Năng Lực Tham Gia Của Các Bên Liên Quan Về Hợp Tác, Đặc Biệt Là Người Dân Địa Phương


và sự giàu có cho gia đình (những tài sản có thể nhìn thấy như biệt thự, nhiều sân biểu diễn cồng chiêng, xe hơi,...)

Qua quan sát thành viên các nhóm cồng chiêng tại Lạc Dương đã cho thấy số lượng nữ tham gia trong nhóm cũng khá cân đối so với nam. Phụ nữ tham gia vào nhiều công việc như chuẩn bị đồ ăn, trang phục, chuẩn bị chương trình, múa, hát, bán hàng lưu niệm,...còn nam giới thường tham gia vào biểu diễn nhạc cụ dân tộc, múa, hát, dẫn chương trình,... Quy mô nhóm nhỏ nhưng các thành viên được phân công công việc hợp lý. Qua đó, giúp các công đoạn chuẩn bị được hoàn chỉnh hơn, phục vụ du khách được tốt hơn. Bên cạnh tiền trả theo ca mà thành viên tham gia phục vụ khách du lịch, chủ cơ sở cồng chiêng Tây Nguyên còn tạo ra sự công bằng thông qua tiền ―bo‖ của các đoàn khách đem chia đều cho các thành viên. Chính điều này tạo ra sự khích lệ về tinh thần rất lớn cho các thành viên tham gia.

Ví dụ em này vừa múa, hát sẽ tạo ra giá trị cao hơn em chỉ múa. Vui, nằm trong nội dung chương trình của mình. Có tiền bo vẫn chia đủ cho các em. Có nhiều chia nhiều có ít chia ít. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 52 tuổi, Lạc Dương).

Thông qua hợp tác các bên được bày tỏ quan điểm, ý kiến cũng như đề xuất của họ trong nhóm hợp tác. Đồng thời qua HTCBLQ giúp đưa ra những sáng kiến cho phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng thể hiện sự tham gia bình đẳng. Cụ thể, người dân tham gia trong nhóm cồng chiêng Tây Nguyên cho rằng:

Tất cả mọi người tham gia trong nhóm đều có quyền góp ý, nếu ý kiến có tác động tích cực đến sự phát triển chung của cơ sở thì sẽ được triển khai. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc Dương).

Kết quả phỏng vấn từ người đại diện Khu du lịch Langbian cho thấy số nhân viên là người Cơ Ho sống dưới chân núi Langbiang chiếm tới 40% tổng số nhân viên của Khu du lịch. Điều này thể hiện trách nhiệm, sự sẻ chia của Ban Giám đốc Khu du lịch với CĐĐP trong việc giải quyết công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, nâng cao nhận thức hiểu biết của họ.

Anh là người đại diện cho 40% người đồng bào ở Khu du lịch Langbian, công việc do Ban Giám đốc chỉ đạo. Nhân viên Khu du lịch Langbian được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 43 tuổi, Lạc Dương).

Trong nhóm JICA làm việc bình đẳng, quên đi đến từ ngành nào, đơn vị nào, học vị như thế nào, tất cả làm vì công việc, mục tiêu công việc. Không thể áp đặt ý kiến chủ quan lên người dân. (Thành viên JICA, nam, 46 tuổi, Đà Lạt).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

JICA hoạt động có mục tiêu, mục đích hợp tác rõ ràng trên cơ sở những lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Vì thế, các thành viên trao đổi với nhau rất bình đẳng trên cơ sở chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm tìm ra các sáng kiến PTDL cộng đồng. Như vậy, người trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng, chịu trách nhiệm điều phối và thúc đẩy mở rộng mạng lưới hợp tác, thúc đẩy sự tham gia bình đẳng giữa họ, tạo sự gắn kết trong nhóm và PTDLCĐ.

4.4.1.8. Nhân tố có đi có lại

Kết quả khảo sát cho thấy sự có đi có lại chỉ thể hiện rõ trong hợp tác nội bộ nhóm cồng chiêng tại Lạc Dương. Đối với thành viên nhóm, có đi có lại được thể hiện qua tình cảm qua lại, sự quan tâm đến nhau và là nhân tố thúc đẩy giao tiếp hiệu quả trong nhóm:

Duy trì mối quan hệ có đi có lại tặng quà sinh nhật, định kỳ họp mặt nói chuyện. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc Dương).

Làm show xong, thường ngồi lại với nhau mua nước ngọt, bia, xem lại trong quá trình đã làm được gì, chưa làm được gì để từ đó rút ra các bài học, kinh nghiệm tiếp theo để khắc phục những cái chưa làm được vừa bàn tiếp kế hoạch tiếp theo. (Người dân, nữ, 22 tuổi, Lạc Dương).

Trong nhóm cồng chiêng có bắc cầu qua lại.(Trưởng nhóm CC, nam, 52 tuổi, Lạc Dương).

Sự có đi có lại ở đây là đến mối quan hệ cho - nhận để thúc đẩy giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm, từ đó sẽ duy trì các quan hệ hợp tác và các quan hệ này được xây dựng trên những chuẩn mực, những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Như vậy nhân tố sự có đi có lại giúp thúc đẩy giao tiếp hiệu quả và là nhân tố có tác động gián tiếp đến quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững.

4.4.2. Các nhân tố cản trở hợp tác các bên liên quan

4.4.2.1. Năng lực tham gia của các bên liên quan về hợp tác, đặc biệt là người dân địa phương

Qua phỏng vấn và quan sát tại hai địa bàn, theo đại diện CQĐP cho thấy người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch, nhận thức của họ về nhiều văn bản pháp luật chưa chắc. Nguyên nhân do đặc điểm phong tục của người đồng bào sống co cụm trong một cộng đồng nhỏ, giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng nên có nhiều hạn chế về nhận thức, hiểu biết về chính sách du lịch của địa phương.


Người dân tham gia vào kinh doanh nhưng người dân nắm không chắc về pháp luật. Thông qua kiểm tra việc chấp hành nghiêm túc chưa đảm bảo. (CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương).

Tính chủ động trong cộng đồng không có, là cái thứ nhất. Thứ hai là sự thiếu ổn định khi làm việc nhóm, ví dụ hôm nay đi, kêu họ họ không đi mình bị động. Trước một phần do số lượng khách ít giờ khách đông đần dần ổn định hơn. Alo là họ đi. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Chính vì cuộc sống khép kín, ít giao tiếp của người dân bản địa nên khi tiếp xúc với người ngoài cộng đồng họ rất e dè và thụ động. Đây là khó khăn khi bắt đầu triển khai kinh doanh du lịch và thuyết phục người Cơ ho tham gia vào hoạt động du lịch. Nguyên nhân do họ chưa hiểu biết đầy đủ về tác động du lịch đối với đời sống của họ nên họ chưa mặn mà. Thêm nữa, thời điểm có khách du lịch có thể trùng lặp với thời gian họ đang làm nương rẫy, thu hoạch theo mùa vụ (đây là sinh kế chính của họ), nên họ không thể chủ động tham gia, đặc biệt vào mùa vụ thu hoạch. Một phần họ chưa quen với hoạt động du lịch và một phần do hoạt động du lịch không đều nên sự tham gia của họ chưa đầy đủ.

Trình độ hiểu biết của người bà con, họ chưa hiểu các vai trò xã hội, các yêu cầu chưa có, tức là các hiểu biết về du lịch. (Đại diện doanh nghiệp, nam, 43 tuổi, Lạc Dương).

Khó khăn tài chính để điều phối nhiều người, khó khăn tài chính, dàn dựng chương trình biểu diễn cho khách đi sâu vào chuyên mục dân gian, trong đó có 3 phần… . Tôi mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho tôi một không gian ở trong rừng để lưu giữ giá trị văn hóa bản địa. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 48 tuổi, Lạc Dương).

Thêm nữa cũng có ý kiến trái chiều về quan điểm lợi nhuận từ thành viên tham gia nhóm cộng đồng:

Lợi ích chỉ mang lại cho doanh nghiệp còn người làm không được bao nhiêu.

(Người dân, nam, 33 tuổi, Lạc Dương).

Đây là ý kiến rất hiếm hoi trong các cuộc phỏng vấn. Hầu hết mọi người đều nhận thấy lợi ích rất ổn, mặc dù không nhiều nhưng lại là nguồn thu nhập khác, mang lại niềm vui cho cuộc sống của họ, bởi nghề chính của họ vẫn là làm nông nghiệp. Kết hợp với kỹ thuật quan sát tại các cơ sở biểu diễn cồng chiêng và gia đình người trưởng nhóm cồng chiêng cho thấy, họ có những tài sản lớn mà nhiều người phải ao ước, chẳng hạn như biệt thự, xe hơi, phong cách sống đầy đủ hơn, đất đai nhiều hơn, nhà dài và kho sưu tầm nhạc cụ Tây Nguyên.


Hình 4 4 Biệt thự và bộ sưu tầm nhạc cụ của các trưởng nhóm cồng chiêng 1Hình 4 4 Biệt thự và bộ sưu tầm nhạc cụ của các trưởng nhóm cồng chiêng 2


Hình 4.4: Biệt thự và bộ sưu tầm nhạc cụ của các trưởng nhóm cồng chiêng

Xét về tổng thể PTDL cộng đồng tại huyện Lạc Dương có thể thấy cạnh tranh giữa các nhóm du lịch cộng đồng đang chia nhỏ thị trường du lịch hiện tại, từ đó các đối tác bên ngoài lợi dụng ép giá và làm cho thị trường du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và điều này dẫn tới khó có thể thực hiện kết nối giữa các nhóm cồng chiêng cho mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững:

Chính quyền là mối liên kết giữa đơn vị cồng chiêng với doanh nghiệp. Nhưng Ban quản lý thị trấn không làm được, không là đầu mối điều tiết được. Hợp tác xã cồng chiêng sau không thành, sau này mỗi nhóm tự độc lập phát triển. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Một khó khăn khác của sự phối hợp là sắp xếp nhân sự của CQĐP tham gia một số cuộc họp không phù hợp với lĩnh vực quản lý dẫn đến việc ra quyết định kém hiệu quả, lãng phí thời gian của các bên, vấn đề không được giải quyết và mục tiêu không đạt được.

Kêu đúng người đúng việc, nhiều khi mời ông chủ tịch ra họp, ông chủ tịch quyết, ông kêu ông phó bí thư ra, ông phó bí thư ra không phụ trách mảng du lịch đó, mà phụ trách hạ tầng, cuối cùng trả lời mấy câu vớ vẩn, khi mà họp với nhau mỗi người một ý nhiều khi chỉ tốn thời gian, chả có ích lợi gì. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Hơn nữa, tình huống trên còn làm giảm niềm tin của các bên khi quyết định tham gia hợp tác. Chính điều này còn gây khó khăn cho những lần phối hợp tiếp theo. Do đó, CQĐP phải là một thành viên với vai trò phụ trách để đưa ra định hướng cho sự PTDLNT của địa phương một cách lâu dài và nâng tầm hoạt động của các nhóm cộng đồng thúc đẩy bảo tồn, phát huy các giá trị bản địa, phát triển điểm đến. Muốn vậy, CQĐP phải nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, đồng thời phải lập kế hoạch, quy hoạch cho sự PTDL một cách dài hạn. Trong một cộng đồng người dân tộc bản địa tại huyện Lạc Dương, hợp tác theo các nhóm nhỏ sẽ phù hợp hơn vì lợi ích được


lan tỏa đến các thành viên trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và phù hợp với trình độ phát triển của một cộng đồng.

Tóm lại, CQĐP chưa thể hiện đầy đủ vai trò trong xây dựng kế hoạch, quản lý và trách nhiệm trong PTDLNT theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, năng lực của trưởng nhóm cồng chiêng, người dân còn nhiều hạn chế.

4.4.2.2. Về thời gian

Tại Lạc Dương, khó khăn với DNDL về thời gian là yếu tố văn hóa tín ngưỡng của người dân:

Đặc biệt lĩnh vực du lịch có đặc thù, những ngày du lịch chủ yếu tập trung vào ngày nghỉ, nhưng dân ở đây theo đạo tin lành, ngày thứ bảy, chủ nhật hầu như đi lễ, nhưng lúc đó du lịch cần nguồn lực làm việc lại thiếu. (CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương).

Phải tạo sinh kế cho họ, làm gì thì làm họ phải có quyền lợi. Tốn quá nhiều thời gian cho họ nên họ không tham gia do họ lo vườn cà phê, sinh kế đảm bảo cuộc sống. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Đối với đại diện CQĐP đồng thời cũng là thành viên của JICA thì khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia dự án:

Thời gian dành cho công tác chuyên môn nhiều nên thời gian tham gia dự án đạt được chưa mong muốn. (Đại diện Sở VH, TT & DL, nam, 46 tuổi, Đà Lạt).

Đối với thành viên JICA, để cân đối giữa thời gian làm việc chuyên môn và thời gian tham gia dự án cũng gặp khó khăn vì JICA thường tổ chức họp thường xuyên. Chẳng hạn, khi được hỏi để hợp tác được tốt hơn thì cần thay đổi gì thì thành viên JICA đã cho rằng:

Thay đổi cách làm việc, thay đổi cách họp hành, em làm JICA họp hành quá nhiều. (Thành viên JICA, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Việc sắp xếp thời gian phối hợp giữa CQĐP với doanh nghiệp, các nhóm cồng chiêng và người dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cơ quan quản lý du lịch địa phương phải thực hiện công việc chuyên môn, phải kiêm nhiệm nhiều mảng hoạt động bên chính quyền. Chẳng hạn khi phỏng vấn đại diện phòng Văn hóa Thông tin huyện Lạc Dương thì chúng tôi nhận được câu trả lời cả phòng chỉ có 4 người nhưng phải kiêm nhiệm rất nhiều việc.

… với nguồn nhân lực mỏng, hiện tại phòng văn hóa quản lý 16 lĩnh vực, du lịch chỉ là 1 thôi nên không thể bố trí hết được, nên rất khó khăn. Hiện tại phòng có 4 người, phụ trách 16 lĩnh vực, mỗi người 4 mảng.(CQĐP, nam, 34 tuổi, Lạc Dương).


Câu trả lời rất tương đồng với tình trạng thiếu nhân lực quản lý, quá tải công việc của huyện Lâm Hà. Và bài toán về nguồn nhân lực quản lý du lịch của hai huyện là vấn đề cần được đưa ra bàn luận trong bối cảnh PTDL vùng nông thôn đang có những khởi sắc.

Nhìn chung, đối với người dân để có thể tham gia vào hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững tại địa phương thì cần phải cân đối giữa thời gian sản xuất nông nghiệp và thời gian tham gia du lịch vì sản xuất nông nghiệp hiện vẫn là nguồn thu chính của người dân. Thời gian tham gia quá nhiều sẽ cản trở sự tham gia hợp tác cho PTDLNT của họ:

Khi trực vé trên đó, khu vực bán vé rất xa, hẻo lánh, mỗi lần trực chỉ có một người…. Buổi sáng 7h có mặt, chiều 5h mới về…. (Thành viên JICA, nữ, 38 tuổi, Lạc Dương).

4.4.2.3. Về giao tiếp

Kết quả phỏng vấn đại diện CQĐP cho thấy rào cản trong giao tiếp giữa người dân với CQĐP không phải do cơ chế chính sách, quy định mà do khoảng cách giữa CQĐP và tâm lý của người dân. Điều này đã tạo ra sự không thân thiện, khoảng cách trong giao tiếp giữa cơ quan quản lý và người dân:

