Minh Tân - Duy Tân: Con Đường Đổi Mới, Con Đường Cách Mạng.


những người Pháp đứng tên lập báo còn mình làm chủ bút. Báo NCMĐ của Canavaggio, LTTV do Pierre Jeantet, Chuông Rè do Dejean de la Bâtie, Nước Nam do Phan Văn Trường-có quốc tịch Pháp. Các nhà duy tân vừa viết báo kêu gọi, vừa tranh thương, bỏ vốn lập khách sạn, nhà hàng, công ty…Trụ sở LTTV, khách sạn Minh Tân, Nam Trung, Chiêu Nam Lầu còn có các hoạt động tư vấn miễn phí về pháp lí kinh doanh, kế toán, thuế…Hàng chục công ty khắp Nam Kỳ đã ra đời từ phong trào này trong đó có Minh Tân mễ cốc công cuộc, dự kiến thâu tóm xuất khẩu nông sản, lương thực đang trong tay người Hoa. Trong công cuộc chấn hưng kinh tế, các chí sĩ đã kết hợp dạy nghề và quảng bá trên nhiều số báo LTTV. Nam Kỳ Minh Tân công nghệ, vừa mở xưởng sản xuất vừa đào tạo dạy nghề: “Bổn quán tính mướn thầy chiều chiều từ 7 giờ đến 10 giờ dạy cách làm sổ sách buôn bán tại Nam Trung khách sạn. Học phí phải đóng trước là 4 đồng mỗi tháng, ai muốn học thì ghi tên”[58, tr.184]. Với những hoạt động tích cực của mình, các chí sĩ không chỉ nhằm mục đích chấn hưng kinh tế mà còn muốn duy tân trong lĩnh vực văn hóa: xóa bỏ những hủ tục, hình thành những nét văn hóa mời, tiến bộ, mở mang dân trí. Bởi vì, khi người dân tham gia làm kinh tế, học nghề…sẽ không còn thời gian rảnh rỗi để bài bạc, rượu chè,…Ngoài ra, trên báo Chuông Rè và báo Nước Nam đã cho đăng những bài viết tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân, phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng và đăng những bài mang tính chất Mác - xít, các tác phẩm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin…Điều đó đã góp phần giác ngộ tư tưởng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc, truyền bá nền văn hóa mới và tư tưởng cách mạng trong quần chúng nhân dân, nhằm chống lại chế độ thực dân và phong kiến.

Như vậy, PTDT ở Nam Kỳ thành công trong việc sử dụng báo chí công khai cổ vũ cho tư tưởng duy tân; tuyên truyền những tư tưởng mới góp phần thức tỉnh, giác ngộ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của mình, tạo tiền đề cho một cao trào cách mạng bùng nổ sau này.

3.1.3. Từ Đông Du đến Tây Du.‌

Nhằm đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước, Trần Chánh chiếu và đồng sự đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo thế hệ kế tục. Ông công khai hô hào khuyến học, mở mang trường lớp, khuyến khích dạy nghề thông qua tờ LTTV, đồng thời bí mật vận


động đưa con em du học nhằm mưu sự lâu dài. Tờ LTTV ngay từ số đầu tiên (1908) đã tuyên truyền chủ trương khuyến học: “Nước mình bắt chước học theo chữ Tàu và tam giáo,…nay thấy những xe lửa, tàu khói, dây thép, đèn khí, máy xay lúa gạo…và các cơ khí khác nữa, thì ngang nhiên bất tỉnh, tưởng như tuồng tiên thiên hóa tựu là vì cớ mình bất học vô thuật đó phải chăng? Có câu tục ngữ rằng: hễ ăn thì vóc, học thì hay, nào có khó chi”[148, tr.105]. Trong một bài khác ông nhắn gửi các quan lại người Việt vừa được bổ nhiệm: Xin các quan dạy các làng, lập mỗi làng phải lập một trường học để dạy cho con trai, con gái biết chữ, biết lễ nghi…lập các cuộc cấp cứu thủy, hỏa đạo tặc…kêu An Nam thức dậy tranh quyền lợi, giục nhà giàu hùn hiệp buôn bán lúa gạo, mua tàu đưa khách và các việc khác…Nếu được như vậy thì nhân dân sẽ quyên tiền lập chùa mà tặng phong các quan đời đời [58, tr.356]. Các chí sĩ còn quan tâm tới việc dạy chữ, dạy nghề cho phụ nữ. Đây là một tư tưởng mới, tiến bộ và táo bạo thời đó. LTTV có đăng chuyện, nhân chuyến viếng thăm trường nữ sinh của bà Nguyễn Thị Của, mở tại Khánh Hội, ông G.Chiếu đã: “…xin dưng cho Cô giáo một tấm biểu hiệu sơn đề như vầy: Nữ Nhi học đường Khuê Anh Hiệu,…đặng dựng trước cửa trường. Bổn quán hết lòng vui mừng, vì nay đờn bà An Nam biết thương quê hương như vậy”[58, tr.306].

Năm 1908, khi Chính phủ Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam, Trần Chánh Chiếu và các đồng sự đã chuyển hướng vận động thanh niên qua phương Tây du học. Ngày 20-6-1908, với danh nghĩa là chủ bút tờ LTTV, Gilbert Chiếu tổ chức cuộc chiêu đãi những người An Nam qua Lang Sa học, với lời nhắn nhủ các “trò” “học hành cho mau thông thái, đặng về giúp quê hương”. Cuộc Tây Du mà Gilbert Chiếu phát động đã gỡ bế tắc cho phong trào, tiếp tục sự nghiệp chấn hưng giáo dục, đào tạo nhân tài, giải quyết những yêu cầu đặt ra trên con đường phát triển của cách mạng, mở ra hướng mới cho cuộc tiếp biến văn hóa Đông - Tây, tạo nhân tố mới cho bước phát triển của cách mạng Việt Nam.

PTDT ở Nam Kỳ thành công trong chấn hưng thực nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, khai mở dân trí, từ Đông Du đến Tây Du, góp phần tạo ra đội ngũ trí thức Tây học giàu lòng yêu nước và một thế hệ tư sản dân tộc từ khát vọng độc lập dân tộc. Đó chính là nét đặc thù trong sự hình thành đội ngũ trí thức và tư sản dân tộc ở Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Một thế hệ thanh niên xứ Nam Kỳ nối nhau qua Pháp học tập, hình thành lớp trí thức Tây học tiếp nối nhiệm vụ cách mạng mà thế hệ văn thân yêu nước trước đã nỗ lực mở đường. Trong lớp thanh niên ấy có nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, linh hồn của phong trào cách mạng ở Nam Kỳ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã từ trường Dục Thanh vào Sài Gòn, với sự dẫn dắt của công ty Liên Thành và sự hỗ trợ của các cơ sở của Minh Tân mà xuất dương theo con đường Tây Du, đến với văn minh nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, truyền bá vào Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thu hút tinh hoa trí thức Việt Nam vào con đường giải phóng dân tộc.

3.1.4. Minh Tân - Duy Tân: con đường đổi mới, con đường cách mạng.‌

Phong trào Duy Tân ở Nam kỳ những năm đầu thế kỷ XX 1905 - 1930 - 16

Minh Tân – Duy Tân là một phong trào yêu nước nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng xã hội. PTDT ở Nam Kỳ chịu ảnh hưởng của cả hai xu hướng của hai nhà tư tưởng lớn: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Phan Bội Châu mượn tiếng phò vua để thu phục nhân tâm, phát động tinh thần dân tộc trong dư đảng Cần Vương, khơi nguồn tài chính từ các hào phú Nam Kỳ, thực hiện bạo động với nguồn vũ khí ngoại viện từ Nhật Bản. Không cầu được ngoại viện, chuyển hướng Đông Du. Pháp-Nhật cấu kết, Phan Bội Châu bị trục xuất, trở về Trung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục hội, nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng Tân Hợi, chuyển hướng thành lập Việt Nam Quốc dân đảng, hướng về chính thể cộng hòa- dân chủ. Mặc dù thất bại nhưng giá trị quan trọng nhất mà Phan Bội Châu để lại là phục hưng tinh thần dân tộc, đổi mới cách tìm đường giải phóng dân tộc. Khác với Phan Bội Châu, giá trị quan trọng mà Phan Châu Trinh để lại là ý thức về vấn đề dân chủ. Phan Châu Trinh mượn tiếng “bảo hộ”, “khai hóa”, mà “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, cổ động nâng cao ý thức về dân chủ, dân quyền cho dân. Con đường cải cách của Phan Châu Trinh chính là một sự bổ sung cho con đường yêu nước của Phan Bội Châu, đem lại sự cộng hưởng hai giá trị: dân tộc và dân chủ, thực chất là giải quyết một nhiệm vụ kép đặt ra lúc này là chủ quyền dân tộc và tiến bộ xã hội. Duy Tân-Minh Tân, đổi mới tư duy, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải thiện dân sinh là nhiệm vụ to lớn, lâu dài của thời đại, làm cho quyền dân chủ được thấm sâu, lan rộng đến mọi người, hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền,


hoàn thiện nền dân chủ đang còn là nhiệm vụ của công cuộc đổi mới hiện nay. Sau khi con đường Đông Du bế tắc, các nhà duy tân Nam Kỳ đã chuyển hướng đưa con em qua Pháp du học, tiếp thu khoa học, công nghệ và nền dân chủ phương Tây cùng những giá trị văn minh nhân loại, tạo ra nguồn lực mới cho bước phát triển tiếp theo. Ở trong xứ, họ phát động chấn hưng thực nghiệp, kết hợp giáo dục hướng nghiệp, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh. Nam Kỳ Minh Tân công nghệ là một mô hình tổng hợp khá thành công các mục tiêu đặt ra (chấn hưng kinh tế, văn hóa, giáo dục). Đây cũng chính là nét riêng của PTDT ở Nam Kỳ.

Duy Tân-Minh Tân là công cuộc đổi mới có ý nghĩa to lớn, khởi động cho cả dân tộc chuyển mình, đổi mới tư duy, chấn hưng đất nước về mọi mặt theo các mục tiêu dân tộc và dân chủ mà thực tiễn lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam vào thời điểm ấy. Kết quả to lớn và lâu dài của PTDT chính là sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường, gắn liền với sự ra đời tầng lớp tư sản dân tộc và đội ngũ trí thức Tây học xuất thân từ những sĩ phu yêu nước và con em họ với khát vọng chấn hưng đất nước, giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội. Đó cũng chính là đặc trưng của tầng lớp tư sản dân tộc và đội ngũ trí thức, tiểu tư sản ở Nam Kỳ nói riêng, ở Việt Nam nói chung mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.2. Tác động của phong trào đối với Nam Kỳ.‌

3.2.1. Tác động đối với lĩnh vực chính trị -xã hội.‌

Những tư tưởng trong PTDT đã thể hiện sự thay đổi từ lập trường yêu nước phong kiến sang yêu nước theo lập trường dân chủ tư sản. Mặc dù chưa có hệ thống, chưa hoàn thiện nhưng tư tưởng “dân chủ”, “dân quyền” của PTDT phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân đang bị áp bức. Những tư tưởng đó được tuyên truyền vào trong quần chúng nhân dân đã giúp họ mở rộng tầm nhìn về quốc kế dân sinh, xây dựng thúc đẩy nền kinh tế tư bản non trẻ đang phát triển và hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống lại những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu. Những hoạt động tuyên truyền sâu rộng cho đến những hoạt động thực tiễn của phong trào theo đường lối duy tân như những đòn tấn công quyết liệt vào hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho hệ tư tưởng mới phát triển, hệ tư tưởng dân chủ tư sản. “Duy Tân –Minh Tân là công cuộc đổi mới


có ý nghĩa to lớn, khởi động cho cả dân tộc chuyển mình, đổi mới tư duy, chấn hưng đất nước về mọi mặt theo các mục tiêu dân tộc và dân chủ mà thực tiễn lịch sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam vào thời điểm ấy” [71, tr.122]. Qua PTDT, lần đầu tiên văn kiện cương lĩnh của chủ nghĩa Cộng sản khoa học được phổ biến công khai và rộng rãi ở một nước thuộc địa như Việt Nam, những tư tưởng về quyền tự do dân chủ được truyền bá tới nhân dân thông qua báo La Cloche Fêlee L`Annam đã góp phần giác ngộ tư tưởng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc, truyền bá nền văn hóa mới và tư tưởng cách mạng trong quần chúng nhân dân. Ngoài ra, qua báo chí các nhà duy tân đã mạnh dạn công kích chiêu bài “khai hóa văn minh”, “hợp tác Pháp - Việt” giả tạo của bọn thực dân và chỉ rõ cho mọi người thấy bản chất và những thủ đoạn lừa bịt, gian sảo của chúng từ đó kêu gọi mọi người đừng trông mong gì vào sự khai hóa văn minh, vào chính sách cải cách, hợp tác của Pháp bởi vì mục đích cuối cùng của chúng là bòn rút thật nhiều của cải ở thuộc địa để làm giàu cho chính quốc. Các chí sĩ còn lên án, tấn công mạnh mẽ vào những tên tay sai bán nước, hại dân ví như tên đốc phủ Trần Bá Thọ và cha hắn là Tổng đốc Trần Bá Lộc. Cùng với việc khơi sâu thêm lòng căm thù giặc thì PTDT còn khơi gợi lòng yêu nước trong nhân dân bằng việc tuyên truyền, ngợi ca về lịch sử hào hùng của dân tộc qua những tấm gương anh hùng như Nguyễn Trung Trực, Lâm Văn Ky…Và những tư tưởng mới tiến bộ được tuyên truyền vào quần chúng cùng với các hoạt động tích cực của các chí sĩ duy tân đã làm cho trình độ chính trị và nhận thức của quần chúng ngày càng cao. Cho nên những cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tiếp trong những năm 20 của thế kỉ XX. PTDT cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình phân hóa xã hội, nhất là lực lượng tư sản, tiểu tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Với việc hô hào hùn hiệp vốn buôn bán, lập các thương hội thì tầng lớp tư sản, tiểu tư sản người Việt ngày càng phát triển và dần trở thành một tầng lớp trong xã hội.

Trước sự phát triển mạnh mẽ và lan rộng của PTDT, thực dân Pháp rất lo sợ và đã tìm mọi cách để dập tắt phong trào. Những người tham gia phong trào thì bị theo dõi, bị bắt, tù đày…như Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Ninh...; các cơ sở kinh tế của phong trào thì bị Pháp tìm cớ giải tán, đóng cửa hoặc dùng tư sản nước ngoài chèn ép đẩy tư sản người Việt vào con đường làm ăn thua lỗ, phá


sản…Mặc dù, gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền thực dân ở Nam Kỳ nhưng với những hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục,…thì phong trào đã khơi gợi được lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ trong nhân dân. Đó cũng là tiền đề to lớn góp phần tạo nên những cuộc đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

3.2.2. Chuyển biến kinh tế.‌

Trong thang bậc trước đây của xã hội thì các nghề được xếp theo thứ hạng là “sĩ, nông, công, thương” nên những người buôn bán luôn bị xã hội coi khinh gọi là “con buôn”, “lái buôn” vì cho rằng họ là những người “buôn gian bán lận”. Trong khi các nước đua nhau “lo lường sanh phương thương nghệ” thì nhà nước phong kiến lại thực hiện chính sách “trọng nông ức thương”, ít chú trọng đến việc phát triển thương mại và kĩ nghệ. Chính vì lối tư duy kinh tế phong kiến đó cùng với những quan niệm coi thường nghề buôn bán, khinh miệt tầng lớp thương nhân như vậy mà hoạt động làm ăn kinh tế cá nhân của nhân dân ta vốn rất yếu kém lại càng yếu hơn và điều đó đã làm cho nước nhà ngày càng lâm vào cảnh lạc hậu, nghèo nàn, yếu kém về mọi mặt.

Vào đầu thế kỉ XX, với sự đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tự cung tự cấp đã chuyển dần sang nền kinh tế theo hướng tư bản. Qua thực tiễn đó, các sĩ phu tiến bộ vốn chịu ảnh hưởng của Tân thư đã thấy được sự yếu kém về kinh tế của đất nước và nhận ra rằng cần phải tiến hành thực nghiệp để phát triển nền kinh tế của đất nước, tạo tiềm lực cho đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh. Vì vậy, họ là những người đi đầu và mạnh dạn hô hào nhân dân cùng nhau hùn hiệp buôn bán và đã có hàng chục các hội buôn, công ty, khách sạn được thành lập ở khắp Lục tỉnh, đây là một điều mới lạ. Sự thay đổi trong tư duy và hành động của các nhà Nho giúp cho nhiều người nhận ra vai trò quan trọng của buôn bán, kinh doanh, hình thành nên tinh thần chuộng thực nghiệp, coi trọng thực học để làm giàu cho đất nước. Các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế của PTDT đã xây dựng cho nước ta một thành phần kinh tế tư bản dân tộc non trẻ. Đó chính là cơ sở kinh tế để tầng lớp tư sản vươn lên phát triển thành giai cấp và có đủ sức cạnh tranh với tư sản nước ngoài nhằm kiếm lợi và cao hơn là để cứu nước và tự cường. Mặt khác, các cơ sở kinh tế càng mạnh thì càng có điều kiện ủng hộ PTĐD và


các hoạt động duy tân khác. Vì vậy mà trong PTĐD, Nam Kỳ luôn là nơi có số tiền ủng hộ nhiều nhất trong ba kỳ.

Như vậy, với tầm nhìn mới các chí sĩ duy tân đã vượt qua được quan niệm cũ và đưa hoạt động kinh tế thương mại lên một vị trí mới, nó không chỉ đơn thuần là vấn đề làm giàu mà còn vươn tới mục tiêu sau cùng là giành lại độc lập cho dân tộc. Và như vậy, công lao của các nhà duy tân đầu thế kỉ XX đáng được ghi nhận và phát huy.

3.2.3. Tác động đối với lĩnh vực văn hóa.‌

Trong PTDT ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ XX, bên cạnh việc kêu gọi phát triển kinh tế, các nhà duy tân còn chú trọng tới công cuộc duy tân văn hóa, đó là xóa bỏ những hủ tục, hình thành những nét sinh hoạt, nét văn hóa mới, lành mạnh góp phần mở mang dân trí. Cuộc vận động thực hiện nếp sống mới của các chí sĩ đã làm thay đổi bộ mặt xã hội Nam Kỳ. Các hủ tục, thói quen xấu đang được xóa bỏ, còn việc xài quần tây, cúp tóc đội nón, đọc sách, đọc nhật trình…đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của nhân dân. Thuyết thiên mệnh, định mệnh của Nho giáo bị bài trừ, thay vào đó là những tư duy mới, tư tưởng mới. Tư duy thay đổi đã dẫn đến những thay đổi trong hành động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Để cổ xúy cho PTDT, các chí sĩ đã tự sáng tác thơ ca, tiểu thuyết, tuyện ngắn, viết sách, làm báo,…với những nội dung phong phú nhưng gần gũi với đời sống của nhân dân. Qua những tác phẩm, bài viết đó họ đã gửi gắm những tâm tư tình cảm của những người con mất nước tới nhân dân để “thức tỉnh” lòng yêu nước trong họ; và truyền bá những kiến thức của văn minh nhân loại, tuyên truyền cho đường lối của PTDT. GS. Đặng Thai Mai nhận xét: “chỉ khi đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt bím tóc, vất hết sách vở văn chương nghề cư tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngà, lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại”[17,tr.146]. Ở Nam Kỳ, Pháp có thành lập một số trường Pháp - Việt, tuy nhiên mục đích giáo dục của Pháp vẫn là thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề áp bức nhân dân ta nên PTDT đã truyền bá những tư tưởng mới, xây dựng một nền văn hóa mang tính hiện đại, chứa đựng tinh thần dân tộc sâu sắc. Phong trào đã góp phần nâng cao truyền thống yêu nước bất khuất, ý chí tiến


thủ, tinh thần cạnh tranh và ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân. Góp phần chuẩn bị tư tưởng cho nhân dân vươn lên thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo.

3.2.4. Tác động đối với lĩnh vực giáo dục.‌

Ở Nam Kỳ, Pháp có thành lập các trường Pháp - Việt, trong đó có dạy chữ Quốc ngữ, nhưng chỉ dành cho một bộ phận nhỏ tầng lớp trên của xã hội. Bởi vì, thực dân Pháp coi chữ Quốc ngữ là một công cụ phục vụ cho chính sách trực trị và đồng hóa, là phương tiện để thủ tiêu mọi ảnh hưởng của những người lãnh đạo kháng chiến - tầng lớp sĩ phu Nho học. Các nhà duy tân đã đề cao và vận động nhân dân học chữ Quốc ngữ bởi vì chữ Quốc ngữ là chữ mà mọi người dễ học, dễ thuộc, dễ viết trong thời gian ngắn, từ đó có thể dịch sách nước ngoài để tiếp thu văn minh phương Tây. Vì vậy, trong các trường học duy tân chữ Quốc ngữ được đưa vào làm công cụ giảng dạy, học tập. Các chí sĩ dùng chữ Quốc ngữ để sáng tác văn thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn và dịch sách, góp phần mở rộng hiểu biết cho nhân dân. Đặc biệt là các tác phẩm ngợi ca về lịch sử hào hùng của dân tộc qua những tấm gương anh hùng rồi bản Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền, văn kiện cương lĩnh của chủ nghĩa Cộng sản khoa học…được phổ biến công khai và rộng rãi ở Nam Kỳ đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, khơi dậy những cuộc đấu tranh vì quyền tự do, dân chủ trong nhân dân. Bằng những nỗ lực này, các tư tưởng tiến bộ đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và đi vào nhận thức của nhân dân. Nhờ đó, những thập niên đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ dần dần được phổ biến, trở thành công cụ quan trọng cho nền văn thơ và báo chí cách mạng. Đồng thời đây cũng là thời kì giao thoa giữa chữ cổ truyền Hán - Nôm với chữ Quốc ngữ, một hiện tượng vừa có tính lịch sử vừa mang dấu ấn thời đại.

Hưởng ứng PTDT, ở một số địa phương đã thành lập các trường học duy tân như Đồng Văn học quán (Cai Lậy), Nữ Nhi học đường (Khánh Hội)…Nội dung giảng dạy của trường mang tính chất cải cách, hướng về giáo dục lòng yêu nước và hô hào thực nghiệp, chống lối học từ trương. Một thành công lớn và quan trọng là trong PTDT là trường học dành cho nữ đã được thành lập, từ đây nữ giới có thể đi học như nam giới, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã được loại bỏ dần. Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục, các chí sĩ đã mở ra phong trào du học. Nhân dân Nam Kỳ đã rất nhiệt tình ủng hộ và

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí