Giới Thiệu Lễ Hội Kiếp Bạc (Hải Dương)


lễ hội truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006-2010); Định hướng theo đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hịên nghiêm túc các chỉ thị, nghị định của Chính phủ (nghị định 75 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính đối với hoạt động văn hoá, ban hành 1/9/2010), cụ thể hoá chủ chương của Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nội dung các nghi lễ, diễn xướng phong phú, đa dạng được các tiểu ban tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đã đưa các giá trị văn hoá mới vào lễ hội, đặc biệt là hội tụ các tinh hoá văn hoá thời Trần về Kiếp Bạc, Côn Sơn. Các nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian được tổ chức trang nghiêm, linh thiêng phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương, tạo không khí vui tươi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân thập phương, bước đầu tiếp cận, khai thác nguồn lực tài nguyên thiên thiên và nhân văn làm cho đời sống văn hoá, kinh tế, giao thông, du lịch phát triển tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ quản lý lễ hội ở các cấp.

- Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (2006 - 2010) thực hiện tốt công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong lễ hội. Nhà nước cùng nhân dân chung góp kinh phí, tham gia tổ chức, thực hiện các nghi lễ, diễn xướng trong lễ hội.

. - Công tác tuyên truyền, quảng cáo lễ hội được triển khai rộng rãi trong và ngoài tỉnh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, gây sự chú ý, quan tâm của nhân dân cả nước.

- Công tác chuyển giao công nghệ thực hành lễ hội cho quần chúng nhân dân được tổ chức thành công. Các nghi lễ, diễn xướng, kỹ nghệ tổ chức trong các kỳ lễ hội được nhân dân thực hiện, dưới sự điều hành của Ban tổ chức hết sức nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, khoa học, thẩm mỹ.

- Trình độ quản lý, tổ chức, ý thức trách nhiệm của cán bộ các ban, ngành tham gia tổ chức lễ hội và nhận thức của nhân dân về lịch sử di tích, danh nhân, giá trị văn hoá, giáo dục của các hoạt động trong lễ hội được nâng cao rõ rệt.

- Nhân tố quan trọng làm nên thành công chính là sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân đã giúp cho công tác xã hội hoá các hoạt động trong hộị đạt kết quả tốt. Năm 2006 có trên 700 nghìn người về tham dự lễ hội; năm 2007 có 1 triệu người về tham dự; năm 2008 có 1,1 triệu người về dự lễ hội, năm 2009 có 1,3 triệu người tham dự; năm 2010 thu hút 1,4 triệu người tham dự, huy động đựơc nguồn lực, tiềm năng thực hành lễ hội trong nhân dân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, bước đầu phục hồi, phát huy những nghi trình, nghi lễ, diễn xướng dân gian đã bị thất truyền và những phong tục tập quán tốt đẹp trong kho tàng văn hoá phi vật thể ở khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc. Loại bỏ được những yếu tố mê tín, dị đoan, những hành vi ứng xử thiếu văn hoá vẫn rơi rớt, tồn tại bấy lâu nay ở lễ hội.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc sau 5 năm thực hiện đề án nâng cấp thực sự đã khẳng định được tầm vóc, quy mô, sức ảnh hưởng, sự lan toả rộng khắp trong cả nước, thu hút sự quan tâm ủng hộ; khen ngợi của đồng bào trong và ngoài nước.

2. Hạn chế

- Nội dung một số nghi lễ chưa ổn định, còn nhièu ý kiến chưa thống nhất

- Cơ sở vật chất phục vụ lễ hội chưa đảm bảo, đồng bộ.

- Hệ thống dịch vụ hàng quán chưa được quy hoạch ảnh hửơng lớn đến cảnh quan khu di tích. Hệ thống ẩn phẩm giới thiệu di tích, hàng lưu niệm về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

- Công tác an ninh trật tự: Còn tồn tại hiện tượng ăn xin bám theo du khách ở khu vực đường vào đền Kiếp Bạc và khu di tích Nam Tào, Bắc Đẩu.


- Công tác vệ sinh môi trường trong những giờ cao điểm của các ngày trọng hội chưa đảm bảo, do mật độ người đông, lượng rác thải nhiều, nhất là khu vực bến bãi đỗ xe và khu vực dịch vụ hàng quán.

V. đề xuất giải pháp thực hiện

- Chỉnh lý và chuẩn hoá kịch bản lễ hội làm cơ sở đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch công nhận lễ hội cấp Quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội cấp Nhà nước 5 năm một lần, do UBND tỉnh

chù trì.


- Duy trì tổ chức lễ hội hàng năm do Sở Văn hoá, thể thao và du lịch chủ trì.

-Tiếp tục phát động phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá trong lễ hội tới

các thành phần xã hội trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường công tác truyên truyền quảng cáo hình ảnh di tích và lễ hội trên các phuơng tiện thông tin đại chúng.

- Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đầu tư kinh phí tu bổ di tích, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, nghiên cứu giá trị văn hoá phi vật thể của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Trên đây là nội dung báo cáo tóm tắt tổng kết công tác tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 - 2010, Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc trân trọng báo cáo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hải Dương xin ý kiến chỉ đạo cho công tác tổ chức lễ hội những năm tiếp theo được tốt hơn./.

Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh uỷ;

- Chủ tịch UBNDtỉnh; Phó chủ tịch văn xã;

- Viện VHNT - Bộ VH,TT,DL;

- Văn phòng Tỉnh uỷ;

- Văn phòng HĐND tỉnh & Đoàn ĐBQH;

- Văn phòng UBND tỉnh;

- Các Sở, ngành: Công an Tỉnh, VH,TTDL, TC, LĐTBXH, UBMTTQ, CTTNHHMTV Điện Lực

HD, Nông Nghiệp và PTNT, Nội vụ, Ytế, GTVT, Ban Tôn giáo Tỉnh, Đài PTTH, Báo HD, Bộ chỉ huy QS tỉnh, Lữ đoàn 490; Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ; Sở KH&CN; Sở TT&TH; Viễn thông HD;

- UBND thị xã Chí Linh;

- Các thành viên Ban tổ chức lễ hội;

- Lưu VT, KN ( )

Trưởng ban


Phó chủ tịch UBND Tỉnh Đặng Thị Bích Liên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.


PHỤ LỤC 4

Mục 2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

(Trích: Luật Du lịch Việt Nam 2017) Điều 18. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch

1. Tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.

3. Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

Điều 19. Phát triển du lịch cộng đồng

1. Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng.


PHỤ LỤC 5


BẢN ĐỒ DU LỊCH HẢI DƯƠNG VÀ HÀ NAM

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương và Hà Nam)


PHỤ LỤC 6 GIỚI THIỆU CHUNG LỄ HỘI KIẾP BẠC HẢI DƯƠNG VÀ LỄ HỘI TỊCH 1


PHỤ LỤC 6 GIỚI THIỆU CHUNG LỄ HỘI KIẾP BẠC HẢI DƯƠNG VÀ LỄ HỘI TỊCH 2


PHỤ LỤC 6. GIỚI THIỆU CHUNG

LỄ HỘI KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG) VÀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN (HÀ NAM)

1. Giới thiệu Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương)

1.1. Tổng quan về Kiếp Bạc

Nói tới địa danh Kiếp Bạc, cần phải nói tới những câu thơ sau: “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh”

(Ngọn núi nào ở Vạn Kiếp cũng âm vang tiếng hò reo giết giặc. Không có giọt nước nào ở sông Lục Đầu không rên rỉ tiếng kêu than (của quân giặc bị chết trận))

Vạn Kiếp, Lục Đầu – 2 địa danh nổi tiếng của vùng đất lịch sử Chí Linh – Hải Dương. Nhắc đến hai địa danh này không ai có thể quên được 3 lần chiến thắng lịch sử chống đế quốc Nguyên – Mông vĩ đại của dân tộc và vị anh hùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Vạn Kiếp có hình sông, thế núi hiểm yếu về quân sự, đắc địa về phong thuỷ, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng. Núi ở Vạn Kiếp là dãy núi cuối cùng về phía tây bắc của hệ thống núi Yên Tử từ Quảng Ninh đổ về. Núi Yên Tử chạy gần tới Vạn Kiếp thì toả thành hai dãy song song là Côn Sơn ở về phía Bắc và Phượng Hoàng ở về phía Nam. Khi càng gần tới Vạn Kiếp thì dãy Côn Sơn càng thấp dần, tạo thành nhiều quả đồi nhỏ nằm rải rác ở thung lũng phía đông bắc Vạn Kiếp. Trái lại, dãy núi Phượng Hoàng chạy gần tới phía nam Kiếp Bạc thì càng cao lên, các ngọn núi lại hợp mạch liên hoàn với hệ thống núi Phả Lại, Phượng Hoàng, Côn Sơn tạo thành bức tường thành tự nhiên đồ sộ che chắn khu vực Vạn Kiếp. Núi ở Vạn Kiếp tuy không cao lắm (độ cao trung bình 50 m – 200 m) nhưng ở thế liền dải, tạo thành nhiều hình vòng cung chạy nhô ra tận bờ sông Lục Đầu. Trên các đỉnh núi, có thể quan sát một vùng sông nước làng mạc bao la, tạo thế chủ động cho quân sĩ khi tiến cũng như lui.

Khu di tích Kiếp Bạc bao gồm hệ thống các di tích, trong đó đền Kiếp Bạc nằm ở trung tâm và các di tích vệ tinh như: đền Nam Tào, Bắc Đẩu; các di tích khảo


cổ học: Lò Gốm, Hang Tiền, Hố Thóc, di tích lịch sử như Sinh Từ, Hành Cung, Sông Vang, Xưởng Thuyền…

1.2. Di sản vật thể gắn với lễ hội Kiếp Bạc

Xung quanh đền Kiếp Bạc là hệ thống di tích đền, chùa Nam Tào - Bắc Đẩu, Sinh Từ, Hang Tiền, Hố Thóc, Xưởng Thuyền, Hành Cung, Viên Lăng, Ao Cháo... Thời Trần đây là những công trình kiến trúc bề thế, nguy nga nhưng hiện nay nhiều di tích chỉ còn là phế tích. Qua các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy đây là di sản quí giá về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học của khu di tích Kiếp Bạc

a) Đền Kiếp Bạc: Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia, thời Trần thuộc hương Vạn Kiếp, lộ Lạng Giang. Thời Lê, Nguyễn thuộc trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Trấn giữ cửa ngõ phía đông thủ đô Thăng Long, có vị trí địa lý, phong thuỷ hiểm yếu, nơi hội tụ các giá trị văn hoá, tôn giáo, quân sự, kinh tế, chính trị ở các triều đại, Kiếp Bạc là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của tỉnh Hải Dương. Đền Kiếp Bạc toạ lạc trên khu đất bằng, trung tâm khu di tích Kiếp Bạc. Đền nhìn theo hướng Tây nam, ở thế "Ỷ sơn quan thuỷ". Phía trước là dòng Lục Đầu Giang - nơi tụ thuỷ, tụ linh khí, tụ phúc, tụ đức của 6 con sông hội về. Với chiều dài trên 10 km, sông Lục Đầu nhận nước của 4 nhánh sông từ phía Bắc đổ xuống (Thiên Đức - sông Đuống, Nhật Đức - sông Thương, Nguyệt Đức - sông Cầu, Minh Đức - sông Lục Nam) và hợp với hai nhánh sông dưới hạ lưu là sông Thái Bình, sông Kinh Thầy đổ ra biển Đông.

Đền tựa lưng (chẩm) vào núi trán Rồng. Hai bên tả, hữu là 2 dãy núi rộng mở thế tay ngai, long mạch toả ra hình rồng uốn khúc từ đỉnh dãy núi Rồng kéo thành "tay Long" núi Nam Tào (Dược Sơn) chầu bên tả và "tay Hổ" núi Bắc Đẩu bao bên hữu. Trên hai ngọn núi có đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu chầu vào đền Kiếp Bạc như thể Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Vạn Kiếp có thế núi, hình sông đan xen, dày đặc, với nhiều đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi liên hệ với các miền trong nước và tiện cho việc tiến, lui,


tấn công, phòng thủ và phản công chiến lược. Với cảnh quan xinh đẹp và vị trí hiểm yếu, Vạn Kiếp đã sớm thu hút sự chú ý của vị hoàng thân trẻ tuổi, có tài thao lược - Trần Quốc Tuấn. Ông đã đặt đại bản doanh ở Vạn Kiếp, án ngữ mặt Đông bắc của kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỷ

XIII. Địa danh Vạn Kiếp là bài ca chiến thắng: “Gươm khua Hàm Tử kinh hồn giặc; Chiêng lường Vạn Kiếp tiếng quân reo”.

Quá trình phát triển khu di tích Kiếp Bạc gắn với lịch sử về cuộc đời sự nghiệp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Qua hệ thống văn bia và hệ thống thư tịch cũ còn để lại cho thấy đền Kiếp Bạc đã được khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ 14 (sau khi Hưng Đạo Vương từ trần năm 1300). Sang thời Lê, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm 1427 ngay sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Vua Lê Thái Tổ đã cắt ngân quỹ, cử Dương Thái Nhất về tu sửa thái miếu đền Kiếp Bạc, ra sắc chỉ nghiêm cấm chặt phá và xâm hại đất đai khu vực di tích.

Qua nhiều thế kỷ, do nắng mưa và chiến tranh, các công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy thời Trần, Lê không còn, quy mô xây dựng của các lần trùng tu không còn đẩy đủ: Trung từ và tả hữu vu đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn lại hậu cung, tiền bái và nghi môn. Các công trình kiến trúc hiện nay chủ yếu do một số quan lại xứ Bắc, xứ Đông, khởi xướng cùng nhân dân trùng tu tôn tạo.

Hệ thống các công trình kiến trúc tuân thủ theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành... Từ núi Trán Rồng, các công trình kiến trúc phát triển ra sông Lục Đầu gồm các hạng mục: Sinh Bia nay là Hố chân bia (do Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông soạn văn bia), gò đất chữ Vương, đền Chính, nhà Bạc, tả, hữu Thành Các, tả, hữu Giải vũ, giếng Mắt Rồng, Nghi môn. Đền chính kết cấu kiến trúc kiểu tiền nhất hậu đinh, liên hoàn, thống nhất gồm: Tiền tế, Trung từ, Hậu cung.

Là công trình kiến trúc thời Nguyễn, mang đậm phong cách trang trí, chạm khắc đương thời, không cầu kỳ và quá công phu với các đồ án chủ đạo “tứ linh quần hung”, “văn triện hoá long”, “Cúc, trúc hoá long”, “tiêu cảnh tứ quý” nhưng đã tạo được điểm nhấn, đạt hiệu quả trong việc chuyển tải ý tưởng tâm linh và nghệ thuật của nghệ nhân về những ước vọng cầu mùa của cư dân nông nghiệp.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí