Phong Trào Đấu Tranh Của Nhân Dân Nam Kỳ Trong Lĩnh Vực Kinh Tế.


công ty này để các ông gửi tiền hùn hạp. Trước lòng nhiệt thành của mọi giới trong Nam đối với việc duy tân nước nhà, trên NCMĐ số 308, ngày 17/9/1907, Trần Chánh Chiếu cho đăng bảng Điều lệ của công ty Duy Tân. Đến số 310 NCMĐ, ngày 01/10/1907, Trần Chánh Chiếu xin đổi Duy Tân thành Minh Tân với lí do kiêng tên vị vua Nguyễn vừa lên ngôi. Và cũng trong số này và số 312 ngày 15/10/1907, Trần Chánh Chiếu lại kêu gọi mọi người cùng hùn vốn lập công ty. Không đầy năm tháng mà NCMĐ vận động được 1.802 người hùn vốn chia làm 19 danh sách, gồm 11.837 phần hùn vốn tổng cộng 57.665 đồng. Đầu năm 1908, Trần Chánh Chiếu đứng ra thành lập Nam Kỳ Minh Tân công nghệ với mục đích: dậy cho con trẻ trong xứ biết nghề mà làm ăn như các nghề dệt vải, dệt hàng lụa, làm pha ly, savon, thuộc da, đóng giày. Ngoài ra còn mua đồ bên Tây về bán như giấy bông, tượng sơn thủy…Sau những cố gắng, bước đầu công ty đã đạt được thành công, tháng 9-1908, xà bông Con Vịt do công ty sản xuất đã được đem bán ra thị trường. Xà bông Con Vịt “tốt hơn của Chệt làm, bán nhiều: hạng 1 er, 100 kilos giá là 20 đồng, hạng nhì thì 100 kilos giá là 15 đồng, hạng ba 100 kilos, 10 đồng. Bán giá rẻ lắm: hạng nhứt một cục 200 grammes 4 chiêm (4 xu), hạng nhì một cục 3 chiêm và hạng ba một cục 2 chiêm”. Cũng từ ngày có savon Minh Tân ló ra bán rẻ, thì các savon của Khách cũng hạ giá theo. Và người được lợi trong cuộc cạnh tranh này chính là nhân dân. Đây cũng là minh chứng cho thấy dân ta cũng không hề thua kém Hoa kiều trong việc làm ăn buôn bán. Nhờ những hiệu quả bước đầu cùng với sự nhạy bén trong kinh doanh của Trần Chánh Chiếu nên Nam Kỳ Minh Tân công nghệ đã làm ăn rất phát đạt, số người mua cổ phần ngày càng tăng lên: sau khi có một số người góp tiền thì Trần Chánh Chiếu tính lập công nghệ làm savon, thuộc da, đóng dày, làm ve chai, hộp quẹt…,trước là để “có lời cho đồng nhơn”, sau là dạy nghề cho “tiểu tử”, mới nghe vậy thôi mà ai cũng “vui ham” nên khi ông bắt đầu thu tiền hùn thì mọi người, “ai nấy rùng rùng đem tới đóng”, dưới ba tháng mà thu được mười ngàn…Tuy nhiên, đến cuối tháng 10-1908, khi Trần Chánh Chiếu bị bắt thì công ty ngưng hoạt động và giải tán.

Hoạt động trên lĩnh vực kinh tế của PTDT là nhằm mục đích nêu cao tinh thần chấn hưng thực nghiệp, cạnh tranh với tư sản Pháp, Hoa kiều lúc đấy đang lũng đoạn nền kinh tế Nam Kỳ và nâng cao tiềm lực cho đất nước. Vì vậy để khích lệ việc làm ăn


buôn bán, phát triển công nghệ…theo mục đích duy tân, các nhà duy tân đã có sáng kiến đề ra nhiều cuộc thi, viết bài tìm hiểu về cách trồng cây, nuôi (con), sản xuất đồ dùng…có giải thưởng trên báo NCMĐ, LTTV. Ngoài ra, chính các chí sĩ cũng tự bỏ tiền hoặc kêu gọi mọi người cùng hùn vốn để lập các cơ sở kinh doanh. Kết quả là hàng loạt các cơ sở kinh tài thuộc nhiều lĩnh vực đã được thành lập ở hầu hết các địa phương ở Nam Kỳ thời bấy giờ đã tạo nên một bức tranh hoạt động kinh tế sôi nổi. Mặc dù, các cơ sở kinh doanh đó chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã thể hiện được tinh thần dân tộc của người Việt, ý thức tranh thương của một bộ phận dân chúng đã trỗi dậy nhằm phá thế độc quyền của Pháp và Hoa kiều, bước đầu đưa lại những quyền lợi nhất định cho sự tiêu dùng của người dân. Và phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều đã diễn ra ở Nam Kỳ (1919) là một ví dụ thể hiện cho ý thức đó của nhân dân. Phong trào từ Nam Kỳ đã lan rộng ra cả nước và làm cho chính quyền thực dân lo ngại.

2.2.2.4. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ trong lĩnh vực kinh tế.

a. Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều – tẩy chay Khách trú (1919).

Sự vươn lên của giai cấp tư sản Việt Nam nói chung, đặc biệt là ở Nam Kỳ sau chiến tranh đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thế lực thương nhân Hoa kiều, nhất là trên lĩnh vực mua bán, xay xát lúa gạo. Tháng 8-1919, nhân có vụ một số cửa hàng cà phê của Hoa kiều ở Sài Gòn tự ý tăng giá và có thái độ miệt thị đối với khách người Việt đã làm bùng nổ và ngày càng lan rộng thành một phong trào “Tẩy chay Khách trú”. Lúc đầu giới thương nhân người Việt phản ứng lại bằng cách tự mở quán cà phê và hô hào người Việt Nam không vào các quán của Hoa thương, sau đó phong trào lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác, hô hào không tiêu thụ hàng hóa của Hoa kiều, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh tế của người Việt Nam. Ngày 30-8-1919, tờ Tribune Indigene (Diễn đàn bản xứ) xuất bản ở Sài Gòn đăng bức thư của một Hoa thương kí tên là Lý Thiên gửi các báo ở Nam Kỳ sỉ nhục người Việt Nam và thách đố phong trào tẩy chay. Bức thư đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội. Phong trào “Tẩy chay Hoa thương” trở nên sôi động và lan rộng ra cả nước. Cùng ngày, trong một cuộc diễn thuyết trước đông đảo cử tọa ở Sài Gòn, Nguyễn Chánh Sắt, chủ bút tờ NCMĐ đã lên tiếng hô hào người Việt Nam hùn vốn để thành lập một tổ chức kinh doanh gọi là An


Nam thương cuộc công ty với số vốn ban đầu khoảng 100.000 đồng, đầu tư vào việc xây dựng các kho tàng, mua sắm các phương tiện vận tải, cơ sở xay xát…để cạnh tranh với tư sản Hoa kiều trong việc thu mua và xuất cảng lúa gạo trực tiếp với chính quyền hoặc với các thương nhân nước ngoài mà xưa nay tư sản Hoa kiều lũng đoạn. Phong trào lan rộng ra cả nước, đặc biệt ở các thành phố tập trung đông Hoa kiều ở Bắc Kỳ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…Tờ Nam Phong đã mô tả: “Các tin tức trong Nam Kỳ truyền ra ngoài Bắc, người Bắc Kỳ hưởng ứng, ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cũng thi nhau tẩy chay…”[81, tr.16]. Phong trào này đã thu hút được nhiều nhà buôn bán, kinh doanh, tầng lớp thanh niên, học sinh con em tư sản, địa chủ tham gia. Thực chất cuộc tẩy chay này phản ánh mâu thuẫn quyền lợi giữa tư sản Việt Nam với tư sản nước ngoài. Lúc đầu, chính quyền thực dân lợi dụng phong trào của quần chúng vào những mục tiêu không có ảnh hưởng tới nền thống trị thuộc địa. Nhưng đến cuối năm 1919, sợ phong trào vượt qua ý đồ của giới cầm quyền, trong kì họp của Hội đồng Chính phủ Đông Dương, Quyền Toàn quyền Đông Dương Môngghiô (Monguillot) đã đánh giá: “cuộc tranh thương với người Khách thật ra là một việc bạo động khinh suất” [81, tr.16], nên sau đó đưa ra những biện pháp ngăn cấm phong trào phát triển và bắt giam một số người tham gia biểu tình, phong trào lập tức lắng xuống. Phong trào tuy chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã mang ý nghĩa to lớn. Một mặt phong trào tạo thành cuộc vận động mở mang các hoạt động kinh tế, mặt khác kích thích một tinh thần dân tộc có phần nào cực đoan. Phong trào đã cho thấy sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Nam Kỳ, bởi vì mới đây ít năm người Nam Kỳ chẳng những không thích mà còn sợ cái việc buôn bán còn bây giờ thì họ thấy thương mại là quan trọng cho họ và họ cần phải cố gắng trên lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

b. Đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam kỳ của tư bản Pháp (1923).

Năm 1923, tư sản Việt Nam lại có cuộc đấu tranh mới, chĩa thẳng vào tư bản Pháp đang có tham vọng độc chiếm thị trường buôn bán lúa gạo qua cảng Sài Gòn vốn đang nằm trong tay tư sản Hoa kiều. Để thực hiện âm mưu này, một công ty của tư bản Pháp đã mua chuộc một số đại biểu trong Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, để được độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn vào năm 1923. Giai cấp địa chủ và tư sản lớn ở

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 12


Nam Kỳ đã kịch liệt phản đối, dùng báo chí hoặc các cuộc mít tinh công khai đấu tranh để giành quyền kinh doanh ở cảng Sài Gòn. Đấu tranh này được mọi tầng lớp nhân dân Nam Kỳ đồng tình, ủng hộ và có tiếng vang lớn tới Pháp, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tiến bộ ở Pháp. Và do sức ép của phong trào quần chúng cũng như của dư luận ở Việt Nam và Pháp, chính quyền thực dân ở Đông Dương phải hoãn thi hành độc quyền cảng Sài Gòn. Có thể nói, cuộc đấu tranh này đã phản ánh những mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chỉ chống lại một công ty tư bản chứ chưa phải chống lại toàn bộ ách cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước ta.

Ngoài hai phong trào đấu tranh tiêu biểu kể trên thì tư sản Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng còn yêu cầu giảm thuế xuất cảng đường (1922), chống độc quyền sản xuất nước mắm (1920-1926), yêu cầu được thành lập riêng phòng thương mại cho người Việt Nam (1924)…Các phong trào trên đều nhằm chống lại sự cạnh tranh chèn ép của tư bản nước ngoài và đòi một số quyền lợi về kinh tế nhưng khi thực dân bố thí cho một số quyền lợi là họ bằng lòng, thỏa mãn và kết thúc đấu tranh. Cho nên cuộc đấu tranh của họ tuy thể hiện được tinh thần dân tộc của mình nhưng mang tính chất cải lương.

2.2.3. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.‌


2.2.3.1. Xuất bản báo chí.


Với ý đồ cần có một vũ khí tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa và thông báo các chính sách của nhà nước thực dân đối với người bản xứ, Pháp đã cho xuất bản báo chí và báo chí đã ra đời trước tiên ở Sài Gòn. Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, Pháp đã ra tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo (1861) bằng tiếng Pháp đăng tải các nghị định, công văn, đạo luật, các chỉ thị của bộ máy thực dân…lưu hành chủ yếu trong đám sĩ quan và viên chức thực dân. Pháp còn cho ra tờ báo chữ Hán Xã thôn công báo để phổ biến những quyết định, những mệnh lệnh của đội quân xâm lược tới đám chức sắc bản xứ cộng tác với Pháp. Và xuất bản các tờ báo phục vụ công cuộc khai thác kinh tế như tờ Tập san của Uỷ ban canh nông Nam Kỳ (1865), Công báo của Uỷ ban nghiên cứu nông, công, thương Trung Kỳ và Bắc Kỳ (1889)Tờ báo Quốc


ngữ đầu tiên ra đời là Gia Định báo (15/4/1865), tiếp đó là tờ Phan Yên báo (1868) và Nam Kỳ địa phận (1883), về thực chất các tờ báo này cũng chỉ là công cụ của Pháp trong quá trình xâm lược. Nội dung của các báo chỉ đơn giản là dịch đăng những tờ công báo tiếng Pháp sang tiếng Việt cho người Việt đọc như các công văn, giấy tờ, các văn kiện của chính quyền thực dân hoặc những tờ thông báo, cáo thị, tình hình giá cả, thuế khoá...Những người Việt tham gia viết báo thời kỳ này hầu hết là những viên chức của chính quyền thực dân thông thạo chữ Hán, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Tôn Thọ Tường, Lương Khắc Ninh...Cùng với báo chí, thực dân Pháp đã sớm ban hành những đạo luật, sắc lệnh về báo chí cho Đông Dương. Ngày 29/7/1881, đạo luật báo chí được quốc hội thông qua và ban hành tại Pháp. Theo các điều 5,6,7 trong luật này thì báo chí dù xuất bản bằng tiếng Pháp hay tiếng bản xứ đều tự do, không cần xin phép trước, không phải nộp tiền kí quỹ, ngoài việc viên quản lí báo có quốc tịch Pháp và đã thành niên, đủ quyền công dân. Điều 10 của luật này đã cho phép áp dụng luật này tại chính quốc và các xứ thuộc địa như Angieri và Nam Kỳ. Nhưng thực dân Pháp đã thấy sự nguy hiểm tiềm tàng ở báo chí nên ngày 30/12/1898, Toàn quyền Đông Dương ra Sắc lệnh báo chí, buộc tất cả các báo tiếng Việt, tiếng Hoa phải có giấy phép trước khi xuất bản và chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của bộ máy chính quyền. Và cấm các loại báo chí chỉ trích, phê phán chính sách cai trị, hạn chế quyền tự do ngôn luận. Theo luật lệ báo chí lúc đó thì người Pháp dễ dàng ra báo hơn người bản xứ và báo viết bằng ngôn ngữ chính quốc thì được hưởng một số quyền tự do. Vì vậy, một số người Pháp đã lợi dụng cơ hội này, xin phép xuất bản báo để cho thuê và nhiều người Việt Nam đã quyết định ra báo bằng tiếng Pháp.

Vào đầu thế kỉ XX, các nhà duy tân đã tích cực sử dụng báo chí như một phương tiện phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, vận động công cuộc duy tân ở Nam Kỳ và là công cụ để vạch trần bộ mặt quân xâm lược, thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức độc lập, tự cường của mình. Có thể nói, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến thời điểm này, chưa bao giờ cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên lĩnh vực báo chí của giới trí thức lại sôi nổi như vậy. Trước tiên, phải kể đến tờ NCMĐ và tờ LTTV. Đây cũng chính là hai cơ quan ngôn luận của PTDT ở Nam Kỳ. Trên hai tờ báo này, đặc


biệt chú ý là những bài viết trong thời gian Trần Chánh Chiếu làm chủ bút. Tờ NCMĐ, vốn là của Canavaggio, hội viên Hội đồng quản hạt. Sau giao cho các ông Đỗ Thúc, Lương Khắc Ninh, Gilbert Chiếu, Nguyễn Văn Trụ, Lê Văn Trung, Tân Châu, Nguyễn Chánh Sắt. “NCMĐ không theo lập trường nhất định, tùy theo chủ bút mà khi thì thân chính quyền thực dân, khi thì khá tiến bộ”[58, tr.220]. Mỗi tuần ra một số vào thứ năm. Báo ra số đầu tiên vào ngày 01/8/1901, trụ sở đặt tại 84, đường Lagrandiere, Sài Gòn. Tên tờ báo được giải thích là: “Theo chữ Nho cắt nghĩa thì là uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn; theo chữ Tây thì “Causeries sur l`agriculture et la commerce”, nghĩa là câu chuyện về sự làm ruộng và buôn bán”[66, tr.167]. Nội dung báo gồm có luận thuyết, tin tức, lới rao, dịch truyện Tàu, quảng cáo…Đây được coi là tờ báo kinh tế bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Ngay từ năm 1901, trước khi có Duy Tân hội (1904) và PTDT, số báo đầu tiên của NCMĐ ở mục Thương cổ luận (bàn luận về nghề buôn bán) đã có lời khẳng định: “ Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường binh”. Chủ bút Lương Khắc Ninh còn cho đăng nhiều bài về kiến thức nông nghiệp, đề xướng lập hãng buôn, lập kế hoạch cạnh tranh với Hoa kiều ở Chợ Lớn…Tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài nhưng khoảng những năm 1906-1907, khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, có thể nói đây là giai đoạn khởi sắc nhất của tờ báo.

Trần Chánh Chiếu (1867-1919), năm 1900, ông lên Sài Gòn làm báo và hoạt động trong PTDT ở Nam Kỳ. Từ năm 1906-1907, ông làm chủ bút tờ NCMĐ và từ tháng 5 đến tháng 10/1908, làm chủ bút tờ LTTV. Ông hoạt động tích cực và công khai trong PTDT thông qua việc viết báo cổ xúy và lập những cơ sở kinh tài để ủng hộ phong trào. Gilbert Chiếu đã biến tờ NCMĐ thành diễn đàn chung của các thức giả trong Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử báo chí nước nhà, đông đảo quần chúng tích cực tham gia vào mặt trận báo chí để cổ xúy duy tân, chống lại chính quyền thuộc địa, chống lại những hình thức nô dịch từ nô dịch kinh tế đến nô dịch văn hóa. Đặc biệt nhất, các nhà Nho ở Nam Kỳ đã tự nguyện bỏ bút lông, cầm bút sắt, viết chữ Quốc ngữ, cổ xúy tân học trên tờ NCMĐ. Bài báo ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần chúng hồi đó là bài Duy Tân công ty của Trần Chánh Chiếu đăng trên báo NCMĐ. Mở đầu, ông viết: “Sự đổi dân thì Thánh nhơn ngài đã dạy khi ngài còn sanh tiền: Đại học chi đạo,


tại minh minh đức, tại tân dân…Ấy vậy mà từ ngày vua Sĩ vương đến hóa dân thành thục nước Nam Việt, những nhà Nho gia coi lại thì hay tàng ẩn và hay nói điều hủ lậu chẳng có mảy múng nào tác tân dân !”[58, tr.79]. Trong khi đó, ở bên Tàu việc duy tân bên ấy diễn ra rất sôi nổi, nhộn nhịp, đâu đâu người ta cũng “lo lường sanh phương thương nghệ”, làm đủ các vật dụng để đưa qua Nam Kỳ bán. “Có kẻ lại lo việc tác tân dân, lập nhựt báo, khai sở nhà in bản đá, vẽ đủ các hình cho thiên hạ dễ hiểu. Có người văn chương lo dịch các sách ngoại quốc ra chữ Nho đặng cho người Thanh tường lãm!” [58, tr.80]. Nhìn người rồi nghĩ đến ta, ông hổ thẹn, buồn rầu đến rơi nước mắt. Trong phần kết luận bài viết, ông đã cổ động thành lập Duy Tân công ty: “Tôi muốn mở cuộc tác tân dân, lập 20.000 phần hùn, mỗi hùn 5 đồng mà thôi, chẳng phải là nhiều. Có lẽ nào trong mỗi một hạt mà không được 1.000 phần hùn sao ? Được cùng không được, đều được trong tay chư ông…”[58, tr.82]. Quần chúng trong Nam nhiệt liệt hưởng ứng bài Duy Tân công ty. Không đầy năm tháng mà NCMĐ vận động được 1.802 người hùn vốn chia làm 19 danh sách, gồm 11.837 phần hùn vốn tổng cộng 57.665 đồng. Điều đó cũng giúp ta không lấy làm lạ khi Nam Kỳ là nơi đóng góp nhiều tiền nhất cho PTĐD. Các bài báo của Trần Chánh Chiếu cũng như của các thức giả khác trong NCMĐ đã tạo thành một phong trào lớn làm dao động xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Ý thức Duy Tân như ngọn đuốc đi sâu vào quần chúng, soi rọi cho đông đảo quần chúng nhìn thấy rõ cảnh nước mất, bao nhiêu nguồn lợi kinh tế nằm trong tay ngoại bang. Vì vậy khi Trần Chánh Chiếu kêu gọi hùn vốn kinh doanh, mọi người đã tích cực tham gia. Được sự ủng hộ nồng nhiệt của mọi giới, đầu năm 1908, Trần Chánh Chiếu đứng ra lập Minh Tân công nghệ. Tuy đã thành lập Minh Tân công ty, Minh Tân công nghệ để canh tân nghề buôn, cổ xúy việc học thực dụng nhưng chưa có nơi hội họp công khai hoặc bí mật cho các đồng chí trong và ngoài nước nên để che mắt mật thám thực dân, Gilbert Chiếu đã đứng ra thành lập Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho. Trên báo NCMĐ, số 311, ngày 08/11/1907, Trần Chánh Chiếu cho đăng tin: “Nay tôi đã lập Nam Trung khách sạn Sài Gòn vừa xong, nên sang lo Minh Tân khách sạn Mỹ Tho. Xin chư vị Minh Tân có lòng chiếu cố, hùn hiệp với tôi mà vui chung, lợi chung một cuộc, cho có chỗ cho kim bằng, trước là thù tạc vãng lai với nhau, sau nữa là giúp người đồng bang vô đường văn minh cho may tấn bộ”[69, tr.252]. Phải đặt


mình trong bối cảnh lịch sử những năm 1907-1908, chúng ta mới thấy tư tưởng tân kỳ, tiến bộ của Gilbert Chiếu, ngọn cờ tiên phong trong việc lãnh đạo PTDT tại miền Nam. Với lời thơ văn tràn đầy nhựa sống, ý chí bất khuất tự cường, được tỏa ra từ NCMĐ đã làm cho thực dân bắt đầu lo sợ. Khi nhận thấy PTDT quá mạnh, đi sâu vào cuộc sống của người dân mất nước, thực dân Pháp đã tìm cách phá. Ngày 26/5/1908, dưới áp lực của nhà cầm quyền Pháp, ông Canavaggio lấy lại tờ báo và trao cho ông Lê Văn Trung làm chủ bút. Nhận xét về báo NCMĐ, GS.Trần Văn Giàu cho biết: “NCMĐ là một tờ báo chữ quốc ngữ đáng để ý nhất lúc này. Báo sống từ 1901-1924. Một thời báo đăng nhiều bài viết tiến bộ, có ít nhiều ý thức về vai trò văn hóa và tư tưởng của một cơ quan ngôn luận. Chính nó đã đăng những bài đầu tiên ở Nam Kỳ, cũng là ở cả nước về “duy tân”, “minh tân”…”[23, tr.263].

Sau khi ông Canavaggio lấy lại báo NCMĐ, Trần Chánh Chiếu đã sang làm chủ bút tờ LTTV. Ngày 15/11/1907, tờ LTTV (1907-1944) ra số đầu tiên tại Sài Gòn, do ông Francois Henri Schneider sáng lập, trụ sở đặt tại số 6 đường Amiral Jeantet. Theo Bùi Đức Tịnh chữ “tân văn” thời bấy giờ dùng để dịch tiếng Nouvelles của Pháp nghĩa là tin tức, còn “lục tỉnh” thời ấy là tiếng thông dụng để chỉ Nam Kỳ. Từ số 27 đến số 50, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút cho tờ báo này. Trên LTTV, số 27 ra ngày 21/5/1908, Trần Chánh Chiếu có thông báo về việc chuyển từ làm chủ bút cho NCMĐ sang làm chủ bút cho LTTV: “Tôi làm lãnh bút cho NCMĐ đã hai năm,…nay tôi nhiều việc quá lo không kham nên tôi trả lại cho ông chủ nhơn là M.Canavaggio…Nay tôi đem các việc hùn hiệp từ thuở nay của tôi lập qua LTTV và sẽ rao tiếp sổ Minh Tân công nghệ trong LTTV” [58, tr.222-223]. Trong số 2 ra ngày 21/11/1907, LTTV đăng bài viết của Chủ nhiệm Pierre Jeantet và của Trần Chánh Chiếu nói lên ý định cũng như mong muốn của người sáng lập nên tờ báo là: mang lại sự đổi mới tư duy cho dân chúng, hô hào việc tranh thương công nghệ, khuyến khích việc học tập và áp dụng những kiến thức mới vào việc làm giàu cho nước nhà, vận động rộng rãi cuộc Duy Tân. Dưới quyền chủ bút của Trần Chánh Chiếu, trong 50 số đầu, phần chính yếu trong đường lối của LTTV là vận động cuộc Minh Tân, bao gồm những bài kêu gọi, giải thích, những bài châm biếm, chống đối, những bài tranh luận và thơ phú. Bên cạnh đó tờ báo cũng có những bài mang tính chất tranh đấu một cách gián tiếp hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023