Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 25

về môt thứ quá khứ gần, quá khứ xác định của quốc gia dân tộc, của triều đại. Không gian thế tục của Nho gia bắt đầu xuất hiện bên cạnh không gian vũ trụ vô cùng của Thiền gia trong thơ Trần Nhân Tông, nhưng không mang bản chất hiện thực mà có tính biểu tượng về những vấn đề lớn lao của cộng động. Đến Nguyễn Trãi, không gian nghệ thuật bao trùm là không gian hiện thực mang tính ước lệ, dù là không gian loạn lạc, cung đình hay không gian ẩn dật thì nó cũng mang tính biểu tượng hơn là hiện thực, nhưng vẫn tồn tại trong thế giới trần gian thực hữu này. Ở Lê Thánh Tông, không gian tiêu biểu nhất là không gian sơn thủy- quốc huy, núi cao sông dài. Có thể nói, thế giới nghệ thuật của Lê Thánh Tông là không gian của cuộc sống trần gian, với những khát vọng hoàn thiện bản thân trong chính trần gian này.

Do văn học nhà Nho được hình thành từ sự tác động của Nho giáo tới văn học, nên đặc trưng của nó thiên về phía nội dung nhiều hơn là hình thức. Về cơ bản, những khác biệt hình thức của văn học nhà Nho so với các loại hình văn học khác nói chung thể hiện nhiều ở bề mặt như cách sử dụng văn liệu, thi liệu, điển cố... hơn là bề sâu của các cấu trúc thể loại, cách lập ý, xây dựng hình tượng... Những đặc tính này thuộc về cả nền văn học hơn là riêng văn học Nho gia, Thiền gia hay Đạo gia. Chúng được hình thành song hành cùng lịch sử các triết thuyết, tôn giáo, nên chúng có sự vận động nội tại ít nhiều độc lập với những hệ tư tưởng đó.

3. Sự xác lập điển phạm khiến Lê Thánh Tông và thời đại ông được coi là mẫu mực của văn học nhà Nho đối với hậu thế. Nhưng chính điều đó tạo ra mặt trái của nó, là sự quy phạm, công thức bị đẩy lên đến mức cực đoan và trở thành nhàm chán. Sau Lê Thánh Tông, văn học Việt Nam sẽ diễn ra quá trình giải điển phạm của hệ thống văn chương chữ Hán mang tính quy phạm để hình thành nên một quá trình điển phạm hóa văn học chữ Nôm. Những quy chuẩn đã được hình thành và duy trì trong thời gian dài của văn học nhà Nho sẽ bị coi là biểu tượng của sự trói buộc tự do sáng tạo, tự do tư duy và sẽ là tiền đề thúc đẩy quá trình giải điển phạm cũ, hình thành điển phạm mới. Sau thời thịnh trị của Lê Thánh Tông, sang đến thế kỷ XVI, xã hội Đại Việt nhanh chóng rơi vào những cuộc khủng hoảng của nội chiến, tranh đoạt đẫm máu. Phạm trù “chính thống” không còn là một giá trị bất biến nữa. Cùng với những biến động của xã hội thì Nho giáo cũng buộc phải đổi

thay thích ứng với thời đại. Nhà Nho tiếp nhận trở lại Phật giáo và Đạo giáo theo một cách khác hoàn toàn khác so với các nhà Nho thời Lý- Trần. Họ trộn lẫn phạm trù Nhân của Nho gia với Thiện của Phật gia, lấy thêm các quan niệm nhân quả, báo ứng của Phật giáo, xem xét lại tính siêu hình của thuật ngữ Trung dung25… Họ cũng tìm đường quay trở về với các truyền thống dân gian mang nhiều tính bản địa. Đó

chính là những chỗ dựa cho tinh thần nhân văn có chỗ nảy nở. Từ đây, văn chương nhà Nho đã không còn giữ nguyên được tính Nho gia “thuần nhất” như thời Lê Thánh Tông nữa, những xu hướng mới của xã hội đã mở đường cho một quá trình điển phạm thứ hai bắt đầu, trước hết bằng việc giải phóng khỏi những điển phạm cũ mà đại diện lớn cuối cùng là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác giả từ thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là XVIII- XIX sẽ tạo dựng nên một thời đại văn học mới với những điển phạm của riêng họ. Việc đặt vấn đề nghiên cứu quá trình giải điển phạm và xác lập điển phạm mới của sau thế kỷ XV hứa hẹn sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ tính liên tục của các quá trình điển phạm. Bên cạnh đó, việc xem xét quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho Việt Nam trong bối cảnh khu vực Đông Á cũng cần thiết để có thể giải quyết nhiều vấn đề của lịch sử văn học trung đại.



25 Xem thêm Nguyễn Nam, “Being Confucian in the sixteen-century Vietnam reading stele inscriptions from the Mạc dynasty” [193, tr. 139- 157]

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

1. Đỗ Thu Hiền (2006), “Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIV- đầu thế kỷ XV- nhìn từ nhân tố giáo dục khoa cử”, Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 165-178.

2. Đỗ Thu Hiền (2006), “Sự chuyển đổi loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thế kỷ XIV”, Tạp chí khoa học- Khoa học xã hội và nhân văn (3), Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 11-19.

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 25

3. Đỗ Thu Hiền (2007), “Các loại hình tác giả trong văn học thời Lý- Trần”, Văn học Việt Nam thế kỷ X- XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 379-403.

4. Đỗ Thu Hiền (2012), “Băng Hồ di sự lục của Nguyễn Trãi và vấn đề con người thực Trần Nguyên Đán”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (3), tr. 73-86.

5. Đỗ Thu Hiền (2012), “Hình tượng con người trong thơ văn Nguyễn Phi Khanh”,

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (335), tr. 55-60.

6. Đỗ Thu Hiền (2013), “Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Trãi”, Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Ngành Hán Nôm (1972- 2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 427-444.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Võ Văn Ái (1992), Nguyễn Trãi sinh thức và hành động, NXB Quê mẹ, Paris.

2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, tái bản, NXB Đồng Tháp, Đồng Tháp.

3. Arisote và Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca Văn tâm điêu long, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy và Phan Ngọc dịch, NXB Văn học, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (2003), Michel Foucault: Thuật ngữ diễn ngôn và các quy tắc liên quan quyền lực trong diễn ngôn, http://nguvan.hnue.edu.vn/?comp=content&id=294&MICHEL- FOUCAULT:-Thuat-ngu-DIEN-NGON-va-cac-QUY- T%E1%BA%AEC--lien-quan-quyen-luc-trong-dien-ngon*.html.

5. Barthes R (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

6. Tào Thượng Bân (2004), Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần, Lê Thanh Thùy, Đào Tâm Khánh, Chu Thanh Nga, Phạm Sỹ Thành, Mai Thị Thơm dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Bôrep Iu.B (1974), Những phạm trù Mỹ học cơ bản, Hoàng Xuân Nhị dịch, Trường Đại học tổng hợp, Hà Nội.

8. Cagan M (2004), Hình thái học của nghệ thuật, Phan Ngọc dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

9. Nguyễn Tài Cẩn (2009), Về quốc hiệu đời nhà Đinh, http://ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id

=334:v-quc-hiu-i-nha-inh&catid=29&Itemid=39.

10. Phong Châu- Nguyễn Văn Phú (giới thiệu, sưu tầm, chú thích) (2002),

Phú Việt Nam cổ và kim, tái bản, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

11. Chang Chen Chi (1972), Thiền đạo tu tập, Như Hạnh dịch, NXB Kinh Thi, Sài Gòn.

12. Huỳnh Quán Chi (2010), Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

13. Hà Như Chi (1951), Việt Nam thi văn giảng luận, NXB Tân Việt, Sài Gòn.

14. Nguyễn Huệ Chi (cb) (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, Quyển hai (Tập III-VI), NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, Tổ phiên dịch Viện Sử học dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Compagnon Antoine (2006), Bản mệnh của lí thuyết, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

17. Lưu Trường Cửu (2009), Nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc, Nhân Văn dịch, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

18. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Phan Đại Doãn (cb) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Trương Đăng Dung (2011), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại, http://vietvan.vn/vi/bvct/id3357/Tri-thuc-va-ngon-ngu-trong-tinh- than-hau-hien-dai/.

21. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như một quá trình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

22. Dutt Nalinaksha (1999), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Thích Minh Châu dịch, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

23. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

24. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

25. Lê Quý Đôn (1977), Lê Quý Đôn toàn tập, Tập 2: Kiến Văn tiểu lục,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Lê Quý Đôn (1962), Vân đài loại ngữ, NXB Văn hoá, Hà Nội.

27. Vũ Minh Giang (1990), “Thử nhìn lại những cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (6), tr. 3-11.

28. Gurêvich A. Ja (1996), Các phạm trù văn hoá trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, Huế.

30. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, tái bản, NXB Trung tâm học liệu, Sài Gòn.

31. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (cb) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc, NXB Văn học, Hà Nội.

33. Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mỹ học, Trần Đình Sử và Lê Tẩm dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Tập 1, Từ khởi nguyên đến hết thế kỷ XIV, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hoá phương Đông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Hêghen (1999), Mỹ học, Phan Ngọc giới thiệu và dịch, Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.

37. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, TP.HCM.

38. Nguyễn Duy Hinh (1998), Tuệ Trung nhân sĩ- thượng sĩ- thi sĩ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Huisman Denis (2004), Mỹ học, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

41. Nguyễn Phạm Hùng (1996), Văn học Lý- Trần nhìn từ thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

42. Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ Thiền Việt Nam- những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

43. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

44. Nguyễn Phạm Hùng (2008), Các khuynh hướng văn học thời Lý- Trần,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

45. Nguyễn Phạm Hùng (2011), Văn học cổ Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

46. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông- gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn học, Hà Nội.

47. Nguyễn Hoàng Huy (sưu tầm và biên dịch) (2013), Mỹ học và phê bình nghệ thuật, NXB Mỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

48. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.

49. Trần Đình Hượu (1998), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

50. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Lại Nguyên Ân biên soạn từ băng ghi âm và vở ghi chép của sinh viên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

51. Trần Đình Hượu (2007), Trần Đình Hượu tuyển tập, Tập 1, Trần Ngọc Vương giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

52. Trần Đình Hượu (2007), Trần Đình Hượu tuyển tập, Tập 2, Trần Ngọc Vương giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

53. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

54. Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

55. Ilin I.P, Tzurganova E.A (cb) (2003), Các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

56. Jullien Francois (2003), Bàn về cái nhạt, Trương Thị An Na dịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

57. Jullien Francois (2004), Bàn về chữ thế, Lê Đức Quang dịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

58. Jullien Francois (2004), Bàn về chữ thời, Đinh Chân dịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

59. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2008). Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII), tái bản lần thứ 10, NXB Giáo dục. Hà Nội.

60. Khrapchenco M.B (2004), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (nhiều người dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

61. Hoàng Tuấn Kiệt (2012), Nho học Đông Á biện chứng của kinh điển và luận giải, Bùi Bá Quân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

62. Trần Trọng Kim (Không ghi năm xuất bản), Nho giáo, Quyển thượng, in lần thứ 3, NXB Tân Việt, Sài Gòn.

63. Trần Trọng Kim (Không ghi năm xuất bản), Nho giáo, Quyển hạ, in lần thứ 3, NXB Tân Việt, Sài Gòn.

64. Trần Trọng Kim (2003) Việt Nam sử lược, tái bản, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

65. Konrad N.I (2007), Phương Đông học, Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn, giới thiệu, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Đình Hượu, Từ Thị Loan, Trần Ngọc Vương dịch, NXB Văn học, Hà Nội

66. Phùng Hữu Lan (1999), Đại cương triết học sử Trung Quốc, Nguyễn Văn Dương dịch, NXb Thanh Niên, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, Hà Nội.

67. Phùng Hữu Lan (2006), Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập 1: Thời đại Tử học, Lê Anh Minh dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

68. Phùng Hữu Lan (2007), Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập 2: Thời đại Kinh học, Lê Anh Minh dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

69. Phùng Hữu Lan (2010), Tinh thần triết học Trung Quốc (Tân nguyên đạo), Lê Anh Minh dịch, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí