Sự Ra Đời Của Phong Trào Duy Tân Ở Nam Kỳ.


viện trợ bằng binh lính, thì việc mua khí giới, lương thực cũng có phần dễ” [8, tr.53]. Và năm 1905, ông sang Nhật Bản cầu viện. Tại đây, qua tiếp xúc với Lương Khải Siêu và những chính khách người Nhật, đặc biệt tận mắt chứng kiến sự phát triển của Nhật Bản, Phan Bội Châu nhận thấy “dân trí nước mình còn thấp, mà nhân tài cũng thiếu, không có. Chừng đó, tôi tự ăn năn việc mình lo toan lúc trước là nông nổi chỉ bo bo vấn đề quân giới nào có phải là cái kế tuyệt hay để mưu tính công việc độc lập cho nước mình đâu” [20, tr.161] và ông đã chuyển từ “cầu viện” sang “cầu học”. Như vậy, trước khi xuất dương, ông chuyên tâm vào đường lối đấu tranh vũ trang, cầu viện vũ khí thì giờ đây ông đã chuyển sang đường lối kết hợp chống Pháp với nhiệm vụ coi trọng nhân tài, mở mang dân trí và lúc này ông nói rõ mục đích của hội Duy Tân là: khôi phục nước Việt Nam độc lập, thành lập nước quân chủ lập hiến. Sau đó, ông quyết định về nước để giải thích cho các đồng chí trong nước về việc thay đổi phương hướng từ cầu viện quân sự sang cầu học và cùng Phan Châu Trinh lo cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài để duy tân Việt Nam. Và cũng từ đây đã dấy lên PTĐD phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Duy Tân hội: từ cuối năm 1905 đến giữa năm 1908, Duy Tân hội đã tuyển chọn và đưa hơn 200 thanh niên của cả nước sang Nhật học, trong đó có Cường Để. Trong số du học sinh có hơn nửa là của Nam Kỳ. Du học sinh Việt Nam được vào học trong trường Đồng Văn thư viện và trường quân sự Chấn Võ học viện. Học sinh được học các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật quân sự tiên tiến. Thông qua PTĐD, Phan Bội Châu đã góp phần đào tạo được một số cán bộ như Đặng Tử Mẫn, Lương Lập Nham, Hoàng Trọng Mậu…làm nòng cốt cho phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phan Bội Châu không chỉ đưa thanh niên đi du học nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cho công cuộc bạo động về sau mà còn dùng thơ văn yêu nước để giáo dục, tuyên truyền “ý thức quốc dân”. Theo ông “giáo dục và bạo động phải song song tiến hành”[48, tr.56]. Chính vì vậy, trong suốt thời kì Đông Du, ông đã viết rất nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước để vạch rõ kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp và tố cáo bọn phong kiến thối nát.

Phan Bội Châu là người chủ trương bạo động vũ trang nên ông luôn tìm cách liên hệ với các nhân sĩ trong và ngoài nước. Trong hai năm 1905 và 1906, ông về nước


vừa để đón học sinh vừa để liên kết hào kiệt làm cơ sở cho Duy Tân hội. Ông đã lên căn cứ Phồn Xương (Yên Thế - Bắc Giang) gặp Hoàng Hoa Thám, về Hà Nội gặp Ngô Đức Kế.

Trước ảnh hưởng và uy tín của Phan Bội Châu cũng như PTĐD ngày càng lớn mạnh, thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố, đàn áp. Tháng 9-1908, thực dân Pháp phối hợp với Nhật đàn áp PTĐD. Các gia đình có con em sang Nhật học bị khủng bố, học sinh Việt Nam bị trục xuất khỏi đất Nhật, kể cả Phan Bội Châu và Cường Để. Sau khi PTĐD tan rã, ông sang Trung Quốc sau đó sang Thái Lan. Từ cuối 1909 đến cuối 1911, ông đã cùng nhiều thủ lĩnh Duy Tân hội phải nương náu ở Đông Bắc Thái Lan. Trong thời gian đó Hội đã mua sắm vũ khí gửi về nước giúp nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và những cơ sở kháng Pháp còn lại ở Nghệ - Tĩnh. Năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc do Tôn Văn lãnh đạo giành thắng lợi, lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, lập Chính phủ Dân quốc, thi hành các chính sách dân chủ tiến bộ. Nghe tin, Phan Bội Châu vô cùng phấn khởi và đã trở lại Trung Quốc hoạt động. Đầu năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những đồng chí còn nương náu ở Trung Quốc, Thái Lan và một số người mới ở trong nước sang, được khoảng 100 người, tuyên bố giải tán Duy Tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Hội khẳng định: Tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Tổ chức cách mạng mới ra đời đánh dấu bước tiến trong tư tưởng Phan Bội Châu và những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ trên con đường dân chủ tư sản, từ chủ trương Quân chủ lập hiến của Duy Tân hội sang chủ trương Cộng hòa Dân quốc của Việt Nam Quang Phục hội. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Việt Nam Quang Phục hội có tham gia lãnh đạo hai cuộc bạo động ở Huế và Thái Nguyên, nhưng đều thất bại. Sau thất bại này, Hội từng bước tan rã, nhiều nhân vật quan trọng lần lượt sa lưới giặc. Phan Bội Châu lẩn tránh ở Trung Quốc một thời gian lâu, cuối cùng bị thực dân Pháp bắt, mang về nước (1925) chấm dứt cuộc đời hoạt động yêu nước của ông.

b. Phan Châu Trinh với phong trào tư sản theo xu hướng cải cách.

Phan Châu Trinh sinh năm 1872 trong một gia đình phong kiến theo nghề võ ở huyện Tam Kì (Quảng Nam), nơi có cửa biển Hội An và Đà Nẵng, một trung tâm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

thương mại, giao lưu quốc tế thuận tiện.

Năm 1901, Phan Châu Trinh đỗ Phó bảng, được bổ dụng làm Thừa biện Bộ lễ. Ông ra làm quan với mong muốn đem tài năng giúp dân cứu nước. Nhưng nhận thấy quan trường quá thối nát, ông cáo quan về hoạt động cứu nước. Do sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây thông qua Tân thư của Trung Quốc nên ông đã có sự chuyển biến: “sách vở mới về Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu du nhập vào nước ta. Cuộc Nga Nhật ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần trí thức. Cụ ở Huế theo dõi tình hình hằng ngày. Ở kinh đô có Thân Trọng Huề, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phạm Hàm là các nhà có nhiều sách mới, cụ thường tìm tới đọc. Từ đó, tư tưởng Âu, Tây thấm dần vào trí não” [17, tr.45]. Sau khi từ quan về quê, Phan Châu Trinh đã liên lạc với các nhà yêu nước cùng chí hướng như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, đề xướng PTDT và hoạt động tích cực tại các tỉnh miền Trung.

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 6

Năm 1905, ông sang Nhật, gặp Phan Bội Châu, nhưng hai ông bất đồng về phương pháp cứu nước. Ông chủ trương đấu tranh ôn hòa, công khai, nhằm khai thông dân trí, mở mang dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ vua quan phong kiến, coi đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Ông lên án kịch liệt chế độ vua quan và phản đối đấu tranh vũ trang cũng như việc cầu viện nước ngoài. Năm 1906, sau khi từ Nhật trở về, ông cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…ra sức hô hào cải cách, mở trường học, lập các hội nông, công, thương…Ông đề ra chủ trương cải cách ôn hòa như cải cách thuế khóa, phát triển công nghệ, phát triển văn hóa, ban bố luật pháp, tôn trọng nhân quyền, mở rộng quyền dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận…Ông đã viết thư gửi cho Toàn quyền Pôn Bô, tố cáo tệ tham những của quan lại, lên án chính sách cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Pháp, và yêu cầu Pháp có những thay đổi trong chính sách cai trị ở Việt Nam. Ông và Trần Quý Cáp đã có những cuộc diễn thuyết thu hút đông đảo học sinh, thân hào, nhân sĩ và dân chúng tham gia. Cuộc vận động bao gồm các mặt:

- Về kinh tế, các ông cổ động thực nghiệm, lập hội kinh doanh. Theo lời hô hào của các sĩ phu cải cách thì đã xuất hiện nhiều hiệu buôn như Quảng Nam hiệp thương công ty ở Quảng Nam; Triêu Dương thương quán ở Nghệ An; công ty Liên Thành ở Phan Thiết…Ngoài ra, các sĩ phu còn chú ý phát triển nghề nông, nghề thủ công, lập


các cơ sở dệt vải, làm mũ, may quần áo…

- Về văn hóa, các ông chú ý tới việc mở trường học theo kiểu mới. Trường dạy chữ Quốc ngữ, học các môn học mới thay cho Tứ thư, Ngũ kinh. Ở Quảng Nam đã có 4 trường lớn được thành lập: Liên Phong, Phước Bình, Phú Lâm, và Quảng Phước, mỗi trường có khoảng 80 học sinh, trường đông nhất là 200 học sinh. Còn các đồng chí của Phan Châu Trinh đã lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội (1907), mở lớp học miễn phí, tổ chức diễn thuyết để phổ biến giáo dục và khuếch trương thương nghiệp. Ngoài ra, các ông còn vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, vận động dân chúng thay đổi cách ăn mặc, vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng…, lên án thói mê tín dị đoan, phê phán những hủ tục…

PTDT đã được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và phát triển mạnh mẽ, có lúc đã trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn với hàng trăm người tham gia như phong trào nông dân chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man cuộc đấu tranh. Nhiều nhân sĩ bị xử chém như Trần Quý Cáp, Nguyễn Hàng Chi, Lê Khiết…,số đông bị đày ra Côn Đảo như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Đặng Nguyên Cẩn…Nhưng ở một số nơi chúng cũng đã giảm bớt lệ xâu dịch, giảm thuế thân, không tăng thuế điền. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ đã thể hiện rõ ảnh hưởng của cuộc PTDT ở Trung Kỳ. Có thể nói người châm ngòi cho phong trào là các sĩ phu tiến bộ.

Sau khi bị kết án tù 3 năm ở Côn Đảo, năm 1911, thực dân Pháp đưa Phan Châu Trinh sang sống ở Pari. Suốt 14 năm sống ở Pari, ông vẫn giữ đường lối cải cách mang tính cải lương, phản đối vũ trang, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pháp, ông đã viết “Thất điều trần”, vạch trần bộ mặt tay sai của y. Việc làm của ông đã gây nên tiếng vang lớn. Năm 1925, ông về nước. Năm 1926, ông ốm nặng và mất ở Sài Gòn. Ông là nhà yêu nước, nhà dân chủ sớm nhất, tiêu biểu cho xu hướng cải cách ở nước ta. Ông đã để lại một số sáng tác có giá trị như Thư gửi Toàn quyền Bô, Tỉnh quốc hồn ca, Trung Kỳ dân biểu thủy mạt ký, Giai nhân kì ngộ…

Như vậy, kể từ sau thất bại của phong trào Cần Vương, thì đến đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta lại được phát động với hai xu hướng:


bạo động và cải cách mà đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Nguyên nhân của sự xuất hiện hai xu hướng này trong cùng một thời điểm là do các sĩ phu có cái nhìn khác nhau và cách giải quyết khác nhau đối với những vấn đề lịch sử đặt ra lúc đó. Tuy nhiên, dù là xu hướng bạo động hay xu hướng cải cách thì cả hai xu hướng đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và có mục đích là nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, chấn hưng kinh tế để tạo tiềm lực nội tại cho công cuộc giành độc lập dân tộc. Nhận định về sự tồn tại của hai xu hướng này, GS.Đinh Xuân Lâm cho rằng: Đối với các sĩ phu “tân tiến” hồi đầu thế kỉ XX của nước ta thì “duy tân” và “bạo động” không đối kháng nhau, mà là hai biện pháp để đạt mục tiêu chung độc lập dân tộc, suy cho đến cùng thì “duy tân” là sự chuẩn bị tích cực để tiến tới bạo động. Chính vì lẽ đó mà không thể đối lập cụ Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh, giữa hai cụ Phan không khác nhau ở động cơ đầu tiên hay mục đích cuối cùng mà chỉ khác về biện pháp thực hiện để đạt tới mục tiêu giải phóng dân tộc [69; tr.18- 19]. Như vậy, sự tồn tại của hai xu hướng không phải là sự tồn tại phủ định, triệt tiêu, mâu thuẫn nhau mà là sự bổ sung, kết hợp, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sự hoạt động tích cực của hai xu hướng đã làm cho thực dân Pháp nhận ra bản chất yêu nước, cách mạng của hai xu hướng nên dù là “minh xã” hay “ám xã” thì thực dân Pháp cũng theo dõi gắt gao và tìm mọi cách đàn áp. Cuối cùng, dù dựa vào Nhật, một nước đồng chủng đồng văn để cứu nước hay “ỷ Pháp cầu tiến bộ” thì cũng đều thất bại. Bởi vì, bản chất của đế quốc thực dân là thống trị, áp bức, bóc lột nên không thể dựa vào đế quốc này chống đế quốc kia để giải phóng dân tộc. Nhưng cả hai xu hướng đã góp phần tạo nên một phong trào yêu nước sôi nổi trong cả nước, PTDT những năm đầu thế kỉ XX. Nó đã góp phần thức tỉnh, nâng cao tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân; mở đường cho hệ tư tưởng mới - tư sản tràn vào nước ta, trên cơ sở đó chuẩn bị tích cực về tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn về sau. Ở Nam Kỳ đã chịu ảnh hưởng của cả hai xu hướng trên, trên cơ sở duy tân về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,…đã giúp cho nhân dân nhận thức rõ quyền lợi của mình cũng như bản chất của thực dân Pháp và bè lũ tay sai để rồi từ đó biến thành những hành động cụ thể với những cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế sôi nổi hồi đầu thế kỉ XX.


1.2.2. Sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ.‌

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho miền Nam đổi thay rất nhiều nhưng miền Bắc, miền Trung thì không thay đổi bao nhiêu. Tổ chức quản lí khác, việc học hành phải theo chương trình Pháp, khoa cử bị bỏ, việc đào tạo trước nhất là kiếm người phục vụ cho bọn thực dân. Việc kinh doanh được mở mang, các đồn điền, nhà máy bắt đầu phát triển và quan trọng là sự ra đời của những người làm nghề tự do, sự tiếp thu văn hóa mới của phương Tây đưa đến. Cho nên cả hai trụ cột của PTDT: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều hết sức chú ý đến vùng Nam Kỳ. Thực tế đã cho thấy, “PTĐD là cuộc vận động cứu nước do Duy Tân hội phát động dưới sự lãnh đạo của Phan Bội Châu và Cường Để ở những năm đầu thế kỉ XX, phát triển rộng khắp trong cả nước. Riêng Nam Kỳ có bước phát triển sâu rộng nhất, có lãnh đạo, có tổ chức và có những điều kiện khả thi để cho PTĐD phát triển” [69, tr.24]. Phan Bội Châu và Tiểu La Nguyễn Thành là những người khai mở, trực tiếp truyền bá tư tưởng duy tân vào Nam Kỳ, khơi dậy nguồn lực duy tân xứ Nam Kỳ. Sau khi gặp Tiểu La Nguyễn Thành - một yếu nhân của PTDT ở Quảng Nam, Phan Bội Châu đã nhận được một lời tư vấn quý báu: “sắp tính việc lớn tất phải được một món kim tiền thật to, mà kho kim tiền nước ta thật chỉ là Nam Kỳ, mà khai thác Nam Kỳ là công đức triều Nguyễn, nhân tâm trong ấy còn yêu mến triều Nguyễn lắm. Vua Gia Long lấy lại nước ta rặt là nhờ tài lực ở trong ấy. Bây giờ nếu ta tìm được chính dòng Gia Long đặt làm minh chủ, hiệu triệu Nam Kỳ, tất ảnh hưởng mau lắm”[9, tr.67] và năm 1903, Phan Bội Châu vào Nam Kỳ, với mục đích “lần lượt đi khắp các hạt Lục tỉnh, vừa du lịch, vừa vận động”[9, tr.71] liên kết lực lượng Cần Vương còn sót lại ở miền Nam. Tại đây, ông đã gặp Trần Nhật Thị (chùa Bảy Núi, Thất Sơn), Kí Liêm (Sa Đéc), Nguyễn Thần Hiến (Sa Đéc)…“Trận đi này tuy không có công gì, nhưng mà sau khi tôi xuất dương, được anh em Nam Kỳ giúp sức nhiều lắm, mà có kết quả cũng nhờ lần đi ấy vậy”[9, tr.72]. Sau chuyến đi này, ông đã thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam (1904), do Cường Để làm Hội chủ. Đây là biện pháp mang tính chất sách lược, là phương tiện để đạt được mục đích. Bởi vì, “muốn kêu gọi được nhân dân cho dễ, nếu không mượn tiếng phò vua giúp nước thì nhà sang, họ lớn chẳng ai phụ họa cho mình”[20, tr.162]. Hơn nữa người dân Nam Kỳ “tư tưởng quân chủ rất dày”, họ luôn


nhớ tới công lao khai hoang mở cõi của các chúa Nguyễn, tạo điều kiện cho họ sống trên mảnh đất trù phú này. Và Cường Để, cháu đích tôn sáu đời của vua Gia Long, đúng là biểu tượng cho đại bộ phận điền chủ Nam Kỳ hướng tới trong mối quan hệ đạo nghĩa trung quân ái quốc. Nên khi PTĐD nổ ra, họ sẵn sàng mang tiền của ra đóng góp thành lập công ty, ủng hộ phong trào - “kim tiền của Nam Kỳ mà nuôi cả nhân tài Trung Bắc”, cho con tham gia xuất dương cầu học, vừa trọn đạo nghĩa, vừa góp phần cứu nước. Để phong trào cách mạng phát triển sâu rộng ở Nam Kỳ, Phan Bội Châu đã viết bài Kính cáo toàn quốc phụ lão văn, Ai cáo Nam Kỳ gửi về nước mà mục đích chủ yếu là nhằm vận động Nam Kỳ.Và được biết ở Hương Cảng có nhà Cao đẳng tiểu học hiệu do giáo hội Thiên Chúa dựng lên, ở trong nhà học có một thiếu niên Nam Kỳ là Trần Văn Tuyết con ông Tri phủ Chiếu (tức Gilbert Trần Chánh Chiếu) ở Sài Gòn, ông đã “khuya sớm đến nhà Tuyết, cổ xúy anh bằng những câu ái quốc phục thù. Lại nhờ ông Phạm thông phán (tức Phạm Văn Tâm) khuyên dụ nó những điều tôn vua phò Nguyễn. Nó mới đem những văn thư tôi gửi cho cha nó, mà cố mời cha nó đến Hương Cảng du lịch một phen. Cách vài tuần lễ thì ông tri phủ Chiếu đến”[9, tr.144]. Sau khi gặp Phan Bội Châu tại Hương Cảng trở về ông Chiếu đã bí mật đem những bản hiệu triệu bằng chữ Hán của Phan Bội Châu về nước phổ biến và ra sức vận động việc Đông Du. Ông còn viết hai cuốn sách cho xuất bản công khai ở Sài Gòn để hô hào làm theo gương duy tân của Trung Quốc: Hương Cảng nhân vật, Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh. Sau chuyến đi của Trần Chánh Chiếu vài tháng “các anh em trong Nam như Trần Văn Định, Bùi Mộng Vũ, thảy đều lần lượt đến Nhật Bản. Du học sinh Nam Kỳ từ lúc đó mới bắt đầu dần dần đông”[9, tr.144].Và tiếp đó “Nam Kỳ phụ lão vài người đến Hương Cảng, các người ấy thảy đều là bí mật xuất nhập cảnh” sang gặp Phan Bội Châu. Và ông đã trao cho các ông ấy những cuốn sách của mình viết và “khuyên các ngài truyền bá và ân cần chúc thác hai việc: vận động du học sinh; quyên trợ du học phí. Các ngài đều vui lòng hết sức…Qua vài tuần sau thì có thanh niên Nam Kỳ vài mười người ra, tựu trung có ba cậu bé con”[9, tr.150]. Như vậy, đến lúc này, trong số du học sinh du học tại Nhật đã có đủ học sinh của cả ba kỳ. Mục đích ban đầu của PTĐD là xuất dương cầu viện nhưng khi vào đến Nam Kỳ đã mang ý nghĩa tích cực hơn là xuất dương cầu học. Đây là bước phát triển mới tích cực của PTĐD, nó gắn


