Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 2


MỞ ĐẦU‌

Lý do chọn đề tài


Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản đế quốc phương Tây tiến hành xâm lược các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước lạc hậu ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cũng phải đương đầu với sự xâm lược, với sức mạnh thực dân và trong cuộc chiến không cân sức này với sự bạc nhược của triều đình phong kiến, Việt Nam đã trở thành xứ thuộc địa Pháp. Sự thất bại này không chỉ là thất bại về kinh tế, quân sự mà còn ánh dấu sự thất bại của ý thức hệ của người Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới. Ý thức hệ phong kiến đã hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết những nhiệm vụ của lịch sử dân tộc. Ý thức hệ dân chủ tư sản phương Tây bắt đầu du nhập vào Việt Nam nhưng chưa hội đủ lượng và chất để có thể giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình Việt Nam lúc đó. Nhưng với truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, người Việt Nam đã không ngừng tìm cơ hội để chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, chấn hưng đất nước. Những nho sĩ tiến bộ của Việt Nam đã tiếp thu, đổi mới tư tưởng và xã hội. Họ đã đứng lên phát động, lãnh đạo một phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới được gọi là PTDT, mở ra một thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Phong trào đã tạo ra những chuyển biến về tư tưởng chính trị, phương pháp đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc, cho nên từ rất lâu PTDT đã trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử.

PTDT nổ ra ở Trung Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Nam Kỳ. PTDT ở mỗi miền mang những đặc điểm riêng vì vậy đã có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau khi đánh giá về phong trào. Nhưng khi nói tới PTDT thì thường các học giả, nhà nghiên cứu chỉ nói tới PTDT ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ còn ở Nam Kỳ lại chưa được quan tâm đúng mức, nếu có đề cập đến thì cũng rất sơ sài hoặc không có trong những công trình nghiên cứu về PTDT: “Việc Duy Tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, sự hoạt động của ông Phan Bội Châu đã được nói đến nhiều. Riêng PTDT ở Nam Kỳ Lục tỉnh mãi đến nay dường như không đặt đúng mức quan trọng”[58, tr.173]. Mặc dù, PTDT ở Nam Kỳ (còn gọi là PTMT) hoạt động rất sôi nổi và có những đóng góp hết sức to lớn cho


PTDT chung cả nước. Vì vậy việc nghiên cứu về PTDT ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX, sẽ có những ý nghĩa nhất định.

- Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu, tìm hiểu để biết rõ hoạt động, đặc điểm, tác động của PTDT ở Nam Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục, chính trị không những giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về PTDT ở Nam Kỳ mà còn góp phần bổ sung vào sự hiểu biết toàn diện lịch sử dân tộc, lịch sử vùng đất Nam Kỳ thời kì này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

- Ý nghĩa thực tiễn.

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ là nguồn tài liệu bổ sung cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu lịch sử ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 2

Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: PTDT ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX .

- Nhiệm vụ của đề tài cần làm sáng tỏ những vấn đề sau:

+ Làm rõ điều kiện tác động đến sự ra đời của PTDT ở Nam Kỳ và hoạt động của phong trào này; tác động của PTDT đối với Nam Kỳ, với PTDT cả nước.

+ Trên cơ sở nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu PTDT là ở Nam Kỳ mà hiện nay bao gồm các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và thành phố Cần Thơ.

+ Thời gian: thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài là từ năm 1905 đến năm 1930, tức sau khi Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội (1904) và phát động phong trào Đông Du trong cả nước cho đến năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – từ đây phong trào giải phóng dân tộc chuyển sang xu hướng vô sản; đây là khoảng thời gian PTDT ở Nam Kỳ có những hoạt động mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ


đề cập tới một số sự kiện diễn ra trước đó để có cái nhìn đầy đủ hơn về sự hình thành cũng như hoạt động của phong trào.

+ Nội dung: Nghiên cứu những điều kiện tác động đến sự ra đời và hoạt động của PTDT ở Nam Kỳ. Qua đó rút ra một số đặc điểm cũng như tác động, bài học rút ra từ phong trào.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.


Vấn đề nghiên cứu về PTDT thì từ rất lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, trực tiếp cũng như gián tiếp với rất nhiều công trình đã được công bố. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu và đầy đủ về PTDT ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX.

Đối với các công trình trình bày chung về tiến trình lịch sử Việt Nam như Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội; Trương Hữu Quýnh (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập: từ thời nguyên thủy đến năm 2000, Nxb Giáo Dục, Hà Nội; Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế… trình bày những nét lớn, khái quát về tiến trình lịch sử của cả nước, trong đó có đề cập tới PTDT. Nhưng đây là những công trình mang tính chất đại cương nên các vấn đề, sự kiện, trong đó có PTDT, chỉ được trình bày khái quát.

Các công trình nghiên cứu về PTDT:

- Phong trào Duy Tân ở Bắc Kỳ: Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất; Đông Kinh Nghĩa Thục, Phong trào Duy Tân đầu tiên ở Việt Nam” của Nguyễn Hiến Lê. Hai cuốn sách này đề cập đến tình hình nước ta ở đầu thế kỷ XX và quá trình thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can lãnh đạo. Đặc biệt là những chính sách tiến bộ trong giáo dục, mở mang kiến thức, chấn hưng lại nền kinh tế và phát huy các nền công nghiệp khai mỏ. Phong trào đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp nên phong trào bị dập tắt.

- “Phong trào Duy Tân” của Nguyễn Văn Xuân (1995), Nxb Lá Bối, Sài Gòn và Nxb Đà Nẵng in lại năm 1970. Đây là cuốn sách đề cập đến các sĩ phu yêu nước là


Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, là trong những người tham gia vào đường lối canh tân ở Viêt Nam. Trình bày khái quát về PTDT ở Việt Nam bắt đầu từ tiền phong trào, phong trào, hậu phong trào, chú ý nhất là giai đoạn 1905-1908. Nhưng các tác phẩm này chỉ nói về PTDT ở Bắc - Trung Kỳ còn PTDT ở Nam Kỳ thì không nhắc tới.

- Sơn Nam,(1971), miền Nam đầu thế kỉ XX - Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, Nxb Lá Bối và Sơn Nam (1975), phong trào Duy Tân ở Bắc – Trung - Nam, Nxb Đông Phố. Cả hai tác phẩm được Nxb Trẻ, Tp HCM tái bản năm 2003. Tác giả đã giới thiệu những nét cơ bản về phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước, cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị về diễn biến PTDT ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc Duy Tân ở Nam Kỳ. PTDT ở Nam Kỳ thất bại nhưng đã thể hiện được tinh thần yêu nước của nhân dân ta và thành quả đáng kể là việc xây dựng ngành sân khấu cải lương, do những chiến sĩ của PTDT góp công tiền phong. Trong cuốn sách này, tác giả đã trích dẫn nguyên văn những bài báo đăng trên LTTV– cơ quan ngôn luận của PTDT ở Nam Kỳ. Đây là những tài liệu quý cho các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về PTDT ở Nam Kỳ.

- Phương Hữu (1950), Phong trào Đại Đông Du, Nxb Nam Việt; Chương Thâu (1982), Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỉ XX, Nxb Hà Nộicó đề cập tới PTĐD và PTDT ở Nam Kỳ nhưng rất sơ sài.

- Năm 2007, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn và Tạp chí Xưa & Nay đã xuất bản cuốn sách Phong trào Đông Du ở miền Nam. Tác phẩm bao gồm nhiều bài viết của các học giả viết về PTĐD ở Nam Kỳ, qua đó đã cung cấp rất nhiều những thông tin quan trọng về PTMT. Tuy nhiên, trong giới hạn của bài báo cáo tham luận các tác giả chỉ đề cập đến phong trào ở những cá nhân, địa phương nhất định chứ chưa thể hiện được hết hoạt động của phong trào.

Các công trình nghiên cứu về những cá nhân có ảnh hưởng lớn đến PTDT cũng đã gián tiếp đề cập tới PTDT ở Nam Kỳ:

- Nguyễn Quang Thắng (2006), Phong trào Duy Tân – các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb Văn Hóa Thông Tin. Đây là cuốn sách đề cập đến những gương mặt tiêu biểu cho PTDT ở Việt Nam và những biểu hiện điển hình của những phong trào đó, về tư tưởng


cải cách hay các phong trào cải cách mới. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thắng quan niệm Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, Đông Du, Duy Tân đều là một phong trào dân tộc được áp dụng thí điểm ở những nơi có sinh hoạt khác biệt, trường Dục Thanh, công ty Liên Thành…chỉ là một và có một lãnh tụ là Phan Châu Trinh. Đây là một cuộc vận động dân chủ đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam mang tính chất quần chúng mà các chí sĩ gọi là PTDT. Thời gian của phong trào theo tác giả là từ năm 1903 đến năm 1908. Tác giả đã giới thiệu khái quát thân thế và sự nghiệp của các nhà cải cách duy tân Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX. Tác giả cũng đã viết về các nhân vật tiêu biểu của PTDT Nam Kỳ như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thị Xuyên, nói rõ tôn chỉ của hội Minh Tân là chấn hưng công, nông thương nghiệp để cạnh tranh, tẩy chay Tàu và Ấn Độ. Nam Kỳ còn là nơi hội ngộ của hai xu hướng “tự trị” và “bài Pháp” với hai hoạt động cơ bản là hoạt động kinh tế và báo chí.

- Phan Bội Châu (2001), Phan Bội Châu niên biểu, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm là tập tự truyện có giá trị lịch sử hết sức quan trọng đối với việc tìm hiểu về con người, cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, cũng như đối với việc nghiên cứu lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX nói chung. Từ trước đến nay, tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến và coi nó là một tài liệu gốc rất quý. Những công trình nghiên cứu về văn thơ, về hoạt động cứu nước, về tư tưởng Phan Bội Châu, cũng như về giai đoạn lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX đã dựa vào những tư liệu rất đáng tin cậy của Phan Bội Châu niên biểu.

- Nguyễn Văn Hầu (2002), Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu - một lãnh tụ trọng yếu trong phong trào Đông Du miền Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu về tiểu sử của Nguyễn Quang Diêu và các tác phẩm thi ca của ông cùng với đó là các bài viết liên quan tới các chí sĩ của PTĐD, PTDT ở Nam Kỳ: Trần Chánh Chiếu, Lý Liễu, Nguyễn Thần Hiến.

- Lý Tùng Hiếu (2003), Lương Văn Can và phong trào Duy tân, Đông Du, Nxb VH SG. Từ việc giới thiệu nhân vật Lương Văn Can mà PTDT và Đông Du được tái hiện một cách tổng quát nhưng thông tin về PTDT ở Nam Kỳ rất ít.

- Một số cuốn sách viết về hoạt động của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường


như Nguyễn Thị Minh (2001), Nguyễn An Ninh-“tôi chỉ làm cơn gió thổi”, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh; Nguyễn An Tịnh (1996), Nguyễn An Ninh, Nxb Trẻ; Nguyễn Phan Quang - Phan Văn Hoàng (1995), Luật sư Phan Văn Trường, Nxb thành phố Hồ Chí Minh…đã cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời, tư tưởng, hoạt động của hai nhà trí thức Tây học hồi đầu thế kỉ XX.

Một số công trình nghiên cứu về phong trào yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX: Shiraishi (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới (tập 1), Nxb Chính trị quốc gia; Đinh Xuân Lâm - Chương Thâu (2012), Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX: nhân vật và sự kiện, Nxb Lao động; Đinh Trần Dương (2006), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, Hà Nội;…Những cuốn sách này tuy có đề cập tới PTDT, Đông Du nhưng chủ yếu nói về PTDT, Đông Du ở Bắc - Trung Kỳ còn Nam Kỳ chỉ đề cập tới rất ít thông qua nhân vật Trần Chánh Chiếu, một vài câu so sánh, nhận xét hay số người ở Nam Kỳ qua Nhật trong PTĐD.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về mảng tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đề cập tới sự chuyển biến tư tưởng của các nho sĩ duy tân,trong đó có nói tới tư tưởng chủ đạo của PTDT: Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội; Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội…

Một số cuộc hội thảo khoa học có nội dung liên quan tới đề tài được tổ chức ở trong và ngoài nước:

- Hội thảo “Nhà nho yêu nước Nguyễn Quang Diêu”, được tổ chức vào năm 2003 tại Đồng Tháp. Tham gia hội thảo có giáo sư Lê Trí Viễn, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Đình Đầu, phó giáo sư Huỳnh Lứa cùng nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội, Hội Khoa học Lịch sử, các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và An Giang, các môn sinh, đại diện họ tộc Nguyễn Quang. Với hơn 20 tham luận và những tài liệu, chứng cứ khoa học,


xác thực đã góp phần làm sáng tỏ thêm về bối cảnh lịch sử trên vùng đất Sa Đéc - Cao Lãnh (Đồng Tháp), trong đó có cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Quang Diêu.

- Hội thảo “Phong trào Đông Du ở miền Nam” được tổ chức vào đầu năm 2006 tại Cần Thơ, với sự có mặt của các đại biểu ở các tỉnh Nam Bộ, gia đình của các chí sĩ tham gia PTĐD…Hội thảo đã tập hợp được rất nhiều những bài tham luận có giá trị về mặt tư liệu, là cơ sở để giúp cho các nhà nghiên cứu có những nhận định, đánh giá xác thực về hoạt động của PTĐD ở miền Nam mà trước đây sử sách đề cập rất sơ sài…Hội thảo đã tập chung làm rõ được hành trạng và tôn vinh các chí sĩ trọng yếu của phong trào như: Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Quang Diêu, Trương Duy Toản, Nguyễn Háo Vĩnh…Và tạp chí Xưa & Nay đã tổ chức xuất bản sách Phong trào Đông Du ở miền Nam, năm 2007. Cuốn sách là tập hợp những bài tham luận tại Hội thảo, để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về PTĐD ở miền Nam.

- Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Việt Nam thời điểm duy tân (1905-1908)”, được tổ chức tại thành phố Aixen Provence (cộng hòa Pháp) vào tháng 7 năm 2007, thu hút nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu nước ngoài xung quanh vấn đề cội nguồn xã hội của PTDT

Ngoài ra còn có nhiều công trình luận văn, luận án; công trình nghiên cứu được đăng trên các báo, tạp chí …

- Luận văn Thạc sĩ của Trần Ngọc Sáng (2010), Các xu hướng trong phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX. Đề tài đề cập tới các xu hướng yêu nước ở Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến trước khi thành lập Xứ Ủy Nam Kỳ; phong trào yêu nước ở Nam Bộ sau khi có sự lãnh đạo của Đảng đến cách mạng tháng Tám (1930- 1945); đặc điểm và khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa yêu nước ở Nam Bộ. Tác giả có đề cập tới phong trào yêu nước theo xu hướng tư sản mà cụ thể là PTDT, Đông Du, trong chương I nhưng dưới góc độ khái quát.

- Luận án Tiến sĩ của Trần Viết Nghĩa (2011), Trí thức Việt nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc. Tác giả đã phân tích những thái độ tiếp nhận văn minh phương Tây của tầng lớp sĩ phu đầu thế kỉ XX có nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có một bộ phận đã tiếp nhận trên cơ sở duy tân đất nước, đó là một trong những lí do dẫn đến sự ra đời của PTDT.


- Luận văn Thạc sĩ của Mai Thị Hà (2007), Phong trào Duy tân ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX (1903-1908). Tác giả trình bày một số tiền đề hình thành PTDT, diễn biến của PTDT ở Việt Nam ở 3 kỳ, từ đó rút ra đặc điểm và vai trò của PTDT ở Việt Nam. Tác giả kết luận phong trào này diễn ra sôi nổi trên cả nước dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân, phong trào ở mỗi địa phương có sự liên kết với nhau, tính chất giống nhau, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

- Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Dương (2012), Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (1903-1908). Tác giả đã trình bày về bối cảnh lịch sử và những tiền đề của PTDT; tư tưởng Duy Tân và các hoạt động của PTDT; tính chất, đặc điểm, vị trí, ảnh hưởng của PTDT ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Ánh (2012), Trí thức Sài Gòn – Gia Định với phong trào yêu nước và cách mạng từ 1859 đến 1930. Luận văn trình bày về hoạt động cũng như vai trò của trí thức Sài Gòn – Gia Định trong phong trào yêu nước, cách mạng giai đoạn 1858-1930, trong đó tác giả cung cấp một số thông tin về hoạt động của các trí thức (Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường) cùng với vai trò của các tờ báo (NCMĐ, LTTV, Chuông rè, Nước Nam) trong PTDT ở Nam Kỳ.

- Gần đây nhất là Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Tư Tường Minh (3- 2014) viết về Phong trào Minh Tân ở Nam Kì đầu thế kỉ XX. Luận văn đã trình bày khá cụ thể về PTMT: quá trình hình thành và phát triển của phong trào; hoạt động của phong trào; đặc điểm và vai trò của phong trào đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. Nhưng giới hạn nghiên cứu của luận văn về phong trào chỉ giới hạn trong khoảng thập niên đầu của thế kỉ XX, trong khi phong trào đã kéo dài cho tới trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1908, sau hai sự kiện: Chính phủ Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam khỏi Nhật và Trần Chánh Chiếu bị bắt thì PTDT ở Nam Kỳ đã lắng xuống và đứng trước nguy cơ thất bại. Nhưng cho tới trước khi xuất hiện Nguyễn An Ninh thì các chí sĩ duy tân vẫn tìm mọi cách hoạt động dẫu rằng không còn sôi nổi như trước. Và với sự xuất hiện của Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường cùng với báo Chuông rè, Nước Nam thì hoạt động duy tân lại sôi nổi, thậm chí còn hoạt động mạnh mẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực chính trị. Đảng Cộng sản Việt

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí