Thủ Pháp Nghệ Thuật Đa Dạng, Độc Đáo


và so sánh với Đạm Thủy - Tố Tâm trong Tố Tâm, Mộng Hà và Lệ Anh trong Tuyết hồng lệ sử, chuyện hai anh lính lê dương “cầu hôn” bà Kiểm Lâm “Bà Kiểm Lâm nào phải đâu còn là người mà “mê nàng bao nhiêu người làm thơ” như Mỵ Nương của ông Nguyễn Nhược Pháp” [4; 68]…

Phóng sự Ngô Tất Tố chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng mà nhà văn có được qua con đường học hành và vốn sống phong phú ở làng quê. Ngô Tất Tố thực sự là uyên bác. Nhà văn đã viết: “Tôi đã lăn lóc nhiều năm ở thôn quê…Tôi đem cái ổ hủ bại mọi rợ chắp lại làm thiên điều tra…” [25; 158]. Qua tâm sự của cụ Thượng làng Lão Việt trong giờ hấp hối, Ngô Tất Tố bày tỏ quan điểm của mình: “Những cái tục lệ quái gở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau, chồng chất trên vai chúng tôi.

Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu.

Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không?

Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai đả động đến nó. Lạ thay!” [25; 216]. Gắn với những hiểu biết tường tận về nông thôn, những phong tục và hủ tục là những hiểu biết sâu sắc của nhà văn về lịch sử, văn hóa phương Đông: Từ những trò chơi dân gian đố lá của tuổi thơ trong sáng đến chữ nghĩa điển cố trong các tác phẩm văn chương Việt Nam; từ cách mua chức đến lai lịch cái đình; từ các luật lệ ở làng quê đến sử ta, sử Tàu…Nhà văn giải thích: “Trong các món chơi đùa của trẻ con, đố là thứ có ích. Cổ nhân nghĩ ra kiểu ấy, không phải chỉ cốt cho con trẻ tiêu khiển, các cụ còn muốn cho chúng nó thuộc biết các loài cây nữa, đọc Truyện Kiều thấy câu:

May thay giải cấu tương phùng Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa


Hẳn ông đã tưởng tượng được cái thú vị của món chơi ấy?” [27; 46]. Ngô Tất Tố ghi lại vì một Góc chiếu giữa đình, mua chức lý Cựu,

người nông dân phải bán trâu bán ruộng lấy tiền nộp cho làng, khao làng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

một bữa, mà còn mang nợ, vợ phải đi ở vú. Và chức ông đám: “Phận sự của viên chức này đại khái chia ra hai hạng: Làng nào có riêng ông từ, ông tế, ông đám chỉ có một việc nuôi lợn cúng thần, người ta gọi là cai đám. Làng nào không có ông từ, ông tế, ông đám tuy không phải vì nhà thánh phụng dưỡng con heo, nhưng phải kiêm lĩnh cả hai chức đó, nghĩa là ngày thường ông đám là kẻ trông nom đình đền, khi có đình đám cúng bái, ông đám được súng sính mũ áo, làm chủ các cuộc tế lễ” [25; 165]. Chức thủ hiệu chỉ là người cầm dùi đánh trống. Khi làng có đám “thủ hiệu được có sở riêng tại đình, góp tiền góp gạo ăn uống ở đó, khi nào đoạn đám mới về”. Những ngày rước thần, thủ hiệu được đóng đai, đi ủng, đội mũ võ, mặc áo thụng, có người che lọng có người cắp cháp đi hầu. “Xứng với bấy nhiêu sự sang trọng, ngoài những quần lành, áo mới, các vị thủ hiệu lúc nào cũng phải xỏ chân vào giầy, không được phép đi dép, đi guốc” [25; 237]. Những tục lệ hủ bại: Lệ nuôi “ông ỷ”, gà thờ, lệ vào ngôi của dân ngụ cư để được ngang hàng với những người khác. “Ở làng mà không có ngôi, thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quý, kỳ phúc, người ta thì phần ăn, phần gói, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè đình đám, người ta rước cờ, rước quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng. Như thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa lỡ có cha già mẹ héo làng giáp có chôn cho đâu!” [25; 221]. Nhà văn đưa cả sử ta, sử Tàu ra để làm rõ việc thờ thành hoàng. “Chúng ta đã thường thấy trong sách Tàu: chú cai phu có thể làm vua nhà Hán, anh bợm bạc có thể làm vua nhà Tống, thằng nhỏ của chùa Hoàng Giác có thể làm vua nhà Minh và vô số những ông cắn cơm không vỡ chỉ nhờ cái tài đẻ vào nhà vua mà nghiễm nhiên ngồi trên ngai vàng, cố nhiên chúng ta không lấy làm lạ, khi thấy những ông chết


Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 17

đói, chết rét, những ông ăn cướp ăn trộm ngang nhiên được làm thượng đẳng phúc thần” [25; 147]. Và lai lịch cái đình: “Cái đình của ta vốn là bắt chước của Tàu: trong đời Tần Hán, hương thôn nước Tàu thường thường có đình cất ở bên đường, năm dặm một cái nhỏ, mười dặm một cái lớn. Khi ấy cái đình chỉ là cái quán làm nơi hành khách nghỉ chân và chỗ cung ứng những cuộc đưa tiễn. Truyện Kiều đã nói đến. Như là:

Bề ngoài mười dặm trường đình

Vương ông bầy tiệc tiễn hành đưa theo.

Hay là:

Tiễn đưa một chén quan hà

Xuân đình thoát đã đổi ra cao đình

Ấy đó, công dụng cái đình của Tàu ngày xưa, chẳng qua có vậy. Vậy mà đến khi sang ta, nó đã thay đổi khác hẳn [25; 155-156].

Cũng không phải chỉ có thế, độ sâu sắc, uyên thâm của ba nhà phóng sự, ba nhà văn còn là ở chỗ các tác phẩm của các ông đã vượt khỏi những mô tả, phản ánh sự việc đơn thuần, mà đi sâu phân tích, đưa dẫn chứng, số liệu, lý giải, rút ra nhận xét mang tính khảo cứu. Tam Lang châm biếm, đả kích nhưng vẫn dựa vào cứ liệu xác thực: “Chùa Quán Sứ! Cái tên gọi ấy, cứ như Nam sử chép lại thì nguyên từ đời Hậu Lê đặt ra.

Vì ngôi chùa đường Richaud (nay là phố Quán Sứ) ngoài việc chứa mấy ông sư còn là chỗ để mấy ông sứ Tàu mỗi khi sang sứ bên ta, tạm trú. Vật đổi sao dời, những “chuyện cổ” ấy đến nay không còn nữa.

Các quan Tàu sang ta bây giờ đã có lãnh sự quán của họ.

Mà các quan ta bây giờ mỗi khi về chí sĩ cũng đổi “mốt” chơi không làm bạn với cúc tùng như các quan đời trước nữa để làm bạn với hoa Đàm

đuốc Tuệ, hay nói nôm na cho dễ hiểu là các ngài cũng tấp tểnh làm sư”. Các quan hưu Nguyễn Năng Quốc, Hoàng Trọng Phu, rồi vô số quan lớn,


quan bé ở Bắc, Trung Kỳ đua nhau đến chùa này, vậy chùa Quán Sứ nên gọi phắt nó là chùa…”Quan Sư”! (Đổi tên chùa Quán Sứ) [26; 112]. Phóng sự Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang thì đúng là một khảo cứu về đời sống , sinh hoạt phong tục của người Chàm. Trong gia đình, người đàn bà đóng vai trò trụ cột, từ việc nhỏ đến việc lớn. Người Chàm nhà nào cũng có “hòn đá đánh lửa riêng, cho lửa bắt vào một thứ mồi làm bằng một chất nõn cây mềm phơi khô tẩm nhựa thông để sẵn”. Người Chàm không ai nghiện thuốc phiện nhưng “trầu thuốc thì cả đàn ông và đàn bà đều ăn luôn mồm, có người một ngày nhai đến vài chục miếng”. Họ “không cần biết thế nào là một chiếc đồng hồ, thế nào là một cuốn lịch, chỉ lấy mặt trời chia ngày, mặt trăng chia tháng để sống” [26; 119]. Nhiều tập phóng sự của Vũ Trọng Phụng mang tính khảo cứu. Khảo cứu về “làng nghề”. Làng nghề bịp (Cạm bẫy người), làng nghề lấy Tây (Kỹ nghệ lấy Tây). Các làng nghề ấy có cơ chế tổ chức, tôn ti trật tự của một “kỹ nghệ”. Công trình khảo cứu rõ nhất của Vũ Trọng Phụng là Lục xì. Chính nhà văn đã viết ngay khi mở đầu phóng sự này: “Phóng sự về nhà Lục xì thì đó lại còn là một công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm” [28; 774].

Để thực hiện công trình khảo cứu có giá trị khoa học, nhà văn tìm gặp ông Giám đốc nhà Lục xì: Bác sĩ Joyeux, ông này còn giữ cả chức Giám đốc ngạch Vệ sinh thành phố (ngày nay là Sở Y tế) để lấy tài liệu nghiên cứu và đến nhà Lục xì (có thể là gián tiếp) để phân tích, xác minh. Nhà văn trao đổi với bác sĩ để biết rõ từ “Lục xì” quái gở do phiên âm chữ luck sir trong tiếng Anh là khám bệnh, lại đi hỏi han các cụ già để biết “một ít lịch sử”

nhà Lục xì từ khởi thủy trước năm 1900 ở phố Hàng Cân, năm 1902 trở đi ở

phố Hàng Lọng và hiện tại, năm 1926 ở góc phố trước Tòa án Hà Nội. Ở đây có những con số thật nhức nhối và hãi hùng. Đất Hà Thành “ngàn năm văn vật” thời ấy có 5000 gái mại dâm chính thức. “Cứ 35 người tử tế thì lại có một người làm đĩ”, chưa kể đến con số cô đầu, gái nhảy ở các vùng ngoại ô.


Và hậu quả là năm 1914 binh lính Pháp ở Bắc Kỳ 74% mắc bệnh hoa liễu, những người chột và mù của dân ta, 70% là do vi trùng lậu, “bốn nghìn trẻ con mới đẻ mà chết thì trung bình có chừng một nghìn đứa trẻ, theo lối nói kiêng của người mình là sài, đẹn, là bỏ mất, là khó nuôi, nhưng theo khoa học, thì chết vì bố mẹ có nọc giang mai, hoặc những biến chứng của bệnh ấy” [28; 783]. Lại một chỗ khác nhà văn đưa ra con số: 16 mụ Tú Bà với 185 gái nhà thổ, 37 ông chủ săm, 613 ông chủ tiệm thuốc phiện, 5.000 gái đĩ lậu thuế…[28; 790]. “Nhà Lục xì của Hà Nội chỉ chứa được có 200 người, mặc lòng số kỹ nữ phải bắt giam vào Lục xì là những 5.000. Trong khi đó “đội con gái” có năm, sáu người phải đi kiểm phòng ngủ trong các nhà săm” [28; 791]. Nhà văn khảo sát kỹ và phân loại các đối tượng nghiên cứu của mình: Gái đĩ có giấy, có môn bài. Gái đĩ lậu. Cô đầu (ả đào). Gái nhảy. Me Tây Đầm lai. Đầm thật. Theo phóng sự Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp, số gái làm nghề mại dâm ở Hà Nội cũng là 5.000, số cô đầu là 1.400 (ở các vùng ngoại ô: Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Gia Quất, Gia Lâm…) số gái nhảy là 200, tiêm hút là 300 với 1.500 bàn đèn [115; 283-284]. Nêu thêm như thế để thấy những con số Vũ Trọng Phụng đưa ra là có cơ sở, tin cậy.

Công trình khảo cứu của Vũ Trọng Phụng, lý giải về những “nguyên nhân đã làm lung lay cả một nền luân lý và làm cho bệnh hoa liễu càng truyền nhiễm mạnh” đó là cái nghèo, là “sự khao khát về học hành, sức cám dỗ của những nghề nghiệp mới đã đưa dắt số đông thiếu niên đến nơi phồn hoa đô hội để mà thoát khỏi những luân lý của gia đình, sự say sưa cách làm giàu dễ dàng, sự hưởng thụ mọi cách ăn chơi của thành phố Tây, sự vô cai quản của bố mẹ” [9; 26]. Tác giả nêu lên cái “quốc nạn” đó không thể cứu chữa được, nhà cầm quyền cũng không dám cứu chữa triệt để. Đó là sự hại cần có, “một nạn bất hủ, không tránh được”. Tuy “nó là một vết thương rất đáng ghê tởm của nhân loại”, song “không có nó thì nhân loại sẽ không đứng vững và mất thế quân bình”. Ở Hà Nội thời ấy, nếu xóa bỏ nạn mại


dâm thì theo tác giả, 900 binh lính không có vợ không theo nổi lý thuyết nhịn nhục, sẽ bất bình, các mụ Tú Bà, 5.000 gái đĩ thất nghiệp, các ông chủ săm, bồi săm, các ông chủ tiệm thuốc phiện sẽ làm loạn cả Kinh Đô, bọn ma cô, phu xe đêm mất việc sẽ gây ra những vụ trộm cướp nguy hiểm vô cùng…Đó là lý do, khiến người ta chỉ đối phó qua loa, làm “cho phải phép” đối với một tai họa khủng khiếp như vậy. Các phóng sự về nạn mại dâm của Tam Lang (Đêm sông Hương), Trọng Lang (Hà Nội lầm than), Thạch Lam (Hà Nội ban đêm)…chủ yếu phản ánh những thảm khốc và cảnh báo những nguy cơ làm băng hoại đạo đức, nhân phẩm, giống nòi bằng những nghiên cứu, luận cứ khoa học.

Ở phóng sự của Ngô Tất Tố, dù dài, dù ngắn, người đọc đều nhận ra chất khảo cứu. Kiến thức về y học trong Dao cầu thuyền tán, kiến thức về địa văn hóa trong Non nước Cao Bằng, kiến thức về các phong tục, hủ tục ở làng quê trong Tập án cái đình, Việc làng, khi cần thiết ông chú dẫn cả sử sách để minh chứng. Nhà văn giải thích cấu trúc bên trong của ngôi đình rất tỉ mỉ: “Thường thường cái đình ở nhà quê, không kể hành lang, giải vũ, ít ra cũng phải có đủ ba lớp. Ngoài nhất thì nhà tiền tế, dùng để tế lễ khi có đám lớn. Chính giữa là đình dùng để họp hành ăn uống và lễ bái trong các tiệc thường. Chuôm bầu là lớp trong nhất, nối liền với đình bằng kiểu “trồng diêm” hay kiểu “chuôi duộc”, long ngai bài vị của thành hoàng để ở trong đó. Bởi vì thành hoàng làng nào tức là vua của làng ấy, cho nên chuôm bầu mới được coi là nơi nghiêm cẩn, người ta hay gọi nó là hậu cung.

Ngoài chỗ chuôm bầu giáp nhau với đình, tất nhiên phải có một nếp cửa võng. Ở nhiều làng, cái cửa võng ấy đã phải chạm đến chín từng rồng phượng cho đúng với chữ “cửu trùng”. Qua nếp cửa võng, còn một lần cửa nữa mới đến chuôm bầu. Lần cửa trong này, quanh năm đều đóng im ỉm. Cho đến những lúc tế lễ, cánh cửa tuy có hé ra giây lát để cho người có việc


ra vào, nhưng ở bên ngoài vẫn phải buông mành xùm xụp. Trừ ông thủ từ là người đối với thành hoàng vẫn kiêm ba chức: quan hoạn, lính thị vệ và ngự tiền văn phòng bí thư, không ai được qua lại cửa đó. Ngoài lớp cửa ấy thì thôi; trong bầu không có một cái cửa nào khác, dù là một cái cửa sổ để lấy ánh sáng” [25; 178-179]. Thật là lý thú khi chúng ta biết được những kiến thức chuyên sâu như vậy. Nhà văn hóa học có thể dựa vào đây để nghiên cứu, phục chế lại các ngôi đình cổ Việt Nam. Hầu như các phóng sự của Ngô Tất Tố đều cùng một cách trình bày rành mạch có sức thuyết phục khoa học như thế. Đây là một hủ tục hủ bại - Miếng thịt chùi dao: Việc nuôi lợn thờ. Hàng năm cứ đến ba mươi tháng Chạp thì rước ỷ thờ. Ngoài bữa khao làng từ 23 tháng ấy, hôm nay gia chủ lại phải thết làng một bữa cháo nữa, người ta gọi là “cháo xem ỷ”. Tiếng gọi là cháo kỳ thực vẫn chỉ là rượu và thịt. Người ta dùng đủ cờ, quạt, tàn, tán, chiêng trống để rước ông ỷ ra đình.

“Lễ đó mới là trình để bộ hạ của thần biết rằng: Ông ỷ nguyên vẹn, béo tốt, không có vết tích bệnh tật gì hết. Điều đó ở nước An Nam kể cũng không lạ. Thuở xưa làng Nghi Tàm còn phải tiến chim sâm cầm, mỗi lần có chim sắp sửa đem đi, đều phải trình qua quan Thượng, quan Bố tỉnh mình và mỗi lần xin được mấy chữ “vũ mao tề mỹ” của các ông ấy đều phải tốn kém mấy chục quan tiền và lạy sầy trán là khác. Dương sao, âm vậy, người còn thế huống chi là thần” [25; 194].

Và con dao dùng để làm thịt ông ỷ, pha thịt ông ỷ cũng như việc chùi con dao ấy (chùi dao bằng thịt) phải qua nhiều thủ tục lôi thôi. Chùi dao cũng như thái thịt là chức trách của bàn ba. Khi được lệnh, người đầu bàn ba cầm dao cắt một miếng “nầm”. “Nó là giải thịt ở bụng con lợn chạy theo chiều dài của một giẫy vú”. “Số thịt đó chỉ được một cân, lệ làng như vậy”. Người nào lên đến bàn ấy cũng có cái diệu thủ ấy. Hình như trong mắt của những người bàn ba “đã có một quả cân riêng, họ định bao nhiêu được bấy


nhiêu, không phải dùng đến cân nữa” [25; 196]. Miếng nầm ấy dùng làm khăn chùi dao và ông đầu bàn ba được hưởng miếng thịt chùi dao. Giả sử người đầu bàn ba bận việc hay tang chế không có mặt ở đình, thì người dưới quyền làm thay việc đó, nhưng miếng thịt chùi dao vẫn là phần của người đầu bàn ba. Nếu miếng thịt ấy bị mất hoặc bị ăn cắp khi truy ra thì “kẻ phạm tội cực kỳ nguy ngập, Nghèo thì van xin mỏi gối, giầu thì bị làng mổ lợn ăn vạ” [25; 197]. Đó là lệ làng. Cái lệ mà bao kẻ quyền thế bám vào để “xôi thịt” và bao người dân lương thiện phải khốn đốn vì nó. Rồi lệ làng xôi mới “có lắm người chỉ sửa một “ván” xôi mới mà mất cả cơ nghiệp” [25; 255]. Lệ làng nuôi gà thờ, gia chủ khổ sở như gặp tai nạn lớn vì gà ốm. Cái lệ làng “có thể gây ra cho người ta một món nợ lãi chung thân không trả hết” [25; 304].

Đúng là với Ngô Tất Tố, mỗi phóng sự là một công trình khảo cứu về xã hội, về văn hóa, phong tục mà ở đấy mỗi cái lệ làng là một thòng lọng xiết chặt vào số phận mỗi người dân quê. Không phải ngẫu nhiên mà G.Buđaren đánh giá xác đáng: Ngô Tất Tố là một nhà dân tộc học được đào luyện từ thực tế. Mặc dù vậy, cũng phải thấy rằng, ở một đôi chỗ chất “khảo cứu” quá sâu lại nặng về sách vở nên phóng sự còn có phần nặng nề, ít tính cập nhật, thời sự - vốn là một ưu thế nổi trội của thể loại.

3.2. Thủ pháp nghệ thuật đa dạng, độc đáo

Các nhà nghiên cứu, dù có dị biệt, vẫn có sự đồng thuận chung trong quan niệm về phóng sự:

- Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật rất quan trọng.

- Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện, con người với những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội.

- Phóng sự là một thể loại báo chí.

- Trong phóng sự có thể sử dụng cả những bút pháp của văn học như tả bình và các biện pháp tu từ, ngôn ngữ hình ảnh, hướng vào nội tâm “nhân

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí