Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 2

Ví dụ 3.16: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 321 - 329) 75

Ví dụ 3.17: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. I (nhịp 69 - 73) 77

Ví dụ 3.18: Ca Lê Thuần - Piano concerto, ch. I (nhịp 128 - 140) 78

Ví dụ 3.19: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. III (nhịp 237 - 244) 79

Ví dụ 3.20: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 198 - 202) 79

Ví dụ 3.21: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. IV (nhịp 132 - 138) 81

Ví dụ 3.22: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. II (nhịp 116 - 122) 82

Ví dụ 3.23: Nguyễn Văn Nam, Symphony số 3, ch. I (nhịp 27 - 31) 83

Ví dụ 3.24: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 197 - 199) 84

Ví dụ 3.25: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 210 - 212) 84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ví dụ 3.26: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 222 - 225) 85

Ví dụ 3.27: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 237 - 239) 85

Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ - Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần - 2

Ví dụ 3.28: Quang Hải - Ký ức Hồ Chí Minh, Ch. II (nhịp 1 - 14) 86

Ví dụ 3.29: Quang hải - Ký ức Hồ Chí Minh, ch. V (nhịp 6 - 18) 87

Ví dụ 3.30: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, Ch I (nhịp 116 - 126) 87

Ví dụ 3.31: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. IV (nhịp 109 - 112).88 Ví dụ 3.32: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 6, ch. I (nhịp 26 - 35) 89

Ví dụ 3.33: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 9, ch. III (nhịp 46 - 55) 90

Ví dụ 3.34: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, Ch. II (nhịp 5 - 10) 90

Ví dụ 3.35: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. II (nhịp 53 - 58) 91

Ví dụ 3.36: Ca Lê Thuần - Piano Concertino (nhịp 194 - 201) 91

Ví dụ 3.37: Ca Lê Thuần - Ngọc trai đỏ (nhịp 664 - 677) 92

Ví dụ 3.38: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 8 - 12) 93

Ví dụ 3.39: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 1 - 7) 94

Ví dụ 3.40: Ca Lê Thuần - Giai điệu quê hương (nhịp 80 - 84) 94

ví dụ 3.41: Quang Hải – TK giao hưởng số 1, Chương IV (nhịp 1-7, trích bộ Dây) 98

ví dụ 3.42: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 8, Chương II (Nhịp 47-51)

....................................................................................................................99

ví dụ 3.43: Nguyễn Văn Nam - Giao hưởng số 3, Chương I (Nhịp 84-87, trích bộ Dây) 99

ví dụ 3.44: Quang Hải – “Chuỗi ngọc Biển Đông”, Chương I (Nhịp 36-39)

..................................................................................................................101

ví dụ 3.45: Quang Hải – Piano Concerto, Chương I (Nhịp 25-31) 102

ví dụ 3.46: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 5, Chương II (Nhịp 5-8) 103 ví dụ 3.47: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 5, ch. III (nhịp 3 - 7) 104

ví dụ 3.48: Ca Lê Thuần - Người giữ cồn (nhịp 4 - 7) 105

ví dụ 3.49: Nguyễn Văn Nam – Giao hưởng số 7, Chương III (Nhịp 94-96)

..................................................................................................................106

Ví dụ 4.1: Ca Lê Thuần - Giai điệu quê hương (nhịp 115 - 119) 110

Ví dụ 4.2: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 42 - 45) 111

Ví dụ 4.3: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 121 - 123) 111

Ví dụ 4.4: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I (nhịp 1- 11) 112

Ví dụ 4.5: Ludwig Van Beethoven - Symphony số 1, ch. I (nhịp 1 - 19).113 Ví dụ 4.6: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. III (nhịp 7 - 14) 113

Ví dụ 4.7: Đinh Lăng - viết lại chủ đề 114

Ví dụ 4.8: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. I (nhịp 1 - 8) 115

Ví dụ 4.9: Béla Bartóck – Mikrokosmos, quyển 6, bài 151 (nhịp 1 – 4)..115 Ví dụ 4.10: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. III (nhịp 6 - 10) 116

Ví dụ 4.11: Ca Lê Thuần - Người giữ cồn (nhịp 9-12, Trích bộ Dây) 116

Ví dụ 4.12: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. III (nhịp 83 - 91) ...117 Ví dụ 4.13: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam (nhịp 25 - 30) 117

Ví dụ 4.14: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 5, ch. II (nhịp 19 - 24) 117

Ví dụ 4.15: Ca Lê Thuần – Thơ giao hưởng (nhịp 47 - 50) 118

Ví dụ 4.16: Quang Hải - Tổ khúc “Mưa rừng”, số 5 (nhịp 42 - 47) 119

Ví dụ 4.17: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. II (nhịp 177 - 181, trích bộ gỗ) 120

Ví dụ 4.18: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 3, ch. III (nhịp 175 - 178, trích bộ gỗ, đồng, gõ) 121

Ví dụ 4.19: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” (nhịp 1 - 6) 123

Ví dụ 4.20: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” (nhịp 80 - 85) 123

Ví dụ 4.21: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 2 - 7) 125

Ví dụ 4.22: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 73 - 80) 125

Ví dụ 4.23: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 36 - 39) 125

Ví dụ 4.24: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I (nhịp 108 - 112)..125


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Quang Hải – Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” ()

..................................................................................................................122

Sơ đồ 4.2: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 7, ch. I () 124

Sơ đồ 4.3: Nguyễn Văn Nam - Symphony số 1, ch. I 126

Sơ đồ 4.4: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam 128

Sơ đồ 4.5: Ca Lê Thuần - Piano Concerto, ch. I () 129


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê nhịp độ của các giai điệu chủ đề 55

Bảng 2.2: Tổng kết một số ảnh hưởng từ điệu thức khi xây dựng giai điệu chủ đề 56

Bảng 3.1: Tổng kết các thủ pháp kết hợp nhiều bè 95

Bảng 4.1: Quang Hải - Concerto đàn Tranh số 1 “Quê tôi giải phóng” ...124 Bảng 4.2: Nguyễn Văn nam - Symphony số 1, ch. I 127

Bảng 4.3: Ca Lê Thuần - Dáng đứng Việt Nam 129

Bảng 4.4: Tổng kết tổ chức thời gian trong các tác phẩm 130

KÝ HIỆU ÂM NHẠC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1. C, c: Âm đô

2. D, d: Âm rê

3. E, e: Âm mi

4. F, f: Âm fa

5. G, g: Âm son

6. A, a: Âm la

7. H, h: Âm si

8. B, b: Âm si giáng

9. #, is: Dấu thăng (ví dụ C# hoặc do# hoặc cis là đô thăng)

10. b, es: Dấu giáng (ví dụ Cb hoặc dob hoặc ces là đô giáng)

11. Chữ in hoa, maj: Hợp âm trưởng (ví dụ C hoặc Cmaj là hợp âm đô trưởng)

12. m, min: Hợp âm thứ (ví dụ Cm hoặc Cmin là hợp âm đô thứ)

13. aug: Hợp âm tăng (ví dụ Caug là hợp âm đô tăng)

14. dim: Hợp âm giảm (ví dụ Cdim là hợp âm đô giảm)

15. sus: Hợp âm không có âm 3, mà thay bằng âm 2 hay âm 4 (ví dụ Csus4 bao gồm các nốt: c – f – g – c)

16. (/): Dấu gạch sau hợp âm để ký hiệu âm bass (ví dụ Cm/G là hợp âm đô thứ có âm bass là nốt son)

17. (+): Tăng một âm (ví dụ C+5 là hợp âm đô tăng âm năm)

18. (-): Giảm một âm (ví dụ C-5 là hợp âm đô giảm âm năm)

19. dur: Giọng trưởng (ví dụ C-dur là giọng đô trưởng)

20. moll: Giọng thứ (ví dụ C-moll là giọng đô thứ)

21. T, S, D: chức năng Chủ, Hạ át, Át

22. K6/4: Hợp âm kết 6/4


Tên các nhạc cụ sử dụng trong luận án đều dùng tiếng Ý

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nền khí nhạc mới (Thính phòng - Giao hưởng) của Việt Nam được xác định hình thành vào những năm 60 của thế kỷ XX, đến nay đã gần 60 năm [51: 11]. Chúng ta đã có nhiều nhạc sĩ được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm được công chúng đánh giá cao. Việc phân tích, đánh giá tác phẩm của họ rất cần thiết cho sự kế thừa và phát huy những giá trị của nền khí nhạc Việt Nam, là tiền đề và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển dòng nhạc này theo đà hội nhập với thế giới.

Festival âm nhạc mới Á - Âu được tổ chức ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2014 và lần thứ hai năm 2016 cho thấy nền khí nhạc Việt Nam có phần khởi sắc. PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch liên hoan đã nhận xét các tác phẩm mới của Việt Nam tham gia liên hoan đều có chất lượng tốt, cho thấy sự “ngang hàng” với các nước Á – Âu. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý “cảnh báo về sự thiếu hụt lực lượng kế cận, thiếu nghệ sĩ, dàn nhạc trình độ cao, thiếu tác phẩm mới để tiếp tục tham gia vào các liên hoan Á - Âu theo hướng “dài hơi” [33: 16].

Theo nhận định của phần lớn các nhà hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp trong nước, “sự mất cân bằng giữa thanh nhạc và khí nhạc cũng như chưa có quy chuẩn trong mô hình đào tạo đang là những vấn đề cản trở ngành sáng tác ở Việt Nam” [116]. Đào tạo nhạc sĩ sáng tác khí nhạc nên đi theo hướng tìm kiếm tài năng chứ không phải lấy theo số đông, cần nâng cao hiểu biết về âm nhạc cổ truyền dân tộc để thể hiện bản sắc Việt Nam trong các tác phẩm. PGS.TS. Nguyễn Thụy Loan nhận định: “Dấu ấn âm nhạc phương Tây vẫn còn lộ rõ qua các phương tiện, kĩ thuật, thủ pháp sáng tác và hình thức... tiếp thu của phương Tây – đặc biệt là trong lĩnh vực khí nhạc. Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm nhạc mới chủ yếu chỉ được tạo bởi việc sử dụng chất liệu âm nhạc và một số nhạc khí cổ truyền. Đã đến lúc cần tạo

sự đột phá để âm nhạc Việt Nam có thể đi vững chắc trên 2 chân – tinh hoa dân tộc và tinh hoa thế giới” [116].

“Tinh hoa dân tộc và tinh hoa thế giới” mà PGS.TS. Nguyễn Thuỵ Loan nhắc tới ở đây phải chăng là những tinh hoa từ tri thức, học vấn cùng với cội nguồn dân tộc được đúc kết trong bản thân người nhạc sĩ, được thể hiện trong những tác phẩm mà họ để lại. Đó cũng chính là điều chúng tôi muốn nhấn mạnh và là mục đích nghiên cứu chính của luận án. Mỗi nhạc sĩ thường có cách thể hiện khác nhau, chúng tôi muốn tìm ra những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân nhạc sĩ, những kết tinh tạo nên phong cách âm nhạc của họ.

Thuộc lớp nhạc sĩ thế hệ đầu, đại diện cho khu vực phía Nam chính là các nhạc sĩ Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần. Họ không chỉ nổi danh là những nhà hoạt động nghệ thuật âm nhạc, các nhà giáo đáng kính mà sáng tác của họ còn là những tác phẩm gặt hái nhiều thành công, để lại dấu ấn tốt đẹp không chỉ đối với khán thính giả trong nước mà cả nước ngoài.

Mặc dù ba nhạc sĩ có độ tuổi gần bằng nhau, cùng sinh ra ở khu vực miền tây Nam Bộ, sống trong cùng một thời điểm và có chung hoàn cảnh lịch sử, đều được cử đi du học về âm nhạc chuyên nghiệp ở Nga (Liên Xô cũ), rồi sau đó về Việt Nam và cùng sống, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, mỗi nhạc sĩ đều có một số phận khác nhau, cá tính và phong cách sáng tác cũng khác nhau thể hiện qua những đặc điểm riêng trong âm nhạc. Cả ba nhạc sĩ đều có những tác động và ảnh hưởng không ít tới những thế hệ nhạc sĩ sau họ.

Tìm hiểu phong cách sáng tác của mỗi nhạc sĩ là để thấy rõ hơn chân dung của từng tác giả, những giá trị nghệ thuật họ đã đạt được, từ đó phát huy truyền thống và khuyến khích những sáng tạo mới, độc đáo cho thế hệ trẻ, làm cho nền âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam trở nên ngày càng phong phú.

Chính những lý do đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài luận án là: “Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ: Quang Hải, Nguyễn Văn Nam và Ca Lê Thuần”.


2. Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước có liên quan đến sự hình thành và phát triển khí nhạc Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về đặc điểm âm nhạc hoặc thủ pháp sáng tác khí nhạc của các nhạc sĩ.

2.1. Những nghiên cứu theo hướng lịch sử âm nhạc

Trước tiên phải kể đến là Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu [47]. Đây là công trình đồ sộ gồm 3 phần, 28 chương, 1000 trang của nhóm biên soạn gồm PGS.TS. Tú Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên, do Viện âm nhạc xuất bản năm 2000. Cuốn sách là một công trình lý luận mang tính lịch sử, tổng kết toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc mới Việt Nam. Trong đó, âm nhạc thính phòng và giao hưởng được xác định hình thành vào khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ XX, trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Chương XIX của công trình đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của âm nhạc thính phòng và giao hưởng Việt Nam, giới thiệu một số tác phẩm và đặc trưng âm nhạc của các tác phẩm khí nhạc Việt Nam giai đoạn 1945-1975; chương XXV khái quát sự phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng trong giai đoạn 1975 đến nay, giới thiệu tác phẩm và đôi điều về ngôn ngữ âm nhạc: Hình thức và thể loại, chủ đề nội dung, chất liệu chủ đề âm nhạc, hoà âm và phức điệu, thủ pháp phối khí. Vì công trình mang tính chất lịch sử, nên về mặt nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ âm nhạc chỉ dừng ở mức giới thiệu sơ lược trên diện rộng.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí