Kiểm Định T – Test Về Sự Hài Lòng Của Du Khách Theo Giới Tính


Hệ số hồi quy


Model


Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa


t


Sig.


Cộng tuyến



B

Sai lệch chuẩn

Beta

Tolerance

VIF

HATANG

0.066

0.041

0.069

1.632

0.104

0.704

1.421

ANUONG

0.160

0.040

0.186

3.977

0.000

0.572

1.750

THIENNHIEN

0.134

0.040

0.140

3.328

0.001

0.706

1.417


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 11

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Như vậy, kết quả phân tích cho chúng ta phương trình hồi quy tuyến tính bội mô tả sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:


HAILONG = 0.096 + 0.303*LUUTRU + 0.249*DISAN_VANHOA + 0.092*MOITRUONG + 0.066*HATANG + 0.160*ANUONG +

0.134*THIENNHIEN. (Hệ số bêta chưa chuẩn hóa).


HAILONG = 0.307*LUUTRU + 0.248*DISAN_VANHOA + 0.117*MOITRUONG + 0.069*HATANG + 0.186*ANUONG + 0.140 *

THIENNHIEN. (Hệ số bêta đã chuẩn hóa).


Căn cứ vào giá trị Sig trong bảng 4.24, ta có thể kết luận:

- Các nhân tố ảnh hưởng mạnh sự hài lòng du khách gồm:

+ Dịch vụ lưu trú: Sig = 0.000 < 0.05;

+ Di sản, văn hóa và giải trí: Sig = 0.000 < 0.05;

+ Môi trường: Sig = 0.008 < 0.05;

+ Dịch vụ ăn uống: Sig = 0.000 < 0.05;

+ Tài nguyên thiên nhiên: Sig = 0.001 < 0.05

- Nhân tố ảnh hưởng chưa rõ ràng, chưa có cơ sở kết luận trong nghiên cứu này:


+ Cơ sở hạ tầng: Sig = 0.104 > 0.05

Dựa trên hệ số beta đã chuẩn hóa, chúng ta có thể kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự hài lòng của du khách được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

(1) Dịch vụ lưu trú (β = 0.307).

(2) Di sản, văn hóa và giải trí (β = 0.248).

(3) Dịch vụ ăn uống (β = 0.186).

(4) Tài nguyên thiên nhiên (β = 0.140).

(5) Môi trường (β = 0.117).

4.5.3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.5.3.1Kết quả kiểm định về giải thuyết H1.

Nhân tố Dịch vụ lưu trú có β = 0.303 với Sig = 0.000 < 0.05. Dấu dương của hệ số thể hiện khi nhân tố Dịch vụ lưu trú được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy, nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với Sự hài lòng của du khách.

Nhân tố Dịch vụ lưu trú có β = 0.303 với Sig = 0.000 < 0.05 có nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận của du khách về dịch vụ lưu trú tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng tăng 0.303 đơn vị.

Như vậy, giả thuyết H1 “Dịch vụ lưu trú ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách” được đặt ra là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu nên được chấp nhận.

4.5.3.2Kết quả kiểm định về giải thuyết H2.

Nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí có β = 0.249 với Sig = 0.000 < 0.05. Dấu dương của hệ số thể hiện khi nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy, nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với Sự hài lòng của du khách.


Nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí có β = 0.249 với Sig = 0.000 < 0.05 có nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận của du khách về di sản vả văn hóa tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng tăng 0.249 đơn vị.

Như vậy, giả thuyết H2 “Di sản, văn hóa và giải trí ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.” được đặt ra là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu nên được chấp nhận.

4.5.3.3Kết quả kiểm định về giải thuyết H3.

Nhân tố Cơ sở hạ tầng có β = 0.066 với Sig = 0.104 > 0.05. Nhân tố này không có ý nghĩa về mặt thống kê, chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H3 “Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách”.

4.5.3.4Kết quả kiểm định về giải thuyết H4.

Nhân tố Môi trường có β = 0.092 với Sig = 0.008 < 0.05. Dấu dương của hệ số thể hiện khi nhân tố Môi trường được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy, nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với Sự hài lòng của du khách.

Nhân tố Môi trường có β = 0.092 với Sig = 0.008 < 0.05 có nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận của du khách về Môi trường tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng tăng 0.092 đơn vị.

Như vậy, giả thuyết H4 “Môi trường ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách” được đặt ra là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu nên được chấp nhận.

4.5.3.5Kết quả kiểm định về giải thuyết H5.

Nhân tố Dịch vụ ăn uống có β = 0.160 với Sig = 0.000 < 0.05. Dấu dương của hệ số thể hiện khi nhân tố Dịch vụ ăn uống được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy, nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với Sự hài lòng của du khách.

Nhân tố Dịch vụ ăn uống có β = 0.160 với Sig = 0.000 < 0.05 có nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận của du khách về Dịch vụ ăn uống tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng tăng 0.160 đơn vị.


Như vậy, giả thuyết H5 “Dịch vụ ăn uống ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách” được đặt ra là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu nên được chấp nhận.

4.5.3.6Kết quả kiểm định về giải thuyết H6.

Nhân tố Tài nguyên thiên nhiên có β = 0.134 với Sig = 0.001 < 0.05. Dấu dương của hệ số thể hiện khi nhân tố Tài nguyên thiên nhiên được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của du khách càng cao. Như vậy, nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với Sự hài lòng của du khách.

Nhân tố Tài nguyên thiên nhiên có β = 0.134 với Sig = 0.001 < 0.05 có nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận của du khách về Tài nguyên thiên nhiên tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng tăng 0.134 đơn vị.

Như vậy, giả thuyết H6 “Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách” được đặt ra là phù hợp, đúng cho mô hình nghiên cứu nên được chấp nhận.

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết



STT

Giả thuyết


Nội dung


Hệ số

Trị thống kê Sig


Kết quả


1


H1

Dịch vụ lưu trú ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.


β = 0.303


Sig = 0.000


Chấp nhận


2


H2

Di sản, văn hóa và giải trí ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.


β = 0.249


Sig = 0.000


Chấp nhận



STT

Giả thuyết


Nội dung


Hệ số

Trị thống kê Sig


Kết quả


3


H3

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.


β = 0.092


Sig = 0.104


Không chấp nhận


4


H4

Môi trường ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.


β = 0.066


Sig = 0.008


Chấp nhận


5


H5

Dịch vụ ăn uống ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách.


β = 0.160


Sig = 0.000


Chấp nhận


6


H6

Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du khách


β = 0.134


Sig = 0.001


Chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

4.6 Kiểm định sự khác biệt trung bình tổng thể

4.6.1 Kiểm định sự hài lòng của du khách theo “giới tính”.

Để kiểm định sự hài lòng của du khách theo giới tính là như nhau hay khác nhau, chúng ta sử dụng phép kiểm định t – test để kiểm định sự khác biệt. Trước khi thực hiện kiểm định t – test, chúng ta phải kiểm định phương sai của hai mẫu (nam và nữ) bằng kiểm định F. Kết quả cho thấy, giá trị p = 0.486 > 0.05. Chúng ta chấp nhận giả thuyết là hai phương sai của hai mẫu bằng nhau. Kết quả kiểm định t cho thấy p=0.309 > 0.05, chúng ta có thể kết luận rằng 2 trung bình của nam và nữ giống nhau, nghĩa là không có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách theo giới tính.


Bảng 4.26: Kiểm định t – test về sự hài lòng của du khách theo giới tính




Kiểm định Levene về sự

bằng nhau giữa các phương sai


t-test for Equality of Means

F

Sig.

t

df

Sig. (2-tailed)

HAILONG

Phương sai bằng nhau

0.486

0.486

-1.018

299.00

0.309


Phương sai khác nhau



-1.013

284.77

0.312

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

4.6.2 Kiểm định sự hài lòng của du khách theo “độ tuổi”.

Để kiểm định sự hài lòng của du khách theo độ tuổi là giống nhau hay khác nhau, chúng ta thực hiện kiểm định ANOVA một chiều. Trước hết, chúng ta kiểm định phương sai đồng nhất. Kết quả kiểm định có p = 0.731 > 0.05, chúng ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm bằng nhau.

Bảng 4.27: Kiểm định phương sai đồng nhất


Thống kê Levene

df1

df2

Sig.

0.43

3

297

0.731

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quả kiểm định ANOVA một chiều cho thấy p = 0.536 > 0.05, nghĩa là trung bình các nhóm là như nhau, chưa có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách theo “độ tuổi”.

Bảng 4.28: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo độ tuổi




Tổng bình phương


df

Bình phương trung bình


F


Sig.

Giữa các nhóm

0.698

3

0.233

0.727

0.536

Trong các nhóm

94.986

297

0.32

Tổng cộng

95.684

300


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS


4.6.3 Kiểm định sự hài lòng của du khách theo “trình độ học vấn”.

Để kiểm định sự hài lòng của du khách theo trình độ học vấn là giống nhau hay khác nhau, chúng ta thực hiện kiểm định ANOVA một chiều. Trước hết, chúng ta kiểm định phương sai đồng nhất. Kết quả kiểm định có p = 0.133 > 0.05, chúng ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm bằng nhau.

Bảng 4.29: Kiểm định phương sai đồng nhất


Thống kê Levene

df1

df2

Sig.

1.878

3

297

0.133

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quả kiểm định ANOVA một chiều cho thấy p = 0.09 > 0.05, nghĩa là trung bình các nhóm là như nhau, chưa có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách theo “trình độ học vấn”.

Bảng 4.30: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo trình độ học vấn




Tổng bình phương


df

Bình phương trung bình


F


Sig.

Giữa các nhóm

2.066

3

0.689

2.185

0.09

Trong các nhóm

93.618

297

0.315

Tổng cộng

95.684

300


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

4.6.4 Kiểm định sự hài lòng của du khách theo “nghề nghiệp”.

Để kiểm định sự hài lòng của du khách theo nghề nghiệp là giống nhau hay khác nhau, chúng ta thực hiện kiểm định ANOVA một chiều. Trước hết, chúng ta kiểm định phương sai đồng nhất. Kết quả kiểm định có p = 0.351 > 0.05, chúng ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm bằng nhau.


Bảng 4.31: Kiểm định phương sai đồng nhất


Thống kê Levene

df1

df2

Sig.

1.113

4

296

0.351

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quả kiểm định ANOVA một chiều cho thấy p = 0.037 < 0.05, nghĩa là trung bình các nhóm là khác nhau, có sự khác biệt về sự hài lòng của du khách theo “nghề nghiệp”.

Bảng 4.32: Kiểm định ANOVA về sự hài lòng của du khách theo nghề nghiệp




Tổng bình phương


df

Bình phương trung bình


F


Sig.

Giữa các nhóm

3.244

4

0.811

2.597

0.037

Trong các nhóm

92.441

296

0.312

Tổng cộng

95.684

300


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

4.6.5 Kiểm định sự hài lòng của du khách theo “thu nhập”.

Để kiểm định sự hài lòng của du khách theo thu nhập là giống nhau hay khác nhau, chúng ta thực hiện kiểm định ANOVA một chiều. Trước hết, chúng ta kiểm định phương sai đồng nhất. Kết quả kiểm định có p = 0.4 > 0.05, chúng ta có thể kết luận phương sai giữa các nhóm bằng nhau.

Bảng 4.33: Kiểm định phương sai đồng nhất


Thống kê Levene

df1

df2

Sig.

0.92

2

298

0.4

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí