Nghệ Thuật Tổ Chức Tình Huống Dẫn Dắt Câu Chuyện


biết nhiều, uyên thâm mà lịch lãm. Nhân vật Tôi đến tận nơi quan sát tỏ tường vừa kể vừa nêu cảm tưởng. Nhân vật Tôi thường xuất hiện trong ba tư thế. 1- Tôi đi đến một địa phương, một làng nào đó, chứng kiến, nghe kể những việc, những người ở đó: Một người đưa đường tôi, dẫn tôi đến làng

V.L xem 5 thôn của làng đêm đó diễn trò đánh đuổi thành hoàng. “Tôi đã thân hành tới tận làng ấy bằng cái công trình cuốc bộ năm, sáu cây số sau khi xuống ga xe lửa” để coi một cuộc thi giết lợn. Tôi được mời đến dự một đám ma to – đám ma cụ Bá, người cùng tổng. “Người ta mời tôi ngồi lên chiếc phản giữa rạp sau khi người đón đồ lễ đã dùng mâm đồng mà đệ đồ lễ của tôi vào bàn thờ”. 2- Tôi đến thăm bạn học cũ ở các vùng quê, vừa chứng kiến vừa được nghe bạn kể: “Tôi đủng đỉnh đi vào giữa làng để tìm đến nhà người bạn”. “Rồi vừa đi, anh ta vừa kể cho tôi nghe đầu đuôi vụ án mạng ấy” (Cái án ông cụ). “Tôi lững thững đi vào cổng làng” “Bắt đầu câu chuyện, tôi phải hỏi ngay anh Trúc đám ấy là đám gì, đám gì mà đủ từ ông bạc đầu đến lũ trẻ con” (Một tiệc ăn vạ). “Tôi đành đội mưa dò trên con đường lầm lội, định cố đi tới nhà một người bạn rồi nghỉ luôn thể. Nhưng khi mới đến sân đình, trời càng mưa to, không thể liều đi được nữa, tôi phải lánh lên sân đình “và quan sát cảnh các cụ trong làng chia nhau Miếng thịt giỗ hậu. 3- Tôi trọ và dạy học ở các địa phương, quen biết những việc, những người các địa phương đó: “Tôi đã trọ học ở làng Th.S trong huyện Tiên Du. Vì nhà trọ kế tiếp với đình làng ấy, nên tôi biết ông Đám Phức, biết việc làng ăn vạ Đám Phức (Được một trai, mất ba lợn). “Tôi vừa về đến nhà trọ, đã thấy người nhà ông Lũy sang mời. Lần này là ba”. “Vì tôi trọ học ở gần nhà ông thành ra quen ông”, được ông mời dự bữa khao làng sau khi mua được chức lý Cựu (Góc chiếu giữa đình). Với tư cách là nhân chứng, cái tôi trần thuật đưa ra những việc thật, người thật, xác thực.

Nhân vật Tôi trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, nhiều biến hóa tài tình, linh hoạt, thông minh, láu lỉnh, thành thạo và thành công trong nhiều vai


diễn. Thâm nhập vào làng cờ bạc (Cạm bẫy người) nhân vật Tôi đầu tiên là một tay thợ tập sự trong làng nghề “Kỹ nghệ bạc bịp” tiếp đến một kẻ tôn thờ “Đạo đỏ đen”, làm đồ đệ trung thành đến mức là tri kỷ của làng bịp, quan hệ hầu hết với những nhân vật chủ chốt của làng nghề từ quân sư (Ấm B..) đến “kỹ sư” chuyên chế tạo khí giới” cho làng bịp (Ba Mỹ Ký). Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhân vật Tôi thủ vai thằng nhỏ, hóa trang đúng “mốt” để dễ hòa chung “cùng hội cùng thuyền” với đám con sen thằng ở, lại thêu dệt cái lý lịch “con dòng cháu giống” nhưng hiện tại đang thất cơ lỡ vận để gạ gẫm con sen Đũi cùng “tính cuộc vuông tròn”. Và nhân vật Tôi ấy trong tư cách là nhà báo, đi đến tận nơi, ngõ ngách, tìm hiểu điều tra, phỏng vấn, ghi chép, phác họa những chân dung nhân vật sắc nét, thảm thương có, lố bịch có, trâng tráo có, bẩn thỉu có…Nhân vật Tôi ở đây có bản lĩnh, dũng cảm và đầy lòng nhân ái, trách nhiệm. Đến “cái viện bảo tàng những điều ô uế” (Lục xì) để thấy thực trạng, tìm nguyên nhân và đề nghị giải pháp. Đến Thị Cầu (Bắc Ninh) để phóng sự về các me Tây lấy lính lê dương, dù phải qua những nhiêu khê, phiền phức (Kỹ nghệ lấy Tây). Đến một huyện đường, nằm bên khay đèn của ông lục sự già để có thể “nhìn khắp xung quanh” một huyện ăn Tết, biết được những ngón xoay tiền của bọn lính cơ, lính lệ, những thầy nho “tống tiền” vào dịp cuối năm (Một huyện ăn Tết)…Có thể nói, nhân vật Tôi của Vũ Trọng Phụng đã thâm nhập sâu vào thế giới nhân vật. Có khi chỉ huy dẫn dắt, có lúc lôi kéo các nhân vật hành động theo ý mình, hoặc “tri kỷ” để thấu hết được ruột gan của nhân vật mà tác giả cần điều tra, tường thuật…

Xuất phát từ mục đích phóng sự, từ đối tượng cần mô tả, ngòi bút của các tác giả khi sắc sảo hài hước châm biếm mỉa mai, chua chát, khi lại lý lẽ, lý giải tràn đầy cảm xúc, nhưng bao giờ các chân dung nhân vật cũng được hiện lên “như vẽ” trước mắt người đọc. Tam Lang có tài dựng những chân dung biếm họa bọn người…ngợm lố bịch. Một mụ me Tây, Tây chồng về nước, lấy ông chủ Mỏ già khọm, lão già chết, lại lấy chồng khác nhưng vẫn


lắm nhân tình mà vẫn luôn ao ước bốn chữ vàng “Tiết hạnh khả phong” (Bà chủ Mỏ). Một bà vợ ông thầu khoán, từ quê kệch “nhuốm” qua “màu thành thị” trở nên lố lăng, nhất là những khi tiếp những người thân ở quê ra thăm (Bà chủ Đất). Một ông chủ Mộ - cai mộ phu, bây giờ leo lên ghế Hội trưởng một Hội thiện, trông coi về việc yên nghỉ cho “mấy cái xác chết” tức là ông chủ Mồ đề xóa đi cái tiếng xấu, keo bẩn, tàn nhẫn, trước kia làm cai mộ phu (Ông chủ Mồ). Một anh cai xe dốt nát bỏ tiền ra mua được ghế nghị viên (Ông nghị Ba). Một ông quan Hàn vốn làm nghề đi…hót “thu thiên hạ chi nhân tâm”, sau gặp vận mua được bài ngà Hàn lâm. Nhưng người đời vẫn gọi là quan Hàn…Hót (Quan Hàn…Hót). Nhân vật Tư trong Tôi kéo xe được khắc họa kỹ, hiện lên với lý lịch rõ ràng, từ quá trình học tập, lao động, đến những biến cố trong đời, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự tha hóa về nhân cách, lối sống: Tạng con nhà học trò, gia cảnh khốn đốn, đi kéo xe nuôi mẹ. “Một hôm lính Đoan về khám rượu chẳng biết thế nào lại bắt được thúng cơm bã ở sau vườn nhà”, thế là bị bắt, nhà và xe cũng bị tịch ký cả. Ra tù, mẹ đã chết. “Tôi hỏi thăm đến chỗ chôn mẹ, rồi ngay hôm ấy, gạt nước mắt, xách khăn gói ra đi”. Năm ấy hai mươi tám tuổi đầu. Lần hồi lên Hà Nội, lại kiếp cu li với nhiều ngón nghề, cảnh ngộ thảm thương, bị lừa, thiếu thuế bị cai xe đánh đập tàn nhẫn. Sau đó biến chất thành quái vật: “Từ hôm ấy, tôi trông những người xung quanh tôi toàn như loài rắn loài rết…Thế rồi tôi phạm vào một tội ác, rồi tôi làm nghề ma-cô đi dụ gái, rồi tôi nghiện thuốc phiện, rồi tôi ăn nói đểu cáng, vạch quần đứng đái vào chân ngay giữa phố không thẹn…” [16; 78]. “Từ hôm ấy mắt tôi chỉ trông thấy một vật, là tiền! Ngoài đồng tiền, không còn có cái gì hơn. Nhân, đức, lễ, nghĩa…vứt đi, vứt đi hết [16; 79]. Nhân vật anh Tư hiện lên qua những cử chỉ hành động, tâm lý, lời nói rất sinh động.

Người đọc khó quên nhân vật Ấm B…trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng: “Dòng dõi gia thế”…rong chơi bài bạc từ lúc thiếu thời, đã phá tan cơ nghiệp, hư hỏng, tiệt đường công dân tiến thủ. Sau quá nửa đời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


người sống bằng nghề cờ bạc, “lắm phen phải đóng những vai mòng với quých cho một lũ bạc bịp tiền bối họ móc xé ruột gan”…bây giờ được tôn là…trùm đảng bạc bịp. Nhà văn mô tả: “Ông ta người trông đẫy đà, bệ vệ như một ông huyện hoặc một viên tri châu nào. Hai con mắt rất sắc sảo, có đủ vẻ đối địch với đời, tiểu nhân cũng được mà quân tử cũng được. Miệng nói có duyên một cách lạ, thường hay mỉm cười để “giá trị” cho câu chuyện, nhất là những lúc gọi đến thằng nhỏ thì tiếng đồng sang sảng, thật là có giọng quan” [28; 580]. Đó là những tính cách trong cái gian hùng của một tay anh chị. Là một tay xảo quyệt, quyết đoán, dằn mặt với Tham Ngọc, có thể “thịt nhau” đâm nhau “lòi ruột” đối thủ nhưng Ấm B…vẫn là một con người có trước có sau với đám thuộc hạ, cư xử có tình với Ba Mỹ Ký. Đôi lúc hắn tỏ ra ân hận, xót xa vì không nối được con đường công danh của ông cha hoặc uất ức trả thù, “trả thù cái bọn đã làm tôi hư hỏng”. “Đó có là công lý không? Tôi tưởng: làm việc thiện để đền ơn các việc thiện, lấy việc ác để trả nghĩa việc ác, thế mới là biết sống ở đời” [28; 580]. Một nhân vật đầy nội tâm và cử chỉ, ngôn ngữ lời nói, dáng vẻ cũng rất đặc biệt, riêng biệt.

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố - 19

Con sen Đũi trong Cơm thầy cơm cô là nhân vật được khắc họa bằng một “cuốn tiểu thuyết” vừa thương hại vừa hài hước, đúng hơn là bi hài. Từ một gái quê hiền lành nó “trở nên một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mại dâm”. Sau vụ “tai biến dâm sự” - bị hiếp, cái Đũi tự nguyện theo một “lộ trình” tha hóa. Nó ao ước đi làm cô đầu để mong có phen làm bà phán, bà ký. Nó rắp tâm quỷ quyệt: “Tôi muốn cho chúng nó phải mê tôi, yêu tôi, bắt nhân tình với tôi, chiều chuộng tôi kia. Rồi anh xem, con này mà lên làm nhà tơ thì rồi nhiều thằng khổ [4; 114]. Các nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều tha hóa theo một “lộ trình” chung. Lộ trình ấy nhân vật Ái trong Kỹ nghệ lấy Tây đã trải đời và đúc kết: “Khi một người đã sa ngã, hoặc tự mình, hoặc do người khác xô đẩy cũng vậy, đã ngã một lần là rồi cứ ngã mãi” [4; 65]. Bà Kiểm Lâm là một nhân vật tự mình lựa chọn, quyết định


đường đi cho cuộc đời mình: “Con gái một nhà quyền thế vì lắm của, lại đẹp…Ngay bây giờ, cái mặt phong trần của bà cũng vẫn còn phảng phất những nét đẹp hồi xuân xưa”. Lúc đương xuân, còn hưởng mọi sự giàu sang, cô gái trẻ đa tình đã yêu một người không thành. Thế rồi… “Lấy chồng xi vin hẳn hoi. Sau chồng về Tây, phải giang hồ lưu lạc, lâm vào cảnh đi lấy cô lô nhần. Bây giờ thì đến với các anh lính lê dương” [4; 32]. Đã có ba con với ba đời chồng trước vẫn quyết liệt khi cần bỏ chồng để tính “bước thêm một bước nữa”. Tính cách mạnh mẽ của nhân vật này, thể hiện ở những suy nghĩ, lời nói và cả hành động táo tợn của một “con quái vật”. Và bà Đội Tứ đanh đá, bà Ách Nhoáng bị mất ngôi hoàng hậu ở Việt Trì…đều là những nhân vật cùng đường, bế tắc, tàn tạ. Mỗi nhân vật là một cảnh, một vẻ, một số phận, làm “rối loạn” thêm cái thế giới nhân vật, nhưng vẫn chịu sự giật giây điều khiển của nhân vật Tôi - bản sao tác giả.

Ngô Tất Tố dựng nhân vật bằng đường nét mềm mại hơn đúng như cách “vẽ truyền thần”. Dù là đám đông hay cá thể riêng lẻ, nhân vật trong phóng sự của ông hiện lên đều nhếch nhác lam lũ, thảm thương hoặc tham lam bần tiện, vô liêm sỉ.

Những cụ Thượng, ông Lũy, ông Phúc, ông Phức, ông Sửu, bà Tư Tỵ, bác Cả Mão, bác Hai Đắc, anh Hai Thuyết…toàn những nhân vật mà tác giả mục sở thị, nét vẻ chi tiết, tạo ra được những hình dáng, hoàn cảnh, thân phận khác nhau nhưng vẫn khai quát được bộ mặt nông thôn Việt Nam thời ấy, thời những người nông dân cứ ngoi ngóp trong cái vũng bùn của những hủ tục. Và bọn có quyền ở nông thôn thì trắng trợn tìm cách bòn rút đến tận xương tủy người dân. Những chưởng lễ, chánh hội, lý trưởng, phó lý, phó hội, thư ký, trưởng bạ, hương trưởng, lý cựu, trương tuần…đều xoay tiền. Đến các bô lão, trai đinh bò bướu cũng phải có bữa ăn đấm miệng thì mọi việc mới ổn. Chính bọn chúng núp dưới danh nghĩa “làng” “việc làng” bày


đặt ra và duy trì những hủ tục để có cớ ăn uống, hút sách bê tha, bệ rạc. Và cũng từ cái nền xám xịt ấy, chân dung nhân vật khổ chủ, nổi lên rất sinh động: tất tưởi mà mãn nguyện với tâm lý được ngang hàng với mọi người khi có “việc làng”. Nhân vật Cả Mão ở đây vui vẻ mà chịu đựng, nhẫn nhục. Nhẫn nhục chịu đựng vì đã được danh giá, được là người làng, không còn phải mang tiếng dân ngụ cư.

Trong tâm thức và lối sống người Việt, làng có vị trí đặc biệt quan trọng. Người có làng tức là có một quê hương, bản quán, một chỗ dựa tinh thần, vật chất và được vui buồn cùng làng. Nhà nước phong kiến Trung ương đã biến làng thành đơn vị hành chính tự quản và tự giải quyết các công việc trong phạm vi mỗi làng. Những kẻ có phẩm hàm chức tước được Nhà nước trao giữ quyền cai trị làng (như lý trưởng, phó lý…) đều có quyền lợi nhất định. Cùng với bọn này là các bô lão trong làng (nhờ tuổi thọ) cũng được giữ những vai trò quan trọng trong việc quyết định công việc của làng. Hai thế lực xã hội này nắm quyền sinh, quyền sát số phận dân làng. Họ đề ra những luật lệ có lợi cho họ, bắt dân làng phải theo, bác Cả Mão lại càng phải theo. Dân ngụ cư phải ba đời mới được vào ngôi để thành dân chính cư. Thằng con bác mới ba tháng tuổi đã vào ngôi. Vào ngôi phải mất tiền, rải tiền từ trên xuống, từ cụ chưởng lễ, lý trưởng đến trương tuần, phải chồng tiền cúng các bô lão, phải mời làng ăn uống. “Ở chốn thôn quê, ăn uống là sự đầu tiên”. Cỗ bàn linh đình. Mua nhiều thịt đã “quá giết lợn”, cụ chưởng lễ thích ăn thịt cầy, phải giết thêm con cầy. “Chẳng lẽ mời dân làng ăn uống trong nhà, ngoài đình lại không có gì. Bởi thế chúng tôi phải sửa cỗ xôi, con gà để ra lễ thờ…Còn tiền rượu, còn tiền thuốc phiện, còn tiền cung đốn họ đánh tổ tôm” [25; 223]. Ông em trai bác Cả Mão còn bảo “Thôi thế cũng còn là may”.

Chân dung bác Cả Mão, dưới ngòi bút Ngô Tất Tố, khi hiện khi ẩn, nhưng rất ấn tượng. “Tôi mới nhô vào đến sân, bác Cả lật đật chạy ra đón


lên nhà trên với một điệu bộ vui vẻ” [25; 218]. Tay gãi tai, tay bưng nước bác mời khách. Bên bàn tổ tôm đã có tiếng gọi.

“- Anh Cả đâu! Cho mượn hai đồng đánh thêm hội nữa. Đen quá, cả hội chẳng ù ván nào!”. Bằng một tiếng vâng đầy giọng thành tâm, bác Cả Mão nhanh nhẩu chạy xuống chạy lên: “Cung kính trao hai đồng bạc cho một ông trong bàn tổ tôm”, rồi tung tăng ra sân.

Lại một ông trong đám thuốc phiện gọi “- Anh Cả đâu! Lên đây tôi bảo.

Một tiếng dạ lớn, bác Cả Mão từ sân vào thềm, rồi khoanh tay đứng tựa vào cột:

- Bẩm cụ dạy gì con ạ?

Lại một tiếng dạ rất lễ phép, bác Cả Mão rón rén lui ra” [25; 220]

Cứ lễ phép như thế, vâng dạ như thế, ba hôm sau “bác Cả Mão sang nhà tôi trọ, dạm bán cho ông chủ nhà một mẫu hai ruộng, lấy trăm đồng bạc để trang công nợ. Vui vẻ bác khoe với tôi:

- Tất cả tôi lo hết gần hai trăm. Của nhà có hơn một trăm, còn thì đều phải đi vay. Nhưng tôi cũng lấy làm hả. Từ nay trở đi, cháu đã có ngôi ở đình, chúng tôi sẽ được ăn miếng thịt phần việc làng của nó…!” [27; 224]. Đúng là cái tâm lý “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp” của những người nông dân thật thà, chất phác đến tội nghiệp.

Dù được dựng bằng bút pháp biếm họa hoặc hiện thực sinh động hoặc theo lối “vẽ truyền thần”…thế giới nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang thật đa dạng. Mỗi nhân vật là một kiểu, một số phận riêng biệt nhưng cũng rất tiêu biểu cho những lớp người của cái xã hội thực dân phong kiến đang trong quá trình tha hóa.

3.2.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống dẫn dắt câu chuyện

Phóng sự của ba nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang thường được tổ chức tình huống theo cách kết cấu hiện đại: đối tượng (ai, cái


gì), ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao…Thế nên, những sự kiện, những nhân vật, chi tiết đều được chọn lọc tinh tế và được kết nối với nhau một cách tự nhiên, xung quanh một chủ để chính. Các vấn đề có giá trị thời sự, xã hội cấp thiết nằm trong một hệ thống được định hướng tư tưởng và ý đồ nghệ thuật. Trong nhiều trường hợp, nghệ thuật tổ chức tình huống, dẫn dắt câu chuyện, tạo nên một cốt truyện làm cho phóng sự có dáng dấp của truyện, truyện ngắn hay phóng sự tiểu thuyết như Vũ Trọng Phụng đã gọi Cạm bẫy người như thế khi in báo Nhật Tân năm 1933. Điều này không riêng ở ba nhà văn trên mà là chung của nhiều cây bút viết phóng sự lúc đó. Hà Nội ban đêm (1933) của Thạch Lam có nhiều chương, mỗi chương như một chuyện kể: một cô gái xinh đẹp nhưng nghèo, tìm cách kiếm tiền. Vợ một thầy ký vì thua bạc, cần tiền. Các cô me mới, cần tiền. Cảnh khổ nhục của chị em “số đỏ”. Sự biến chất của hát ả đào…Tất cả làm nên cảnh Hà Nội ban đêm, nạn mại dâm ở Hà Nội. Hà Nội lầm than (1938) của Trọng Lang cũng tập trung vào chủ đề mại dâm, hạng phụ nữ nô lệ tạm thời trong những đêm mua vui của bọn có tiền. Các phần: Gái nhảy, Cô đầu, Nhà thổ đều móc nối, liên hệ với nhau tạo thành bức tranh liên hoàn. Phóng sự Từ ái tình…đến hôn nhân (1937) của Nguyễn Đình Lạp gồm nhiều phần: Những vụ án tình, Người năm bảy vợ, Kẻ không vợ nào, Ế chồng, Chửa hoang, Những đứa con hoang, Dì ghẻ con chồng, Ngoại tình. Đó là những vấn đề quan trọng và nhức nhối xoay quanh câu chuyện ái tình và hôn nhân. Tập phóng sự 11 chương Ngọn đèn dầu lạc (1939) của Nguyễn Tuân là những cảnh, những kiểu tiêm, hút thuốc phiện ở các tiệm Hà Nội,có lúc ở tận Hồng Kông xa xôi nhưng vẫn là những ngóc ngách của sinh hoạt chốn bàn đèn thuốc phiện.

Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì của Vũ Trọng Phụng; Tập án cái đình, Việc làng của Ngô Tất Tố; Tôi kéo xe, Đêm sông Hương của Tam Lang…đều tập trung làm nổi bật vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa thời sự, bức xúc mà xã hội quan tâm. Ở đây cái Tôi tác giả - nhân

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí