triển trường học, phát triển công nghệ trong nước, mở mang trường quân sự dạy thủy quân, lục quân…nhằm mục đích cổ súy PTDT đất nước, đưa đất nước phát triển.
Những hoạt động và đóng góp của PTDT ở Nam Kỳ trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục đều nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị là giành lại nền độc lập cho dân tộc.
Các tổ chức công nghệ và thương mại của PTDT nói chung đều nhằm tập hợp đồng bào để cổ động, tổ chức một lực lượng chính trị nhằm mục đích sau cùng là bí mật hoạt động chống Pháp. Cho nên những cơ sở kinh doanh của phong trào chính là bức bình phong để che mắt bọn thực dân và tay sai. Tại Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho, quyển Kỉ niệm lục (ghi lại tiểu sử, thành tích đấu tranh chống Pháp của ông Tăng Bạt Hổ và một số chiến sĩ khác của phong trào Cần Vương) được đem ra đọc công khai. Cuốn sách Sùng bái giai nhân của Phan Bội Châu soạn ra nhằm đề cao những chiến sĩ yêu nước, được phân phát cho các ông điền chủ có cảm tình thường tới khách sạn. Còn Chiêu Nam Lầu là nơi chiêu hiền đãi sĩ, nơi gặp gỡ của anh hùng hào kiệt ba miền để trao đổi, bàn chuyện “quốc sự”, tổ chức các hoạt động yêu nước; là nơi tổ chức, đón tiếp đưa thanh niên yêu nước xuất dương. Các nhà tên tuổi thời đó như Kỳ Ngoại hầu Cường Để, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trọng Lợi, Huỳnh Đình Điển, Huỳnh Đình Khiêm, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu,…thường ghé Chiêu Nam Lầu để tá túc, nhận tin tức…vì nơi đây được xem như một “trạm liên lạc” của PTĐD, Duy Tân ở Nam Kỳ. “Năm 1907, ông Bùi Chi Nhuận theo lệnh của Kì Ngoại hầu Cường Để mang hai bài Hịch cáo Quốc dân văn và Phổ cáo Lục tỉnh văn từ nước ngoài về, gặp ông Nguyễn Thần Hiến. Một cuộc họp bí mật được triệu tập tại Chiêu Nam Lầu, Sài Gòn. Các nhà ái quốc chia nhau truyền bá các bài văn này”[69, tr.85-86].
Để đào tạo nhân lực cho cách mạng, bên cạnh việc công khai hô hào khuyến học, mở mang trường lớp, khuyến khích việc học nghề, học chữ, Trần Chánh Chiếu cùng các đồng chí của mình đã tích cực vận động cho cuộc Đông Du, kêu gọi việc đưa con em sang Nhật du học. Và để thuận tiện cho hoạt động của PTĐD thì “một ban đón tiếp và hướng dẫn đồng bào xuất ngoại được tổ chức tại Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn,
gồm có ông Nguyễn Háo Văn (điền chủ và thơ kí hành chánh), xã Đinh (hội tề), cai tổng Võ Văn Thiện” [58, tr.46]…
Ngoài ra, để phục vụ cho mục tiêu chính trị các chí sĩ không chỉ viết những bài viết nhằm vào chính quyền thực dân Pháp và khuyến khích đồng bào đứng lên tranh đấu với thực dân Pháp mà họ còn lên án thói hà hiếp dân của bọn quan lại phong kiến, công kích mạnh mẽ những tên tay sai bán nước, hại dân trên báo LTTV ví như tên đốc phủ Trần Bá Thọ và cha hắn là Tổng đốc Trần Bá Lộc trong bài Mẫn thời bịnh thế, kí tên là Mặt thiệt, đăng trên LTTV, số 2. Bài viết chỉ trích quan Tổng đốc Lộc cũng là người Annam nhưng sao lại đi giúp thực dân dẹp nghĩa quan, phải chăng vì “ăn cơm chúa múa tối ngày”, “ăn cây nào rào cây ấy” nên cực chẳng đã, ông mới làm vậy? Trong hoạt động này, người tích cực nhất là Trần Chánh Chiếu, ông có ý thức chính trị rõ rệt: “ông Gilbert Chiếu từ mức công kích dã tâm của thực dân Pháp và sự bất lực của triều đình Huế, đến lộ rõ ý định khuyến khích việc lật đổ”[133, tr.20]. Trong số báo 5, ông đã đăng bài viết “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, bài viết này thực sự đã làm cho thực dân Pháp lo sợ vì G.Chiếu viết quá hăng và ra mặt chống đối khi biết chính phủ Pháp sẽ sai quan Phủ, Huyện người Việt ra “chăn dân”. Ông đã nhắn các quan đừng có ham vui, “ham việc lời mà quên bổn phận, rồi hóa ra An Nam giết An Nam, An Nam kiện An Nam, mình làm hại cho nhau…Xin các quan…kêu An Nam thức dậy tranh quyền lợi, dục nhà giàu hùn hiệp buôn bán lúa gạo, mua tàu đưa bộ hành và các việc khác…”[58, tr.355-356]. Bài viết này của ông được nhân dân đón nhận với niềm vui mừng. Bởi vì, trước nay mỗi khi có việc vào “cửa quan” họ luôn bị bọn quan lại hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn đủ điều để vòi tiền nếu không có tiền thì đành phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận sự phán quyết của quan cho dù bị oan. Nay biết tin quan An Nam sẽ ra “chăn dân”- là người đồng tiếng, đồng tục, đồng bang với họ, họ rất vui mừng nhưng cũng không khỏi lo âu: “Còn e một nỗi không thoát chăng? Mà lại dữ tợn hơn nữa chăng? Là sự đa tài ám nhãn, là sự bất thanh liêm, là sự âm cầu hối lộ!” [58, tr.357].
Trước đó trong số 4, báo LTTV đã đăng bài “Cha ghẻ, con ghẻ” của La Ma Hòa Thượng Ký, tác giả đã mượn lối nói bóng gió, mượn việc này ám chỉ việc kia một cách
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Ra Đời Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ.
- Khuynh Hướng Duy Tân Ở Việt Nam Và Nam Kỳ Những Năm Đầu Thế Kỉ Xx (1905-1930).
- Hoạt Động Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ (1905-1930).
- Hoạt Động Trên Lĩnh Vực Kinh Tế.
- Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 11
- Phong Trào Đấu Tranh Của Nhân Dân Nam Kỳ Trong Lĩnh Vực Kinh Tế.
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
khôn khéo để tố cáo những hành vi ăn cướp bất nhân bất nghĩa, vô lễ thất tín của thực dân Pháp đối với đất nước và nhân dân ta nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra: cha ghẻ là nước Pháp, con ghẻ là nước Nam, Tây Ninh ám chỉ Pháp (Tây), Ban Nam là nước Nam bị chia làm ba kì, thị Đước là vua Tự Đức, chị Phúc là vua Kiến Phúc, chị Dục là vua Dục Đức, chị Đường là vua Đồng Khánh, chị Ngơi là vua Hàm Nghi, Thái Thị Thiền là vua Thành Thái. Những chi tiết về chị Ngơi như “đánh lộn với ảnh”, “chỉ trốn đi”, “ảnh bắt chỉ lại”, “chở về Tây Ninh là xứ của ảnh”…gợi khá rõ ràng cuộc binh biến thất bại đêm 04-7-1885, việc Hàm Nghi ra khỏi kinh thành lập chiến khu chống Pháp, bị bắt và bị lưu đày. Những chi tiết về chị Thái Thị Thiền “kình chống không lại”, “giả đò điên khùng”, “đem chỉ lên miếng đất hoang”, “giữ chỉ như giữ tù một thứ”, cũng gợi khá rõ ràng thái độ chống Pháp của vua Thành Thái và việc vua bị đưa đi lưu đày. Còn việc anh Lê Thái Vận dụ đứa con gái còn con nít của Thái Thị Thiền để “ngủ với nó” trình bày khá rõ việc Pháp lập vua Duy Tân để dễ bề thao túng, vua Duy Tân được Pháp đặt lên ngôi năm 1907, lúc 8 tuổi. Thật ra, tưởng tượng chuyện anh Lê Thái Vận ở Tây Ninh để ngầm bày tỏ ý kiến rằng Pháp đối với Việt Nam như cha ghẻ đối với con ghẻ. Tuy nhiên đó chỉ là việc phụ còn mục đích chính của bài viết là dùng câu chuyện này để gây căm thù đối với thực dân Pháp, khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân. Khi đọc hết câu chuyện mọi người đều dễ dàng tán thành những lời mắng nhiếc: “Than ôi! Hỡi ôi! Làm con người ta mà ích kỉ hại nhân làm rứa, ở nhà người ta làm bức con người ta, giựt vợ người ta, hãm con gái người ta, quản sự nghiệp người ta lại sang đoạt của người ta. Làm thiệt hại cho người ta mà lại làm giàu cho mình, làm những điều bất nhân bất nghĩa, vô lễ, thất tín. Ăn ở như Lê Thái Vân vậy, thì thương sao đặng, mà bình yên cho đặng” [58, tr.344-345].
Trong số báo 11, LTTV đăng bài “Nhàm đàm tức sự kiêm thời” của Đông nam nhơn Huỳnh hà Lưu tự Thanh Hải, theo G.Coulet thì “bài này rất lợi hại, khuyến khích việc lật đổ nhà nước Pháp”[58, tr.348]…Cùng với việc khơi sâu thêm lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân và tay sai thì PTDT còn khơi gợi lòng yêu nước trong nhân dân bằng việc tuyên truyền, ngợi ca về lịch sử hào hùng của dân tộc qua những tấm gương anh hùng như Nguyễn Trung Trực, Lâm Văn Ky…
Có thể nói, trong 50 số đầu dưới quyền chủ bút Trần Chánh Chiếu, tờ LTTV ngoài phần vận động PTMT thì bên cạnh đó “đường lối tờ báo cũng xác định lập trường quốc gia bằng những bài có tính chất tranh đấu, tranh đấu một cách gián tiếp hoặc che đậy ít nhiều, chống thực dân, chống chính quyền thuộc địa và những tay sai đắc lực của thực dân…[25, tr.492].
Đầu thế kỉ XX, ngoài hai tờ báo NCMĐ và LTTV thì đáng chú ý nhất là hai tờ báo: La Cloche félée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh và L`Annam (Nước Nam) của Phan Văn Trường. Hai tờ báo đã cho đăng những bài viết tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân, phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng và mạnh dạn đăng những bài mang tính chất Mác-xít, các tác phẩm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin…Điều đó đã góp phần giác ngộ tư tưởng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc; truyền bá nền văn hóa mới và tư tưởng cách mạng trong quần chúng nhân dân, nhằm chống lại chế độ thực dân và phong kiến.
Trong bài diễn văn tại một kì họp ở Hà Nội (12/1925), Toàn quyền Varenne rêu rao: nước Pháp đã mang lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân Đông Dương. Phan Văn Trường, trong một bài viết đăng trên báo La Cloche Fêlee số 32, nói thẳng: Các dân tộc Đông Dương chẳng có hòa bình và an ninh nào hết. Thật ra, với nền đô hộ của Pháp, dân Đông Dương đã chịu đựng bao nỗi khổ đau. Và theo Phan Văn Trường thì thực chất chế độ cai trị của Pháp ở Đông Dương là:
- Một chế độ độc tài chuyên chế, thể hiện ở chế độ sắc lệnh mà Pháp thực hiện ở Đông Dương. Sống dưới chế độ này người dân Đông Dương chẳng khác nào bị nhốt trong một nhà tù mênh mông, không có tự do đi lại, tự do cư trú và bất cứ một quyền tự do nào mà con người được hưởng ở những nơi không phải là thuộc địa của Pháp. Chính quyền Pháp dùng mọi cách để đàn áp những nguyện vọng của chính đáng, tước đoạt mọi quyền tự do của người Việt Nam. Bởi vì chúng muốn người Việt Nam cam chịu số phận.
