khu công nghiệp đã phủ kín 28,39% diện tích (đạt 70,98%), 04 cụm công nghiệp phủ kín 15,42% diện tích (đạt 38,55%) [30]. Bên cạnh KCN Tây Bắc Củ Chi và KCN Tân Phú Trung, Củ Chi còn có các khu, cụm công nghiệp như:
Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu A có diện tích 65 ha ở xã Trung An. Đây là cụm công nghiệp với các nghề như giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí,…
Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu B có diện tích 97 ha, nằm ở xã Tân Thạnh Đông với các ngành nghề như giày da, điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí,…
Khu công nghiệp cơ khí Ô tô Củ Chi: đây là KCN đặc trưng phát triển ngành cơ khí ô tô tại TP. Hồ Chí Minh, vị trí thuộc xã Tân Thạnh Đông, được thành lập theo Quyết định số 4831/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2014 của UBND TP. Hồ Chí Minh.
Cáckhu công nghiệp,cụmcông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi đãgóp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần trong việc giải quyết lao động việc làm cho người dân địa phương, thay đổi thành phần dân cư đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của huyện.
3.4.3. Thương mại - dịch vụ
Trong số 7739 hộ kinh doanh cá thể của huyện năm 2005 có 200 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thương mại, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm cho trên 10.000 lao động. Huyện cũng đã đầu tư xây dựng mới chợ Hòa Phú, chợ Trung An, chợ Phạm Văn Cội phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn [6; tr. 67-68].
Biểu đồ 3.12 sau đây cho thấy rõ hơn về cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ của Củ Chi qua một số năm:
Biểu đồ 3.12. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ các năm 2010, 2012, 2015
Đơn vị: tỉ đồng
3,500.000
3,216.308
3,000.000
2,500.000
2,252.929
2,000.000
1,500.000
1,227.927
1,000.000
776.154
500.000
0.000
422.345
36.593 42.549
kinh tế nhà nước
2010
289.505
50.315
107.750
46.339
kinh tế tập thể kinh tế tư nhân
2012
76.341
kinh tế cá thể
2015
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 – 2015.
Phân tích biểu đồ cho thấy: kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị ngành thương mại - dịch vụ của huyện Củ Chi. Tiếp đến là kinh tế tư nhân, chiếm tỷ trọng nhỏ là kinh tế tập thể và cuối cùng là thành phần kinh tế nhà nước. Giá trị kinh tế cá thể năm 2010 gấp 2,9 lần kinh tế tư nhân và gấp tới 33,6 lần kinh tế nhà nước. Đến năm 2015, giá trị kinh tế cá thể gấp 4,02 lần kinh tế tư nhân và gấp 41 lần kinh tế nhà nước. Như vậy, với ưu điểm linh hoạt trong quá trình hoạt động, kinh tế cá thể chiếm ưu thế nổi bật trong giá trị ngành thương mại - dịch vụ.
Về tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành thương mại - dịch vụ qua các giai đoạn như sau: Trong giai đoạn 2005-2010, thương mại dịch vụ đạt mức tăng trưởng bình quân là 27,34%/năm vượt 8,45% so chỉ tiêu nghị quyết đề ra (18,89%), hàng hóa đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.
Năm 2005, giá trị sản xuất của ngành đạt 473.030 triệu đồng đến năm 2009 đạt
1.414.105 triệu đồng [155; tr. 4], trong đó công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm 1,21%, hợp tác xã 3,84% công ty ngoài quốc doanh 93,95%... trên địa bàn huyện có 7.739 cơ sở kinh doanh - thương mại- dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng trên 70% so với toàn ngành [155; tr. 5].
Trong các năm từ 2010 đến năm 2015, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu đạt tốc độ phát triển bình quân là 11, 87%.
Biểu đồ 3.13. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ Củ Chi giai đoạn 2010 -2015 (tính theo giá cố định 1994)
Đơn vị: tỉ đồng
4500.0.000
4000.0.000
4086.553.000
3500.0.000
3577.771.000
3000.0.000
3147.743.000
2500.0.000 2639.088.000
2283.710.000
2000.0.000
giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ
1729.859.000
1500.0.000
1000.0.000
500.0.000
.0.000
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015.
Từ năm 2010 đến năm 2015, doanh thu của ngành thương mại - dịch vụ đã tăng từ
1.729.559 đồng lên 4.086.553 đồng, gấp 2,36 lần. Chính sự phát triển nhanh về doanh thu đã đưa ngành thương mại - dịch vụ trở thành ngành có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện Củ Chi.
3.5. Chuyển biến về dân số, lao động và lối sống của cư dân
3.5.1. Dân số, lao động
Về số dân, năm 2006, dân số Củ Chi là 296.032 người, năm 2010 là 355.822 người, năm 2015 là: 411.252 người. Từ đó, ta có đồ thị về sự gia tăng dân số của Củ Chi qua biểu đồ 3.14 thể hiện như sau:
Biểu đồ 3.14. Sự gia tăng dân số của Củ Chi
450000
411.252
400000
355.822
350000
300000
250000
200000
Số dân
150000
100000
50000
0
2006
2010
2015
Đơn vị: người
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm Bảo Đời Sống Của Người Dân Và Phát Triển Văn Hóa, Giáo Dục, Y Tế
- Số Hộ Nghèo Và Số Người Được Giải Quyết Việc Làm Ở Củ Chi Giai Đoạn 2010 - 2015
- Giá Trị Sản Xuất Ngành Trồng Trọt Và Chăn Nuôi Của Huyện Củ Chi Các Năm 2010-2015 (Tính Theo Giá So Sánh 2010)
- Tỷ Lệ Lao Động Đã Qua Đào Tạo Nghề Trong Tổng Lao Động Có Việc Làm Giai Đoạn 2010 - 2015
- Quá Trình Đô Thị Hóa Đã Tác Động Mạnh Mẽ Đến Sự Phát Triển Kinh Tế Của Huyện Củ Chi
- Thu - Chi Ngân Sách Của Các Huyện Ngoại Thành Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2015
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu lưu tại Phòng Thống kê huyện Củ Chi
Từ biểu đồ trên ta thấy, dân số Củ Chi gia tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số khác nhau qua các thời kì. Năm 2010, tốc độ gia tăng dân số của huyện là 8,5‰ năm 2015, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Củ Chi là 9,1‰. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở huyện Củ Chi vẫn còn một số tồn tại như: tỷ lệ sinh con thứ 3 ở các xã vẫn còn nhiều, một số xã chưa hỗ trợ cho cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Củ Chi còn có gia tăng dân số cơ học. Năm 2015, tỉ lệ gia tăng dân số cơ học của Củ Chi là 3,16%. Gia tăng cơ học là do các hiện tượng di cư đến Củ Chi.
Biểu hiện quan trọng của quá trình đô thị hóa ở Củ Chi là tỉ lệ tập trung dân cư đô thị. Trong các năm 2011 - 2015, dân số trung bình thành thị của huyện Củ Chi thể hiện qua bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11. Dân số trung bình thành thị của huyện Củ Chi từ năm 2011 đến năm 2015
Đơn vị: người
21.933
21.830
22.527
25000
19.534
18.687
20000
15000
10000
5000
0
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr 30.
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy dưới tác động của quá trình đô thị hóa, mặc dù có những biến động nhỏ nhưng nhìn chung dân số khu vực thành thị của huyện Củ Chi đã tăng nhanh trong các năm 2011-2015. Năm 2015, trong tổng số 411.252 dân số Củ Chi thì nơi tập trung đông dân nhất là Tân Thạnh Đông với 39.251 người; tiếp đến là Tân Thông Hội
37.059 người; Tân Phú Trung 36.686 người; nơi thấp nhất là Phú Mỹ Hưng với 7.742 người, Phạm Văn Cội 8.619 người [30]. Như vậy, xung quanh các khu, cụm công nghiệp đã tập trung đông dân cư, đây chính là tác động mạnh của quá trình đô thị hóa. Điều này biểu hiện rõ hơn trong mối tương quan giữa dân số trung bình thành thị và dân số trung bình nông thôn của huyện Củ Chi theo bảng 3.12 qua các năm:
Bảng 3.12. Dân số trung bình thành thị và dân số trung bình nông thôn của huyện Củ Chi qua các năm 2011 - 2015
Đơn vị: Người
Năm | |||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Dân số trung bình thành thị | 19.534 | 18.867 | 21.933 | 21.830 | 22.527 |
Dân số trung bình nông thôn | 346.245 | 363.109 | 362.048 | 368.892 | 380.511 |
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015, tr 30 - 31.
Trong vòng 5 năm, số dân trung bình thành thị tăng 1,15 lần, trong khi đó, số dân trung bình khu vực nông thôn tăng 1,09 lần.
Mặc dù có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhưng mật độ bình quân của huyện Củ Chi vẫn còn thấp hơn so với mật độ bình quân chung của toàn Thành phố. Năm 2015, mật độ dân số của Củ Chi là 928 người/km2. Điều này cho thấy khả năng thu hút dân số tại huyện còn rất lớn cũng như có nhiều thuận lợi trong việc bố trí các khu dân cư mới, các khu, cụm công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng.
Về cơ cấu dân số chia theo giới tính, trên địa bàn huyện nhìn chung tỷ lệ nam luôn thấp hơn nữ. Dân số nam - nữ trong tổng số dân của Củ Chi qua các năm dựa theo bảng
3.13 như sau:
Bảng 3.13. Dân số nam, dân số nữ ở Củ Chi qua một số năm
Đơn vị: người
Năm | |||||
2005 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Dân số nữ | 154.897 | 174.800 | 178.887 | 181.250 | 186.600 |
Dân số nam | 141.136 | 154.675 | 157.829 | 166.280 | 169.223 |
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2010, tr 27-28.
Đến năm 2010, nam chiếm 47,8% tổng số dân (141.519 người), nữ tuổi, ở nhóm tuổi sơ sinh 0 - 4, tỷ lệ nam cao hơn (nữ chiếm 47,7%), từ nhóm tuổi 15 - 29, tỷ lệ nữ vượt trội hơn nam giới chiếm trên 51%, nhóm tuổi 30 - 39, nữ có tỷ lệ thấp hơn nam (khoảng 49%), nhưng từ nhóm tuổi 40 trở lên nữ vượt trội hơn nam giới (trên 55 tuổi; nữ giới chiếm 57%) [158; tr.37]. Năm 2015, tỷ lệ nữ là 213.650/411.252 (51,95%), nam chiếm 48,05%.
Xét theo cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thì Củ Chi hiện nay đang ở vào loại dân số trẻ, điều này có tác dụng tích cực vì hàng năm cung cấp cho thị trường lao động tại huyện và ở bên ngoài hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn thấp, số người có trình độ đại học
- cao đẳng còn ít đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động của Củ Chi.
Về nguồn lao động, năm 2015, số nhân khẩu trên 14 tuổi ở Củ Chi là 339.283 người (chiếm 82.5%). Đặc biệt, tỷ lệ tăng cơ học - tăng nguồn lao động tăng rất nhanh trong các năm 2010 - 2015, thể hiện thông qua sơ đồ sau đây:
Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ biến động dân số trên địa bàn
Đơn vị tính:%
3.5
3,16
3
2.5
2
1,7
Tăng tự nhiên (%)
1.5
0,94
1,05
0,96
1,15
0,95
Tăng cơ học (%)
1
0,8
0,63
0,91
0,47
0.5
0,02
0
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 - 2015 và lần XI, nhiệm kỳ 2015 -2020.
Từ biểu đồ trên, ta thấy, nếu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Củ Chi tăng giảm ở mức từ 0,8 đến 1,02% qua các năm tuy nhiên tỉ lệ tăng cơ học có biến động mạnh, chỉ từ 0,02% năm 2010 đã lên 3,16% năm 2015. Điều này cho thấy mức độ nhập cư nhanh chóng vào huyện Củ Chi, trước đòi hỏi về nguồn lao động tại các khu công nghiệp. Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng về dân số và lao động trong khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn nhiều yếu kém nên không thể đáp ứng được nhu cầu về học hành, đi lại, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề cho người dân. Đây chính là vấn đề lớn cần giải quyết trong quá trình đô thị hóa ở Củ Chi.
Về chất lượng lao động, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề được thực hiện ở Củ Chi từ năm 2006, xuất phát từ thực tế, Củ Chi có nguồn nhân lực lớn, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nông nghiệp không qua rèn luyện tay nghề.
Mặt khác, Củ Chi lại trên đà đô thị hóa nhanh, sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp với nhu cầu lao động khá lớn mà nguồn lao động trong huyện, nhất là lao động có tay nghề không đủ đáp ứng, phải thu hút lao động từ nơi khác đến. Trong khi đó, một bộ phận lao động cơ hữu lại thất nghiệp hay chọn các công việc thời vụ, thu nhập bấp bênh do không có tay nghề. Đa số đối tượng này lại có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học nghề. Bên cạnh đó, một số địa phương đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng
phù hợp với điều kiện sản xuất và cho giá trị kinh tế. Điều này rất cần tay nghề cũng như kinh nghiệm, nên nhu cầu học nghề càng được đặt ra, việc đào tạo nghề miễn phí tại huyện phần nào đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tìm việc làm của người dân.
Năm 2006, chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề miễn phí đã được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, 155 người được đào tạo nghề ngắn hạn làm cơ sở để tìm công việc ổn định. Phát huy thành quả đó, năm 2007, việc đào tạo nghề miễn phí được tiếp tục thực hiện. Với nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 185 triệu đồng, trường Công nhân kỹ thuật Củ Chi (nay là Trường Trung cấp nghề) phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, hội Nông dân, huyện Đoàn... chiêu sinh đào tạo nghề miễn phí ngắn hạn cho đối tượng có nhu cầu. Việc đào tạo nghề miễn phí sẽ giúp người dân có được tay nghề làm nền tảng cho công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống, thiết thực xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Bởi lẽ, đối tượng của chương trình rất đa dạng, hầu như là tất cả những người có nhu cầu.
Nguồn lao động ở Củ Chi chủ yếu gồm các nhóm đối tượng sau: Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp,… có nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp, lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người có công cách mạng theo quy định của pháp luật, lao động nữ chưa có việc làm, lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản chi cho dạy nghề, lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề, lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề...
Với các nhóm đối tượng này, nhiều người dân Củ Chi đã tốt nghiệp cấp I chưa có việc làm hoặc công việc không ổn định cần chuyển đổi có thể được trang bị tay nghề vững vàng hơn. Chương trình dạy nghề năm 2007 được trường Công nhân kỹ thuật nghiên cứu, soạn thảo nội dung và lựa chọn nghề mà xã hội đang cần, để giúp học viên tìm việc dễ dàng sau khi tốt nghiệp. Tuỳ theo sở thích và nhu cầu học viên có thể chọn học 1 trong 6 nghề sau: tin học ứng dụng, sửa xe gắn máy, sửa chữa bảo trì máy may công nghiệp, cơ khí tiện hàn, quản trị mạng, kỹ thuật nuôi trồng - lai giống hoa lan, làm bonsai.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong tổng số lao động được giải quyết việc làm đã tăng theo các năm qua biểu đồ