Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 11


ở số 4, đường Amiral Krantz (sau đổi thành Phan Văn Hùm, nay là đường Hàm Nghi). Khách sạn khai trương ngày 15-11-1907, tổng lí đầu tiên là Trần Chánh Chiếu. Cho đến ngày 10-6-1908 “thì không đặng khá là vì phải sắm thêm nhiều món phụ tùng cho người Annam và người ngoại quốc dùng. Sau đó ông Trần Văn Tề lãnh trách nhiệm cai quản thay cho ông G. chiếu, với danh nghĩa là Hội phái viên nghị sự quyền Tổng lí”[58, tr.181]. Khách sạn có 20 phòng nhưng không chỉ có dịch vụ phục vụ phòng ngủ mà còn bán đồ ăn thức uống; “bán đủ vật dụng bên Tây gởi lại”; cung cấp thông tin cần thiết cho người nghỉ tại khách sạn hoặc người ở xa gửi thư yêu cầu; hoặc ai “muốn đặt hiệu cùng hoành trướng, liễn đối về việc quan hôn tang lễ, thì anh em tôi hết lòng lo giúp cho xong, chẳng nệ công khó nhọc”[58, tr.181]; Hay: “Chư vị buôn lúa, bán dừa, bán tiêu, bán bắp ở các tỉnh lên Sài Gòn muốn biết giá cả và muốn có người bán giùm, coi cân giùm cho khỏi chỗ người gian lận thì nên đến Nam Trung mà thương nghị với tôi G. Chiếu”[58, tr.184]. Ngoài ra, tại Nam Trung khách sạn còn tính mướn thầy dạy cách làm sổ sách buôn bán, tức dạy kế toán, ngay tại khách sạn vào mỗi ngày từ 7 giờ đến 10 giờ và vào mỗi buổi chiều từ 5 giờ đến 11 giờ đều có nhạc tài tử ca xang để cho khách giải trí…với rất nhiều các dịch vụ như thế, Nam Trung khách sạn kêu gọi mọi người hãy đến khách sạn: “trước hết là biết cái tiệm của chúng ta lập ra làm sao, sau là xem coi đờn tài tử, cùng là coi việc mở mang buôn bán và giúp nhau cho công thành danh toại” [58, tr.185]. Đáp lại lời kêu gọi đó, người dân đã nhiệt tình hưởng ứng và có những lời ca ngợi dành cho khách sạn:

“ Lai vãng từ đây có chỗ nương

Nam Trung tiếp rước rất khiêm nhường Trong tiệm lao sao người sáu tỉnh Ngoài hiên chộn rộn khách đôi phương Ăn uống dọn bày theo Nam Việt

Ghế bàn sắp đặt cách Tây dương Như vậy mới phải nhà Khách sạn

Kính tặng Gilbert thọ cửu trường” [58, tr.184].

Mỹ Tho Minh Tân túc mễ tổng cuộc, chuyên mua lúa, vốn điều lệ một triệu, mỗi phần hùn là 1 đồng không được hùn dưới 10 phần. Công ty do ông Hài - Phó tổng


Thạnh Quơn phụ trách. Trong lời kêu gọi thành lập Công ty đăng trên báo LTTV, ông Hài cho biết: “Nghề buôn lúa Nam Kỳ mình ai ai cũng biết nghề thứ nhứt chẳng cần phải nói giông dài, mà lâu nay người mình không làm đặng, là tại tánh chịu sút cửa dưới”[58, tr.198] còn người Trung Quốc đã bắt chước bên phương Tây cùng nhau hùn vốn lập tiệm này hãng kia và người Thanh Hương ở Nam Kỳ đã lập trên hai trăm cái tiệm để mua lúa và trữ lúa. Trước tình hình đó, ông Hài “lấy làm tủi thầm mà rơi lụy không biết là dường nào vì xứ ta chẳng phải không có người khôn ngoan mà sao lại chịu thua sút như vậy ấy có phải tại sự nghi nan và không đồng tâm đồng lực với nhau chăng? [58, tr.199]. Vì vậy, ông đã cùng một số người đồng chí kêu gọi mọi người hùn vốn với nhau lập công ty. Công ty sẽ được lập tại Mỹ Tho là chỗ thuận tiện nhất và ông Hài là người lo thâu giấy hùn, ông Túy lo lập điều lệ và ông Trụ lo thâu giữ bạc tiền sổ sách. Sau lời kêu gọi của ông Hài, đã có 25 người, đa số là người tỉnh Mỹ Tho, đã cùng nhau bỏ tiền ra lập công ty với số vốn ban đầu là 16.980 đồng. Những người hùn bạc sẽ được một quyển điều lệ và cấp biên lai cho làm bằng, kêu là Minh Tân thương hữu. Cơ sở này gọi là Minh Tân túc mễ tổng cuộc, mấy tiệm chi nhánh ở các hạt thì đặt tên là Minh Tân túc mễ phân cuộc, tiệm cái sẽ cho các phân cuộc biết giá cả lúa gạo lên xuống. Và trên LTTV số 20, Minh Tân túc mễ tổng cuộc rao hùn và kêu gọi: “…Bạn đồng bào ôi!...Thanh khách nó đã hưởng sự phú quí của chúng ta rồi mà nó lại thêm đem lòng gian lận…mình có chở lúa lên…bán cho nó thì nó chê bai bắt bẻ, đặng có bớt giá của mình…đến khi nó cân nó lại ăn gian trong một bao lúa của mình ít nữa là một kilô hay nửa kilô, mà trong một năm tính số lúa của mình nó ăn gian đó biết là mấy triệu kilô…”[58, tr.200]. Và trên số 21, công ty đưa tin định lại mỗi phần hùn là 10 đồng, sau đó có thêm một số người ở Vĩnh Long và Thủ Dầu Một hùn thêm được 500 đồng nữa. Từ đó không thấy nhắc tới Công ty nữa.

Công ty nhà in ở Sài Gòn, lập tháng 7 năm 1907, gồm 1500 phần hùn, mỗi phần 24 đồng, góp mỗi tháng 2 đồng, 12 tháng thì đủ bạc hùn, để có một số vốn 36.000 đồng. Công ty do ông Pierre Jeantet làm Chánh tổng lí và ông Trần Chánh Chiếu làm phó Tổng lí, ông Nguyễn An Khương làm tư hóa, giữ bạc. Hội này lập ra có ý mua một cái nhà in để in nhựt trình, sách vở, các loại ấn chỉ, in công việc cho quan làng và người mua bán, sách nói đủ mọi điều cơ xảo…bán với giá rẻ để tất cả mọi người, lớn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.


nhỏ, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được. Điều lệ gồm 12 khoản do 3 người nói trên đứng tên lược soạn và kêu gọi “lục châu đồng tâm hiệp lực mà giúp sức với chúng tôi đặng cho giáo hóa lê thứ. Đã được trả nợ nước non mà lại có lời, ấy là danh lợi lưỡng hoàn”[58, tr.197]. Ngày 30-4-1908, công ty công bố đã thâu được 61 hùn, tổng cộng là

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 11

1.220 đồng. Tuy nhiên, từ đây trên những số báo sau không thấy nhắc gì đến chuyện này nữa nên không rõ hoạt động của công ty ra sao.

Hoạt động kinh doanh ăn uống nổi tiếng là Chiêu Nam Lầu (tiệm tiên lầu chiêu đãi khách người Nam) được Nguyễn An Khương lập ra, nằm trên bờ con Kinh Lấp. Như tên gọi, mục đích Chiêu Nam Lầu là nơi chiêu hiền đãi sĩ, nơi gặp gỡ của anh hùng hào kiệt ba miền để trao đổi và bàn chuyện “quốc sự”, tổ chức các hoạt động yêu nước. Đây chính là nơi tá túc của những nhà yêu nước Bắc, Trung lưu lạc vào Nam, nơi giúp đỡ phương tiện tiền bạc cho những thanh niên yêu nước xuất dương vào đầu thế kỉ XX. Chiêu Nam Lầu có ba tầng, tầng dưới bán cơm canh cá thịt nấu theo cách An Nam và cách Tàu, có bán cà phê, bánh mì, bánh bao và các thứ bánh điểm tâm; tầng giữa thì bán “các vật trân tu mĩ vị” nấu theo cách An Nam và cách Tàu; còn tầng trên cùng là các phòng ngủ dành cho các vị khách phương xa đến nghỉ tại khách sạn với giá rẻ. Quản lí, điều hành Chiêu Nam Lầu là bà Khương. Với tài nấu nướng và tổ chức phục vụ chu đáo, lâu dần ngoài các danh nhân chí sĩ, giới thượng lưu Sài Gòn, khách của Chiêu Nam Lầu còn có các ông điền chủ Lục tỉnh. Chiêu Nam Lầu còn là nơi tổ chức, đón tiếp đưa thanh niên yêu nước xuất dương, đa số họ theo phong trào của cụ Phan qua Nhật. Những người muốn xuất dương nhưng không có tiền được Chiêu Nam Lầu nuôi ăn, ở, cấp tiền cho đi. Các nhà tên tuổi thời đó như Kỳ Ngoại hầu Cường Để, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quý Anh, Huỳnh Đình Điển, Huỳnh Đình Khiêm, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu,…thường ghé Chiêu Nam Lầu để tá túc, nhận tin tức…vì nơi đây có thể xem như một “ trạm liên lạc” của PTĐD, PTDT ở Nam Kỳ. Đặc biệt là Kỳ Ngoại hầu Cường Để, sau khi bị trục xuất khỏi Nhật, Kỳ Ngoại hầu đã cải trang làm bồi bàn về lại Nam Kỳ (1909). Chuyến về nước lần này cực kì mạo hiểm phải nhờ sự tận tâm giúp đỡ của ông Nguyễn An Khương, bà Năm Chiêu Nam Lầu. Về đến Sài Gòn ông Cường Để ngụ tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, ở đây một thời gian thì Hầu được đưa xuống miền Tây: Long Xuyên,


Châu Đốc, Tân Châu vận động đồng bào Tây Nam kỳ ủng hộ phong trào du học và cải cách. Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước cũng đã ở tại Chiêu Nam Lầu, thời gian này ở Chiêu Nam Lầu ngày nào cũng đông nghẹt người đến để gặp gỡ Phan Châu Trinh, gồm cả người Bắc, người Trung, người Nam, già, trẻ, trai, gái... Chính vì vậy mà Chiêu Nam Lầu “ bị xét mấy lần sắp đóng cửa”. Cũng tại đây, những tác phẩm của Phan Bội Châu như “kỷ niệm lục”, “sùng bái giai nhân”,…được phổ biến gần như công khai.

Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu cùng các bạn đồng chí của mình vừa tự đứng ra thành lập các cơ sở kinh doanh vừa kêu gọi các bạn đồng bang đừng ngại về danh tiếng mà hãy “xuất vốn nhà” hoặc rủ nhau hùn vốn để lập lấy “năm bảy tiệm lầu” kinh doanh, mình với mình buôn bán với nhau, “vui biết chừng nào, đẹp biết chừng nào”. Sau lời kêu gọi đó thì nhiều tổ chức và cơ sở vừa và nhỏ khác hưởng ứng phong trào, lập quán ăn, cửa hàng mua bán lúa gạo, lập nhà in, bào chế thuốc bắc, vận tải đường sông, cho vay nhẹ lãi…ở Sài Gòn và rải khắp các tỉnh Nam Kỳ như Minh Tân thương cuộc ở Tầm Vu, Tân An; Nam Kỳ trung thương cuộc – một hình thức siêu thị, sáng kiến của một nông dân Trần Thanh ở Tân An; Nam Hòa Lợi ở Mỏ Cày – Bến Tre kinh doanh các loại rượu, đồ nấu, thuốc tây, dụng cụ học trò, dầu lửa,…; Nam Mỹ Thạnh thương quán ở Vĩnh Long; Tế Nam khách sạn, Y dược công ty ở Sài Gòn,…

Hưởng ứng PTĐD là một trong những hoạt động khá mạnh của PTDT Nam Kỳ. Trong hoạt động này, Trần Chánh Chiếu đóng một vai trò rất quan trọng. Các cơ sở Minh Tân công nghệ, khách sạn Mỹ Tho là nơi tụ họp học sinh và liên lạc đưa đón các nhà cách mạng. Trần Chánh Chiếu có con là Trần Chánh Tuyết đang học tại trường trung học tư do giáo hội Thiên chúa giáo mở ra tại Hương Cảng. Phan Bội Châu đã “khuya sớm” đến nhà thuyết phục và vận động Tuyết, cuối cùng Tuyết nhận lời đem những văn thư Phan Bội Châu gửi cho cha rồi mời cha đến Hương Cảng. Cách vài tuần lễ thì ông Tri phủ Chiếu đến. Sau khi gặp Phan Bội Châu tại Hương Cảng trở về ông Chiếu đã bí mật đem những bản hiệu triệu bằng chữ Hán của Phan Bội Châu về nước phổ biến và ra sức vận động việc Đông Du. Ông còn viết hai cuốn sách cho xuất bản công khai ở Sài Gòn để hô hào làm theo gương duy tân của Trung Quốc: Hương Cảng nhân vật, Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh. Cùng với Trần Chánh Chiếu,


Nguyễn Thần Hiến là người Cần Thơ cũng hoạt động rất nhiệt tâm cho PTĐD, nhất là vận động thanh niên du học. Để hưởng ứng PTĐD, ông đã đem một phần lớn gia tài giúp vào quỹ học sinh và tổng số tiền ông giúp là 20.000 đồng, trong khoảng 1907- 1908, số tiền đó có giá trị bằng nửa triệu ngày nay. Đầu năm 1907, Nguyễn Thần Hiến lập “khuyến học du hội”, vận động tuyên truyền trong giới đại điền chủ, tiểu tư sản ở Nam Kỳ đóng góp cho PTĐD trên 40.000 đồng (1905-1906) tương đương với 200 lượng vàng. Các ông Đặng Thúc Liêng (Sa Đéc), Cả Trận (Mỹ Tho), Nguyễn Quang Diêu (Cao Lãnh)…cũng góp sức thêm. Lúc này thực dân Pháp kiểm soát chặt nên những cơ sở kinh tế thường là nơi các chí sĩ lui tới gặp gỡ. Ở Cao Lãnh, cụ Diêu mượn chùa Linh Sơn của Hòa thượng Hoằng Đạo rất có cảm tình với cách mạng làm nơi hẹn hò, ban đêm các cụ lấy lí do là để xướng họa, ban ngày nói là họp bàn Phật sự. Ở Long Xuyên có nhóm Biện Khách, Mười Mô, bên ngoài lấy tiệm thuốc bắc Nam Hòa Đường làm cơ sở. Nhờ hoạt động của các thành viên trong “khuyến du học hội” số đông học sinh đã lên đường đi du học nên số du học sinh Nam Kỳ luôn đông nhất cả nước. Số tiền ủng hộ PTĐD từ trong nước gửi ra nhiều nhất cũng là Nam Kỳ.

Trong lúc PTĐD đang phát triển mạnh thì hiệp ước Pháp-Nhật được kí, cùng lúc xảy ra chuyện Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành về Nam Kỳ nhận tiền bị Pháp bắt. Bởi vì theo dõi qua đường dây bưu điện, Pháp phát hiện được việc phụ huynh Nam Kỳ gửi thư cho Phan Bội Châu để hỏi cách thức gửi tiền nên cho trinh thám theo dõi sát sao, kiểm tra nghiêm ngặt tại bến tàu. Họ bị bắt tống vào sở Cảnh sát cảng Sài Gòn, những văn kiện mang về bị tịch thu hết. Và sau khi bắt Đặng, Hoàng thì chính phủ Pháp đã biết hết tường tình về việc thanh niên xuất dương nên chúng kiểm soát chặt chẽ số thanh niên xuất ngoại, buộc các gia đình Nam Kỳ có con em đang học ở Nhật phải gửi thư gọi con em mình về nước ngay và cho người theo dõi nghiêm ngặt những người tham gia phong trào. Như Nguyễn Thần Hiến lập “khuyến học du hội”, góp phần lớn gia sản của mình cho quỹ du học sinh, bị Pháp nghi ngờ rồi cho người giám sát chặt chẽ hoạt động của ông khiến ông không thể hoạt động được, ông phải tìm cách trốn ra nước ngoài hoạt động. Trần Chánh Chiếu là người hoạt động tích cực nhất của PTDT ở Nam Kỳ. Ông đã vận động nhiều thanh niên sang Nhật Bản học tập, công khai hô hào duy tân cứu nước trên báo, rồi cùng với bạn đồng chí hướng lập Nam


Kỳ Minh Tân công nghệ và nhiều cơ sở kinh tài khác…Những việc làm của ông được giới điền chủ và giới công chức hưởng ứng nhiệt liệt. Vì vậy, ông bị nhà cầm quyền cử người theo dõi, bị Trần Bá Thọ (làm chức phủ, em ruột Trần Bá Lộc) dòm ngó. Tháng 10 năm 1908 tại Sài Gòn, Trần Chánh Chiếu bị thực dân Pháp bắt giam vì tội có quan hệ với phong trào Đông Du và viết báo chống lại họ. Nhưng vì không đủ chứng cứ nên Pháp phải thả ông.

Như vậy, từ năm 1905, PTDT vừa tổ chức vận động đưa con em sang Nhật học tập, tổ chức vận động tài chính cho PTĐD, vừa xây dựng được nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, công thương nghiệp như Chiêu Nam Lầu, Nam Trung khách sạn, Minh Tân khách sạn, Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, Hội tương trợ của giáo viên, Minh Tân thương cuộc, Nam Kỳ thương cuộc, Nam Mỹ Thạnh thương quán, Y Dược công ty, Tế Nam khách sạn…rải rác ở khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Mỹ Tho, Sa Đéc, Rạch Giá, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long,…Có thể nói, phần lớn các tỉnh Nam Kỳ đều có cơ sở của phong trào và hưởng ứng phong trào rất mạnh mẽ. Và mỗi cơ sở kinh tài được thành lập đã thể hiện sự suy nghĩ, sáng tạo cùng tâm huyết của các chí sĩ duy tân trong việc cạnh tranh với với tư bản nước ngoài, nhất là tư sản Hoa kiều, Ấn Độ và Pháp để phá vỡ thế độc quyền của chúng và giành lại quyền lợi về cho dân tộc, thúc đẩy nên kinh tế nước nhà phát triển.

2.2.2.2. Trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất, làm giàu cho đất nước. Chính vì vậy, để mở mang kinh tế, sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, Phan Bội Châu không quên đề cập tới sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, Nam Kỳ là mảnh đất màu mỡ, “trù phú” về nông nghiệp. Các điền chủ Nam Kỳ có cuộc sống sung túc, giàu sang, ở trong những biệt thự sang trọng là nhờ vào việc “tậu ruộng cho mướn thu lợi tức”. Các tiệm mua lúa, trữ lúa được lập nên ở khắp Nam Kỳ, trong đó chỉ riêng người Thanh Hương đã có trên hai trăm cái. Còn ở các bến sông, tàu thuyền các nước tới lui buôn bán lúa gạo rất tấp nập, không khi nào ngớt bến. Tuy nhiên, những lợi tức từ lúa gạo lại lọt hết vào tay người Hoa. Bởi vì nhờ có “những chân rết thiết lập khi phân phối á phiện và rượu” nên chúng nắm hầu hết những dịch vụ chuyên chở, thâu mua, xay xát, bốc xếp liên quan tới lúa gạo ở Lục tỉnh. Vì vậy,


người Hoa thường ra sức “ép giá”, bắt chẹt dân mình, dân mình chở lúa lên bán cho chúng thì chúng chê bai bắt bẻ để bớt giá, đến khi cân chúng lại ăn gian, ít là một kg hay nửa kg trong một bao lúa. Như vậy, bao nhiêu công sức của dân mình đã bị các chú Chệt hưởng hết cũng bởi vì nếu không bán cho chúng thì cũng không biết bán cho ai. Hơn nữa, dân mình không nắm được giá lúa gạo trên thị trường, bọn Hoa thương hiểu được điều đó nên định giá mua thấp để hưởng được lợi nhuận cao nhất có thể. Nhằm cạnh tranh với tư sản Hoa kiều cũng như tư sản Pháp trong việc kinh doanh lúa gạo thì ngay những số báo đầu, NCMĐ đã kêu gọi người Việt hùn vốn lập kho phía Hậu Giang mua chận không cho lúa về Chợ Lớn-“thuộc địa của người Hoa”, lập hãng buôn, học thêm về kế toán. Nhưng sự việc không tiến triển được vì thiếu người cầm đầu. Cho đến năm 1908, thì ở Mỹ Tho, người Việt mình mới lập nên công ty buôn lúa gọi là Minh Tân Túc Mễ Tổng Cuộc do Phó tổng Trần Văn Hài ở Thạnh Quơn, Mỹ Tho đứng ra kêu gọi thành lập. Đây là công ty lập ra để mua bán lúa, cạnh tranh với tư sản Hoa kiều. Sau đó còn có thêm tiệm Nam Hòa được thành lập ở Bến Tre, “tiệm nầy mua lúa to để bán cho nhà máy và mua lúa nhỏ để xay ra bán lẻ”, ở Sa Đéc có Tân Thành và Đông Thành thương cuộc, ông Trần Văn Thạnh ở Mỹ Tho có sáng kiến thành lập Nam kì thương cuộc: “lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu)”…Nhưng những cơ sở này sau một thời gian ngắn được nhắc đến trên báo LTTV thì không thấy nhắc tới nữa, có lẽ họ đã giải tán vì làm ăn thua lỗ.

Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp các chí sĩ duy tân đã thường xuyên phổ biến những kinh nghiệm hoặc dạy cách trồng trọt: trồng dừa, trồng tre, trồng dưa hấu, đu đủ dầu, trồng dâu nuôi tằm, trồng gòn…; chăn nuôi: cách lựa gà chọi, lựa ngựa…; có mục chuyên về giá lúa gạo…cho mọi người qua những bài báo đăng trên báo NCMĐ. Đặc biệt báo có đăng bài trao đổi kinh nghiệm làm ruộng, phân biệt đất tốt xấu (đất giồng, đất rẫy, đất bã hèm, đất bồi). Và kinh nghiệm làm “ruộng đồng”, nơi đất phát (không cày) phía Sóc Trăng; đất này nếu cày rồi cấy thì lá nhiều, không ra hột, muốn sửa chữa phải đuổi cho trâu vào ruộng, trâu ăn bớt là lúa, dậm cho gốc lúa gãy, ngã rạp, nhờ vậy một bụi lúa nảy ra hai ba bụi, một công đất gặp thời tiết thuận lợi thu hoạch 25 đến 27 giạ (hơn 5 tấn/ha).

Bên cạnh đó để khuyến khích việc mua bán và phát triển công nghệ, trên báo


LTTV đưa ra vài sáng kiến như ra đề thi, ai viết bài nói rõ về cách dùng cây dừa, cây tre, cây chuối thì được thưởng một năm hoặc sáu hoặc ba tháng nhựt trình (hạng nhứt, nhì, ba). Bài được giải nhất là bài: “Cách trồng tre và dùng nó” (số 35) do ông Trần Văn Tề gởi đến. Bài viết nói cho mọi người biết cách trồng tre cho mau “xài” thì nên bứng gốc, trồng xiên xiên; dạy cách dưỡng cho tre dày cơm. Và nói về công dụng của cây tre: tre làm mõ, rễ tre dùng làm thuốc Nam, gốc tre dùng làm đồ để xin keo xin xăm, tre già để làm ống viết còn chẻ ra rồi vót tròn tròn làm lồng cu, lồng chim, lồng sáo, lồng cưởng,…

Những việc làm trên chính là những cố gắng của các chí sĩ duy tân ở Nam Kỳ không chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn để cạnh tranh với tư sản nước ngoài, giành lại quyền lợi cho nhân dân mình.

2.2.2.3. Trong lĩnh vực thủ công nghiệp

Bên cạnh nông nghiệp, công cuộc duy tân kinh tế còn biểu hiện ở việc lập các xưởng sản xuất đồ thủ công thu hút số lượng người tham gia đông đảo.

Người Hoa không chỉ giỏi trong việc buôn bán: “tổ chức tiệm tạp hóa khắp cùng ngõ hẻm, cho vay và bán đủ thứ món, từ vải bô, trà, thuốc hút, tới đường, đậu, kẹo, bánh, dầu lửa, cao đơn hoàn tán…”[56, tr.168] mà còn biết làm các nghề thủ công mỹ nghệ. Trong một lần sang Trung Quốc, Trần Chánh Chiếu thấy thiên hạ đâu đâu cũng “lo lường sanh phương thương nghệ”: người thì ngồi trong phố rộng dệt bố tơ, làm pha ly, làm lược, làm cà rá, hoa tai, kẻ lo đóng giày, làm hia, làm mũ, làm kiếng,…làm đủ các thứ vật dụng để gửi qua Nam Kỳ bán cho dân mình. Trong khi đó đất Nam Kỳ của nhiều người đông nhưng sao không có “công nghệ gì là công nghệ” ngay đến những thứ cần dùng trước mắt cũng không tự làm lấy mà dùng được. Ông “hổ thẹn bèn rơi nước mắt”. Khi về nước ông đã cổ động thành lập Duy Tân công ty 20.000 phần hùn, mỗi hùn 5 đồng. Đây là cơ sở kinh tài không chỉ cho miền Nam mà cho cả PTDT. Mục đích của công ty là hùn vốn lại rồi lập tại Mỹ Tho nhiều nhà thương mại, rước thợ giỏi về dạy con cháu mấy người hùn cho biết nghề nghiệp làm ăn, sau là bán các món đồ làm ra cho dân mình với giá rẻ. Quần chúng đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Trần Chánh Chiếu. Họ đua nhau gửi tiền hùn, kẻ hùn 50 hùn, người hùn 30 hùn, kẻ ít người nhiều. Và có nhiều ông điền chủ viết thơ hỏi ông Chiếu chừng nào đứng ra mở

Ngày đăng: 03/06/2023