Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 16


phóng sự này”. Có lúc nhà văn không phải là không băn khoăn, do dự: “Sợ là hèn, nhưng cũng nhiều khi sợ không là hèn”. “Nhưng sức nặng từ trên cao sẽ rơi xuống, nếu tôi cứ muốn nói nhiều…” [4; 86]. Và khi nghe bà Nghĩa, cô giáo nhà Lục xì nhắc đến những “vị quận chúa” trong làng mại dâm, trong nghề lấy Tây, nhưng vì sợ, nhà văn cũng không dám nêu tên những con người danh tiếng ấy trong phóng sự của mình. Ông, thú nhận: “Những đàn bà mà chúng ta thừa biết có cái danh tiếng vang lừng, song tôi không thuật vào đây, vì rằng ở đời này vẫn sẵn có người thừa độc ác để lôi mình ra tòa án [28; 825]. Hoặc có khi bị tai tiếng, bị chê trách về nhân cách, đức độ, Vũ Trọng Phụng đã phải thanh minh: “cái việc “điều tra phỏng vấn” cũng bị coi là một việc lấy cớ để đi chơi bậy, mà sự tường thuật những điều ấy lên mặt báo cũng bị một số người coi là nối giáo cho giặc, dâm uế, khiêu dâm”. “Nhưng tôi không phải đi “điều tra” các nhà săm, các tổ quỷ, ở những nơi ngõ hẻm hang cùng. Không cần phải đút lót cho bọn bồi săm, bọn phu xe đêm, cũng không cần phải ôm ấp vào lòng những gái đĩ có môn bài hay gái đĩ lậu thuế, mà mới biết được cuộc đồi phong bại tục hay là những cái tai hại của nạn mãi dâm.

Tôi chỉ việc điều tra trong những sách vở thảo luận về vấn đề ấy” [28; 830]. Vào đầu tập phóng sự Tôi kéo xe Tam Lang cũng phải phân bua “Xin các bạn cho phép chúng tôi giấu những địa chỉ và tên người để chúng tôi có thể tỏ được rằng: viết những trang ký sự này chúng tôi không có ý khen hoặc chỉ trích ai, mục đích chỉ muốn phác họa một bức tranh tả các cảnh sinh hoạt khổ sở của một hạng người trong xã hội” (Tôi kéo xe - 16, 9). Mà những điều ấy, cảnh ấy là hoàn toàn có thực. Sau này, năm 1971, ông khẳng định thêm với sinh viên Văn khoa Sài Gòn: “Chính tôi viết cuốn Giọt lệ sông Hương là hoàn toàn tưởng tượng, bịa nhưng viết văn xã hội thì phải đi sâu vào cảnh sống mới được. Cuốn Tôi kéo xe không có gì bịa đặt cả” [142; 17].


Trọng Lang cũng có lúc khó chịu: “Trong một tiệm nhảy, giữa hai cốc rượu, một người đàn ông đã tìm đến tôi. Ông ta vận Tây, vẻ mặt lành và buồn, đột ngột hỏi tôi:

- Ông có phải là Trọng Lang, tác giả Hà Nội lầm than?

Tôi hơi khó chịu. Vì từ lúc viết về các cô đào nhảy, tôi đã thành một người “đáng ghét” của một vài Bar và của một số ít gái nhảy không… "biết điều”.

Có người khuyên tôi: “Anh nên coi chừng!” [28; 122]. Như vậy, từ những tâm lý “đề phòng” ở trên, chúng ta thấy rõ người viết phóng sự gặp phải không ít những phiền toái.

Những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển sang một quá trình mới, hiện đại hóa, phát triển và định hình các thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, phóng sự…Phóng sự gắn với báo chí. Báo chí là cái nôi của phóng sự. Và người viết phóng sự cũng chính là người viết báo. Theo Vũ Ngọc Phan thì “Những nhà viết báo nổi danh nhất hoàn cầu đều là những nhà viết báo đã nổi danh về phóng sự” [138; 505]. Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đều là những nhà báo cự phách. Tam Lang viết cho Ngọ báo, Ích hữu, Tri tân và làm cả chủ bút báo Vịt đực; Vũ Trọng Phụng viết cho các báo Nhật tân, Tương lai, Hà Nội báo; Tiểu thuyết thứ bảy…Ngô Tất Tố viết cho báo Công dân, Con ong, Thời vụ, Hà Nội tân văn…Chính nghề báo giúp, bắt buộc các nhà văn đi sâu, nhanh nhạy khám phá hiện thực. Ngược lại các nhà văn đã gia tăng thêm chất “văn” cho các phóng sự. Những bức xúc của đời sống xã hội lúc này đầy rẫy, phơi bày tất cả những lố lăng, tha hóa, suy thoái đạo đức và thực trạng khốn khổ bần cùng của những kiếp lầm than, từ thành thị tới nông thôn. Tam Lang, Vũ Trọng Phụng tập trung phóng sự vào đời sống xã hội ở các đô thị: những người lao động, những phu xe, đời sống của những đứa ở “cơm thầy cơm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

cô”, những hạng người rởm đời, ích kỷ, đê tiện những cô gái “bán hoa” và vấn nạn “kỹ nghệ lấy Tây”… Ngô Tất Tố đi vào những vấn đề, những hủ tục ở thôn quê, nông dân cứ chết dần chết mòn vì những lệ làng, mà bọn hương lý đặt ra để đục khoét dân lành.

Tập phóng sự đầu tiên trong văn chương Việt Nam là Tôi kéo xe (1932) của Tam Lang. Ông cũng là người đầu tiên, hòa nhập với người lao khổ, “mượn bộ quần áo nâu của một bạn áo ngắn khoác vào mình rồi mạnh bạo đi làm xe”. Nhân vật “tôi” quan sát và chứng kiến những cảnh khổ của người, những bất công ở đời. Người phu xe thiếu thuế bị đánh đập tàn nhẫn. Có người giấu lại một hào trong gấu quần, bị cai xe khám được đánh ộc máu mồm. Bữa ăn của họ ở các hàng cơm bẩn thỉu toàn những cái đầu thừa đuôi thẹo: trứng ung, thịt ôi, cá ươn, gà toi, chó ốm! “Đó là chưa kể những món thịt súp ở các hàng cơm Tây, họ đã ninh lấy nước, hay những món khoai thừa họ bỏ vào nồi nước gạo rồi lại được cái bàn tay của những đứa tham lợi mò lên” [26; 31]. Và nơi ở của họ là “một gian nhà lá vách xiêu cột vẹo, chật như cái hũ, chứa đến chục người” mà ở đấy còn có bàn đèn thuốc phiện, bài bạc.

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 16

Cùng năm 1932, Tam Lang viết phóng sự Đêm sông Hương bằng ngòi bút sắc sảo, tác giả ghi lại những điều “mắt thấy tai nghe”: những nhà săm trá hình, những thân phận thấp hèn vì cuộc mưu sinh, những cảnh đời ngang trái của cô gái con quan, những người đàn bà giàu có sa chân vào chốn bùn nhơ vì những lý do khác.

Vũ Trọng Phụng, “ông vua phóng sự” đi vào “làng bịp”, len lỏi mọi ngóc ngách bẩn thỉu, vô lương tâm của những kẻ làm “nghề” cờ bạc. Ông vạch trần những thủ đoạn, những “đòn”, “ngón”, “mánh”…của một tổ chức “đen” dưới sự điều khiển của một “tổ sư”, một tên trùm sừng sỏ. Bọn bạc bịp giăng mắc cạm bẫy khắp nơi, “Săn đón khắp các cửa ô của Hà thành, bao bọc Hà thành vào trong một “lưới nhện” ghê gớm”, tàn phá đạo đức, đời


sống xã hội (Cạm bẫy người). Tiếp đó Vũ Trọng Phụng phát hiện và điều tra một cái nghề “độc đáo” chưa nơi nào có: nghề lấy Tây. Đây là một nghề kiếm ăn, kiếm tiền, thực chất là một cách mại dâm mạt hạng, kiêm đầy tớ có thời hạn cho bọn lê dương trong thời gian đăng lính ở Việt Nam. Đây là “những sự trạng người trước chưa ai gặp thấy, những sự trạng người sau không thấy nữa, những sự trạng chỉ riêng mình được mục kích” (Phùng Tất Đắc). Đúng là chỉ riêng Vũ Trọng Phụng được chứng kiến, nhận xét, bình luận về cái “kỹ nghệ lấy Tây” quái gở ấy.

Ở phóng sự Lục xì, Vũ Trọng Phụng tiếp cận, miêu tả nạn mại dâm từ một góc độ khác, điều tra khảo cứu như một công trình khoa học. Vì vậy điểm đến trước hết của nhà văn là tìm gặp Giám đốc nhà Lục xì (Bệnh viện chữa trị bệnh cho các cô gái mại dâm), bác sĩ Joyeux để lấy tài liệu, nghiên cứu tài liệu, đến nhà Lục xì quan sát kiểm chứng, từ đó nhận xét toàn cảnh nạn mại dâm ở Hà Nội.

Viết về cuộc sống bần cùng của những con sen thằng ở, Vũ Trọng Phụng đóng vai, nhập vào môi trường “cơm thầy cơm cô” để quan sát cái môi trường ấy cũng là cái xã hội hiện tại “Nó đã làm cho bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò với một bọn trẻ cái làm nghề mại dâm”. Và mở rộng ra nhiều kiểu người, nhiều lớp người khác mà ở họ ti tiện, bất nhân, xảo quyệt trở thành lối sống, nhân cách.

Ngô Tất Tố, bám sát nông thôn, khảo sát mô tả những hủ tục ở chốn đình trung và những tai vạ mà người dân lành phải gánh chịu (Tâp án cái đình), những lệ làng quái gở, man rợ, nạn “xôi thịt”, những cảnh đau lòng xung quanh miếng ăn (Việc làng). Bằng cái nhìn chân thực sâu sắc Ngô Tất Tố “mục kích cảnh điêu linh cùng khổ của dân lụt”. Để thay bữa cơm hàng ngày, họ om đất với cá, lấy hạt nhãn, vỏ mít, bã đậu, củ chuối, bèo tây…đánh lừa dạ dày (Làm no hay Cái ăn trong những ngày nước ngập).


Nhà văn bóc trần những thủ đoạn làm tiền của bọn lang băm dốt nát vô lương tâm (Dao cầu thuyền tán)…

Thạch Lam, Trọng Lang cũng viết về nạn mại dâm ở Hà Nội. Hà Nội ban đêm (1933) của Thạch Lam gồm một số chuyện kể: một cô gái xinh đẹp ở phố, nhưng nghèo, cô muốn phong lưu, cô dùng vốn “tự có” - Vợ thầy ký vì cờ bạc đi kiếm tiền trả nợ - Những cô gái bán dâm đã có “số đỏ” - Một cô gái bố chết nằm trong quan tài ở phòng trong, phải gượng cười, gượng hát với khách ở nhà ngoài…Năm 1938, Trọng Lang xuất bản Hà Nội lầm than “nói đến một hạng phụ nữ nô lệ tạm thời trong những đêm mua vui của người có tiền”. Nhà văn khảo sát mô tả các bước đường “tiến thân” của họ: gái nhảy, cô đầu, nhà thổ. Và cái đói rét, nhục nhã, đau đớn của họ cũng theo đó mà tăng lên. Cũng như Thạch Lam, phóng sự của Trọng Lang là những cảnh đời, số phận cùng những mánh khóe xoay tiền của những cô gái mại dâm. Cả Thạch Lam và Trọng Lang đều không nêu được nguyên nhân những tệ nạn xã hội. Và cũng chỉ nói những điều, những việc diễn ra mà chưa đi tới cùng, chưa khái quát lên những hậu quả tai hại như là “quốc nạn” lại càng chưa thể đề ra những biện pháp để loại trừ những ung nhọt nhức nhối đang hủy hoại nòi giống. Phóng sự của Thạch Lam, Trọng Lang khác với các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố là ở đó.

3.1.2. Cái tôi hiểu biết sâu rộng.

Đọc các phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Sự hiểu biết, vốn văn hóa, kiến thức văn chương của các nhà văn này sao lại phong phú đến vậy? Nhất là Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố. Ngô Tất Tố đã đành. Năm 22 tuổi ông ứng thí thi Hương và đỗ đầu khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, sau đó đi dạy học rồi viết văn, viết báo. Vũ Trọng Phụng chỉ mới có bằng tiểu học, vào đời kiếm sống bằng nghề báo, nghề văn và lúc này còn rất trẻ, mới ngơài hai mươi


tuổi. Tam Lang sinh trưởng trong một gia đình công chức từng học trường sư phạm, nhưng bỏ dở chuyển sang viết báo.

Vốn kiến thức không phải nhà văn nào cũng bộc lộ như nhau. Tam Lang hiểu rất kỹ sự cùng cực của người phu xe, giọt nước mắt của họ “khô khan như pha lẫn máu” và cả những mánh khóe, sự tha hóa của họ, sự tàn ác dã man của bọn chủ xe, cai xe. Ông đả kích triều đình Huế, quan phủ, quan huyện, quan hưu (Nguyễn Năng Quốc, Hoàng Trọng Phu) đến những ông Tây An Nam, những bọn người…ngợm (chủ báo, chủ đất, chủ mồ, chủ mỏ…) và phanh phui tệ nạn mại dâm…tức là đi vào nhiều góc khuất của đời sống xã hội. Đấy là lợi thế của người làm báo. Nghề làm báo, tác phong người làm báo nhanh nhạy xông xáo giúp cho Tam Lang thực hiện được mục đích của mình.

Cũng như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng khơi đến tận cùng sự lừa bịp của bọn cờ bạc bịp, sự khổ nhục của người dân quê ra Hà thành “để chết đói một lần thứ hai” trong cảnh sống “cơm thầy cơm cô”, miêu tả cái nghề quái đản - nghề lấy Tây, thực chất cũng là mại dâm và những tệ nạn, hậu quả của mại dâm, thành ung nhọt nhức nhối xã hội.

Ngô Tất Tố có một vùng trời riêng rộng lớn - nông thôn Việt Nam với những người nông dân bé cổ thấp miệng, thoi thóp dưới những ách nặng man rợ của những hủ tục.

Chúng ta thấy vốn sống thực tế tràn ngập các tác phẩm của cả ba nhà văn, đồng thời còn nhận ra vốn văn hóa sâu rộng ở từng cây bút phóng sự. Vốn văn hóa, sự hiểu biết này hình thành trong quá trình học hỏi, tích lũy liên tục kiên trì bền bỉ. Tam Lang, Ngô Tất Tố là thế. Vũ Trọng Phụng càng phải thế: “Dù bận rộn việc viết lách đến mấy đi nữa, tuần nào anh cũng đọc hàng chục tờ báo Pháp để học thêm”. “Phụng là người có thứ tự, phàm có tài liệu gì hay, lạ thì cất đi, cho nên vào lúc một tuần báo ở Huế đả kích anh viết


văn khiêu dâm, anh đã lên tiếng trả lời rất vững, kèm nhiều chứng cớ và tài liệu rất “búa” làm cho một linh mục phải nhận là anh có lý” [37; 110]. Cái tôi – tác giả không chỉ chăm chú vào những sự, những việc đang khai thác, mô tả, mà thường có những liên hệ so sánh, dẫn chứng kiến thức sách vở đông tây kim cổ trong nước ngoài nước. Điều này ít thấy ở các cây bút viết phóng sự cùng thời và cũng ít gặp trong phóng sự Việt Nam đương đại.

Tam Lang, Vũ Trọng Phụng tôn sùng nữ nhà văn Marise Choisy, trẻ, đẹp, sáu tháng mặc bộ quần áo gái điếm: “Bắt chước Marise Choisy đổi lấy bộ áo con đòi vào ở thổ, tôi cũng mượn bộ quần áo nâu của bạn áo ngắn, khoác vào mình rồi mạnh bạo đi làm xe” [26; 18] “Marise Choisy mới năm ngoái đây cũng đã phải khoác áo con đòi. Mà thiên phóng sự “Carnet d’une femme de chambre 1933” không phải là không có giá trị trước mắt nhà xã hội học” [4; 88]. Vốn kiến thức của Tam Lang được tích lũy qua sách báo và chủ yếu là qua những lần đi vào thực tế đời sống. Ông đề cập tới R. Rolland (1866-1944) nhà văn tiến bộ Pháp và phê phán việc triều đình Huế cấm lưu hành quyển Comment empêcher la guerre của nhà văn này. Ông đả kích tri phủ Nho Quan, Ninh Bình Nguyễn Lập Lễ “không bao giờ chịu mở cho to con mắt để đọc một trang sách nói về chủ nghĩa của Lý Ninh” (Lênin) [26; 118].

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng kể chuyện thằng nhỏ mà tác giả đã nuôi trong một phút thích khôi hài để khi bạn hữu đến chơi nhà “anh nào cũng gập đôi người lại mà cười như phim Charlot” [4; 134], chuyện đối đáp giữa hai bố con một nhà vô phúc kia mà “Victor Hugo cũng chưa hề tưởng tượng ra được một kẻ khốn nạn đến như thế” [4; 93]. Vũ Trọng Phụng dẫn ra cả những nhận xét đánh giá từ các thông tin báo chí Pháp: Bullet Médico Chir, L’Oeuvre…về sự bỉ ổi của bọn người thuộc ngạch “đội con gái” ở An Nam cũng như ở Pháp hoặc ý kiến của các nhà văn lớn của Pháp đánh giá con người: “Victor Hugo đã nói: Trong nhân loại, không có một ai lại trong


sạch đến bậc không đáng phải chịu một thứ hình phạt gì”. Anatole France cũng viết: “Sự ngây thơ thường chỉ là một cái may hơn là một cái đức hạnh” [28; 804]. Có khi nhà văn dẫn ngạn ngữ Pháp: “Tôi nhắc lại với bà Limougie câu này: La peur du gendarime est le commencement de la sagesse” (Đã biết sợ cảnh binh thì đã bắt đầu trở nên khôn và ngoan) [28; 803]. Và cái vốn văn hóa văn chương Việt Nam từ dân gian đến bác học, từ cổ điển đến hiện đại đã được Vũ Trọng Phung vận dụng rất linh hoạt, sinh động, phong phú. dưới những hình thức khác nhau làm cho phóng sự Vũ Trọng Phụng có nhiều sắc thái thẩm mỹ. Ông dùng mấy điệu hát chèo thịnh hành ở làng quê. Ông nhại một câu ca dao để nói về một me Tây có chồng về Pháp. “Mặt sông nước chảy lờ đờ - ông về bên ấy bao giờ ông sang” [4; 50] . Ông dựa vào thơ Hồ Xuân Hương để lý giải nguyên nhân các cô gái thành thị trở nên hư hỏng: “chữ liễu có nét ngang khi duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc” [28; 806]. Ông đổi lại một câu thơ của Nguyễn Huy Tự trong Cung oán ngâm khúc khi thấy các me Tây “có những nét mặt khó tả” thập thò trong cánh cửa hay sau bức mành mành:

Bóng gương lấp ló trong mành

Cỏ cây cũng…sợ nổi tình mây mưa [4; 43]


Đặc biệt ông lẩy Kiều, nhại Kiều rất nhiều, rất hóm, rất hoạt. Có khi dùng nguyên văn để nói về các cô gái trong nghề lấy Tây, làm đĩ: Nhị đào thà bẻ cho người tình chung. Này con thuộc lấy làm lòng - Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề. Nước vỏ lựu máu mào gà - Đổi hoa lót xuống chiếu nằm…Có khi nhại Kiều cho hợp với bọn cờ gian bạc lận: Tấm lòng đi bịp từ nay xin chừa. Có khi diễn nôm câu Kiều cho đúng cảnh, đúng tình: “cái tòa thiên nhiên dầy dầy sẵn đúc đã bị những mảnh lượt là phủ kín” [4; 80]. Vũ Trọng Phụng hài hước khi nhắc đến chuyện tình của con sen Đũi

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí