Vai Trò Của Đảng Csđd Và Hồ Chí Minh Đối Với Cách Mạng Vn (1941 - 1945)


Sau khi dạy xong bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để trả lời câu hỏi “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện như thế nào?” giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức theo gợi ý qua sơ đồ hình 3.19: Vai trò của Đảng CSĐD và Hồ Chí Minh đối với Cách mạng VN (1941 - 1945).

Hình 3.19: Vai trò của Đảng CSĐD và Hồ Chí Minh đối với Cách mạng VN (1941 - 1945)

3.4.3. Thời kì 1945-1954

Khi dạy bài 17 – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 -1946, giáo viên cần giúp học sinh biết, hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: những thuận lợi và khó khăn. Trước tình hình đó Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những chính sách để kịp thời khắc phục đưa nước ta vượt qua hoàn cảnh ”Ngàn cân treo sợi tóc”. Để làm rõ nội dung kiến thức trên giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.20: Những thuận lợi, khó khăn của nước VNDCCH sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sơ đồ hình 3.21:


Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Hình 3.20: Thuận lợi, khó khăn của nước VNDCCH sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hình 3.21: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945

Sau khi dạy xong bài 18 mục III, 2- Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, để trả lời câu hỏi ở cuối mục: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947? (SGK tr135), giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.22: Biểu hiện về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.


Hình 3.22: Biểu hiện về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở Việt Nam sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947

Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học lịch sử Việt Nam 1919 – 1975 ở trường THPT Thực nghiệm sư phạm tại vùng Tây Bắc - 13

Khi dạy xong bài 18 – Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950), sau khi cho học sinh hiểu rõ hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp và cuộc chiến đấu ở các đô thị, chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên tổ chức học sinh phân tích tính chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng theo gợi ý sơ đồ hình 3.23: Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra (1946 - 1947).

Hình 3.23: Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1947) của Đảng


Khi dạy bài 18 mục IV, 2 – Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, để làm rõ nội dung kiến thức: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.24: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

Hình 3.24: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

Khi dạy bài 19 mục II – Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 -1951), nhằm giúp học sinh biết, hiểu bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa của Đại hội, giáo viên cần tóm tắt và khái quát những nội dung cơ bản theo gợi ý sơ đồ hình 3.25: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951).

Hình 3.25: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)


Sau khi dạy xong bài 20 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954), để hệ thống hóa các trận đánh và chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp (1946 -1954) và phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), giáo viên tổ chức học sinh nghiên cứu kiến thức theo gợi ý sơ đồ hình 3.26: Những trận đánh và chiến dịch lớn trong kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) và sơ đồ hình 3.27: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Hình 3.26: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến tòn quốc chống thực dân Pháp (1945-1954)


Hình 3.27: Những trận đánh và chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)

3.4.4. Thời kì 1954 -1975

Khi dạy bài 21 mục I – Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, giúp học sinh hiểu được những khó khăn, thuận lợi của nước ta sau năm 1954 thấy được nhiệm vụ cách mạng của hai miền nước ta trong giai đoạn mới, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.28: Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp Định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

Hình 3.28: Tình hình, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp Định Giơnevơ 1954 về Đông Dương


Khi dạy bài 21 mục III – Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới ”Đồng khởi” (1954 - 1960). Thời kì từ năm 1954 đến năm 1960 miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng , phong trào Đồng khởi (1959 -1960) được coi là bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.29: Bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1959-1960).

Hình 3.29: Bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1959-1960)

Sau khi dạy xong bài 22 mục I, 3 – Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giúp học sinh hiểu sâu sắc ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của cả dân tộc, giáo viên sử dụng sơ đồ hình 3.30: Bước ngoặt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)


Hình 3.30: Bước ngoặt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)

Khi dạy bài 22 mục IV, 2 – Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương, nhằm giúp học sinh hiểu trận “Điện Biên Phủ trên không” đã diễn ra như thế nào? Kết quả và ý nghĩa. Giáo viên tổ chức cho học sinh tóm tắt những ý chính theo gợi ý sơ đồ hình 3.31: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972).

Hình 3.31: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972)‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023