Quá Trình Ra Đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1923-1930)


Sau khi dạy xong bài 13 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, để hiểu rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống những sự kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 theo sơ đồ hình 3.6: Quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1923-1930).

Hình 3.6: Quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1923-1930)

Khi dạy 13 mục II – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để trả lời câu hỏi: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.7: Ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)

Hình 3.7: Ý nghĩa về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)


Sau khi dạy xong bài 13 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, nhằm giúp học sinh hiểu rõ phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta trong 3 tập niên đầu thế kỉ XX, đó là phong trào dân tộc theo khuyên hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Cuối cùng phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919- 1925 bị thất bại. Từ đó, đặt ra yêu cầu cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối lãnh đạo đúng đắn. Vậy nguyên nhân, điều kiện nào để phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.8: Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới sự xuất hiện phát triển của khuynh hướng vô sản.

Hình 3.8: Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng vô sản

3.4.2. Thời kì 1930-1945

Khi dạy bài 14 mục II – Phong trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, giúp học sinh biết nguyên nhân, diễn biến dẫn tới phong trào cách mạng 1930 -1931 và giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, bài học lịch sử từ phong trào cách mạng 1930-1931. Qua đó rút ra những nhận xét khoa học, khách quan về phong trào cách mạng 1930 -1931, giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức qua sơ đồ hình 3.9: Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam; hình 3.10: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam; hình 3.11: Nhận xét phong trào cách mạng 1930-1931.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.


Hình 3.9: Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam


Hình 3.10: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930- 1931 ở Việt Nam


Hình 3.11: Nhận xét phong trào cách mạng 1930-1931

Khi dạy bài 15 mục I – Tình hình thế giới và trong nước, nhằm giúp học sinh hiểu được tình hình Việt Nam trong những năm 1936 -1939, có nhiều thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, tính chất của phong trào cách mạng Việt Nam. Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.12: Bối cảnh lịch sử tác động đến phong trào dân tộc dân chủ 1936 -1939 để phân tích những nội dung kiến thức trên.

Hình 3.12: Bối cảnh lịch sử tác động đến phong trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939


Sau khi học xong bài 15 – Phong trào dân chủ 1936 – 1939, nhằm giúp học sinh hiểu rõ chủ trương, đường lối đấu tranh của Đảng qua hai giai đoạn 1930 -1931 và 1936- 1939 và giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học để biết được những điểm chung và những nét riêng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939. Giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.13: So sánh chủ trương, đường lối đấu tranh của Đảng qua 2 giai đoạn 1930-1931 và 1936 – 1939.

Hình 3.13: So sánh chủ trương, đường lối đấu tranh của Đảng giai đoạn 1930-1931 và 1936 - 1939‌

Khi dạy bài 16 mục III – Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, trước khi tìm hiểu diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giáo viên cần phân tích cho học sinh hiểu bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cùng những khó khăn và thuận lợi khi Đảng ta quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Đồng thời, giáo viên cần cho học sinh hiểu sâu sắc thời cơ “ngàn năm có một” của ta trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhằm làm rõ những nội dung kiến thức trên giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.14: Hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sơ đồ hình 3.15: Sơ đồ về thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.


Hình 3.14: Hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945


Hình 3.15: Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Với mục III – Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của bài 16, nhằm giúp học sinh biết diễn diến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong cả nước, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.16: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sơ đồ hình 3.17: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.


Hình 3 16 Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 1

Hình 3.16: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

(đư ợc thiết kế theo Infographic, có kết h ợp lư ợc đ ồ v ới hình ảnh)


Hình 3 17 Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Sau khi dạy xong bài 2

Hình 3.17: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Sau khi dạy xong bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để củng cố những sự kiện lịch sử cơ bản qua diễn biến của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.18: Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hình 3.18: Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023