kết cả hai dòng yêu nước đương thời: Phan Bội Châu với chủ trương bạo động và Phan Châu Trinh với chủ trương cải cách. Nhân dân Nam Kỳ tham gia PTĐD cũng là tham gia PTDT do Phan Châu Trinh khởi xướng.

Sau chuyến đi Hương Cảng, Trần Chánh Chiếu đã phát động PTMT (Minh đức Tân dân). Có thể nói, từ đây cuộc vận động duy tân ở Nam Kỳ bắt đầu bước vào thời kì hoạt động công khai, sôi nổi. Tuy nhiên, không phải đến thời gian này tư tưởng duy tân ở Nam Kỳ mới xuất hiện mà đã manh nha từ trước đó. Ngay từ năm 1901, báo NCMĐ ra đời, nêu tôn chỉ là bàn về canh nông và thương mãi, nhưng ngay trong số 1 ngày 01/8/1901, lại ghi thêm ngành kĩ nghệ “chỉ muốn cho người bổn quốc có kỹ nghệ và thương mãi đặng làm cho hiệp với người Khách và người Thiên Trước (tức người Hoa và người Ấn)” [56, tr.175]. Chủ bút Lương Khắc Ninh đã nói thẳng là chống bọn mại bản (người Hoa), chống bọn cho vay (người Chetty, Ấn). Số đầu tiên của báo có lời khẳng định: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường”. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ, hoàn toàn trái ngược với thái độ xem thường việc buôn bán, kinh doanh vốn đã bén rễ sâu trong tư tưởng của nhân dân ta. Liên tiếp trên các kỳ báo từ năm 1901 đến 1904, trong loạt bài “Thương cổ luận”, chủ bút Lương Khắc Ninh đã cổ động người dân hướng theo con đường thực nghiệp; ra lời kêu gọi giới điền chủ giàu có ở Nam Kỳ cùng nhau hùn vốn mà lo việc kinh doanh công, thương nghiệp. Báo NCMĐ trong thời gian này có những bài chỉ dẫn về việc lập thương cuộc, trồng cây, trao đổi kinh nghiệm làm ruộng và thông tin giá lúa gạo trên thị trường. Những nhà làm báo còn có kế hoạch lập các hãng buôn, các trung tâm thương mại ở Chợ Lớn để cạnh tranh, giành lại quyền lợi từ tay Hoa kiều. Nhưng những lời kêu gọi, khuyến khích giới hữu sản người Việt kinh doanh công, thương nghiệp của Lương Khắc Ninh và những người chủ trương tờ báo đã không thể đem lại hiệu quả, vì hầu hết giềng mối kinh tế - tài chính đều đã nằm gọn trong tay người nước ngoài, không Pháp thì Hoa, Ấn.

Cuộc Minh Tân mà Trần Chánh Chiếu phát động là công cuộc vận động để duy tân nước nhà. Chủ trương hoạt động của phong trào là kêu gọi hùn vốn để lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp để cạnh tranh với tư sản nước ngoài (tư bản: Pháp, Hoa, Ấn), mong giúp người Việt có thể tự kinh doanh kinh tế cho phù hợp với

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí