CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. PHONG CÁCH
1.1.1. Phong cách sống – làm việc
Sách Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa phong cách là “vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hay hạng người nào đó: phong cách sống
– phong cách lãnh đạo” [67: 1261].
Phong cách làm việc (PCLV) còn được định nghĩa cụ thể hơn trong Từ điển bách khoa Việt Nam như sau: “PCLV là hệ thống các phương pháp đặc trưng nhất và ổn định nhất được áp dụng thường xuyên để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ…PCLV không chỉ là những thủ thuật, những biểu hiện bên ngoài của con người mà còn là lập trường, quan điểm giai cấp, phản ánh thế giới quan, lý trí và tình cảm sâu sắc của con người” [43: 474].
Sách còn chia phong cách làm việc thành 3 loại đó là: 1) PCLV chung được xây dựng trên những nguyên tắc chung, những quan điểm chính trị, lợi ích chung. 2) PCLV cụ thể được hình thành phù hợp với những điều kiện công tác cụ thể và với đặc điểm của từng lĩnh vực. 3) PCLV cá biệt có liên quan tới đặc tính của từng người, thể hiện mặt mạnh hoặc yếu của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc.
1.1.2. Phong cách nghệ thuật
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 1
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 2
- Những Nghiên Cứu Theo Hướng Phân Tích Đặc Điểm Âm Nhạc
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 5
- Ảnh Hưởng Của Hoà Âm Và Các Điệu Thức Phương Tây
- Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 7
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
1.1.2.1. Trong văn học
Sách Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa phong cách văn học là “toàn bộ các thủ pháp sử dụng phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhà văn, tác phẩm, thể loại: Phong cách Nguyễn Tuân” [67: 1261].
Phong cách sáng tác văn học được giải thích trong Từ điển bách khoa Việt Nam là tập hợp “những đặc điểm riêng, độc đáo, thể hiện cách thức của từng nhà văn trong việc phản ánh, miêu tả, xây dựng hình tượng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn học…khi đã trở thành phong cách thì mỗi nhà văn phải có những đặc điểm ổn định mang sắc thái độc đáo trong một giai đoạn nhất định, khác hẳn với các nhà văn khác…Chữ phong cách còn dùng để chỉ đặc tính sáng tác của cả một trào lưu như: Phong cách cổ điển, Phong cách lãng mạn; hay của từng thể loại như: Phong cách tân văn, báo chí, Phong cách khoa học, Phong cách tường thuật, kể chuyện vv…” [43: 474].
1.1.2.2. Trong mỹ thuật
Sách Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích: “Phong cách mỹ thuật là tổng thể các biện pháp riêng của một tác giả, một thể loại, một thời đại dùng để biểu đạt tư tưởng của mình trên cơ sở nắm được vốn ngôn ngữ nghệ thuật. Việc lựa chọn ngôn ngữ, việc sử dụng các kỹ xảo vượt ra ngoài các phép tắc cố định, đã làm nên phong cách nghệ thuật của một tác giả, một trường phái…Cùng chung một trường phái nghệ thuật, mỗi tác giả lại có phong cách riêng do bản chất, nguồn gốc dân tộc, trình độ ngôn ngữ tạo hình và khả năng phát hiện thẩm mỹ chính trong lòng hiện thực” [43: 474].
1.1.2.3. Trong âm nhạc
Chưa có từ điển nào của Việt Nam định nghĩa về phong cách sáng tác âm nhạc. Nhưng trong từ điển The new grove Dictionary of Music and Musicians, phong cách âm nhạc được định nghĩa như sau:
“Phong cách. Một thuật ngữ biểu thị cách diễn ngôn, phương thức biểu đạt; đặc biệt hơn là cách mà một tác phẩm nghệ thuật được thực hiện. Trong các cuộc thảo luận về âm nhạc, được định hướng theo các mối quan hệ nhiều hơn là ý nghĩa, thuật ngữ này trở nên đặc biệt phức tạp; nó có thể được sử dụng để biểu thị đặc trưng âm nhạc của một nhà soạn nhạc riêng
lẻ, của một thời kỳ, của một khu vực địa lý hoặc trung tâm, hoặc của một xã hội hoặc chức năng xã hội.
… Phong cách được thể hiện ở các tập quán đặc trưng của hình thức, kết cấu, hòa âm, giai điệu, nhịp điệu và các nét đặc biệt khác; nó được trình bày bởi các tính cách sáng tạo, được điều chỉnh bởi các yếu tố lịch sử, xã hội và địa lý, biểu hiện các nguồn tài nguyên và quy ước” (1) [103: 638].
Từ các định nghĩa nêu trên về phong cách sống, làm việc, đặc biệt là các định nghĩa về phong cách văn học, mỹ thuật và âm nhạc, chúng tôi mạnh dạn đưa ra định nghĩa riêng của mình về phong cách sáng tác âm nhạc của một nhạc sĩ như sau:
Phong cách sáng tác của một nhạc sĩ chính là những nét riêng của tác giả được thể hiện thông qua các đặc điểm trong việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện của âm nhạc, dùng để miêu tả, xây dựng hình tượng nội dung của tác phẩm. Phong cách có nổi bật hay không phụ thuộc vào những sáng tạo vượt ra ngoài khuôn phép cố định và không giống với những gì đã có trước đó. Phong cách mang tính cá nhân của mỗi nhạc sĩ thể hiện tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan của họ.
Muốn xác định phong cách của một nhạc sĩ cần phải phân tích, tổng hợp trên nhiều tác phẩm và các thủ pháp sáng tác mà họ sử dụng một cách hợp lý, có hệ thống, tránh mổ xẻ đối tượng thành những phần nhỏ thiếu đi
1 “Style. A term denoting manner of discourse, mode of expression; more particularly the manner in which a work of art is executed. In the discussion of music, which is orientated towards relationships rather than meanings, the term raises special difficulties; it may be used to denote music characteristic of an individual composer, of a period, of a geographical area or centre, or of a society or social function.
… Style manifests itself in characteristic usages of form, texture, harmony, melody, rhythm and ethos; and it is presented by creative personalities, conditioned by historical, social and geographical factors, performing resources and conventions.”
sự liên kết. Sau đó cần phát hiện những đặc điểm riêng độc đáo của mỗi tác giả. Những đặc điểm này nói lên phong cách sáng tác của họ.
Đứng từ góc nhìn của người sáng tạo, chúng tôi lựa chọn hướng phân tích các tác phẩm theo trình tự sau: Các âm thanh được chọn lựa như thế nào? (chương II); nó vận động, kết hợp với nhau ra sao? (chương II + III); Tổ chức thời gian của nó như thế nào? (chương IV). Từ đó có thể rút ra thói quen hay sở thích của tác giả khi xây dựng một hình tượng nội dung cụ thể.
Các yếu tố hoàn cảnh ra đời hoặc nội dung văn học của tác phẩm cũng ít được đề cập để đảm bảo tính khách quan cho những phân tích âm nhạc. Tính chất âm nhạc cũng như hình tượng được phản ảnh thông qua các ngôn ngữ biểu hiện đặc trưng, sẽ được tổng kết sau khi phân tích.
Khung lý thuyết nêu trên chỉ áp dụng để giải quyết đề tài nghiên cứu của luận án này, để phân tích những tác phẩm viết theo lối truyền thống của âm nhạc cổ điển châu Âu.
1.2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VỀ ÂM NHẠC
1.2.1. Âm nhạc
Trong từ điển bách khoa âm nhạc The new grove Dictionary of Music and Musicians, có rất nhiều định nghĩa về âm nhạc được nêu ra. Một tài liệu của Đức Riemann Musik Lexikon (Mainz, 1967), Hans Heinrich Eggebrecht đã định nghĩa, mô tả âm nhạc là những âm thanh đại diện cho thế giới tự nhiên và tinh thần của con người:
“Âm nhạc là – trong lĩnh vực mà khái niệm có liên quan, văn hoá phương Tây – sự hình thành có tính nghệ thuật của các âm thanh đại diện cho thế giới và tinh thần dưới dạng tiếng nói của thiên nhiên và cảm xúc trong địa hạt của thính giác, được hình thành một cách cụ thể, và đạt được
ý nghĩa như một nghệ thuật, trở thành có ý nghĩa và tạo ra ý nghĩa thông qua nhận thức và lý thuyết” (2) [102: 432].
Trong tài liệu Sohlmans musiklexikon (Stockholm, 1948-52), Ingmar Bengtsson cho rằng rất khó để xác định một chuẩn mực cho âm nhạc, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời đại và các khu vực khác nhau trên thế giới:
“Làm thế nào khái niệm âm nhạc được phân định và xác định tại các thời điểm khác nhau và ở các khu vực khác nhau trên thế giới phụ thuộc chủ yếu vào tiêu chí nào được áp dụng, đó là theo các tiêu chuẩn phải đáp ứng trước khi một thứ được coi là âm nhạc trái ngược với ‘phi âm nhạc’, hoặc ‘không còn là âm nhạc’, hoặc âm nhạc ‘tốt’ hay ‘chính xác [có thể chấp nhận]’ trái ngược với âm nhạc ‘xấu’. Các tiêu chí và chuẩn mực này rất đa dạng, đồng thời chúng hiếm khi được xây dựng một cách nhất quán hoặc thậm chí rõ ràng” (3) [102: 432].
Trong bộ sách bách khoa về âm nhạc của Nga Muzikal’naya entsiklopediya (Moscow, 1973-82), Yuri Keldish đề cập đến yếu tố tâm lý của người nghe do tác động vật lý của âm nhạc:
2 “Music is - in the area in which the concept is relevant, Western culture - the artistic formation of those sounds that represent the world and the spirit in the form of a voice of nature and emotion in the realm of hearing, concretely conceived, and which achieves significance as an art, becoming both meaningful and meaning - creating material through reflected and ordered cognition and theory.”
3 “How the concept of music is delineated and defined at different times and in different parts of the world depends mostly upon which criteria one applies, that is upon the norms the conditions for which must be met before something is considered music in contrast to ‘non – music’, or ‘no - longer music’, or ‘good’ or ‘correct [acceptablel’ music in contrast to ‘bad’. These criteria and norms have varied enormously, while at the same time they have seldom been consistently or even distinctly formulated.”
“Một hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực và có ảnh hưởng đến người nghe thông qua phản ứng trí tuệ và sự kết hợp âm thanh .... Bằng cách thể hiện hình ảnh và cảm xúc tinh thần ở dạng âm thanh, âm nhạc có thể được xác định là một dạng trạng thái tâm lý của con người. Ảnh hưởng này có thể là do sự hài hòa về thể chất và sinh học của sự nhạy cảm âm nhạc của con người (cũng như nhiều sinh vật khác) và tâm lý con người, đặc biệt là cảm xúc và âm thanh như một tác nhân kích thích và tín hiệu cho hoạt động. Trong một số trường hợp, có một sự tương đồng giữa âm nhạc và lời nói của con người, đặc biệt là ngữ điệu lời nói, trong đó cảm giác cá nhân và thái độ cảm xúc đối với thế giới bên ngoài được thể hiện bằng sự thay đổi cao độ và bởi những âm thanh biểu cảm đặc trưng khác. Sự tương tự này làm cho nó có thể xác định bản chất của âm nhạc theo ngữ điệu” (4) [102: 432].
Trong tài liệu Die Musik in Geschichte und Gegenwart (Kassel, 1961), Heinrich Huschen chỉ đề cập tới đặc tính âm thanh học của âm nhạc:
“Âm nhạc, trong số các ngành nghệ thuật, là một loại hình mà chất liệu của nó bao gồm các cao độ. Trong số các nguyên liệu thô có sẵn trong tự nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ thực sự được sử dụng trong âm nhạc. Số lượng âm hữu hạn được chọn để sử dụng trong âm nhạc từ vô hạn có sẵn trong tự
4 “A form of art that reflects reality and has an effect on the listener through the intellectual response and sound combinations....By expressing mental images and emotions in aural form, music can be identified as a form of human the psychological state of mind. This influence is possible because of the physical and biological harmony of the musical sensitivity of human beings (as many other living beings) and human psychology, especially emotions, and of sound as a stimulus and signal for activity. In some ways, there is an analogy between music and human speech, especially speech intonation, where the intrapersonal feelin and emotional attitudes towards the outer world are expressed by alterations of pitch and by other characteristic expressive vocal sounds. This analogy makes it possible to identify the nature of music according to intonation.”
nhiên được tổ chức thành các hệ thống âm cụ thể được xác định thông qua các quy trình hợp lý” (5) [102: 432].
Trong tài liệu The Beautiful in Music (1854), nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc người Đức Eduard Hanslick đã viết: “Bản chất của âm nhạc là âm thanh và sự chuyển động” (6) [115]. Ông cho rằng những vấn đề cơ bản của mỹ học âm nhạc thực chất là nghiên cứu những hình thức chuyển động của âm thanh. Cảm xúc không có mặt trong âm nhạc mà nó tuỳ thuộc vào sự cảm của người nghe.
John Cage – nhà soạn nhạc, lý thuyết âm nhạc, nghệ sĩ thị giác người Mỹ, người tiên phong trong âm nhạc ngẫu nhiên. Ông triệt để ly khai dấu ấn cảm xúc của con người trong tác phẩm âm nhạc. Ông từng phát biểu “Khi tôi nghe thứ mà chúng ta gọi là âm nhạc. Tôi cảm giác như có ai đó đang nói chuyện. Và nói chuyện về những cảm xúc của anh ta, những ý tưởng của anh ta về các mối quan hệ. Nhưng khi tôi nghe những âm thanh của đường phố, tôi không có cảm giác ai đó nói chuyện. Tôi có cảm giác các âm thanh đang hoạt động. Và tôi thích những vận động của âm thanh. Tôi không cần âm thanh nói gì với tôi” (7) [114].
Như vậy, âm nhạc là một nghệ thuật tinh tế và sâu sắc, ẩn chứa bên trong nhiều giá trị cũng như những tác động khác nhau. Nhưng xét từ góc độ biểu hiện khái quát nhất của nó, chúng ta có thể thấy rằng nếu bỏ qua quan điểm về sự có mặt cảm xúc chủ quan hay khách quan của người sáng tạo
5 “Music, among the artistic disciplines, is the one whose material consists of tones. Of the raw material available in nature, only a small proportion is actually used in music. The finite number of tones selected for musical use from the infinity available in natureis organized into specific tone systems through defined rational processes.”
6 “The essence of music is sound and motion”
7 “When I hear what we call music, it seems to me that someone is talking. And talking about his feelings, or about his ideas of relationships. But when I hear traffic, the sound of traffic—here on Sixth Avenue, for instance—I don't have the feeling that anyone is talking. I have the feeling that sound is acting. And I love the activity of sound ... I don't need sound to talk to me.”
hoặc người nghe, âm nhạc còn lại chính là âm thanh và những chuyển động. Tất nhiên, sự có mặt của cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc cho dù chủ quan hay khách quan cũng rất quan trọng, và thậm chí nó còn là tiền đề cho sự xuất hiện cũng như kết hợp của các âm thanh. Người ta phần lớn đều muốn nghe âm nhạc vì những cảm xúc mà nó mang đến chứ không chỉ là thưởng thức âm thanh đơn thuần.
Để phân tích những biểu hiện cụ thể của âm nhạc, chúng tôi dựa trên những khái niệm, định nghĩa đã có, rút ra một kết luận chung nhất dùng làm kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình:
Âm nhạc là quá trình vận động, kết hợp của các âm thanh được chọn lựa theo cảm xúc, bị chi phối bởi những chuẩn mực khác nhau về thẩm mỹ. Các âm thanh này được diễn ra theo một trật tự cấu trúc nhất định, trong một không gian và thời gian cụ thể.
1.2.2. Khí nhạc, thanh nhạc
Âm nhạc thường được chia trong phạm vi rộng thành hai thể loại lớn: khí nhạc và thanh nhạc [52: 16]. Khí nhạc là những tác phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu hoặc hoà tấu. Thanh nhạc là những tác phẩm viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc đàn hoặc không. Thanh nhạc thường gắn với ca từ, thông qua nội dung lời ca người nghe có thể dễ dàng hiểu được tác phẩm. Còn với khí nhạc thì khác, nội dung tác phẩm được biểu hiện thông qua các phương pháp diễn tả của âm thanh – ngôn ngữ của nghệ thuật âm nhạc. Việc lĩnh hội những tác phẩm này đòi hỏi người nghe phải có vốn hiểu biết nhất định về âm nhạc.
Trong phạm vi nhỏ, thanh nhạc bao gồm nhiều thể loại như: ca khúc, liên ca khúc, hợp ca, hợp xướng, thanh xướng kịch, nhạc kịch. Khí nhạc bao gồm: các loại tiểu phẩm cho nhạc cụ độc tấu, hoà tấu, bản sonate, concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc, hoà tấu thính phòng, giao hưởng, nhạc cho vũ kịch, nhạc kịch…