc những tài liệu đã tiếp cận (Yin, 2011, tr.143). Do đó nghiên cứu này ứng dụng kỹ thuật quan sát để hiểu sâu sắc hơn về HTCBLQ cho PTDLNT theo hướng bền vững và sự tương tác giữa họ. Kỹ thuật này được ứng dụng trong bối cảnh nhất định tại nông hộ, khi đi phỏng vấn, cách nói chuyện của các chủ thể, chụp hình người tham gia trong bối cảnh nhất định,...
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Mục tiêu đạt được thông tin qua kinh nghiệm, hiểu biết và nhận thức của các chủ thể tham gia (Yin, 2011, tr.7). Phỏng vấn
bán cấu trúc cho phép đi theo nội dung và linh hoạt theo ngữ cảnh để hỏi thêm các câu hỏi bổ sung để giải thích thông tin và nội dung cần thu thập. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc giúp thu thập dữ liệu phong phú, linh hoạt và người tham gia tiếp cận dễ dàng hơn hình thức phỏng vấn khác. Phương pháp này được sử dụng giúp hiểu được quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững thông qua hiểu biết, nhận thức của họ trong du lịch, đặc biệt để trả lời được những câu hỏi ―tại sao‖ và ―như thế nào‖. Mặc dù thu thập dữ liệu phỏng vấn rất tốn thời gian, chi phí đi lại và là công việc khó khăn vì cần một số kỹ năng ứng xử linh hoạt nhưng hình thức này lại giúp thu thập được hệ thống dữ liệu phù hợp mục tiêu nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp khuyến khích mọi người nói chuyện thoải mái hơn và thảo luận dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của họ và đảm bảo sự riêng tư nhất định của người cung cấp thông tin. Đây là hình thức phù hợp cho nghiên cứu đề tài này. Kỹ thuật quan sát và phỏng vấn bán cấu trúc các bên liên quan được thực hiện cho phép nhà nghiên cứu tự tin hơn về sự tin cậy của kết quả nghiên cứu (Srisomyong, 2010, tr.77).
3.1.4.2. Thiết kế thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập từ các bên tham gia trong lĩnh vực du lịch tại hai huyện khác nhau của tỉnh Lâm Đồng, như hai trường hợp điển hình cho PTDLNT theo hướng bền vững. Đối với người được phỏng vấn thì đó là việc cung cấp thông tin liên quan đến các trải nghiệm mà họ đã và đang tham gia trong lĩnh vực du lịch. Các câu hỏi phỏng vấn các bên tại hai địa bàn nghiên cứu bao gồm các câu hỏi đóng, nghĩa là các câu hỏi được thiết kế cố định trong mẫu phỏng vấn (phần được cấu trúc sẵn) và các câu hỏi mở liên hệ đến bối cảnh, mô tả và giải thích (phần phi cấu trúc) (Mbaiwa 2011). Những câu hỏi mở là những câu hỏi tùy theo nội dung của người trả lời, người phỏng vấn sẽ đặt các câu hỏi thêm để giải thích rõ hơn, chi tiết hơn, hiểu bối cảnh hơn. Qua đó giúp cuộc phỏng vấn được cởi mở hơn và giúp hiểu được nhận thức của các bên liên quan về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
Kỹ thuật kiểm tra chéo (triangulation) cũng được sử dụng cho quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp. Kiểm tra chéo (triangulation) là cách thức điển hình nhằm nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu và đánh giá các phát hiện. Theo Mathison (1988, tr.13) thì kiểm tra chéo là quan trọng vì liên quan đến kiểm soát sự sai lệch (bias), tăng tính trung thực của tác giả với vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng kiểm tra chéo dữ liệu bằng cách áp dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu như ghi chép, quan sát, phỏng vấn, ghi âm, đối chiếu các văn bản quy định của địa phương giúp hiểu được bối cảnh chính xác, đa dạng hơn và đáng tin cậy. Để nâng cao chất lượng
kiểm tra chéo dữ liệu thu thập, tác giả đồng thời thu thập dữ liệu ở thời điểm và địa điểm khác nhau.
Câu hỏi phỏng vấn được phát triển từ tổng quan nghiên cứu. Các bên phỏng vấn được xác định theo vai trò chính của họ. Bảng hỏi phỏng vấn được sử dụng là một công cụ của quá trình phỏng vấn. Mỗi bên được thiết kế một bảng hỏi phỏng vấn cho phù hợp với vai trò của họ như CQĐP, doanh nghiệp, người dân, thành viên JICA và nhà nghiên cứu du lịch. Bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm những câu hỏi được chuẩn bị trước sẽ giúp người điều tra tập hợp những thông tin chung, những thông tin quan trọng từ cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi cho phép người trả lời tự do bày tỏ quan điểm của họ, cho phép mở rộng những thông tin mới. Ban đầu 8 cuộc phỏng vấn sơ bộ được thực hiện đối với người trả lời. Từ kết quả phỏng vấn sơ bộ này, một số câu hỏi được điều chỉnh lại để người trả lời dễ hiểu và dễ trả lời đồng thời phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Cuối cùng đã xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp. Bảng phỏng vấn về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững bao gồm các câu hỏi và gắn với mục đích nghiên cứu đề tài được trình bày ở Phụ lục 1.
Sau khi phác thảo dàn ý phỏng vấn, nội dung của mỗi câu hỏi phỏng vấn đều được gắn với mục đích nghiên cứu của đề tài. Do đó, tránh được tình trạng những câu hỏi không phù hợp trong thiết kế các câu hỏi phỏng vấn.
Như vậy nội dung các câu hỏi phỏng vấn chính (phần cấu trúc) gồm:
1) Các bên liên quan du lịch tại địa phương trong PTDLNT.
2) Hình thức hợp tác và vai trò của HTCBLQ trong PTDLNT tại địa phương.
3) Các nhân tố thúc đẩy và hạn chế quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT tại địa phương theo hướng bền vững.
4) Những yếu tố nào để hợp tác thành công cho PTDLNT theo hướng bền vững.
Hầu hết những người tham gia được liên lạc qua điện thoại trước, giới thiệu sơ qua về mục tiêu nghiên cứu, hẹn lịch gặp và hẹn lịch phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại gia đình, cơ sở kinh doanh, cơ quan, quán cà phê, và nhiều địa điểm khác.
3.1.4.3. Xử lý dữ liệu
Toàn bộ quá trình phỏng vấn được ghi chép vào sổ cẩn thận và hầu hết cuộc phỏng vấn được ghi âm lại phục vụ cho công tác tổng hợp và phân tích dữ liệu tiếp theo. Có một số cuộc phỏng vấn vì lý do tế nhị nên người trả lời đã từ chối ghi âm. Thời gian một cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45 phút đến 1,5 tiếng tùy thuộc vào thời gian sắp xếp và sự hứng thú với chủ đề của người tham gia. Đôi khi người phỏng vấn trả lời
lan man và kể nhiều về thành tích hoạt động trong lĩnh vực du lịch nên tác giả phải khéo léo tìm cách chuyển sang chủ đề sát gần hoặc liên quan đến câu hỏi phỏng vấn. Trong khoảng thời gian phỏng vấn có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến các cuộc phỏng vấn như âm thanh (nói chuyện lớn bên ngoài, phương tiện đi lại, điện thoại,…) hoặc có vài cuộc phỏng vấn phải dừng lại hẹn hôm khác vì lý do đột xuất. Vì thế thời gian phỏng vấn, đi lại, tiếp cận phỏng vấn bị kéo dài thêm ra.
Sau khi kết thúc phỏng vấn, thủ tục tiếp theo là gỡ băng. Đây là công đoạn mất rất nhiều thời gian, phải nghe đi nghe lại nhiều lần để ghi lại diễn biến buổi phỏng vấn. Tất cả các câu trả lời phỏng vấn được chuyển vào bản Word. Bên cạnh việc lưu trữ các cuộc phỏng vấn bằng điện thoại, laptop thì các đoạn ghi âm cũng được chuyển sang Googledrive để đảm bảo lưu trữ thông tin phục vụ cho việc kiểm tra lại thông tin trả lời khi cần thiết.
3.2. Phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích nội dung (content analysis) được sử dụng để phân tích dữ liệu định tính. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các dữ liệu được thu thập từ các buổi phỏng vấn các bên đã được gỡ băng và chuyển vào dưới file văn bản. Phân tích nội dung có thể dựa trên việc đo lường bằng tần số các từ, cụm từ hoặc các chủ đề then chôt được mã hóa từ các đoạn văn bản. Tiến trình phần tích nội dung thực hiện theo các bước trong phân tích dữ liệu định tính. Theo Yin (2011, tr.177) thì phân tích dữ liệu định tính theo 5 giai đoạn:
1) Tập hợp dữ liệu
2) Gỡ băng
3) Tổng hợp lại dữ liệu và xếp theo chủ đề
4) Giải thích dữ liệu
5) Kết luận
Với tổng số 45 cuộc phỏng vấn, dữ liệu được gỡ băng và đưa vào file Word là dữ liệu dạng thô. Dữ liệu được người nghiên cứu in ra và đọc đi đọc lại rất nhiều lần trước khi được mã hóa (coding) theo các chủ đề để đảm bảo dữ liệu được mã hóa phù hợp. Mã hóa có thể là một từ, một cụm từ quan trọng của câu trả lời phỏng vấn. Các chủ đề được mã hóa phải khái quát được ý tưởng mà người trả lời đề cập. Để mã hóa dữ liệu, nghiên cứu này sử dụng phần mềm Atlas.ti. Kỹ thuật phân tích từ, ngữ và các đoạn văn bản gồm phân tích những từ, ngữ quan trọng trong câu trả lời, đếm từ và phân tích những mạng lưới có ý nghĩa. Trên cơ sở đó, tổng hợp mô tả lại các hiện tượng và đưa ra so sánh giúp
có cơ sở hình thành các đề nghị nghiên cứu. Các chủ đề này chính là các nội dung được thể hiện trong các nội dung nghiên cứu ở Chương 4.
Các dữ liệu được mã hóa theo từng bối cảnh nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày cho từng trường hợp. Sau đó, kết quả nghiên cứu được tổng hợp, so sánh phục vụ cho phân tích dữ liệu. Đây là cơ sở để rút ra kết luận cho từng nội dung về HTCBLQ cho PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng. Đây là bước quan trọng vì từ những dữ liệu sẽ có những thông tin mới được phát hiện hoặc những đề nghị mới được đặt ra, những đề nghị phát sinh thông qua dữ liệu mà nhà nghiên cứu không nhận ra trước đó trong nghiên cứu. Vì thế nên giải thích trong nghiên cứu định tính khá linh hoạt dựa vào bối cảnh thực tiễn, kinh nghiệm cá nhân và quan sát hành động.
Như vậy, quy trình mã hóa dữ liệu của luận án được dựa theo quy trình nghiên cứu và mã hóa dữ liệu của Wondirad và cộng sự (2020) và thực hiện qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Mã hóa mở (Open coding): Xác định các chủ đề cơ bản thông qua xác định từ, cụm từ, đoạn văn bản trong dữ liệu thô.
Giai đoạn 2: Thiết lập sự tương quan giữa các chủ đề cơ bản - mã hóa theo trục (Axial coding): Sắp xếp và phân loại các ý tưởng, các chủ đề có sự giống nhau, liên quan đến nhau vào các nhóm có cùng chủ đề để rút ra kết luận từ dữ liệu.
Giai đoạn 3: Mã hóa chọn lọc (Selective coding): Cho phép hình dung các khuôn mẫu có thể bao trùm các tập hợp nhỏ các dữ kiện, nghĩa là xác định các chủ để chính từ các nhóm các ý tưởng và các chủ đề riêng lẻ để xây dựng khung lý thuyết.
Bảng 3.4: Ví dụ về định nghĩa các mã khi phân tích
Định nghĩa | Ví dụ biểu hiện của dữ liệu | |
Lợi ích | Được hiểu là những giá trị về mặt vật chất và tinh thần mang lại cho các bên liên quan khi làm việc cùng nhau. | Về lâu dài không thấy lợi íchthì du lịch phát triển khó thành công. Từ khi kết nối với các công ty du lịch tại Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh và một số nơi khác thì sản phẩm du lịch được quảng bá nhiều hơn,doanh thu cao hơn rõ rệt. Giúp mình tiêu thụ sản phẩm, mang lại nguồn khách và lợi nhuận. Đồng thời cũng giúp mình mở rộng đối tác. Lợi ích tinh thầnđúng là có, tự hàokhách du lịch đến, quảng báđược một phần hình ảnh bà con hiện nay, điều kiện phát triển kinh tế bà con vui hơn, tập trung nhiều hơn. |
Thông tin và | Liên quan đến dòng thông tin trực tiếp và gián tiếp; gia | Thông tin và giao tiếp rất rõ ràng, thuận lợi, thường thì bên mình làm việc với đối tác qua email. |
Định nghĩa | Ví dụ biểu hiện của dữ liệu | |
giao tiếp | o tiếp là quá trình gặp gỡ | Công ty mạo hiểm gửi thông tin hàng ngàykhách đi |
tiếp xúc, trao đổi thông tin, | ở trên email cho em hết để nắm thông tin | |
ví dụ thông tin rõ ràng, chính xác, phù hợp, giao tiếp cởi mở, thường xuyên sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn và giúp thúc đẩy hợp tác. | Thường xuyên duy trì, thường xuyên tổ chức giaotiếp, lâu lâu tổ chức họp mặt gắn kết thêm, chẳng hạn năm mới, có thêm đối tác mới Đối tác của em em làm việc một tuần đến hai, balần, tương tác thường xuyên, khi mình cần họ phải giúp em | |
Rào cản lớn là chia sẻ thông tin, bưng bít thông tin, | ||
kênh thông tin kém. | ||
Cam kết | Là sự thỏa thuận giữa người | Nếu không có cam kết ràng buộc trách nhiệm, lợi ích |
này với người kia về mục | thì không hiệu quả. | |
tiêu hoặc công việc, lĩnh | Đa số chưa có, chủ yếu cam kết thỏa thuận bằng miệng, | |
vực nào đó để đạt được kết | không ký kết hoàn toàn bằng văn bản 100% được. | |
quả đề ta. Cam kết có thể là thỏa thuận bằng văn bản hoặc không dùng văn bản để các bên có thể làm việc cùng nhau. | Cam kết vẫn cónhưngkhông mang tính thườngxuyên, chỉ phát sinh khi khách có yêu cầu. Kết hợp với công ty du lịch lâu dài có hợp đồng thỏathuận, có quy định lẫn nhau. Cấp phép xây dựng hình ảnh, kinh doanh hoạt động | |
du lịch, hợp đồng cam kết rất là kĩ. | ||
Niềm tin | Là sự tin tưởng giữa các | Có sự tin tưởng cao với đối tác vì nếu không tin tưởng |
bên liên quan về một công | họ mình không kết nối các chương trình tour được. | |
việc, hoạt động hoặc kết | ||
quả nhất định. Khi niềm tin | ||
được thiết lập thì các bên | ||
liên quan có thể sẵn sàng | ||
làm việc cùng nhau để đạt | ||
được mục đích | ||
Sự phụ | Được giải thích là các bên | Ví dụ bên em có khách bên kia có thu nhập thêm. Vì |
thuộc lẫn | liên làm việc cùng nhau có | có ít công ty nên có tính ràng buộc giữa các công ty. |
nhau | ảnh hưởng, tác động lẫn | Hợp tác hai bên cùng có lợi cùng phát triển, không |
nhau, trong nhiều mối quan | phải phụ thuộc tất cả mà có khi là hỗ trợ. | |
hệ sự phụ thuộc có thể là chặt | Hai bên chẳng có gì phụ thuộc và ràng buộc nhau, | |
chẽ hoặc không chặt chẽ. | mình làm vì lợi ích của nhau mà đi tới lợi nhuận cho cả | |
hai bên. | ||
Không quá cao, phối hợp thì tốt nhưng không bị phụ | ||
thuộc quá nhiều vì mình có sự thay thế |
Hình 3.2: Mã hóa và tổ chức dữ liệu
3.3. Tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Sự minh bạch về dữ liệu: Theo Yin (2011, tr.19) thì dữ liệu cần phải đạt được sự minh bạch thông qua việc thể hiện dữ liệu để mọi người có thể hiểu được, đồng thời dữ liệu cần sẵn có để kiểm tra. Do đó, các dữ liệu phục vụ cho phân tích thông tin của đề tài được tổng hợp thành file lưu trữ trên máy tính. File ghi âm và file word dữ liệu được chuyển vào Google drive để phục vụ khi cần thiết.
Tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu liên quan đến tính chính xác trong thu thập và phân tích dữ liệu. Do nghiên cứu định tính liên quan đến bối cảnh, đời sống thực của người trả lời phỏng vấn, những kinh nghiệm, nhận thức của họ nên bước thu thập thông tin và các công cụ hỗ trợ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thông tin được thu thập và được lưu trữ đầy đủ chính xác nhất cho phân tích dữ liệu. Tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu về quan hệ HTCBLQ xem xét cho các vấn đề sau:
Thứ nhất, đảm bảo độ tin cậy của mẫu nghiên cứu. Ở đây kỹ thuật chọn mẫu có mục đích và chọn mẫu quả bóng tuyết được thực hiện để chọn ra những người tham gia phỏng vấn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tác giả đã kết hợp với kỹ thuật kiểm tra chéo từ các bên liên quan để điều tra, đánh giá và xem xét lời giải thích của các bên liên quan về người cần phỏng vấn để đảm bảo mẫu nghiên cứu là phù hợp, đảm bảo tin cậy của kết quả nghiên cứu với bối cảnh nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.