Bình đẳng quyền lực, rất bình thường trong giao tiếp, không xa cách ... Như đã nói ban đầu, yếu tố quyền lực không nằm trong tay người quản lý mà thể hiện qua việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, nếu không chấp hành đúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thứ nhất phổ biến pháp luật, thứ hai nếu sai phạm xử lý theo quy định của pháp luật. .... Nói về tiếp xúc CQĐP, cơ quan quyền lực nhà nước, đối với địa phương huyện Lạc Dương chúng tôi, khi tiếp xúc người dân cũng có người rất sợ. Mà sợ không phải vì quyền lực mà là sợ vì nhiều khi không tiếp xúc được với nhau, thân thiện với nhau, phân cách và khoảng cách với nhau. Mà mỗi lần vào tâm trạng không được chuẩn bị trước nên nhiều khi họ cũng run sợ, cũng có thể chưa trình bày hết được nguyện vọng của mình đối với địa phương, nó chỉ có sợ như vậy thôi. Còn Nhà nước không có quyền lực gì để đàn áp được dân cả, Nhà nước sẵn sàng tiếp đón trả lời những ý kiến của người dân mong muốn. (CQĐP, nam, 56 tuổi, Lạc Dương).

Kết quả nghiên cứu lại chỉ ra yếu tố quyền lực chi phối rất ít đến quan hệ HTCBLQ mà sự tham gia bình đẳng trong nhóm hợp tác lại được nhấn mạnh, đặc biệt đối với người dân bản địa. Xuất phát từ cấu trúc cộng đồng người Cơ Ho thường sống co cụm trên một địa bàn, có sự hạn chế về hiểu biết, nhận thức, vì vậy cơ quan công quyền thường phải tích cực hỗ trợ người dân để nâng cao nhận thức về các chính sách


pháp luật của Đảng và Nhà nước, của địa phương, đồng thời phải hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức về sự tham gia trong PTDLNT theo hướng bền vững. Vì vậy, yếu tố quyền lực, sự áp đặt đã không được người trả lời đồng tình, ngay cả với người tham gia có vị thế thấp hơn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn đại diện CQĐP và quan sát một số người dân đến cơ quan, khoảng cách giữa hai khu vực này vẫn hiện hữu. Người dân cần được trao quyền để họ có thể chủ động hơn trong các quan hệ phối hợp.

Đối với người Cơ Ho, khó khăn lớn nhất khi tham gia vào nhóm hợp tác trong PTDLNT là ngôn ngữ giao tiếp, đối với họ nhiều khi tiếng Việt phổ thông đã là một ngoại ngữ, chưa nói đến tiếng Anh. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hiểu được đầy đủ các công việc thực hiện và sự tham gia của họ. Tuy nhiên, qua quan sát các nhóm cồng chiêng, hầu hết các nhóm giao tiếp trong nội bộ nhóm rất thuận lợi vì các thành viên nhóm đều là người trong bon làng, nhưng khi người dân tham gia trong dự án JICA có nhiều bên liên quan khác nhau thì thông tin và giao tiếp cũng là khó khăn, hạn chế lớn. Tại địa bàn huyện Lạc Dương, khi phỏng vấn thành viên JICA chúng tôi nhận được các phản hồi:

Hạn chế ngôn ngữ tiếng Anh, khó hiểu hết ý đồ truyền đạt của họ. Người đồng bào Cơ Ho dùng tiếng của họ, họ trao đổi với nhau mình không hiểu, họ nói tiếng Việt không hết nghĩa. Tiếng Anh dịch ra tiếng Cơ Ho không hết nghĩa vì vậy gây khó khăn. (Thành viên JICA, nam, 46 tuổi, Đà Lạt).

Khó khăn chất lượng nguồn nhân lực, có những đoàn khách nước ngoài tới nhiều người không nói được tiếng Anh, nói lưu loát không được, nghe hiểu chưa tốt. (Trưởng nhóm cồng chiêng, nam, 35 tuổi, Lạc Dương).

Đối với nhóm JICA, chuyên gia du lịch và DNDL cho thấy yếu tố hạn chế ngôn ngữ, giao tiếp đang là những rào cản hiện hữu của hợp tác. Nếu so với khả năng giao tiếp của người dân tham gia vào dự án PTDLCĐ tại một số bản làng lân cận thị trấn Sa Pa, Việt Nam, người dân có kỹ năng giao tiếp và diễn giải bằng tiếng Anh, tiếng Việt với khách du lịch khá tốt. Trong khi tại Lạc Dương, mặc dù số lượng khách quốc tế đến trải nghiệm văn hóa thường xuyên nhưng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của người dân rất hạn chế. Thực tế này đã dẫn tới việc truyền tải các giá trị văn hóa bản địa của địa phương hầu như chỉ đơn thuần thông qua xem biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên hoặc hướng dẫn viên của DNDL, nên sự cảm thụ giá trị văn hóa của khách du lịch trong nhiều trường hợp bị sai lệch; các giá trị văn hóa bản địa chỉ giới hạn phát huy ở các khía cạnh nhất định. Vì vậy cần một kịch bản chuẩn cho các chương trình của các nhóm cồng chiêng. Về vấn đề này, đại diện một DNDL tại Đà Lạt đã phân tích sâu hơn về thực trạng chương trình biểu diễn cồng chiêng và cũng gợi mở một hướng mới để nâng tầm các chương trình biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại Lạc Dương:


Nó bị một cái bất cập, mình có sản phẩm, có dịch vụ nhưng không có chiến lược nâng tầm nó lên. Cái duy nhất cộng đồng tham gia là các hoạt động cồng chiêng và cồng chiêng phát triển theo tự phát... Ví dụ cô từng đi Thái Lan coi show Thái Lan, Hàn quốc, Trung Quốc được đầu tư đạo diễn nổi tiếng họ về tổ chức sân khấu lớn, phối hợp bài bản giữa cái gọi là văn hóa bản chất với sự hỗ trợ công nghệ về âm thanh, ánh sáng nó được viết thành câu chuyện có sức hút lớn... Trung bình một vé một người cả triệu. Đi xong em cảm thất rất hài lòng vì sân khấu rất lớn, sân khấu cả ngàn người, cái cách mà họ tổ chức và dẫn dắt câu chuyện làm mình cảm thấy hoành tráng. Nội dung rất hay và dễ hiểu và đạo diễn là nổi tiếng.... rõ ràng là nó đã có sức hút. Đi xong bỏ số tiền lớn, nhưng rất hài lòng. Nhìn lại show của Lạc Dương, quy mô rất nhỏ, không có sự kiểm định chất lượng, về bản quyền để tạo ra giá trị lớn khiến cho du khách tới đây nhất định phải đi show đó. (Giám đốc doanh nghiệp, nam, 33 tuổi, Đà Lạt).

Để làm được như trên, đối với các nhóm cồng chiêng là không thể, vì quy mô hiện tại của họ nhỏ. Họ cũng chưa đủ khả năng về tài chính, nguồn lực con người và tư duy nhận thức để nâng tầm các chương trình biểu diễn còn hạn chế.

Ở cấp xã, thị trấn, sự phối hợp và giao tiếp giữa CQĐP và trưởng các nhóm cồng chiêng gặp nhiều khó khăn do lợi ích chưa mang lại trực tiếp cho 11 nhóm cồng chiêng, chưa có sự phối hợp hiệu quả.

Với góc độ người trong bon làng, người trong dòng họ, bon làng thân thiết cả nên không gì xa lạ, rất bình thường, nhưng có cái chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho anh em nên họ giao tiếp thờ ơ. (CQĐP, nam, 32 tuổi, Lạc Dương).

Như vậy, những khó khăn về giao tiếp chủ yếu liên quan đến người dân địa phương với ngôn ngữ bản địa, ngoại ngữ và lợi ích cho các nhóm không đạt được là những rào cản quan trọng trong HTCBLQ.

4.4.2.4. Về quản lý và cơ chế chính sách

Mặc dù địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chính sách hướng dẫn việc thực thi hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch theo khuôn khổ pháp luật nhưng vẫn còn thiếu và chưa bao quát hết thực tiễn hoạt động một cách chặt chẽ và hiệu quả. PTDL và phát triển kinh tế nông thôn như hai mảng tách rời độc lập nhau. Khi phỏng vấn đại diện CQĐP đã cho thấy quản lý PTDL tại địa phương còn nhiều khó khăn do phân cấp quản lý. Phạm vi quản lý của CQĐP rất eo hẹp, chủ yếu quản lý đất sản xuất nông nghiệp, quản lý lĩnh vực du lịch chung của huyện vẫn thuộc cấp tỉnh. Đây cũng là khó khăn lớn trong quá trình quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn huyện:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023