- Một chế độ bóc lột thậm tệ, bởi vì bọn thực dân chỉ có một mục đích duy nhất là làm giàu bằng sự bóc lột dân thuộc địa.
- Một sự kì thị dân tộc khả ố. Phan Văn Trường viết: “Phần lớn người Pháp ở Đông Dương - không phải là tất cả - bị chủ nghĩa phân biệt chủng tộc làm cho mù
quáng và nhiễm nặng tính tự phụ của kẻ đi chinh phục, không chấp nhận ở người dân bản xứ một thái độ nào khác thái độ của nô lệ đới với chủ” [79, tr.124]. Và dưới mắt thực dân Pháp, sinh mạng người bản xứ không có nghĩa gì hết.
- “Khai hóa” để ngu dân. Muốn tiến hành khai thác thuộc địa có hiệu quả thì phải duy trì dân bản xứ trong tình trạng hèn yếu cả về thể lực lẫn trí tuệ. Vì vậy thực dân Pháp có một chủ trương nhất quán là “tuyệt đối không nên dạy bất cứ điều gì cho người Việt Nam và cũng không cho phép họ học bất cứ cái gì” [79, tr124]. Chương trình giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam chỉ là nhằm tạo ra tầng lớp tay sai làm việc cho chúng.
Chính vì thực chất chế độ cai trị của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam như thế nên người Việt Nam muốn độc lập thì chẳng còn con đường nào khác là đấu tranh. Và Nguyễn An Ninh đã từng cảnh báo trước với thực dân rằng: “cách mạng sẽ nổ ra ở Đông Dương trong vài năm tới nếu không thay đổi thể chế hiện tại”[54, tr.90]. Dù rằng “chúng ta phải mò mẫm tìm cho ra để chỉ cho dân tộc thấy con đường giải phóng…Ta phải hành động…Khoanh tay chờ đợi là tự sát…”.
b. Vạch trần chiêu bài “Pháp-Việt đề huề”.
Ngày 28-7-1925, Varenne, một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, được Chính phủ Pháp cử sang làm Toàn quyền Đông Dương. Sau khi sang, Varenne đã dựng lại lá cờ “Pháp-Việt đề huề”, hô hào chính sách “hợp tác Pháp-Việt” và hứa hẹn nhiều cải cách. Varenne nói: “Phép chính trị của Đại Pháp ở Đông Dương nay cần phải sửa đổi lại cho công bằng và rộng rãi hơn…Phải đem hai dân tộc, hai nền văn hóa rất xa nhau rất khác nhau mà làm cho điều hòa, dung hòa được với nhau, đổi cái chính sách xâm lược ra cái chính sách hiệp lực, đổi sự cưỡng chế ra sự tự do”[79, tr.113]. Trong dân chúng, kể cả một số nhà khoa bảng, không ít người mơ hồ về bản chất Varenne. Họ hi vọng viên Toàn quyền mới, từng là đảng viên Đảng Xã hội, sẽ mang lại nhiều “cải cách” cho thuộc địa. Nhưng họ đâu biết rằng việc hứa và giữ lời hứa là hai việc khác nhau; rằng nói và làm không phải là chuyện giống nhau. Trên báo La Cloche Fêlée cho biết: chính phủ Pháp nói đến việc cải cách chế độ từ 20 năm nay rồi thế mà đến nay vẫn chưa thấy cải cách gì hết. Nếu muốn xoa dịu sự phẫn nộ của dân An Nam thì các vị Toàn quyền Pháp có thể thực thi vài cải cách nho nhỏ nhưng những cải cách như
vậy thì không thể nào làm thay đổi chế độ hiện hành được. Và những ông Toàn quyền sẽ tùy thời điểm mà siết vào hay nới ra một chút “cái đinh ốc thực dân”, đồng thời sẽ cho người Việt Nam nghe no lỗ tai bằng những bài diễn văn và lời hứa mới. Việc Varenne được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương cũng không ngoài mục đích đó: “Nay nhiều biến cố nghiêm trọng đang diễn ra ở Viễn Đông, chính phủ Pháp lâm vào tình thế nguy khốn, cho nên phái một đảng viên đảng Xã hội sang làm Toàn quyền Đông Dương, giao cho ông ta trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện một chính sách mang tên là chính sách hợp tác”[79,tr.117]. Nhưng ngay sau buổi “thuyết giảng” đầu tiên của Varenne tại phủ Toàn quyền, Phan Văn Trường đã vạch trần thực chất của cái gọi là “chính sách hợp tác” đó trong bài báo nhan đề “Diễn văn đầu tiên của ông Varenne: ý kiến-thành kiến- ngụy biện”: “Ngài Toàn quyền vốn là một luật sư nhà nghề, chắc không thể không biết rằng một sự hợp tác chỉ có thể tồn tại về mặt pháp lí nếu nó được kí kết một cách hoàn toàn tự do giữa hai bên giao ước với nhau và bởi vậy…một sự hợp tác như thế chỉ có giữa hai cường quốc hoàn toàn độc lập với nhau. Nhưng ở đây chắc ông Varenne và bất kì chính khách Pháp nào khác cũng đều không có ý định trả lại độc lập cho nước Việt Nam. Chẳng những không có ý định trả lại độc lập mà ngay cả việc ban bố các quyền tư do cho báo chí quốc ngữ, ông Varenne cũng kiên quyết bảo không được. Vậy thì sự hợp tác mà ông Varenne nói với chúng ta chỉ là một sự hợp tác thuần túy trong trí tưởng tượng” [79, tr.118]. Bởi vì, trong mọi trường hợp, không thể có sự hợp tác giữa chủ và nô lệ, giữa kẻ đi bảo hộ và người bị bảo hộ. Có thể nói những bài viết trên báo La Cloche Fêlée và báo L`Annam đã đập tan chiêu bài “Pháp-Việt đề huề” của thực dân Pháp, đã góp phần “giải độc” cho rất nhiều người Việt Nam lúc đó.
c. Tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản.
Khi được cử sang Đông Dương làm Toàn quyền, Varenne tuyên bố “nhiệm vụ đầu tiên là dùng mọi biện pháp ngăn chặn việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào Đông Dương” như Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận định “cái mà bọn đế quốc thường sợ hãi, đó là sự tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản” [79, tr.128]. Vậy mà tờ La Cloche Fêlee và L`Annam do Phan Văn Trường làm chủ nhiệm đã dành nhiều cột báo đăng lại những bài của báo L`Humanite (Nhân đạo), của Correspondance
Internationnale (Thư tín quốc tế), của Le paria (Người cùng khổ)…Đặc biệt từ số 53 đến số 60, Phan văn Trường cho đăng toàn văn bản tiếng Pháp tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Marx và Engels. Đây là lần đầu tiên văn kiện cương lĩnh của chủ nghĩa cộng sản khoa học được phổ biến công khai và rộng rãi ở một nước thuộc địa như Việt Nam. Rõ ràng La Cloche Fêlee và L`Annam là những cái gai chọc vào mắt chính quyền thuộc địa. Nhưng Phan Văn Trường đã biết tận dụng những kẽ hở trong luật pháp thực dân đối với tờ báo tiếng Pháp để truyền bá một cách khéo léo những tư tưởng yêu nước và tiến bộ.
Ngoài việc sử dụng báo chí để đả kích, đấu tranh chống Pháp và tuyên truyền những tư tưởng mới, góp phần khơi gợi lòng yêu nước trong nhân dân thì các chí sĩ duy tân còn sử dụng hình thức diễn thuyết, một hình thức hoàn toàn mới mà Nguyễn An Ninh đã đem về từ Pari.
Từ năm 1923 cho đến năm 1926 nhất là 1925, Nguyễn An Ninh không chỉ viết báo mà còn diễn thuyết để cổ vũ cho tư tưởng của cách mạng 1789-1793, nói đúng hơn là ông dùng đề tài cách mạng Pháp để hô hào nhân dân đòi tự do dân chủ, khai thác khả năng công khai hợp pháp để tập hợp lực lượng, gây phong trào quần chúng. Nguyễn An Ninh đi diễn thuyết khắp nơi từ bến xe, rạp hát, chợ búa, đình chùa…từ miền Đông đến miền Tây Nam Kỳ. Bọn mật thám theo sát ông, bọn làng lính thì đến xua đuổi, nhưng rồi bọn chúng cũng đứng nghe luôn. Đáng chú ý nhất là hai buổi diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ vào tối ngày 25/1/1923 và tối ngày 15/10/1923 với hai bài diễn thuyết “Chung đúc nền học thức cho dân An Nam” và bài “Lý tưởng thanh niên An Nam” (Cao vọng của thanh niên An Nam) bằng tiếng Pháp.
Bài diễn thuyết đầu nhằm thăm dò dư luận quần chúng và phản ứng của mật thám nên nội dung dẫn chuyện từ Tàu sang Tây, đề cao văn hóa tiến bộ phương Tây và nói học để mở mang kiến thức, để biết suy nghĩ lựa chọn, chớ không phải học để làm quan. Còn bài “Lý tưởng thanh niên An Nam” chỉ rõ “văn hóa là tâm hồn của dân tộc”, phải có niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam, sau đó khuyên thanh niên phải sống có hoài bão, ước mơ mà ước mơ cao đẹp nhất là phụng sự đất nước, phải đấu tranh để đạt được ước mơ đó. Bài diễn thuyết này đã mở ra hướng cho thanh niên thời đó, trở thành một trào lưu mạnh mẽ lan tràn khắp Nam Kỳ giữa những năm 20 của thế kỷ XX.
Theo nhận xét của tiến sĩ Daniel Héméry trong quyển Sài Gòn 1925-1945: "Nguyễn An Ninh đã phát động sự vùng lên của giới thanh niên cấp tiến qua hai cuộc diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ...cổ vũ cho sự dấn thân tập thể của những người trí thức trẻ, việc gánh lấy các nỗi thống khổ của đất nước"[157].
Trong cuộc đấu tranh trên vũ đài chính trị với hình thức diễn thuyết này, không thể không nhắc tới một tên tuổi lớn, Phan Châu Trinh. Tháng 11-1925, năm tháng sau khi về nước, Phan Châu Trinh chính thức tiếp xúc với quần chúng qua hai buổi diễn thuyết ngày 19-11-1925 và ngày 27-11-1925 với đề tài: Đạo đức và luân lí đông tây; Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai buổi diễn thuyết này đã làm sôi nổi thêm không khí chính trị của Sài Gòn vì quần chúng đang sôi nổi đấu tranh sau vụ án Phan Bội Châu.
Chính từ những hoạt động công khai diễn thuyết, tuyên truyền, cổ động tinh thần yêu nước trong nhân dân của các nhà cách mạng mà trình độ chính trị và nhận thức của quần chúng ngày càng cao. Và kết quả là những phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tiếp trong những năm 20 của thế kỉ XX, đặc biệt là năm 1925-1926: phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926), đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh (1926),…
2.2.1.2. Một số phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kỳ.
a. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925).
Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản, PTĐD thất bại, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động cách mạng và bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày 30-6-1925. Chúng đã đưa ông từ Trung Quốc về Hải Phòng, rồi bí mật đưa về giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) dưới một cái tên Trần Văn Đức, để sát hại ông. Nhưng báo chí Trung Quốc đã đưa tin Phan Bội Châu bị bắt và kịch liệt công kích vụ bắt bớ trắng trợn này rồi báo chí Việt Nam, đầu tiên là tờ Le Courrier de Haiphong (Tin tức hải Phòng) đưa tin này. Tin Phan Bội Châu bị bắt và đang ngồi tù Hỏa Lò lan nhanh trên cả nước, làm trấn động dư luận, buộc thực dân Pháp phải đưa Phan Bội Châu ra xét xử công khai tại tòa Đại hình Hà Nội và bị kết án tử hình, một làn sóng phản đối bùng lên mạnh mẽ trên cả nước.